1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN

148 662 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Sự cần thiết của chuyên đề:

Giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhất trong quản lí hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh Hạch toán chi phí và giá thành không những là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lí các doanh nghiệp Do đó, hiểu biết về chi phí nói chung và tính giá thành nói riêng là rất cần thiết đối với một nhân viên kế toán.

Đối với những doanh nghiệp sản xuất, kế toán chi phí và tính giá thành là công tác kế toán phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán và mang đặc thù riêng của doanh nghiệp Thông qua kế toán chi phí và tính giá thành có thể hình dung ra quy mô, đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp bởi mỗi sản phẩm khác nhau có cách tính giá thành khác nhau Công ty NTHH Nhà thép tiền chế Zamil là công ty do hai tập đoàn lớn của Thế giới đầu tư 100% vốn chuyên sản xuất khung nhà thép Trụ sở chính của công ty đóng tại khu công nghiệp Nội Bài Đây là một công ty có tầm cỡ ở nước ta, các hoạt động diễn ra khá nhộn nhịp Do đó công ty rất chú trọng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Sau một thời gian thực tập ở công ty và tìm hiểu về từng phần hành kế toán, em nhận thấy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Zamil rất đặc trưng và mới lạ Công ty sử dụng hệ thống “Chi phí tiêu chuẩn” (Standard Costing) chứ không sử dụng hệ thống chi phí thực tế như đã được học trong trường Do đó em lựa chọn

“ Công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt Nam” để làm

đối tượng nghiên cứu của mình Chuyên đề hứa hẹn một nội dung rất lí

Trang 2

thú vì phải nói rằng có khá nhiều điều chưa được đề cập tới trong kế toán

Việt nam

Ngoài ra công ty còn áp dụng theo các chuẩn mực kế toán quốc tế Nền kinh tế nước ta hiện nay đang từng bước tham gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới Đã và đang có hàng loạt các nhân tố quốc tế tác động tới sự thay đổi của kế toán Việt Nam Ngày 31 tháng 12 năm 2001, Bộ tài chính Việt nam đã ban hành 04 chuẩn mực kế toán đầu tiên Một năm sau, ngày 31 tháng 12 năm 2002, 06 chuẩn mực tiếp theo ra đời Nội dung của 10 chuẩn mực thể hiện sự nỗ lực nhằm để rút ngắn khoảng cách giữa kế toán Việt nam và kế toán quốc tế Kế toán quốc tế áp dụng trong công ty Zamil có thể là một thực tế sinh động của việc ứng dụng kế toán quốc tế tại các doanh nghiệp Việt nam.

3 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát- Phương pháp phỏng vấn- Phương pháp điều tra- Phương pháp phân tích

- Phương pháp hạch toán kế toán: Kế toán theo chuẩn mực quốc tế

4 Nội dung nghiên cứu:

Chương 1: Cơ sở lí luận: Những vấn đề cơ bản về kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam.

Chương 3: Một số đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán chi phí phi sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam.

Kết luận

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM:

1.1.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của nghành sản xuất kinh doanh:

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm làm ra rất đa dạng Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm:

- Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo ba khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản tính giá thành sản phẩm.

- Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:

Trang 4

1.1.2.1.Khái niệm chi phí sản xuất:

CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) Nói cách khác CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất:

CPSX trong các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về nội dung kinh tế, tính chất chi phí, vai trò của nó trong việc tạo ra sản phẩm Vì vậy để phục vụ cho công tác quản lí nói chung và kế toán nói riêng, kế toán doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành phân loại CPSX theo các tiêu thức thích hợp.

1.1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố cấu thành:

Căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh thì chi phí được phân loại theo yếu tố Theo đó toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố:

- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu- Yếu tố nhiên liệu, động lực

- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ

- Yếu tố khấu hao TSCĐ- Yếu tố dịch vụ mua ngoài- Yếu tố chi phí khác bằng tiền

Cách phân loại này cho các nhà quản lý biết được kết cấu và tỉ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 5

Đối với kế toán, đó là cơ sở tổ chức tổng hợp CPSX theo yếu tố, giám đốc tình hình thực hiện dự toán CPSX, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương, tính nhu cầu vốn lưu động định mức cho kỳ sau.

1.1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng:

Để thuận tiện cho việc tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ thì chi phí được phân theo mục đích Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng Theo đó giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) bao gồm:

- Chi phí NVL trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhưng có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm ( trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp ) Nó bao gồm các khoản lương và tính theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ Cũng có trường hợp doanh nghiệp tách chi phí khấu hao và chi phí sửa chữa bảo dưỡng thành một khoản mục chi phí riêng.

Khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ ( giá thành đầy đủ ) thì giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.

1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm.

Để tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh, CPSX được phân loại theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng các mô hình phí trong mối quan hệ

Trang 6

giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận nhằm xác định điểm hoà vốn, đưa ra định hướng nâng cao hiệu quả của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí được chi ra làm 2 loại:

- Chi phí bất biến (định phí): Là những chi phí về nguyên tắc không thay đổi theo khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành.

- Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí có thể thay đổi theo tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí có ý nghĩa rất quan trọng Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả kinh doanh Mỗi cách phân loại chi phí có ý nghĩa riêng, phục vụ cho từng nhu cầu quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể, nhưng chúng luôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi toàn doanh nghiệp ở thời kì nhất định.

1.1.4 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm:

1.1.4.1.Nội dung:

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của hao phí lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong giá thành sản phẩm chỉ gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ và phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm các chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải được phán ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất, tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan đến việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống Mọi cách tính toán chủ quan, không phán ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền

Trang 7

tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

Để đáp ứng yêu cầu quản lí, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xác định giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Mỗi cách phân loại có một tác dụng khác nhau đối với công tác quản lí và hạch toán

- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch Chỉ tiêu này xác định mức độ phí giới hạn để sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

-Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, nó bao gồm cả các chi phí kế hoạch, định mức và những chi phí ngoài kế hoạch như chi phí sản phẩm hỏng, thiệt hại trong sản xuất…Giá thành thực tế là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.1.4.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán:

Trang 8

Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lí biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm gồm: - Giá thành sản xuất: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất Đó là chi phí nguyên vât liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Giá thành toàn bộ: Là giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tức là giá thành toàn bộ bằng giá thành xản xuất cộng với chi phí quản lý và chi phí bán hàng.

Việc xem xét chỉ tiêu giá thành sản phẩm trên các góc độ khác nhau là rất cần thiết vì mỗi loại giá thành có ý nghĩa khác nhau trong quản lý kinh tế và trong quản trị doanh nghiệp.

1.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả.

Giữa CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau vì chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cơ sở để tập hợp CPSX là những khoản hao phí doanh nghiệp đã bỏ ta Còn cơ sở để tính giá thành là những số liệu chi phí đã được tập hợp.

Xét về bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất Tuy nhiên giữa chúng cũng có những mặt khác biệt.

Chi phí luôn gắn liền với thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm thì gắn với khối lượng sản phẩm đã sản xuất hoàn thành Như vậy để tâp hợp chi phí cần căn cứ vào thời kỳ phát sinh chi phí (tháng,

Trang 9

quý, năm) CPSX bao gồm cả những chi phí đã trả trước nhưng kỳ này mới phát sinh Giá thành sản phẩm chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước phân bổ trong kỳ.

CPSX không chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản phẩm hỏng Còn giá thành sản phẩm thì không liên quan đến CPSX của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến CPSX của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Mối liên hệ trên được biểu hiện bằng sơ đồ sau:CPSX dở dang

Từ đó ta có công thức:Tổng

giá thành SP

CPSX dở Dang đầu

CPSX phát sinh

-CPSXdở dangcuối kỳ

Tổng giá thành sản phẩm bằng CPSX phát sinh trong kỳ sẽ xảy ra đối với những nghành sản xuất không có sản phẩm dở dang hoặc khi sản phẩm dở dang đầu kỳ bằng sản phẩm dở dang cuối kỳ.

1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải hạch toán đúng, đủ và chính xác CPSX, từ đó tính đúng, hợp lí chỉ tiêu giá thành Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao các chỉ tiêu đó cho các phân xưởng và bộ phận liện quan Không những thế nhân viên kế toán chi phí còn có nhiệm vụ lập các loại báo cáo kèm theo các phân tích, đánh giá các chỉ tiêu giúp những nhà quản lý doanh nghiệp lập ra các định mức chi phí và định mức giá thành một cách chính xác Từ đó tạo điều kiện và có biện pháp

Trang 10

tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Đó là một trong những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp giữ được vị trí của mình trên thị trường.

1.1.7 Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Như chúng ta đa biết, chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong các hoạt động chế tạo sản phẩm, quản lý chi phí sản xuất thực chất là quản lý việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở cấu tạo nên giá thành do đó tiết kiệm chi phi sản xuất là một trong những biện pháp để hạ giá thành SP.

1.1.7.1 Yêu cầu cơ bản trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:

Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung, quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác Tính đúng, tính đủ giá thành các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, xác định đúng đối tượng tính giá thành Việc tính đúng, đủ giá thành sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất chính xác giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh góp phần quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý kinh tế nói chung.

1.1.7.2 Đối tượng tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Để quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đòi hỏi phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

1.1.7.2.1 Đối tượng tập chi phí sản xuất:

Trang 11

Đối tượng tập hợp CPSX chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ Giới hạn tập hợp CPSX có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phân…) hoặc có thể là đối tượng chịu phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng ) Vì vậy, khi xác định đối tượng tập hợp CPSX, trước hết phải căn cứ vào:

- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất sản phẩm khép kín hay phân đoạn, sản xuất một hay nhiều loại sản phẩm, có một hay nhiều phân xưởng…)

- Yêu cầu thông tin của công tác quản lí và trình độ quản lí của doanh nghiệp.

Tùy vào đặc điểm cụ thể của từng loại doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng chi tiết, bộ phận, từng sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng, tường phân xưởng, bộ phận, giai đoạn hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất.

1.1.7.2.2 Đối tượng tính giá thành:

Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào:

- Đặc điểm quy trình công nghệ- Loại hình sản xuất

-Yêu cầu, trình độ quản lí và tổ chức sản xuất kinh doanh- Xác định đối tượng tập hợp CPSX

- Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành

1.1.7.2.3 Cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm:

Để xác định đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác Việc tính đúng, đủ giá thành SP trên cơ sở CPSX chính xác giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá

Trang 12

thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh góp phần quan trọng và thiết thực trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lý nói chung.

1.1.8 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Phương pháp hạch toán CPSX là một trong phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPSX trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí là kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết hạch toán CPSX theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.

1.1.8.1 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này được áp dụng với những CPSX trực tiếp, là những chi phí liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp CPSX Đối với những khoản chi phí này, ta căn cứ vào các chứng từ gốc vể chi phí phát sinh để tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí.

1.1.8.2 Tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng đối với những chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tâp hợp CPSX khác nhau Phương pháp được thực hiện theo các bước sau:

- Lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý và tính hệ số phân bổ chi phí: tiêu thức phân bổ chi phí phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng Với chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài cần phân bổ có thể chọn tiêu chuẩn phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng xây lắp…Chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu có thể chọn tiêu thức phân bổ là: chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính…

Hệ số phân bổ chi phí được xác định như sau:

Trang 13

C Trong đó: H: là hệ số phân bổ chi phí

T T: là tổng đại lượng tiêu thức Phân bổ của các đốI tượng- Tính mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng:

CP sản phẩm

dở dang đầukì (Dđk)

CPSX phát sinhphát sinh trong kì(CPPS)

-CP sản phẩmdở dang cuối kì(Dck)

Giá thành toàn bộ được tính bằng công thức sau:

Giá thành của

SP dịch vụtiêu thụ

Giá thành SX

trực tiếp củaSP dịch vụĐã tiêu thụ

Chi phí bán hàng

phân bổ cho SP

dịch vụ đã tiêuThụ

-Chi phí quản lídoanh nghiệpphân bổ cho SP

Trang 14

nói quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp thường trải qua ba bước sau đây:

- Tập hợp các yếu tố chi phí đầu vào theo nơi phát sinh chi phí, theo nội dung kinh tế của chi phí, theo các khoản mục giá thành và theo từng đối tượng phải chịu chi phí.

- Tập hợp chi phí và tính giá thành của sản xuất kinh doanh phụ, phân bổ giá trị của sản xuất phụ cho sản xuất chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

- Kết chuyển hoặc tính toán phân bổ các chi phí sản phẩm đã tập hợp được ở bước 1 cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng phải chịu chi phí.

- Kiểm kê, đánh giá những sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ trên cơ sở CPSX đã tổng hợp được ở bước 3, tài liệu kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.

1.1.11 Kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành:

Các doanh nghiệp có quy định về kì hạch toán riêng cho mình tùy theo chu kì sản xuất hay quy mô tổ chức doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp có chu kí sản xuất dài thì có thể bắt đầu kỳ hạch toán bằng thời điểm bắt đầu chu kì sản xuất Đối với doanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn thì kỳ hạch toán chi phì và tính giá thành là cuối tháng hoặc cuối quý.

1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

1.2.1 Nội dung và phương pháp hạch toán:1.2.1.1 Nôi dung:

Chi phí NVL trực tiếp là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực tiêu dùng trực tiếp cho sản phẩm của doanh nghiệp.

1.2.1.2 Phương pháp hạch toán:

Trang 15

Trong quá trình hạch toán những vật liệu nào khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, loại sản phẩm, nhóm sản phẩm… thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đã chi ra cho các đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường dùng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lương SP… Cuối kỳ, nếu doanh nghiệp sử dụng không hết số vật liệu đã xuất trong kỳ, kế toán phải xác định giá trị vật liệu còn lại trong tổng trị giá vật liệu đã sử dụng trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng loại NVL Số vật liệu sử dụng không hết có thể nhập lại kho hoặc sử dụng cho kỳ sản xuất tiếp theo.

1.2.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho-Bảng phân bổ vật tư

1.2.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản: 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếpKết cấu:

Bên nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế

tạo sản phẩm hoặc thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ ở các phân xưởng sản xuất.

Bên có:

- Giá thực tế vật liệu sử dụng không hết nhập tại kho

- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực sự tham gia sản xuất sản phẩm trong kỳ cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan để tính giá thành sản phẩm.

Tài khoản: 621 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng phải chịu chi phí ở từng bộ phận sản xuất.

Trang 16

1.2.4 Trình tự hạch toán:

- Khi xuất kho vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩmNợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)

Có TK 152 (Chi tiết theo từng loại vật liệu theo giá thực tế)

- Trường hợp nhận vật liệu về không nhập kho mà được giao ngay cho bộ phận sản xuất để chế tạo sản phẩm

Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

- Trường hợp vật liệu sử dụng không hết được nhập lại khoNợ TK 152 (Chi tiết theo từng loại vật liệu)

Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)

- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL thực tế cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành.

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 621 – Chi phí vật tư trực tiếp (Chi tiết theo từng đối tượng)- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Nợ TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng phân xưởng)Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 611 – Mua hàng (Chi tiết cho NVL)

Sau đó kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL thực tế cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành SP.

Nợ TK 631 – Giá thành SP

Có TK621 – Chi phí NVL trực tiếp (Chi tiết theo từng đối tượng)

Trang 17

1.2.5.Sơ đồ tài khoản:

1.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

1.3.1.Nội dung và phương pháp hạch toán:1.3.1.1 Nội dung:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất SP hay trực tiếp thục hiện các công việc, lao vụ ở các phân xưởng sản xuất như tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chịu và được tính vào CPSX theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.

1.3.1.2 Phương pháp hạch toán kế toán:

Trong trường hợp không thể tổ chức hạch toán riêng theo từng đối tượng phải chịu chi phí thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đã chi ra cho các đối tượng có liên quan Khi tính toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp người ta thường phân bổ theo từng

Trang 18

khoản mục chi phí có mối quan hệ khác nhau với quá trình sản xuất dựa trên các tiêu thức phân bổ khác nhau.

Tiền lương chính củaCNSX phân bổ cho SP A

( theo tiền lương định

định mức

của Sản phẩm A

Đối với các khoản chi phí về BHXH, BHYT và KPCĐ thì tính theo tỷ lệ tiền lương.

1.3.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho-Bảng phân bổ vật tư

1.3.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Bên nợ: CPNCTT sản xuất sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụBên có: Kết chuyển hoặc phân bổ CPNCTT phát sinh trong kỳ cho các

đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm.TK 622 không có số dư cuối kỳ

TK này được mở chi tiết theo từng đối tượng phải chịu chi phí ở từng phân xưởng, bộ phận sản xuất.

Trang 19

- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân sản xuất (phần được tính vào chi phí)

Nợ TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng)Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch để tính vào chi phí của kỳ này.

Nợ TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng)Có TK 335 – Chi phí phải trả

- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ CPNCTT cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm.

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang – kê khai thường xuyên Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất - kiểm kê định kỳ

Có TK 622 – CPNCTT ( chi tiết theo từng đối tượng )

1.3.5 Sơ đồ tài khoản:

334 622 154(631)Tính tiền lương phải trả

335

Tính trước tiền Kết chuyển CPNCTTLương nghỉ phép

CNXS 338

1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:

1.4.1 Nội dung và phương pháp hạch toán:

Trang 20

1.4.1.1 Nội dung chi phí sản xuất chung:

CPSXC là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài chi phí vật tư trực tiếp và CPNCTT như: tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ đang dùng tại phân xưởng, chi phí dịch vụ

mua ngoài và các chí bằng tiền ngoài những chi phí kể trên 1.4.1.2 Phương pháp hạch toán kế toán:

CPSXC được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và CPSXC phát sinh trong kỳ ở phân xưởng, bộ phận sản xuất nào sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng, bộ phận sản xuất đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa Tiêu thức phân bổ CPSXC thường dùng là giờ công sản xuất, tiền lương chính của công nhân sản xuất…

CPSXC phải mở sổ theo dõi chi tiết theo CPSXC cố định và CPSXC biến đổi.

1.4.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho-Bảng phân bổ vật tư

1.4.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

Bên nợ: Tập hợp CPSXC phát sinh trong kỳ theo khoản mục quy địnhBên có:

- Các khoản ghi giảm CPSXC ( nếu có ).

- Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm.

TK 627 không có số dư cuối kỳTK 627 có 6 tài khoản cấp 2:

TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng

Trang 21

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ tiền lương của nhân viên phân xưởng, phần được tính vào chi phí.

Nợ TK 6271

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

- Giá trị vật liệu xuất kho để dùng chung cho phân xưởng sản xuất như sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ hay quản lý điều hành hoạt động của phân xưởng.

Nợ TK 6272

Có TK 152 (KKTX)hoặc Có TK 611 ( KKĐK )

- Giá trị dụng cụ, công cụ xuất cho hoạt động của phân xưởng.Nợ TK 6273

Có TK 153 (KKTX)hoặc Có TK 611 ( KKĐK )

- Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho phân xưởng theo phương pháp phân bổ dần.

Nợ TK 6273

Có TK 1421

- Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng.Nợ TK 6274

Trang 22

Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố địnhĐồng thời ghi Nợ TK 009

- Chi phí điện, nước, điện thoại, thuê nhà xưởng, nhà kho, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài… thuộc phân xưởng sản xuất.

Nợ TK 6277

Có TK 111, 112, 331

- Nếu có phát sinh các khoản giám chi phí.Nợ TK 335

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

- Cuối kì, kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC cho các đối tượng có liên quan để tính giá thành sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành.Nợ TK 154 ( KKTX )

hoặc Nợ TK 631 ( KKĐK ) ( Chi tiết theo từng đối tượng )Có TK 627

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển CPSXC cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Chi tiết CPSXC cố định).- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( Chi tiết CPSXC cố định không phân bổ )

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

1.4.5 Sơ đồ tài khoản:

152, 153… 627 154, 631Chi phí SXC Kết chuyển CPSXC biến đổi( cố định + biến đổi )

Phân bổ, kết chuyển CPSXCcố định vào CP chế biến mỗi đơn vị SP

Trang 23

214,331,334 632

Khấu hao TSCĐ, nợ Khoản CPSXC cố định không phải trả tính vào CPSXC phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Sơ đồ 3: Hạch toán chi phí sản xuất chung

1.4.6 Các loại sổ sách kế toán:

- Sổ chi tiết tài khoản 627

- Sổ cái

1.5 kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:

1.5.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1.5.1.1 Nội dung:

Phương pháp KKTX là phương pháp kế toán mà tất cả các hoạt động sản xuất gắn liền với quá trình vận hành của doanh nghiệp đều được ghi sổ hàng ngày Theo phương pháp này, toàn bộ tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá đều được theo dõi, phán ánh thường xuyên Các tài khoản kế toán hàng tồn kho sẽ phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật tư, công cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá Do vậy giá trị của các loại hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kì thời điểm nào trong kì kế toán Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu quản lí cao.

1.5.1.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho-Bảng phân bổ vật tư

1.5.1.3 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 24

Chi tiết theo từng đối tượng.

1.5.1.5 Sơ đồ tài khoản:

621 154 152, 138Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Các khoản ghi giảm

chi phí

622 155 Chi phí nhân công trực tiếp

Nhập kho

627 157 Chi phí sản xuất chung Giá thành Gửi đi bán

Trang 25

thực tế 632 632 Tiêu thụ

Tháng

1.5.2.2 Chứng từ sử dụng:

- Phiếu nhập kho- Phiếu xuất kho-Bảng phân bổ vật tư

1.5.2.3 Tài khoản sử dụng:

- Tài khoản: 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Bên nợ: Kết chuyển CPSX thực tế của những sản phẩm, công việc hay

lao vụ chưa hoàn thành lúc cuối kỳ.

Trang 26

Bên có: Kết chuyển CPSX thực tế của những sản phẩm, công việc hay

lao vụ chưa hoàn thành lúc đầu kỳ.

Số dư bên nợ: CPSX thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành trong kỳ

TK 631 không có số dư cuối kỳ

1.5.2.4 Định khoản:

- Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ vào bên nợ TK 631 theo từng đối tượng.

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ.

Có TK 631 – Giá thành sản xuất (Theo từng đối tượng )

- Giá thành sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành nhập kho hay đã cung cấp cho khách hàng.

Trang 27

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

1.5.2.5 Sơ đồ tài khoản:

154 631 154Kết chuyển giá trị dở Kết chuyển giá trị dởdang đầu kỳ dang đầu kỳ

Sơ đồ 5: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK

1.5.2.6 Các loại sổ sách kế toán:

- Sổ chi tiết tài khoản 154- Sổ cái

1.6 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

1.6.1 Các loại sản phẩm dở dang tại doanh nghiệp:

SPDD là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn

Trang 28

thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm ( gọi là bán thành phẩm ).

1.6.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Tính giá SPDD là tính toàn, xác định phần chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ phải chịu Việc tính SPDD hợp lí là, một trong những yếu tố quyết định đến tính trung thực, hợp lí đối với chi tiêu giá thành sản xuất của SP hoàn thành trong kỳ.

1.6.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Trong giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có một loại duy nhất là CPNVLTT còn các chi phí chế biến khác thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành mà không tính cho sản phẩm dở dang.

Giá trị NVL chính nằm trong SPDD

Số lượng SPDD cuối kì không

quy đổi ra thành

Khối lượng SPDD quy đổi thành SPHT tương đương:Số lượng SPDD

Tương đương =

Số lượng sản phẩm

Mức độ hoànthành (%)Việc đánh giá SPDD cần phân biệt hai nhóm chi phí:

- Chi phí bỏ vào một lần đầu như chi phí NVL chính được phân bổ đều cho các sản phẩm đã chế tạo không phân biệt đã hoàn thành hay chưa.Giá trị

NVL chính nằm trong SPDD

đổi ra

Trang 29

- Chi phí bỏ dần theo quá trình sản xuất như các chi phí chế biến khác thì phân bổ theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương hoặc theo tiêu hao thực tế.

Chi phí chế biến nằmTrong SPDDtheo từng loại

Tổng chi phí chế biến từng loại

SPDDthành phẩm

Không quy đổi

Số lượng SPDD cuối Kỳ Quy đổi ra Thành phẩm

1.6.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:

Phương pháp này giúp cho giảm bớt được khối lượng công việc tính toán, song chỉ thích hợp trong điều kiện số lượng SPDD tương đối đồng đều trên các công đoạn dây chuyền sản xuất.

- Đánh giá theo 50% chi phí chế biến thực tế: dựa vào chi phí thực tế để tính toán.

Dck =

D đk + CnQtp + Qd

x Qd +

D đk + CcbQtp + 50%Qd

x 50%Qd- Đánh giá theo 50% chi phí chế biến kế hoạch:

Dck = ( Mục CP vật liệu chính ( CP vật liệu trực tiếp ) trong Z KH đơn vị x Qd ) + ( Mục CPCB trong Z KH đơn vị x 50% Qd )

1.6.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc theo giá thành kế hoạch:

Theo phương pháp này dùng CPSX định mức ở từng công đoạn chế biến nhân với số lượng SPDD ở công đoạn đó Sau đó tổng hợp chung lại.

Đây là phương pháp có ưu điểm là có thể lập được bảng tính sẵn chi phí cho SPDD với mức độ hoàn thành khác nhau, làm cho việc đánh giá SPDD cuối kỳ được nhanh chóng.

Trang 30

Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành định mức chi phí theo từng loại sản phẩm, từng chi tiết sản phẩm, và từng công đoạn SXSP, nên chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức.

1.7 Tính giá thành sản phẩm:

1.7.1 Kỳ tính giá thành sản phẩm:

Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng cần tính giá Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý, đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành.

Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành toàn bộ.

1.7.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định Việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định.

1.7.2.1 Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn giản, chủng loại mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp

Trang 31

này là từng loại sản phẩm, dịch vụ Kì tính giá thành phù hợp với kì báo cáo Theo phương pháp này, giá thành đơn vị được tính theo công thức:

Giá thành đơn Giá trị SPDD + CPSX phát sinh - Giá trị SPDDvị sản phẩm,

Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì

1.7.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ như các doanh nghiệp khai thác, dệt, nhuộm, co khí chế tạo, may mặc… đối tượng tập hợp CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm, giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Theo phương pháp này, CPSX được tập hợp theo từng đối tượng, đến kỳ tính giá thành tiến hành phân bổ cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành Sau đó, tổng cộng chi phí của các phân xưởng cho sản phẩm hoàn thành để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành.

Giá thành đơn

Vị sản phẩm =

Tổng giá thành các loại sản phẩmSố lượng + Số lượng SP chuẩn quy

Giá thành đơn vịSản phẩm từng loại

Giá thành đơn vịsản phẩm chuẩn

Hệ số quy đổi sản

phẩm từng loại

Trang 32

1.7.2.4 Phương pháp tỷ lệ:

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như doanh nghiệp dệt, đóng giày… đối tượng tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại Giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau được tính theo tỷ lệ với giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch của nó trong tổng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm cùng loại theo công thức:

Zsx thực tế từng loại Tổng Zsx thực tế các Tỷ lệ

sản phẩm loại sản phẩm chi phíTỷ

lệchi phí

1.7.2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất vừa thu được sản phẩm chính và sản phẩm như nhà máy đường, rượu bia… đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ dây chuyền sản xuất Giá thành sản phẩm chính được tính bằng cách loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi chi phí theo công thức:

Tổng Z SPChính

CPSX kỳ trước

chuyển sang+

CPSX phátsinh trong kỳ

-Giá trị SP phụ

thu được-

CPSX chuyểnsang kỳ sau

1.7.2.6 Phương pháp liên hợp:

Là phương pháp kết hợp nhiều phương pháp như: kết hợp phương phảptực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ… Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi phải kết

Trang 33

hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, may mặc…

Trên cơ sở các phương pháp tính giá thành sản phẩm nói trên, kế toán cần lựa chọn để áp dụng sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiập như đặc điểm bộ máy tổ chức, đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí.

1.8 Phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng tại một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

- Đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn:

Doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể thì việc hạch toán chi phí được tiến hành theo sản phẩm, việc tính giá thành được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hay liên hợp.

- Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:

Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà công việc sản xuất thường được tiến hành theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc theo chỉ thị của cấp trên Đặc điểm của loại hình sản xuất này là không có kế hoạch sản xuất ổn định, có thể có nhiều mặt hàng khác nhau nhưng ít lặp đi lặp lại Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc là một số sản phẩm cùng loại hay khác nhau.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục:

Được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến một loại thành phẩm Bán thành phẩm của bước trước là đối tượng chế biến của bước sau.

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là các giai đoạn chế biến hay còn gọi là giai đoạn công nghệ Đối tượng tính giá

Trang 34

thành có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn công nghệ trung gian và thành phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng.

Chi phí NVL chính

Giá thành bán thành phẩm

bước 2

Giá thành bán thành phẩm

bước n – 1

Chi phí chế biến bước 1

Chi phí chế biến bước 2

Chi phí chế biến bước nGiá thành bán

thành phẩm bước 1

Giá thành bán thành phẩm

bước 2

Giá thành bán thành phẩm

bước n

Sơ đồ 6: Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục

- Đối với doanh nghiệp có tổ chức bộ phận SXKD phụ:

Nhằm mục đích phục vụ SXKD chính và tận dụng các điều kiện hiện có của doanh nghiệp để tổ chức sản xuất những mặt hàng khác ngoài kế hoạch sản xuất chính của doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

- Đối với trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận SXKD phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể:

Trong trường hợp này thì CPSX sẽ được tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động Giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của từng bộ phận sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp.

Giá thành Đơn vị sản

Phẩm lao vụ

Đã hoàn thành

CPSX kỳ trướcchuyển sang

CPSX phát sinhtrong kỳ

-CPSX chuyểnsang kỳ sau

Số lượng sản phẩm, lao vụ

- Đối với trường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận SXKD phụ.

Trang 35

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận SXKD phụ và giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau thì có thể áp dụng các cách tính giá thành sau đây tùy thuộc vào sự lựa chọn của doanh nghiệp:

- Phương pháp phân phối theo giá kế hoạch một lần- Phương pháp đại số

- Phương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠi CÔNG TY TNHH NHÀ THÉP TIỀN CHẾ ZAMIL VIỆT NAM.

2.1 Đặc điểm chung của công ty:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tên đầy đủ của công ty:

Tên Việt Nam: Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil

Việt Nam.

Tên tiếng Anh: Zamil Steel Buildings Vietnam Co., Ltd.

Địa chỉ văn phòng chính và nhà máy của công ty:Khu công nghiệp Nội Bài

Xã Quang Tiến – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà nội

Công ty Zamil Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các loại khung nhà thép tiền chế như:

- Nhà máy, nhà xưởng - Siêu thị- Kho hàng, phòng trưng bày - Nhà hàng

Trang 36

Sản phẩm của Zamil được thiết kế theo những tiêu chuẩn mới nhất của Hoa Kì trong nghành công nghiệp sản xuất khung nhà thép tiền chế đó là:

- AISC: Viện kết cấu thép Hoa kì (American Institute of Steel

- AWS: Hiệp hội hàn Hoa Kì ( American Welding Society )

Toàn bộ nhà máy của Zamil Việt nam đều được trang bị công nghệ và máy móc hiện đại nhập từ Mỹ và Châu Âu có công suất tối đa 150.000 m2 khung nhà/ 1 tháng Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ những người thợ giỏi, chuyên nghiệp, những nhà quản lí có trình độ và kinh nghiệm của cả Việt nam và nước ngoài Nhờ đó, công ty đã sớm đi vào ổn định sản xuất và ngày càng phát triển Cho tới nay công ty đã cung cấp được hơn 3.000 khung nhà thép hoàn hảo cả trong nước và ngoài nước Công ty đã được thừa nhận là một trong những nhà sản xuất lớn nhất và nổi bật nhất trong lĩnh vực sản xuất nhà thép tiền chế của Việt nam và bốn lần được nhận bằng khen của thành phố Hà nội về thành tích trong lĩnh vực xuất khẩu Tháng 10 năm 2001 Công ty đã được tổ chức chất lượng quốc tế ( BVQI ) cấp chứng chỉ ISO 9001/1994 về việc áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống chất lượng về kết cấu, thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, các dịch vụ giao nhận Công ty hiện nay.

Công ty Zamil Việt nam là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập năm 1997 theo giấy phép đầu tư số 1937/GP ngày 27/6/1997 do Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp có thời gian hoạt động là 30 năm Ban

đầu công ty lấy tên là “Advanced Building Systems Co., Ltd A Licensee of Zamil Steel” Tháng 11 năm 1998 công ty đổi tên thành

Trang 37

“Zamil Steel Buildings Việt nam Co., Ltd.” như ngày nay theo giấy

phép sửa đổi số 1937/GPĐC ngày 24/11/1998.

Chủ sở hữu của công ty và phần trăm góp vốn như sau:- Univesal Building System Co., Ltd – Channel Island: 90%- Mitsui & Co., Ltd – Nhật Bản : 10%

Trong đó Univesal Building System Co., Ltd là công ty con của Công ty Zamil Steel Buildings Co., Ltd ( Ả Rập ) thuộc về tập đoàn Zamil (Ả Rập), một trong những tập đoàn lớn, ổn định và có danh tiếng tốt trên thế giới, là một trong những tên tuổi được tin tưởng nhất ở Trung Đông.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty:

Công ty Zamil chuyên sản xuất nhà thép tiền chế, ngoài ra còn sản xuất tôn mái lợp Công ty Zamil Việt nam từ khi hoạt động tới nay ngày càng khẳng định thêm tên tuổi của tập đoàn Zamil tại thị trường Việt nam và thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hàng tháng Zamil Việt nam phải gửi báo cáo cho hai chủ sở hữu một cách chính xác, kịp thời phục vụ cho việc kiểm soát tình hình SXKD của công ty đồng thời tạo điều kiện cho việc lập báo cáo toàn tập đoàn Do đó công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản của công ty mẹ Zamil và tuân theo các chuẩn mực kế toàn quốc tế được thừa nhận trong hạch toán kế toán, dùng đồng Đô la Mỹ là đồng tiền hạch toán Điều đó khiến cho cách hạch toán kế toán nói chung và hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm nói riêng của công ty Zamil có nhiều điểm khác với cách hạch toán của doanh nghiệp Việt nam.

2.1.3 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty:

Công ty Zamil Việt nam tổ chức bộ máy quản lí theo mô hình “Trực tuyến chức năng” Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Zamil như sau:

Trang 38

Sơ đồ 7 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam.

Mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám Đốc, được phép ra một số quyết định trong phạm vi chức năng chuyên môn của phòng ban mình Những quyết định

Bộ phận quản lí

NVL XS

Phòng quản lý sản xuất

Phân xưởng khung

Tổ cắtPhòng thiết kế

TỔNG GIÁMĐỐC

Phòng hành chính

Phòng thu mua

Phòng

kế toánPhòng điều hành

sản xuất

Phòng công nghệ thông

Bộ phận

an toàn cháy nổ

xếp hàng và

vận chuyển

Phòng Market

Bộ phận bảo dưỡng MMTB

SXVăn

phòng đại diện

Phân xưởng các chi tiết phụ

Phân xưởng

xà gồ

Phân xưởng làm mái

Phân xưởng các

chi tiết trang trí

Tổ dập lỗ

Tổ hàn đínhTổ

hàn tự động

Tổ hàn hoàn thiện

Tổ sơnThư kí

Trang 39

lớn mang tính chiến lược liên quan trực tiếp đến sự phát triển của công ty do ban Giám Đốc quyết định.

Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc Đây là người điều hành cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động hàng ngày của công ty Tổng giám đốc là người đại diện cho công ty trước cơ quan có thẩm quyền của Việt nam và trước tất cả các bên thứ ba.

Tổng giám đốc điều hành công ty thông qua trưởng phòng của các phòng ban chức năng Mỗi phòng ban chức năng có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể rõ ràng và chuyên môn hóa cao độ Các phòng đều có liên quan đến nhau nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động SXKD của công ty Có thể khái quát nhiệm vụ từng phòng như sau:

- Phòng hành chính ( Administration Department ): Có nhiệm vụ giúp

Giám đốc tổ chức bộ máy quản lí cho phù hợp với công ty, duy trì môi trường làm việc hiệu qủa nhất, thuận tiện nhất Phòng hành chính quản lí các vấn để về lao động, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thuyên chuyển…

- Phòng thu mua ( Purchasing Department ): Phòng này có nhiệm vụ

mua nguyên vật liệu, văn phòng phẩm, máy móc thiết bị, đồ dùng văn phòng… (trừ thức ăn do bộ phận Canteen mua ) và kí kết các hợp đồng thu mua.

- Phòng thiết kế và quản lí đơn đặt hàng ( Engineering & Order Managerment Department ): Đây là một trong những phòng quan trọng

nhất của công ty Phòng có một đội ngũ các nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhiệt tình Phòng chia thành hai bộ phận: Bộ phận thiết kế và bộ phận quản lý đơn đặt hàng:

Bộ phận quản lí đơn đặt hàng: Có nhiệm xử lí và theo dõi tất cả các đơn đặt hàng, mà công ty gọi là Job, được đưa vào hệ thống của công ty từ lúc khách hàng có ý định mua cho đến khi công trình được lắp dựng xong, là chiếc cầu nối giữa văn phòng đại diện với các phòng ban có liên quan tại nhà máy.

Trang 40

Bộ phận thiết kế: Bộ phận này có nhiệm vụ đưa ra báo giá, bản vẽ sơ bộ và bản vẽ hoàn thiện nhanh nhất theo đơn đặt hàng.

- Phòng công nghệ thông tin ( Information Technology Department ):

Nhiệm vụ của phòng là đảm bảo cho mạng máy tính cũng như từng máy tính cá nhân hoạt động liên tục, giải đáp, sử lí các trường hợp báo lỗi, báo hỏng của hệ thống thông tin liên lạc trên máy vi tính, quản lí các đầu mối thông tin ra vào mạng máy tính của công ty, chạy các máy chủ phục vụ cho việc truy cập vào Internet Đặc biệt là từ khi công ty sử dụng phần mềm ORACLE thì nhiệm vụ của phòng là phải đảm bảo cho phần mềm trở nên phù hợp vời từng công việc trong công ty

- Văn phòng giao dịch ( Sales Office ): Công ty có các văn phòng giao

dịch ở trong nước ( Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh ) và nước ngoài ( Philippines, Myanmar, Indonesia, Cambodia, Singapore, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Hàn Quốc ) có nhiệm vụ đại diện cho công ty làm việc với khách hàng, kết nối công ty với thị trường Thực chất văn phòng bán hàng là một phòng ban chức năng của công ty được đặt tại vị trí ngoài nhà máy nhằm tạo điều kiện cho văn phòng thực hiện tốt nhiệm vụ

- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm ( Quanlity Control ): Phòng này

có trách nhiệm kiểm tra chất lượng NVL trước khi nhập vào và thành phẩm trước khi xuất ra.

- Phòng Marketing ( Marketign Department ): Nhiệm vụ của phòng là

đăng tin quảng cáo về sản phẩm của công ty, về việc tuyển nhân viên mới.

- Phòng điều hành sản xuất ( Operation Department ): Nhiệm vụ của

phòng là điều hành các hoạt động liên quan đến sản xuất, quản lí các bộ phận sản xuất của công ty Do đó phòng điều hành sản xuất là phòng quan trọng của công ty.

- Phòng kế toán ( Finance Department ): Có nhiệm vụ ghi chép, phân

tích tổng hợp hệ thống hóa số liệu, cung cấp thông tin kế toán phục vụ

Ngày đăng: 08/11/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: (Trang 17)
1.3.5. Sơ đồ tài khoản: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
1.3.5. Sơ đồ tài khoản: (Trang 19)
1.4.5. Sơ đồ tài khoản: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
1.4.5. Sơ đồ tài khoản: (Trang 22)
1.5.1.5. Sơ đồ tài khoản: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
1.5.1.5. Sơ đồ tài khoản: (Trang 24)
1.5.2.5. Sơ đồ tài khoản: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
1.5.2.5. Sơ đồ tài khoản: (Trang 27)
Sơ đồ 6: Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 6 Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục (Trang 34)
Sơ đồ 7  Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH Nhà thép tiền chế  Zamil Việt nam. - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 7 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam (Trang 38)
BẢNG 3: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2003-2005 - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
BẢNG 3 PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY NĂM 2003-2005 (Trang 48)
Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành hình  thức nhật kí chung - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 9 Sơ đồ trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành hình thức nhật kí chung (Trang 62)
Sơ đồ 10: Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật kí chung” - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 10 Quy trình hạch toán theo hình thức “Nhật kí chung” (Trang 63)
Sơ đồ 11: - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 11 (Trang 68)
Sơ đồ 12: Quy trình công nghệ phân xưởng mái và các chi tiết trang trí - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 12 Quy trình công nghệ phân xưởng mái và các chi tiết trang trí (Trang 70)
Sơ đồ 15: Quy trình hạch toán CPSX thực tế và tính giá thành  trên ORACLE và EXCEL. - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 15 Quy trình hạch toán CPSX thực tế và tính giá thành trên ORACLE và EXCEL (Trang 80)
Sơ đồ 16   : Sơ đồ hạch toán CPSX và tính giá thành SP - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 16 : Sơ đồ hạch toán CPSX và tính giá thành SP (Trang 81)
Sơ đồ 17: Quy trình hạch toán chi phí NVL tại Công ty TNHH  Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam. - Công tác hạch toán kế toán CPSX và tính GTSP tại Cty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil VN
Sơ đồ 17 Quy trình hạch toán chi phí NVL tại Công ty TNHH Nhà thép tiền chế Zamil Việt nam (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w