Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 39 - 45)

Biền ngẫu là chỉ hình thức của một loại văn chương cổ xưa ở phương

Đông, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối [47;17].

* Đặc điểm văn biền ngẫu:

- Đối ý: phải tìm được hai ý có liên quan với nhau nhưng lại đối nhau để đặt thành hai vế trong câu, hai ý này có thể trái ngược hoặc tương ứng nhau.

- Đối thanh: nghịch đối (trắc đối với bằng).

- Đối từ: đối theo nghĩa (cũng có nghịch đối và thuận đối) hoặc theo từ loại: thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ.

Việc sử dụng những câu văn biền ngẫu (hoặc mang dáng dấp của văn biền ngẫu) trong các tác phẩm cũng là một trong những đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố. Câu văn biền ngẫu trong văn chương trung đại có sự đối xứng ngay trong một câu, Ví dụ: tác phẩm Phú sông Bạch Đằng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Phân tích ta sẽ thấy: Đối ý: "Nước trời" đối "phong cảnh"; "một sắc" đối "ba thu"; "Bờ lau san sát" đối "bến lách đìu hiu", Đối thanh: "Nước" (B) đối "phong" (T); "trời" (B) đối "cảnh" (T); "một" (T) đối "ba" (B); "sắc" (T) đối "thu" (B); "bờ" (B) đối "bến" (T); "lau" (B) đối "lách" (T); "sát" (T) đối "hiu" (B) tạo thành hai vế đăng đối của câu văn.

Văn biền ngẫu của Ngô Tất Tố lại chủ yếu là đối giữa hai câu. Tiểu thuyết Lều chõng có những đoạn Ngô Tất Tố sử dụng mấy cặp câu có dáng dấp văn biền ngẫu:

"Rồi đến ông cầm trống khẩu.

Rồi đến võng của quan nghè.

Đi kèm ở hai bên võng, hai người rước đôi lọng xanh chóp bạc, hững hờ dương ở cạnh mũi võng. Và thêm vào đó, bên này một người vác chiếc quạt lông, bên kia một ông lễ mễ cắp cái tráp sơn đen và xách một chiếc ống điếu xe trúc.

Sau võng, phấp phới năm lá cờ vuông, đủ cả năm sắc xanh, đỏ, vàng, trắng và tím. Đứng đúng như năm cái chấm ở mặt "ngũ" của con thò lò, năm ông vác cờ đều đi giầy Tàu, mặc áo nhiễu điều, đội mũ đuôi én, và đều khuỳnh tròn hai tay để giữu lấy cây cán cờ cắm trên chiếc cối gỗ treo ở trước bụng.

Rồi đến ông cầm kiểnh đồng. Rồi đến ông võng của bà Nghè.

Bằng tấm áo lụa màu hồng điều và vòng khăn nhiễu màu cánh chả vấn kiểu vành dây, hai người con gái rón rén theo hầu cạnh võng để các cây quạt lá vả và bưng cái qủa sơn son.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

Cũng như võng của quan Nghè, võng của bà Nghè cũng được hộ vệ bằng đôi lọng xanh, chỉ kém có cái chóp bạc.

Rồi đến võng của cố ông.

Rồi đến võng của cố bà" [1; 23].

Đoạn văn trên được cấu tạo bởi một loạt câu văn có tính biền ngẫu. Tác giả đã vận dụng nó để tả cảnh đám rước, một đám rước rất đông, cồng kềnh nghi lễ đang di chuyển. Với kiến thức uyên thâm của một nhà nho đã từng "lều chõng", lăn lộn trường thi, và từng đỗ đầu xứ, Ngô Tất Tố đã hoàn toàn thuyết phục người đọc khi tả về những nghi thức của một đám rước ông Nghè. Cách miêu tả tỉ mỉ đến từng chi tiết khiến cho đoạn văn trở nên giàu thông tin, đối tượng được miêu tả vì thế cũng trở nên rõ nét hơn. Nếu như Nguyên Hồng thường tái hiện rất kĩ ngoại hình, hành động, suy nghĩ, tâm trạng nhân vật, thì Ngô Tất Tố có sở trường miêu tả tỉ mỉ quang cảnh trường thi và những đám rước. Có lẽ không một nhà văn nào có thể vượt được Ngô Tất Tố về am hiểu tục lệ đình đám ở làng quê lúc bấy giờ. Nói như nhà nghiên cứu G. Bu Đa Ren: "Ngô Tất Tố trở thành nhà khảo cổ đối với những tục lệ cũ mà ông khinh ghét. Tác phẩm của ông ngày nay là một nơi tàng trữ tuyệt vời, một bảo tàng mỹ lệ về những phong tục truyền thống đó" [63; 175].

Trong Tắt đèn ta cũng gặp khá nhiều những câu văn có tính biền ngẫu: "Mõ cá trên cột đình lại há miệng nhận những cây dùi giận dữ.

Trống cái dưới xà đình lại lì mặt chịu những cái nện phũ phàng" [11; 9].

Đây là một trong những cặp câu có tính biền ngẫu tiêu biểu trong các sáng tác của Ngô Tất Tố còn tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc đối. Ở đây ta tìm thấy đối thanh (Bằng - Trắc): trên - dưới; cột - xà; há - lì; cây - cái; dùi -

nện; dữ - phàng. Đối ý: mõ - trống; trên - dưới; cột - xà; há - lì; miệng - mặt;

nhận - chịu; giận dữ - phũ phàng. Việc tạo ra những cặp đối như vậy khiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 đối trở nên hòa nhịp với nhau làm nên bản nhạc buồn về không khí ngày thúc thuế ở thôn quê.

Đoạn văn tả nhà chị Dậu sau đây cũng là một ví dụ tiêu biểu:

"Dưới từng mái chái thấp hẹp,/ những luồng ánh sáng xanh tía,/ thông thống kéo thẳng từ nóc đến nền,/ cố hun cho khô những chỗ đêm qua mưa dột.

Cạnh bó củi giong ẩm ướt,/ đoàn vung sứt miệng hềnh hệch nằm ngửa trong những cái rế tre,/ như muốn cười với lũ niêu đất thư nhàn,/ lông lốc lăn nghiêng lăn ngửa.

Trên bãi tro trấu tanh bành, nguội lạnh,/ mấy hòn gạch vỡ chầu đầu vào

nhau,/ nghiêng mình nằm theo thế chân vạc,/ đương chờ đến lúc đội nồi " [11; 15].

Dấu vết của tính biền ngẫu trong những câu văn trên thể hiện ở các yếu tố: - Đối xứng về số tiếng trong các vế mở đầu của mỗi câu, mỗi vế có sáu tiếng:

Dưới từng mái chái thấp hẹp... Cạnh bó củi giong ẩm ướt... Trên bãi tro trấu tanh bành...

- Đối xứng về nhịp giữa các câu, mỗi câu cơ bản có bốn nhịp như đã mô tả trong ví dụ.

- Đối xứng về ý giữa các câu:

Câu 1: mái chái thấp hẹp, ánh sáng xanh tía.

Câu 2: củi giong ẩm ướt, đoàn vung sứt miệng

Câu 3: tro trấu tanh bành, mấy hòn gạch vỡ

Những câu văn có tính biền ngẫu trên tô đậm thêm sự nghèo khó của gia chủ, chắc đã khá lâu rồi chủ nhân của túp lều đó đói kém, nên "đoàn vung

sứt miệng nằm hềnh hệch", còn "niêu đất thư nhàn", "tro trấu tanh bành,

nguội lạnh". Sự nghèo khó của gia đình chị Dậu hiện lên thật thê thảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 lành lặn, nguyên vẹn cả. Với lối văn biền ngẫu, Ngô tất Tố đã lần lượt điểm từng nơi, từng góc trong khắp căn lều rách nát của gia đình chị Dậu: dưới cái mái thấp hẹp là những lỗ thủng; cạnh đống củi giong ẩm ướt là đống nồi niêu mốc meo, trống không; trên bãi trấu tanh bành là mấy hòn gạch đang chờ được đội nồi; ở giữa nhà là chiếu rách, phản long đinh; ở đáy phản mấy con chó đói kêu ăng ẳng. Liên tiếp những câu văn tạo thành từng cặp đối xứng đã gia tăng ấn tượng về cảnh nghèo của gia đình chị Dậu.

Nếu như gia cảnh chị Dậu hiện lên tồi tàn, tạm bợ như căn lều chứa tro, thì cặp câu biền ngẫu sau lại miêu tả cảnh "phản đối mĩ thuật" của gian phòng khách nhà ông Nghị:

"Rồi ở trong cái tủ chè chạm dây nho, một rổ trứng gà đầy lùm, ngất nghểu chồng lên bộ khay chè trắng bóng.

Rồi ở trước cái sập gụ lên nước, bốn chiếc ghế gụ mặt đá cùng chầu

vào chiếc bàn mây sơn đen"[11; 29].

Tính biền ngẫu của hai câu văn trên thể hiện chủ yếu qua đối ý. Nhà văn đã làm lộ rõ tính chất trọc phú của Nghị Quế: cách bài trí phòng khách của hắn càng chứng tỏ sự ngu dốt, học đòi. Đọc văn của Ngô Tất Tố, người ta thường thấy lối "tả chân" như là dửng dưng đứng ngoài sự kiện. Nhưng đọc xong, càng ngẫm nghĩ càng thấy được sự thâm thúy trong từ ngữ.

Hay là hai câu văn:

"Thằng mới bưng mâm cơm ra.

Thằng nhỏ bê chậu nước vào" [11; 30].

Từng cặp từ giữa hai câu "đối nhau chan chát. Nhờ cấu trúc đăng đối, mà ta hình dung rõ không khí "tấp nập", no đủ của gia đình Nghị Quế. Trong khi chị Dậu phải đứt ruột bán đi cả đứa con của mình mà vẫn chưa đủ tiền nộp sưu thì gia đình Nghị Quế lại sống cuộc sống phè phỡn, kẻ ra người vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 nhộn nhịp. Giá trị tố cáo đã được toát lên từ những câu văn tưởng như chỉ đơn thuần là tả cảnh đó.

Không chỉ có Nghị Quế mà bọn chánh tổng, cai lệ cũng bị Ngô Tất Tố lột tả một cách rõ nét qua những câu văn có tính biền ngẫu tương tự.

"Chánh tổng ngậm tăm nằm cạnh bàn đèn, hai mắt lim dim dở ngủ.(1) Cai lệ ngồi nhổm hai chân cạo lọ, cặp môi thâm xịt nhành ra gần tới

mang tai"(2) [11; 37].

Vế trước của hai câu đối nhau khá chỉnh: "Chánh tổng ngậm tăm nằm

cạnh bàn đèn" đối với "Cai lệ ngồi nhổm hai chân cạo lọ". Nhưng, vế sau

của hai câu văn lại vận dụng nguyên tắc đối một cách linh hoạt: vế sau câu (1) có sáu tiếng, vế sau câu (2) có mười tiếng, tính chất đối chủ yếu toát lên từ ý nghĩa của hai câu.

Tóm lại, tuy còn vận dụng tính biền ngẫu trong những câu văn của

mình, nhưng văn của Ngô Tất Tố đã linh hoạt hơn rất nhiều so với văn biền ngẫu truyền thống. Chúng không gây nhàm chán cho người đọc. Thậm chí, một số câu văn biền ngẫu trong tác phẩm của nhà văn đã đạt đến độ súc tích, giàu tính thẩm mĩ.

Trong số các nhà văn hiện thực, ngoài Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan cũng còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của lối văn biền ngẫu, sau đây là một ví dụ:

"Chín giờ: Hơi men đã nồng. Tình "thiên lý tha hương ngộ cố tri" như một cái dây kéo hai chiếc ngế đối diện sang một phía. Tiếng nói khẽ dần, hai đầu phải châu vào nhau mới đủ nghe thấy.

Mười giờ: Cuộc rượu đã tàn. Dây thân ái thắt chặt thêm một vòng, kéo cả một chân khách lên đùi già nẫu của chủ. Tiếng nói không thấy nữa, nhưng bốn

mắt nhìn nhau: Sự im lặng còn nói nhiều gấp mấy" (Bà chủ mất trộm)

Truyện Bà chủ mất trộm kể về một me Tây kể từ ngày quan chủ về nước, bà đóng chặt cửa nhốt mình trong nhà với chồng sách và chiếc kèn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 hát. Nhưng một hôm người ta thấy bà có khách - "một ông khách người làng, trẻ tuổi, vạm vỡ, mặc quần áo Tây, được bà đón tiếp rất long trọng". Lâu ngày gặp lại "cố nhân" khiến tình cảm giữa chủ và khách mỗi lúc một mặn nồng theo từng thời khắc của đất trời. Nguyễn Công Hoan đã thật sáng tạo khi sử dụng cặp câu văn có tính biền ngẫu để miêu tả hoàn cảnh này. Nó không chỉ diễn tả được cuộc hội ngộ của đôi nhân tình, mà còn tường thuật diễn biến tình cảm một cách cụ thể, rõ nét. Người đọc nhận ra thái độ châm biếm của nhà văn qua từng con chữ. Đoạn văn càng thể hiện sự thâm thúy của Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng ngôn ngữ để phê phán xã hội.

Tuy mức độ ảnh hưởng của văn biền ngẫu giữa Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan có khác nhau, nhưng cả hai nhà văn đều chưa "dứt tình" với lối văn hài hòa cân xứng. Điều đó thể hiện sự chuyển biến, tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại trong quá trình phát triển của văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)