Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 32)

Là nhà văn xuất thân Nho học, nên cách lựa chọn ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố ảnh hưởng từ văn chương truyền thống. Theo mạch ngôn ngữ trần thuật, các sự kiện được hiện lên theo trình tự thời gian. Đọc Tắt đèn, Lều

chõng, Trong rừng nho, người đọc như được chứng kiến những sự việc tuần

tự diễn ra trước mắt. Sự việc diễn ra trước được kể trước, sự việc diễn ra sau được kể sau, không chồng chéo, đan xen, không phá vỡ lôgic tuyến tính của dòng sự kiện trong tác phẩm. Đây là lối tổ chức dòng sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật thường thấy trong các tác phẩm văn chương trung đại.

Tắt đèn dài hơn một trăm trang sách nhưng các sự kiện chính đã dồn

lại trong khoảng thời gian bảy ngày, trong bảy ngày đó xảy ra không biết bao nhiêu cơ sự đối với gia đình chị Dậu. Nhưng nhờ các sự kiện đã được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính trong mạch trần thuật nên người đọc dễ dàng theo dõi cốt truyện, và hình dung một cách rõ nét các tình tiết trong tác phẩm.

Ngày thứ nhất:

Sáng: bắt đầu là không khí làng quê từ lúc gà gáy khi mọi người chuẩn

bị cho công việc đồng áng, cổng làng không mở, lũ tuần phu lỗ nhố ngồi trên. Ở nhà chị Dậu, anh Dậu đi vay tiền đóng sưu trở về tay không, bọn cai lệ đến trói, đánh và bắt anh đi.

Trƣa: Chị Dậu đến nhà Nghị Quế để dạm bán cái Tý vào lúc giữa trưa

"đồng hồ sổ ra mười một tiếng".

Chiều: Khi "mặt trời đã nghiêng sang phía sau đình" chị Dậu phải ra đình đóng triện rồi trở về nhà chuẩn bị mang con đi bán khi "mặt trời đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

xế". Lúc "nắng quái in ánh vàng trên dãy ngọn tre" chị Dậu đến nhà Nghị Quế. Bán con xong, chị trở về, "mặt trời đã lặn xuống tận mặt đất".

Tối: Chị về đến làng Đông Xá "trời nhá nhem tối". Chị ra đình nộp thuế khi "vầng trăng đã vượt khỏi ngọn tre", về đến nhà thì "vầng trăng thăm

thẳm từ trên đầu chiếu xuống".

Đêm: thằng Dần quấy khóc đòi đi với chị Tý cũng là lúc "vầng trăng lui xuống phía sau luỹ tre".

Ngày thứ hai: Bắt đầu bằng tiếng trống tan canh, anh Dậu vừa tỉnh sau

một đêm bị hành hạ, chưa kịp ăn uống gì thì bọn tay chân lý trưởng "sầm sập

tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng" đến bắt anh. Chị Dậu đã

chống trả quyết liệt để bảo vệ chồng, hậu quả là hai người bị điệu ra đình hầu kiện suốt một ngày trời.

Ngày thứ ba:

Sáng: Chị Dậu bị bắt lên phủ hầu quan, khi "mặt trời đã lên được một

con sào". Ngay sau đó, trời nổi cơn mưa giông.

Trƣa: chị Dậu đến nhà quan thì đã tan buổi hầu sáng.

Chiều: khi "mặt trời đã xế" quan phủ mới xử đến chị Dậu bằng cách "giam cổ con này xuống trại".

Tối: Tri phủ Tư Ân tiễn vợ "đi tiếp quan trên" rồi cho gọi Chị Dậu "lên hầu quan". Chị Dậu suýt bị quan phủ ức hiếp, đã "du được bên địch ngã kềnh

xuống đất", ném nắm giấy bạc vào mặt quan phủ, trước vẻ "giương tròn đôi

mắt" của tên quan đê tiện.

Ngày thứ tư: Chị Dậu gặp mụ Cửu, nhờ tài mai mối của mụ chị Dậu

đồng ý đi ở vú, hai người thuê xe trở về làng, gửi con hàng xóm, chị bắt đầu đi ở vú.

Sau ba ngày phụ bếp nhà quan cụ, chị Dậu được chính thức ra tỉnh ở vú cho quan cụ. Đó là dòng sự kiện diễn ra trong bảy ngày liên tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian là thủ pháp đặc trưng của văn học truyền thống như: Trùng quang tâm sử, Hoàng

Lê nhất thống chí...Các tác phẩm của Ngô Tất Tố đã vận dụng thủ pháp này,

nhờ đó người đọc dễ hình dung những biến cố trong tác phẩm. Tuy nhiên, nếu không phải là một cây bút già dặn thì tác phẩm dễ trở nên đơn điệu. Là một nhà nho từng theo đuổi nghiệp bút nghiên, Ngô Tất Tố không tránh khỏi sự thẩm thấu của văn chương nho gia đến thành nếp. Vì thế, trong hầu hết các tác phẩm, nhà văn đều sử dụng lối kể theo trình tự thời gian, ngôn ngữ trần thuật xuôi theo dòng sự kiện. Nhà báo Phú Hương đã từng có một nhận xét xác đáng: "Ông Tố là một nhà Nho học mới đi qua địa hạt tiểu thuyết lần đầu. Vì thế ông chưa thoát khỏi di tích Hán học. Chuyện ông kể theo lối Á Đông hơn là theo lối Tây Âu" [63; 207]. Điều đáng nói ở đây là, trong dấu vết này của ngôn ngữ nho gia, người ta lại thấy được sự già dặn của ngòi bút Ngô Tất Tố. Trong hơn một trăm trang của tác phẩm Tắt đèn, sự việc diễn biến dồn dập, căng thẳng, nhưng không chi tiết nào thừa. Tất cả được kết nối chặt chẽ để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Ngoài tác phẩm Tắt đèn, trong Lều chõng cũng có nhiều đoạn nhà văn tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian. Ta hãy theo dõi đoạn miêu tả kỳ thi đệ nhất của hai nhân vật Vân Hạc, Khắc Mẫn:

"Khoảng đầu canh ba, tiếng ồn ào bắt đầu nổi ở nẻo xa. Rồi nó dần

dần gần lại. Rồi nó dần dần rõ thêm. Rồi nó dần dần đưa đến những đám đèn đuốc lập lòe như đám ma chơi (...)

Sang đầu canh tư, các cây đình liệu đều cháy hết già một nửa (...)

Mặt trời mọc. Các cây đình liệu cũng vừa cháy hết. Vũ trụ đã khôi phục cảnh tượng xinh đẹp và mông mênh của ban ngày. Mấy nghìn học trò của vi giáp đã được vào trường gần hết (...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

Mặt trời lên khỏi đầu bức phên nứa ở phía đông trường, chàng vừa viết xong hai câu phá thừa bài Truyện (...)

Gần trưa, chàng đã viết xong một bài Luận ngữ, một bài kinh Thi và

gần hết một bài kinh Dịch (...)

Mặt trời tà tà, Khắc Mẫn viết xong bài Mạnh Tử (...)

Mặt trời lui xuống đầu bức phên nứa phía tây. Khắc Mẫn mới giáp đến

đoạn trung cổ của bài kinh (...)

Trời lại tối đen như mực mấy cây đình liệu lại bị đốt cháy đùng đùng.

Cảnh tượng đêm qua lại diễn lại một lần nữa" [1;102,103].

Trong mạch trần thuật trên, Ngô Tất Tố đã tổ chức các sự kiện theo từng thời điểm trong một ngày tuần tự từ sáng, trưa, chiều, tối, giúp cho người đọc hình dung một cách dễ dàng, cụ thể diễn biến trong trường thi.

Nhân vật Vân Hạc sau khi đỗ thủ khoa đã được tham gia nghi lễ trong Thí viện của Triều đình:

"Cuộc hành lễ bắt đầu.

Đấy mới là lễ bái vọng quan Chánh Chủ khảo xúng xính vào trước. Qua năm lần hương bái, ngài đi lùi ra phía bên hữu.

Đến quan phó Chủ khảo. Cũng đủ hương bái năm lần, rồi ngài cũng lui xuống và đứng sang phía bên tả.

Rồi đến các ông Ngự sử, Đề điệu, Phân khảo, Giám khảo, Phúc khảo, Sơ khảo, ai lớn vào trước ai nhỏ vào sau, mỗi ông cũng phải hương năm lần và bái năm lần.. Hết bộ quan trường, đến lượt quan Tổng đốc sở tại và văn thân các tỉnh.

Cũng như hai ông Chánh phó chủ khảo, các ông sau này lễ xong cũng phải đứng ra hai bên. Ông nào ông ấy hai tay chắp ngực, nét mặt nghiêm trang...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Bấy giờ mới đến các ông Cử mới.

Đây là lễ tạ ơn nhà vua lấy đỗ. Cố nhiên mỗi người cũng phải năm lễ. Hết hai trăm rưởi cái lên gối, xuống ngồi, các ông tân khoa cũng đứng giàn ra hai dãy.

Bây giờ đến lễ tạ ân mũ áo. Hai nhăm các ông tân khoa lại sì sụp một trăm hai nhăm cái.

Lần này đến lễ tạ ơn cho yến. Mỗi vị tân khoa lại phải phủ phục thêm

năm lượt nữa." [1; 319].

Các sự kiện trong cuộc hành lễ được trần thuật lại tuần tự. Mấy chục con người đứng trong Thí viện. Người nào làm tròn "bổn phận" của mình thì đứng sang hai bên. Sự khéo léo của tác giả là không dùng những từ ngữ chỉ thời gian khi miêu tả nhưng người đọc vẫn hình dung được trình tự cuộc hành lễ. Đoạn văn trên càng chứng tỏ "quán tính" nho gia vẫn chi phối ngòi bút Ngô Tất Tố trong việc tổ chức các sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật.

Nếu ta so sánh cách thức tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố với Nam Cao thì thấy rõ điểm khác biệt. Nam Cao thường tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo mạch tư tưởng, hoặc tâm lý. Chẳng hạn như tác phẩm Chí Phèo, mở đầu là cảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi, sau đó mới kể Chí Phèo được sinh ra như thế nào, tuổi thơ của Chí ra sao, Chí Phèo bị lưu manh hoá, tác oai tác quái làng Vũ Đại. Chí gặp Thị Nở và sống với thị những ngày thực sự hạnh phúc, Chí thức tỉnh, khát khao trở lại làm người lương thiện, nhưng xã hội đã không cho. Trong bế tắc, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Nam Cao tổ chức sự kiện trong mạch trần thuật không theo trình tự thời gian tuyến tính, mà thường tái hiện số phận nhân vật từ hiện tại đến quá khứ, rồi trở về hiện tại để làm rõ, khắc sâu số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 phận nhân vật. Cùng với Chí Phèo, nhiều tác phẩm khác của Nam Cao như:

Trăng sáng, Sống mòn, Đời thừa,...đều có cách tổ chức sự kiện trong ngôn

ngữ trần thuật như vậy.

Vậy, điều gì đã chi phối cách tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật Ngô Tất Tố? Theo chúng tôi, "quán tính" nho gia và quan niệm sáng tác đã chi phối ngôn ngữ trần thuật của Ngô Tất Tố. Có lần, ông đã từng tâm sự với bạn đồng nghiệp là nhà văn Vũ Bằng: "Có nhiều bài viết của bác viết khó hiểu quá, vì bác viết y như là độc giả đã hiểu hết các tình tiết câu chuyện rồi. Như thế là lầm. Có thể Tây nó viết như thế nhưng Việt Nam mình viết theo cách đó thì không ai hiểu, vì bác không ở tỉnh và ở quê nên không biết: trình độ độc giả của mình còn kém, viết như bác chỉ để một vài anh trí thức đọc thôi, còn đa số sẽ không hiểu mô tê gì cả" [63; 291].

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát cả ba tiểu thuyết: Tắt đèn, Lều

chõng, Trong rừng nho thì kết quả thu được: Các sự kiện trong cả ba tác

phẩm đều được nhà văn tường thuật theo trình tự thời gian diễn tiến của cuộc đời nhân vật. Các sự kiện diễn ra xung quanh ba nhân vật: Chị Dậu

(Tắt đèn), Vân Hạc (Lều chõng), Hồ Xuân Hương (Trong rừng nho) đều

được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Trong trào lưu chung của thời đại mình, Ngô Tất Tố là một trong số ít những nhà văn xuất thân nơi "cửa Khổng sân Trình" đã nhanh chóng thích ứng với thời cuộc. Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi, ông đã đạt được những thành tựu nhất định trên phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Song, dấu vết ngôn ngữ văn chương nho gia vẫn còn trong ngôn ngữ trần thuật của nhà văn. Điều đáng lưu ý là Ngô Tất Tố đã vận dụng phương thức trần thuật theo thời gian một cách hiệu quả, tạo nên sự mạch lạc, lớp lang trong dòng sự kiện của các tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 2.2. Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thƣớc đo thời gian

Một nét riêng rất dễ nhận thấy ở Ngô Tất Tố là ông thường sử dụng từ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian một cách ước lệ như: mặt trời, mặt

trăng, ánh nắng, tiếng gà gáy...Khảo sát các tác phẩm chúng tôi thu được:

2.1- Khảo sát tần suất xuất hiện từ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian

Qua bảng khảo sát trên có thể nhận thấy, Ngô Tất Tố có thói quen sử dụng từ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian. Trong phạm vi khảo sát thì từ "Mặt trời" được sử dụng với mức độ nhiều nhất, năm mươi lượt trên cả ba tác phẩm: Tắt đèn, Lều chõng, Trong rừng nho. Điều đặc biệt là cả năm mươi

lượt xuất hiện thì đều là yếu tố thông báo thời gian. Mỗi lần xuất hiện "Mặt

trời" lại ở những vị trí khác nhau nhằm để chỉ diễn biến thời gian trong một ngày. Trong đó, chúng tôi nhận thấy, cụm từ "Mặt trời tà tà" xuất hiện đến tám lượt (chiếm 16%). Từ "Mặt trời" đã trở thành một ước lệ nghệ thuật chỉ

một thứ đồng hồ thiên tạo trong ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố.

Trong tác phẩm Lều chõng, chỉ trong hai trang sách mà từ "Mặt trời" xuất hiện ba lần, nhằm để thông báo thời gian đang dịch chuyển trong ngày:

Sáng: Mặt trời ở mái nhà thập đạo nhòm xuống, ánh nắng xuyên qua lỗ cót, khoang khủa in vào mặt chiếu(...)

Chiều: Mặt trời tà tà, hai nhăm ông cử đã đến đủ mặt. Trong đó có đến bảy ông đều là học trò cụ Bảng Tiên Kiều(...)

Tác phẩm Từ chỉ thiên nhiên (số lượt xuất hiện)

Mặt trời Mặt trăng Ánh nắng Tiếng gà gáy

Tắt đèn 11 5 10 7

Lều chõng 30 6 18 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

Chiều tối: Mặt trời sắp lặn, cả bọn mới về đến nhà" [1; 326].

Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian là thi pháp có tính ước lệ của văn học trung đại. Ta có thể bắt gặp những trường hợp tương tự trong Truyện Kiều:

"Tà tà bóng ngả về tây" (câu 51)

"Mặt trời gác núi chiêng đà thu không (câu 172)

Gương nga chênh chếch dòm song" (câu 173) [30; 14-23].

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định: "Ngôn ngữ văn chương trung đại đầy những hình ảnh, biểu trưng cố định như tùng, cúc, trúc, mai, ngọc, rồng, mây" [89; 174]. Việc sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian mang tính ước lệ khiến cho tác phẩm của Ngô Tất Tố thoáng chút dư âm của văn chương nho gia.

2.3. Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu

Biền ngẫu là chỉ hình thức của một loại văn chương cổ xưa ở phương

Đông, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối [47;17].

* Đặc điểm văn biền ngẫu:

- Đối ý: phải tìm được hai ý có liên quan với nhau nhưng lại đối nhau để đặt thành hai vế trong câu, hai ý này có thể trái ngược hoặc tương ứng nhau.

- Đối thanh: nghịch đối (trắc đối với bằng).

- Đối từ: đối theo nghĩa (cũng có nghịch đối và thuận đối) hoặc theo từ loại: thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ.

Việc sử dụng những câu văn biền ngẫu (hoặc mang dáng dấp của văn biền ngẫu) trong các tác phẩm cũng là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố. Câu văn biền ngẫu trong văn chương trung đại có sự đối xứng ngay trong một câu, Ví dụ: tác phẩm Phú sông Bạch Đằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Phân tích ta sẽ thấy: Đối ý: "Nước trời" đối "phong cảnh"; "một sắc" đối "ba thu"; "Bờ lau san sát" đối "bến lách đìu hiu", Đối thanh: "Nước" (B) đối "phong" (T); "trời" (B) đối "cảnh" (T); "một" (T) đối "ba" (B); "sắc" (T) đối "thu" (B); "bờ" (B) đối "bến" (T); "lau" (B) đối "lách" (T); "sát" (T) đối "hiu" (B) tạo thành hai vế đăng đối của câu văn.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)