Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 45)

Nguồn gốc cựu học khiến Ngô Tất Tố rất am tường ngôn ngữ khoa cử. Bảng từ ngữ chuyên biệt về khoa cử của Ngô Tất Tố chủ yếu là từ Hán Việt.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì từ Hán Việt là:

Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các qui luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa

của tiếng Việt (còn gọi là từ Việt gốc Hán) [48; 369].

Là nhà văn xuất thân nho học, từng đi thi và đỗ đầu xứ, nên Ngô Tất Tố có vốn từ Hán Việt về khoa cử giàu có. Trong tác phẩm của mình, ông vận dụng nhiều từ Hán Việt để phê phán cảnh "lều chõng". Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên hai mươi trang của ba tác phẩm của ba nhà văn khác nhau kết quả thu được:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42

2.1. Bảng khảo sát tần suất sử dụng từ Hán Việt của một số tác giả

Tác phẩm Tác giả Số trang khảo sát Số lƣợt từ Hán Việt Tỷ lệ trên trang văn bản

Lều chõng Ngô Tất Tố 20 232 11,6 lượt từ

Số đỏ Vũ Trọng Phụng 20 103 5,15 lượt từ

Sống mòn Nam Cao 20 50 2,5 lượt từ

Kết quả khảo sát trên cho thấy, Ngô Tất Tố sử dụng từ Hán Việt với mức độ cao hơn Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những nhà văn không xuất thân cựu học. Ta có thể bắt gặp nhiều đoạn trong tác phẩm Lều chõng từ Hán Việt về khoa cử xuất hiện với tần xuất cao:

"Mấy ông sơ khảo ấy mà bị phù xuất là tại phê văn không đúng. Theo

lệ, những ông quan trường chấm văn tuy vẫn được mỗi người mỗi ý, nhưng

các dấu phê phải na ná với nhau, không được chênh nhau qúa xa. Thí dụ như

ông Sơ khảo phê "liệt" rồi thì ông Phân khảo phê "thứ" hoặc phê "bình"

thì không sao, nếu ông Phân khảo phê "ưu" ấy là những ông chấm trước đã

phê "liệt" đều phải phù xuất. Hay là các ông Sơ khảo phê "ưu" rồi, ông

chủ khảo phê "bình" hoặc phê "thứ" thì không việc gì, nếu ông chủ khảo phê "liệt" thì ông chấm trước phê "ưu" cũng bị đuổi ra khỏi trường. Bởi vì

"ưu" với "liệt" cách nhau rất xa, khi nào cùng một quyển văn mà lại có thể

người này phê "liệt" người kia phê "ưu"? Mấy ông sơ khảo bị phù xuất

trong khoa thầy tôi đi chấm trường, nghe đâu chỉ vì mấy quyển vì các ngài

phê "liệt", đến ông Phân khảo lại phê "ưu", có thế thôi."[1; 260]

Trong đoạn văn trên, số từ Hán Việt là 42/126 lượt từ, chiếm 33 %. Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt cung cấp cho người đọc một cách chính xác qui tắc chấm văn của triều đình phong kiến. Nhờ sử dụng lớp từ Hán Việt, tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 giả đã diễn tả được sự khắt khe, ngặt nghèo của chế độ khoa cử. Điều mà không phải nhà văn nào cũng đủ vốn liếng từ ngữ để tung hoành ngòi bút. Một đoạn khác:

"Những quyển khiếm tị cũng như những quyển phạm húy, khiếm đài,

bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm trường qui...phần nhiều

không được chấm hết. Các ông Sơ khảo hay Phúc khảo chấm đến những chỗ

có tội như vậy, phải nêu vào manh giấy trắng nhỏ bằng giấy cuộn thuốc lá và cài lên chỗ đầu quyển, rồi thôi không chấm nốt nữa. Mấy ông chấm sau, thấy chữ nêu đó, xét ra quả có tội thật, thì chỉ ký tên vào trang đầu quyển, chứ không chấm một nhát nào.

Những quyển ấy sau khi về nội trường, lại phòng hợp phách xong

rồi, cũng phải làm sổ đưa ra ngoại trường để các quan ngoài đó xem xét

những ai đáng ra bảng con. Trong các tội mà tôi vừa nói chỉ có bốn tội:

phạm húy, khiếm đài, bất túc, khiếm tị phải yết ra bảng con, còn các tội

kia thì chỉ bị đánh hỏng mà thôi" [1; 268].

Những từ Hán Việt như: khiếm tị, phạm húy, khiếm đài, bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm, trường qui, Sơ khảo, Phúc

khảo, nội trường, hợp phách, ngoại trường, yết... đã tái hiện cụ thể những

qui định vô cùng khắt khe của chốn tam trường và cái ách văn chương cử tử với sĩ tử ngày xưa.

Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng, Ngô Tất Tố đã viết: "Lều

chõng đối với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các

hạng người hoặc hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong...". Quan điểm của Ngô Tất Tố khi viết Lều chõng đã bộc lộ một cái nhìn sâu sắc về chính trị, triết học và tầm khái quát thực tiễn của một nhà văn am hiểu đạo Khổng, về chế độ thi cử thời phong kiến. Quan điểm của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Ngô Tất Tố được đề xuất trong thời điểm chính quyền thực dân đang ra sức đề cao phong trào phục cổ, những yếu tố tinh thần đã lỗi thời, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lịch sử trong nhiều thế kỷ. Đứng trước phong trào đó, các nhà văn có thái độ khác nhau, riêng Ngô Tất Tố bằng vốn từ Hán Việt phong phú của mình, ông đã bày tỏ thái độ lên án, đoạn tuyệt với nền khoa cử đã lỗi thời một cách dứt khoát khác hẳn với Chu Thiên, Nguyễn Công Hoan...Ra đời sau Lều chõng ba năm, tiểu thuyết phóng sự Bút nghiên

(1942) Nhà nho (1943) của Chu Thiên và Thanh đạm (1943) của Nguyễn Công Hoan như một tiếng nói ca ngợi về một thời vang bóng của nền khoa cử giáo dục phong kiến.

Nhiều đoạn khác trong tác phẩm Lều chõng xuất hiện hàng loạt từ ngữ khoa cử như: sơ khảo, phúc khảo, giải ngạch, khoa, ngoại hàm, dấu nhật trung, dấu giáp phùng, đồ, di, câu, cải, khiếm trang, khiếm tỵ, khiếm đài,

phạm húy, phê, liệt, bình, thứ, ưu, giám thị, thí sinh...

"Thí dụ như trường Hà Nội khoa này có một vạn hai học trò ứng thí,

thì số quyển thi phải bốn vạn tám. Bởi vì ai cũng nộp sẵn bốn quyển cho đủ

để viết bốn kỳ. Nhưng quyển đó đều do chính tay học trò tự đề tên mình và

nộp lên quan Đốc học bản tỉnh. Sắp đến ngày thi, các quan Đốc học các tỉnh

phải đệ cả lên cửa trường, giao cho quan trường. Ông ngoại trường Đề điệu

nhận đủ quyển các tỉnh đóng dấu "Hà Nội thí trường" vào những trang đầu

các quyển, rồi mới chuyển vào nội trường cho các ông Đề điệu trong đấy.

Công việc của ông này mới là lôi thôi! Trước hết phải mở các quyển đóng

dấu vào giữa trang hai và trang ba một miếng dấu nữa - dấu này có chữ

"Văn hành công khí" người ta vẫn gọi là dấu "giáp phùng". Rồi chọn mỗi

tên học trò một quyển, tổng cộng một vạn hai nghìn quyển, để vào một đống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Đoạn văn trên có tám câu, nhưng có tới hai mươi tám từ ngữ liên quan đến việc thi cử. Với mật độ từ ngữ khoa cử dày đặc như vậy, Ngô Tất Tố đã giúp người đọc hình dung cảnh lều chõng ngày xưa nhiêu khê đến nhường nào. Bản thân sự thực đó cũng đủ để làm cho người đọc "phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp" cùng sĩ tử thời chợ chiều của Hán học.

Một đoạn văn khác:

"Hai người vừa tới nhà thập đạo, người lại phòng thu quyển đã đương

nâng nắp hòm quyển và sắp đậy lại. Tất cả, Vân Hạc, Khắc Mẫn cùng rút

quyển văn trong ống và trao cho hắn. Tiếng trống cuối cùng vừa dứt, người

lại phòng liền khóa hòm lại. Một ông cụ già lật đật đem quyển đến nơi, thì

chỗ ổ khóa vừa bị dán giấy niêm phong. Ông ấy năn nỉ kêu van người lại

phòng hãy mở hòm ra để cho quyển văn của mình vào trong. Hắn cũng ra vẻ

thương hại ông cụ. Nhưng hắn không dám bóc tờ niêm phong, và nói:

- Thế là số cụ không đỗ! Cụ đành lòng vậy. Bây giờ nếu tôi mở hòm mà bỏ

quyển của cụ vào, thì tôi sẽ phải ngồi tù mọt gông.

Cái hòm liền bị bị bọn lính mật khiêng vào trong nhà Thập đạo. Ông

cụ kêu khóc nức nở, cố xông lên hà Thập đạo để lấy cái cớ tuổi già mà xin

quan trường gia ân cho mình. Nhưng cũng không được. Quan trường chỉ úy

lạo ông cụ mấy câu rồi sai lính dẫn ra. Vừa đi ông cụ vừa kêu:

- Khốn nạn! Tôi thi đã mười khoa, bán hết nhà của ruộng đất về việc khoa

cử. Định đi thi một khóa này nữa thì thôi. Bây giờ lại bị ngoại hàm, có khổ

hay không?" [1; 123].

Trong phức đoạn trên, Ngô Tất Tố sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử để miêu tả những khắt khe ngặt nghèo của chế độ thi cử thời phong kiến. Ông cụ già đã đi thi đến mười khoa, tài sản gia đình bán hết để đầu tư cho việc thi cử, đến lần thi cuối cùng những mong sẽ đỗ đạt để "vớt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 vát" lại những gì đã mất, nhưng chỉ vì chậm trễ giây phút mà bị ngoại hàm. Thế là, công lao mười khoa lều chõng đi thi cùng với tất cả tài sản gia đình bây giờ trôi xuống sông xuống bể hết. Tiếng kêu than của ông là một lời tố cáo chế độ thi cử ngày xưa đã khiến không biết bao nhiêu người vì theo đuổi nó mà khuynh gia bại sản. Ngô Tất Tố xuất thân nơi "cửa Khổng sân Trình" nhưng không như nhiều lưu nho nhắm mắt phục cổ. Mà ngược lại, ông đã dũng cảm cất lên tiếng nói phản đối mạnh mẽ chế độ khoa cử hủ nát đó với cách của riêng mình: bằng ngôn ngữ nghệ thuật xây dựng những hình tượng văn học sống động.

Ở tiểu thuyết Trong rừng nho, nhà văn cũng dành nhiều đoạn miêu tả luật lệ khoa cử thời phong kiến:

"Theo đúng trường quy bốn bên dấu giáp phùng, cũng như bốn bên

dấu nhật trung, khi viết văn không được xóa, sót, móc, chữa chữ nào, vì sợ

học trò thông với quan trường, cố ý dập xóa, bỏ sót, hoặc sửa chữa vài chữ

chung quanh dấu để đánh dấu cho quan trường biết quyển ấy là quyển của

mình. Bởi vậy quển chàng bỏ sót một chữ trên dấu giáp phùng cũng là trái

với trường quy" [10;32].

Những từ ngữ như: trường quy, giáp phùng, nhật trung, xóa, sót, móc,

chữa, quan trường, quyển...gắn liền với những luật lệ thi cử khắt khe. Thời

đó, nho sinh khi ứng thí phải tự tay đóng quyển thi tại trường, bài thi phải có

dấu Giáp phùng, dấu Nhật trung. Dấu Nhật trung là dấu của quan trường

đóng vào quyển của thí sinh để chứng tỏ rằng quyển đó được viết ở tại trường. Giáp phùng là cái dấu son của quan trường đóng vào giữa thồ giáp giới của trang nhì và trang nhất, cốt để tránh cho thí sinh đội giấy thứ hai trong quyển.

Trong khi một số nhà văn đang cổ súy cho phong trào phục cổ, thì Ngô Tất Tố lại phê phán tâm lý khoa cử và quan trường của người Việt. Ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 không phải là người đầu tiên lên tiếng phê phán tâm lý chạy theo quan trường khoa cử. Các trí thức cùng thời như Phan Kế Bính, Đào Duy Anh...ít nhiều cũng đã đề cập đến vấn đề này. Nhưng Ngô Tất Tố là người đầu tiên trực diện "đánh" vào tâm lý của những kẻ háo danh bằng ưu thế của riêng ông - ưu thế của một "người trong cuộc". Cây bút cựu học đó dùng chính vốn ngôn ngữ uyên thâm của mình để lên tiếng phơi bày một nền khoa cử đã lỗi thời.

Nhờ sự thông thạo ngôn ngữ khoa cử, Ngô Tất Tố đã cung cấp một tài liệu đầy đủ về tam trường. Cách tổ chức kỳ thi, ra bài, chấm quyển, không khí, quang cảnh trường thi đều được phản ánh một cách tường tận, làm sống lại cảnh "lều chõng" khi mà Hán học đã lâm vào cảnh chợ chiều tàn tạ.

Tóm lại, dấu vết ngôn ngữ nho gia là một đặc điểm trong ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố, thể hiện qua ngôn ngữ trần thuật, qua việc vận dụng câu văn biền ngẫu, từ Hán Việt, từ ngữ chuyên biệt khoa cử. Song, Ngô Tất Tố đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa cái thâm thúy, cô đúc, đăng đối của ngôn ngữ văn học trung đại với cái tự nhiên, cảm xúc của ngôn ngữ văn học hiện đại. Sự kết hợp đó đã giúp cho ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố vừa truyền thống vừa hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

CHƢƠNG 3

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM

3.1. Vận dụng khéo léo phƣơng ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ hay còn gọi là phương ngôn hay tiếng địa phương là một

khái niệm đã được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến từ lâu. Ăng ghen cho rằng: "phương ngữ là biến dạng địa phương của một hệ thống ngôn ngữ đã được hình thành trong quá trình lịch sử". Đây là một quan niệm phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam đồng tình. Trên cơ sở khái niệm của Ăng ghen, các nghà nghiên cứu Việt Nam đưa ra khái niệm phương ngữ như sau:

"Biến dạng của một ngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương diện giao tiếp của những người gắn bó chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng về lãnh thổ, về hoàn cảnh xã hội, hay về nghề nghiệp. Phương ngữ

được chia ra phương ngữ lãnh thổ (hoặc vùng phương ngữ) và phương ngữ

xã hội" [48; 231].

Phương ngữ thường được sử dụng trong một phạm vi xã hội nhất định. Văn học cũng sử dụng phương ngữ làm chất liệu. Nhưng sử dụng phương ngữ trong sáng tác văn học là cả một thử thách nghệ thuật, nếu quá mức hoặc "non tay" sẽ làm giảm đi tính thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật. Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn đã vận dụng thành công phương ngữ trong sáng tác văn học.

Vùng quê Kinh Bắc (cũ), quê hương của Ngô Tất Tố là một trung tâm văn hóa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ nhỏ, Ngô Tất Tố đã được tắm mình trong nền văn hóa giàu truyền thống dân tộc. Trong suốt cuộc đời viết văn, làm báo, ông lại thường xuyên sống ở quê. Điều kiện đó đã giúp nhà văn hiểu sâu sắc nếp cảm, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 nông dân. Đặc biệt là ông đã tích lũy được một vốn phương ngữ giàu có để đưa vào sáng tác của mình.

Khảo sát những tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu đề tài thì chúng tôi thu được có tới 1256 lượt Ngô Tất Tố sử dụng phương ngữ trong đó cao nhất là "u" 115 lượt, "thày" 42 lượt.

Ta hãy xem một đoạn văn tiêu biểu về mức độ sử dụng phương ngữ trong Tắt đèn:

"...U nhất định bán con đấy ư! U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn

cái thân con thế này! Trời ơi!...Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai? Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt.

U van con, u lạy con, con có thương thày thương u, thì con cứ đi với u,

đừng khóc nữa, u đau ruột lắm. Công u nuôi con sáu bảy năm trời tốn kém

bao nhiêu tiền của! Bây giờ phải đem con đi bán u đã chết từng khúc ruột rồi

đấy con ạ. Nhưng mà tiền sưu không có, thày con đau ốm là thế, vẫn bị người

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)