Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 66)

nhà nông

Là nhà văn có cuộc sống gắn bó với nông thôn nên Ngô Tất Tố rất am tường ngôn ngữ của tầng lớp nông dân lao động. Qua khảo sát các tác phẩm:

Tắt đèn, Lều chõng, Trong rừng nho, Việc làng, Tập án cái đình chúng tôi

thu được: có tới 1482 lượt từ ngữ nghề nông được sử dụng, trong đó những từ chiếm tỷ lệ cao là: "khoai" 46 lượt, "trâu" 43 lượt, "lúa" 40 lượt, "cày" 54 lượt, "lợn" 34 lượt, "ruộng" 27 lượt, "bò" 19 lượt,...Ngoài ra những từ như:

bừa, sào, mẫu, mồi rơm, thước, thốn, thuổng, cuốc, xẻng, thúng, xảo, mẹt, đòn

gánh, thịt, cỗ...cũng được sử dụng khá phổ biến tạo nên bầu khí quyển làng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Đọc tác phẩm của Ngô Tất Tố ta như được thở hít không khí của làng quê, chứng kiến cảnh sinh hoạt của những người nông dân, được nghe những lới trò chuyện xóm giềng "Tối lửa tắt đèn có nhau" :

"Bắt đầu gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo trâu cày đến đoạn

đường phía trong điếm tuần.

Mọi ngày, giờ ấy, những con vật này cũng như những người cổ cày vai

bừa kia, đã lần lượt đi mò ra ruộng làm việc cho chủ. Hôm nay vì cổng làng

chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai bên vệ đường giống như một lũ phu cờ chờ đón những ông quan lớn.

Dưới bóng của rặng tre um tùm, tiếng trâu thở phì phò, tiếng bò đập

đuôi đen đét, xen với tiếng người khạc khúng khắng.

Cảnh tượng điếm tuần thình lình hiện ra trong ánh lửa lập lòe của

chiếc mồi rơm bị thổi. Cạnh dãy sào, giáo ngả nghiêng dựng ở giáp tường,

một lũ tuần phu lố nhố ngồi trên lớp chiếu quằn quèo. Có người phì phò thổi mồm. Có người ve ve mồi thuốc chìa tay chờ đón điếu đóm. Có người há miệng ngáp dài. Có người dang tay đứng dụi mắt. Cũng có người còn gối đầu

trên cái hiệu sừng trâu, ngoảnh mặt vào vách mà ngáy" [11; 1].

Trước khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố ra đời, đã có khá nhiều tác phẩm

của Tự lực văn đoàn ít nhiều đề cập đến hình ảnh nông thôn và cuộc sống của

những người nông dân, người lao động nghèo. Nhưng, hầu hết những tác phẩm đó mới chỉ tả những vẻ đẹp của cảch đồng ruộng....mà chưa tả được vẻ đẹp của người nông dân. Người nông dân trong con mắt của các nhà văn lãng mạn thường là những con người khờ khạo, ngu dốt rất đáng thương hại. Văn chương của họ tuy có cách tân về nghệ thuật, ít nhiều có bóng dáng của đời sống hiện thực nhưng nhìn chung vẫn là thứ "văn chương dài dòng, sang trọng, kiểu cách, sạch sẽ bóng bẩy, làm duyên của loại văn chương phòng khách" [72] xa lạ với cuộc sống của người lao động. Tâm lí người đọc lúc bấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 giờ cũng mong có một tác phẩm giản dị trong cách viết, chân thực về làng quê, tả được bản chất của người nông dân và những vấn đề bản chất của nông thôn. Vũ Trọng Phụng đã bày tỏ: "Hiện thời trong làng tiểu thuyết và trong công chúng ắt có nhiều người đang đợi chờ một áng văn hoàn toàn thôn quê, không phải thứ chuyện ca tụng những cái đẹp về cảnh đồng ruộng hay những thú vị của nghề nông, hay miêu tả những phong tục kỳ quái của những nơi còn là hẻo lánh đối với văn minh và khoa học mà thôi, nhưng mà thứ chuyện có luận đề xã hội, mục đích là bênh vực phái nhà nông và cái đại đa số dân cùng đinh của xã hội nữa"[63; 198]. Giữa lúc đó thì Tắt đèn của Ngô Tất Tố ra đời, Vũ Trọng Phụng đã không dấu nổi vui mừng "Tắt đèn là thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội - điều ấy cố nhiên, hoàn toàn phụng sự dân quê..."[63; 198].

Tắt đèn đã đáp ứng được mong đợi của bạn đọc đương thời. Mở đầu tác

phẩm là một loạt những từ ngữ gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của nhà nông. Những từ ngữ đó đã làm hiện lên khung cảnh làng Đông Xá trong những ngày thúc thuế. Cổng làng bị đóng chặt vì lí trưởng ra lệnh không cho con trâu con bò nào ra đồng, tất cả phải ở trong làng để tiến hành nộp thuế. Những dòng văn đầu tiên của tác phẩm, Ngô Tất Tố đã đặt nhân vật mình vào một hoàn cảnh điển hình của xã hội Việt Nam trước Cách mạng. Hình ảnh những người nông dân xen lẫn với những con trâu bò lố nhố ngồi la liệt trước cổng làng nó báo hiệu một hiện thực phũ phàng đang chờ đón họ. Những câu văn mở đầu Tắt đèn được trích dẫn trên đây đã dựng lên trước mắt người đọc quang cảnh nông thôn trì trệ, ngột ngạt. Dự cảm về một cuộc sống tối tăm đang đe dọa những người nông dân cũng theo đó mà gieo vào lòng độc giả.

Việc làng là tập phóng sự đã phơi bày những hủ tục ở chốn hương thôn Việt Nam trước Cách mạng, tác phẩm có thiên hướng đi gần với lối viết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 truyện ngắn. Mười bảy chương truyện là mười bảy câu chuyện về hủ tục mà quanh đi quẩn lại vẫn là nạn xôi thịt, Ta hãy xem Nghệ thuật băm thịt gà

của thằng Mới:

"Bây giờ thì đến mình con gà, Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà,

cắt riêng hai cái tỏi gà bỏ ra góc mâm. Rồi lật ngửa con gà lên thớt, hắn

ướm dao vào giữa xương sống và giơ dao chém luôn hai nhát theo chiều dì

cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Mỗi mảnh đều có hai nửa

xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay, hắn băm

lia lịa như không chú ý gì hết. Nhưng mà hình như tay hắn có cỡ sẵn, cho

nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp.

Mười nhát như một, chỉ có lên khỏi mặt thớt độ một gang, và cách cái ngón

tay cái của nó độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp

nhàng như tiếng mõ phường chèo, không lúc nào mau, không lúc nào thưa.

Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng nào như miếng ấy, đứt suốt

từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may" [7; 34].

Trong đoạn văn, có tới 24 lượt từ ngữ gắn với sinh hoạt chốn thôn quê được nhà văn vận dụng trong tổng số 112 lượt từ ngữ. Đọc tác phẩm của Ngô Tất Tố người đọc thường gặp những từ ngữ như: Cỗ bàn, thịt lợn, thịt

gà, giò, nem, ninh, mọc, dao thớt, mâm, bát, đĩa, ăn, uống...xuất hiện với tần

xuất cao. Cuộc sống gắn bó làng quê, đã giúp Ngô Tất Tố am hiểu mọi sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của người nông dân. Nhờ vậy, nhà văn đã thuyết phục người đọc khi miêu tả nghệ thuật băm thịt gà của thằng Mới. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Tả thật như vẽ ra trước mắt, lời văn trong

Việc làng đều bình dị như thế. Cả tập phóng sự về dân quê là tập phóng sự

rất đầy đủ về lệ làng" [7; 122].

Qua tập phóng sự Việc làng, Ngô Tất Tố đã có những đóng góp mới, quan trọng khi viết về người nông dân. Qua mười bảy câu chuyện, chúng ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 thấy họ đều là những người bị áp bức, bóc lột một cách oan ức, rất đáng được cảm thương. Tuy nhiên, người ta cũng thấy Ngô Tất Tố có ý trách móc, phê phán những người nông dân vì mê tín chịu đựng thụ động trước hoàn cảnh, chấp nhận những hủ tục như một lẽ đương nhiên. Có người thì đau đớn than vãn, có người thì tự kết thúc bằng cái chết. Nói chung, không có thái độ phản ứng mạnh mẽ cho dù là tự phát. Từ ngữ gắn liền với cuộc sống của người nông dân đã giúp Ngô Tất Tố phản ánh được hiện thực đau xót trên.

Tóm lại, Ngô Tất Tố am hiểu sâu sắc nông thôn Việt Nam trước Cách

mạng Tháng Tám nên ông sử dụng ngôn ngữ gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt thôn quê và công việc nhà nông rất thành thạo. Có lẽ, không một nhà văn nào đương thời có thể am hiểu tỉ mỉ mọi sinh hoạt, tập tục ở nông thôn và có thể gọi từng sự vật, từng việc bằng đúng cái tên nông thôn của nó như ông.

Ngô Tất Tố không chỉ có cái nhìn sắc sảo, một sự am hiểu tường tận cuộc sống ở thôn quê mà điều quan trọng hơn, là ông có một tình cảm gắn bó sâu nặng với người nông dân, nói bằng tiếng nói của người nông dân. Đọc những trang sách của nhà văn viết về thân phận nghèo khổ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, nhiều lúc ta có cảm giác như nước mắt của nhà văn chan hòa cùng nước mắt của nhân vật. Với Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình và nhiều bài báo khác của mình, Ngô Tất Tố thực sự đã trở thành người

bạn đường đáng tin cậy của những người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn của nền văn xuôi thời kỳ hiện đại. Giá trị bền vững của các tác phẩm có phần đóng góp xứng đáng của nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật ngôn từ. Là một nhà nho nhưng ngôn ngữ của Ngô Tất Tố không thủ cựu mà hòa nhập với dòng chảy thời đại. Là một nhà văn của làng quê, ngôn ngữ của ông mang hơi thở, sự sống của sinh hoạt nông thôn nhưng không bị thiên vào tự nhiên chủ nghĩa. Ngôn ngữ của ông chắc khỏe,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 67 giản dị mà vẫn hàm súc, sắc sảo mà vẫn gợi cảm, truyền thống mà rất hiện đại. Từ mảnh đất nho gia, Ngô Tất Tố đã bước từng bước vững chắc vào văn đàn hiện đại. Từ cuộc sống gần gũi nông thôn, Ngô Tất Tố đã dũng cảm "mang vác" cả ngôn ngữ của "người nhà quê" vào văn học và đã tạo dấu ấn riêng. Tiếp theo thế hệ các nhà văn, nhà thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Ngô Tất Tố đã góp phần "giải tỏa" sự ngăn cách giữa văn chương nhà nho với văn chương bình dân, văn chương làng quê và văn chương đô thị để tạo nên những tác phẩm phong phú về nội dung, sinh động về ngôn ngữ. Những thành công đó không dễ gì có được nếu không có một nền tảng văn hóa truyền thống vững chắc, một tư tưởng tiến bộ và một nỗ lực sáng tạo nghiêm túc, say mê. Trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà, nhiều nhà văn đã tạo được sự bứt phá ngoạn mục trong ngôn ngữ như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng...Nhưng Ngô Tất Tố chủ yếu là tiếp nối - vận dụng làm mới ngôn ngữ trên nền tảng truyền thống. Ngôn ngữ của ông chắc khỏe, giản dị mà vẫn hàm súc, sắc sảo mà vẫn gợi cảm, truyền thống mà rất hiện đại, đó là đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68

CHƢƠNG 4

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH THỜI SỰ VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU

4.1. Sử dụng từ ngữ gắn với những vấn đề thời sự

Ngô Tất Tố không chỉ là một nhà văn mà còn là "một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho" (Vũ Trọng Phụng). Phẩm chất của một nhà báo đã giúp ông tiếp cận nhanh nhạy với những vấn đề thời sự nóng hổi của thời đại lúc bấy giờ.

Xã hội Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đặt ra nhiều vấn đề thời sự. Những năm trước và sau 1930, khi thấy phong trào cách mạng đang dần dần lớn mạnh ở khắp cả nước, để đánh lạc hướng dư luận và quần chúng nhân dân, thực dân Pháp đã đề ra phong trào phục cổ, bảo tồn

quốc túy. Chúng hô hào khôi phục những hủ tục ở hương thôn, tôn sùng nho

giáo, đề cao luân lý phong kiến...Đến thời kỳ Mặt trận dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề nông dânchế độ sưu thuế được dư luận đặc biệt quan tâm.

Đứng trước hiện thực đó, Ngô Tất Tố đã kịp thời bám sát những vấn đề thời sự của xã hội mà phản ánh trên từng trang văn. Ngôn ngữ của ông đã gắn với những sự kiện thời sự nóng hổi như: Phong trào phục cổ, Chính sách thuế

khóa, và nạn cho vay nặng lãi...

* Sử dụng nhiều từ ngữ phản ánh và phê phán hủ tục

Hủ tục trong xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám là một tai họa đối với người nông dân. Hàng năm, bọn kỳ mục trong làng đã lợi dụng mọi cơ hội bày đặt ra những hủ tục để bóc lột nhân dân. Thâm độc hơn, thực dân Pháp đã cấu kết với giai cấp phong kiến chủ trương duy trì những hủ tục, để kìm hãm nhân dân trong lạc hậu, đói nghèo. Trước âm mưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 69 đó, những người có tư tưởng tiến bộ thường lên tiếng phê phán, đả kích. Ngô Tất Tố đã "điểm mặt chỉ tên", lên án những hủ tục đó:

"Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa nó vẫn có thể thay đổi,

nếu phái trí thức để ý đến sự khai hóa dân quê" [7; 13].

Ngô Tất Tố đã khẳng định một cách chắc chắn rằng: hủ tục có thể thay đổi, riêng điều đó đã cho thấy tư tưởng tiến bộ của nhà văn cựu học. Không chỉ thế, cần thấy rằng nhà văn dùng chữ "hủ tục" chứ không phải "phong tục". "Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của một địa

phương, một nước" [51; 342]. Còn "hủ tục là những phong tục đã lỗi thời"

[51; 127]. Như vậy, nhà văn dùng khái niệm hủ tục là chỉ những phong tục không còn mang ý nghĩa văn hóa tích cực, thiếu tính giáo dục, tính thẩm mĩ, chúng cần bị loại bỏ ra khỏi cuộc sống. Cùng với từ "hủ tục", Ngô Tất Tố còn sử dụng những từ ngữ tương đồng:

"Bởi vậy, những tục lệ quái ghở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau,

chồng chất trên vai chúng tôi. Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi,

nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu. Một người

chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt

đời không ngóc đầu lên được, bây giờ đã sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn ép

đến chưa tha, ông bảo có oan uổng không?" [7; 14].

Những từ ngữ như: "Tục lệ quái ghở", "mọi rợ", "cái gánh nặng",

"gánh tệ tục" đã cho thấy thái độ ghê tởm của nhà văn trước những gánh tệ

tục. Trong phóng sự Tập án cái đình có đoạn:

"Bây giờ thời buổi văn minh những cái hủ tục ở đình trung đáng lẽ phải sửa đổi hết thì dân quê mới mong có ngày tiến bộ. Chỉ vì người ta không rõ thế nào, cho nên ít ai chú ý đến chuyện đình điếm. Anh đã làm báo cũng

nên công bố cho mọi người cùng biết...Giữ lời hứa với ông tôi đã đem cái ổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70 Từ ngữ "Cái ổ hủ bại mọi rợ" thể hiện rõ thái độ đấu tranh, phê phán của nhà văn hết sức quyết liệt. Có lẽ, với Ngô Tất Tố hủ tục cũng giống như một loại "giặc", loại "giặc" này cũng nguy hiểm không kém giặc dốt. Điều tệ hại hơn là có nhiều người bằng lòng sống chung với nó, và nghĩ rằng không

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)