Tổ chức công tác kế toán bỏn hàng xác định KQKD tại Cty cổ phần vật tư nụng nghiệp Cao Bằng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn hai mươi năm nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường mở cửa với nhiều thành phần kinh tế hoạtđộng dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, theo định hướng XHCN; đấtnước ta đã có sự thay đổi về mọi mặt, dần hoà mình vào sự phát triển chungcủa khu vực và thế giới Đặc biệt với sự kiện nước ta gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO tháng 11 năm 2007 vừa qua là một bước ngoặt mởra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, khókhăn Cơ chế kinh tế mở đă tạo tiền đề cho các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế trong cả nước có cơ hội giao lưu, hội nhập, vươn lên mạnh mẽtrên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinhdoanh song cũng đẩy các doanh nghiệp vào thế cạnh tranh quyết liệt Hoạtđộng trong một môi trường cạnh tranh tự do, sự ganh đua lẫn nhau giữa cácthành phần để giành phần có lợi cho mình khiến mỗi doanh nghiệp đều phảitìm cho mình một phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện và hoàncảnh của mình trong nền kinh tế thị trường đầy biến động Mỗi doanh nghiệpphải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải tự chịu trách nhiệm với kếtquả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn và quan trọng hơn là hoạt độngkinh doanh phải có lãi, tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng, có như vậydoanh nghiệp mới có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển Muốnvậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được đúng đắn vị trí của khâu tiêu thụhàng hóa, thành phẩm, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp các chi phí đã bỏ ra.Đặc biệt với một doanh nghiệp thương mại, khâu bán hàng hóa là khâu cơbản và quan trọng nhất, quyết định sự tồn-vong, thành- bại của doanh nghiệpBên cạnh đó, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận nên việcxác định đúng đắn và chính xác kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bánhàng nói riêng cũng rất quan trọng
Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, tài chính chủ đạo, đảmnhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế, có vaitrò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế
Trang 2trong doanh nghiệp, kế toán có vị trí đặc biệt quan trọng Do đó việc tổ chứchợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cầnthiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa cácquyết định kinh doanh đúng đắn Như vậy trong công tác quản lý doanhnghiệp, đặc biệt tại các doanh nghiệp thương mại, kế toán bán hàng và xácđịnh KQKD là công việc luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâmvì nó chi phối đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồngthời thông qua thông tin mà kế toán bán hàng và xác định KQKD cung cấpgiúp cho các nhà quản trị đưa ra được quyết định phù hợp cho sự phát triểnvà yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán bán hàngvà xác định kết quả kinh doanh đặc biệt tại doanh nghiệp thương mại, vậndụng lý luận đã học tập và nghiên cứu ở trường, kết hợp với thực tế thu nhận
được từ công tác kế toán tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao
Bằng , em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng xácđịnh KQKD tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng ” làm để
tài nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn gồm 3 phần:
Chưong I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng
Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư nôngnghiệp Cao Bằng
Trang 3Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các
thầy cô trong bộ môn kế toán, trực tiếp là Tiến sĩ Trần Văn Hợi cùng với sựhướng dẫn, giúp đỡ của các cô chú cán bộ kế toán Công ty cổ phần vật tư
nông nghiệp Cao Bằng Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài rộng, thời gian
thực tế chưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót Em kính mong đượcý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và các cô chú phòng Kế toán – tài vụ củacông ty để em bổ sung, nâng cao nhận thức và hoàn thiện tốt luận văn củamình.
Vũ Thị Phương Thảo
1 CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁNBÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Những khái niệm cơ bản
Theo nội dung đoạn 3- chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhậpkhác” (Ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) và theo quan điểmchung của các nhà kinh tế có giải thích nội dung một số thuật ngữ như sau:
Hàng hóa: Là những vật phẩm các doanh nghiệp mua về để bán
phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội
Bán hàng: Là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm gắn với
phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được kháchhàng thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán.
Doanh thu:Là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
thời kỳ hạch toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm
yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận vềchiết khấu thương mại đã ghi trong hợp đồng mua bán hoặc các camkết mua bán hàng
Trang 4 Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác
định là tiêu thụ, bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người
mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theothỏa thuận đã ghi trong hợp đồng thương mại hoặc cam kết mua bánhàng
Giá vốn hàng bán: Là chỉ tiêu phản ánh trị giá gốc của hàng đã thực
sự tiên thụ trong kì Đối với hàng hóa, đó chính là trị giá mua củahàng tiêu thụ cộng với phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kì Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị
phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịchvụ
Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là toàn bộ những khoản chi phí mà
doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điềuhành hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp trong kì.
Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mangtính chất tài chính khác của doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động tài chính: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động kinhdoanh về vốn trong kì kế toán.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanhnghiệp trong một thời kì nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ
Trang 51.2 Vai trò và ý nghĩa của công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thươngmại
Khái quát về hàng hóa và ý nghĩa của hoạt động bán hàng, xácđịnh kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại
“ Hoạt động Thương mại” theo luật thương mại Việt Nam( quốc hội khoáIX đã thông qua ngày 10/05/1997) được hiểu là việc thực hiện một haynhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hànghoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mạinhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xãhội
Hàng hoá trong DNTM tồn tại dưới hình thức vật chất, là sản phẩmcủa quá trình lao động nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người;được thực hiện thông qua hành vi mua bán trên thị trường mà doanh nghiệplà trung gian, mua vào để bán ra phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùngcủa xã hội.
Bán hàng là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóavốn kinh doanh của mình từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ vàhình thành kết quả tiêu thụ Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh tại đơn vị.
Vốn kinh doanh của DNTM không ngừng vận động và chuyển hóahình thái tương ứng với mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh; từ hình tháivốn tiền tệ sang hình thái vật chất khác là hàng hóa mà doanh nghiệp muavề, và cuối cùng- sau khi kết thúc quá trình bán hàng, vốn kinh doanh lạiquay về dạng ban đầu là hình thái tiên tệ Như vậy quá trình vận động củahàng hoá cũng là quá trình vận động của vốn kinh doanh trong doanhnghiệp.
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình lưu thông hànghoá, đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái vốn hàng hóa sang hìnhthái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bánhàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ vận động của vốn kinh doanh,tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 6Để thực hiện quá trình bán hàng, DNTM phải bỏ ra các khoản chiphí dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sảnhoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu, do đó làm giảm lợiích kinh tế trong kỳ Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoảndoanh thu và thu nhập khác, đó là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu về gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu Do đó việc xác định chính xác kết quả hoạtđộng kinh doanh cuối kỳ là một yêu cầu bắt buộc có ý nghĩa sống còn đốivới doanh nghiệp Kết quả kinh doanh là nguồn chính để doanh nghiệptrang trải các chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động, các chi phítrong sản xuất kinh doanh đã bỏ ra; làm các nghĩa vụ tài chính đối với Nhànước, là nguồn quan trọng bổ sung vốn kinh doanh giúp doanh nghiệp ngàycàng mở rộng và phát triển.
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng như vậy, việc tổ chức công tác kếtoán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh cần được thực hiện một cáchchính xác và khoa học, đầy đủ và kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặtra, từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra cácquyết định đúng đắn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Như phần trên đã nói, với vai trò quan trọng của công tác bán hàngvà xác định KQKD, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đặt ra công tác kế toánbán hàng và xác định KQKD trong các doanh nghiệp thương mại có cácnhiệm vụ sau:
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có vàsự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu sốlượng, chất lượng, chủng loại và giá trị
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanhthu, giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanhnghiệp; đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu của kháchhàng.
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sáttình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tình hình phân phốikết quả các hoạt động
Trang 7 Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tàichính và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trìnhbán hàng, xác định và phân phối kết quả.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh cần chú ý những yêu cầu sau:
Xác định đúng thời điểm hàng hoá được coi là đã bán để kịp thời lậpbáo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu Báo cáo thường xuyên, kịpthời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theotừng loại, từng hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt chẽ hàng bán vềsố lượng, chất lượng, thời gian Đôn đốc việc thu tiền khách hàngnộp về quỹ.
Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từhợp lý Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp, luân chuyểnkhoa học, hợp lý, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quảnlý, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lýDoanh nghiệp, phân bổ chi phí hợp lý cho hàng còn lại cuối kỳ vàkết chuyển chi phí cho hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinhdoanh chính xác.
1.3 Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định KQKD trong DNTM
Các phương thức bán hàng
1.3.1.1 Phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp sẽ gửi hàng cho kháchhàng theo những thỏa thuận trong hợp đồng Khách hàng có thể là đơn vịnhận bán hàng đại lý hoặc là những khách hàng mua thường xuyên theohợp đồng kinh tế Khi xuất kho hàng hóa giao cho khách hàng thì số hànghóa đó vẫn thuộc quyến sở hữu của doanh nghiệp, bởi vì chưa thỏa mãn 5điều kiện ghi nhận doanh thu Đến khi khách hàng thanh toán hoặc chấpnhận thanh toán kế toán ghi nhận doanh thu do doanh nghiệp đã chuyểncác lợi ích gắn với quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng
Trang 81.3.1.2 Phương thức bán hàng trực tiếp
Theo phương thức này, bên khách hàng đến nhận hàng trực tiếp tạikho của doanh nghiệp hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệpthương mại mua bán thẳng ) Khi doanh nghiệp giao hàng hóa, thành phẩmhoặc lao vụ, dịch vụ cho khác hàng, đồng thời được khách hàng thanh toánhoặc chấp nhận thanh toán ngay, đủ điều kiện ghi nhận doanh thu
Phương thức này gồm các hình thức cụ thể như :
1.3.1.2.1 Bán hàng thu tiền ngay
Theo phương thức này, ngay khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua, người mua sẽ thanh toán đầy đủ toàn bộ số tiền hàng theo đúng đơn giá đã thỏa thuận Doanh thu bán hàng được ghi nhận ngay khi giao hàng, nhận tiền
1.3.1.2.2 Bán hàng chậm trả không tính lãi, được người mua chấp nhận thanh toán ngay
1.3.1.2.3 Bán hàng trả chậm, trả góp có tính lãi trả chậm, trả góp
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đóđược coi là tiêu thụ và doanh nghiệp không còn quyền sở hữu số hàng đó.Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua Số tiền còn lạingười mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãinhất định Thông thường thì số tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau baogồm một phần tiền gốc và một phần lãi trả chậm
1.3.1.2.4 Bán hàng đổi hàng không tương tự
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó người bán đemsản phẩm, vật tư, hàng hóa của mình để đổi lấy vật tư, hàng hóa khôngtương tự của người mua Giá trao đổi là giá bán của hàng hóa, vật tư doanhnghiệp đem đi trao đổi trên thị trường
Phương thức này có thể chia làm ba trường hợp:- Xuất kho lấy hàng ngay
- Xuất hàng trước, lấy vật tư, sản phẩm, hàng hóa về sau.
Trang 91.3.1.2.5 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác
Trên thực tế ngoài các phương pháp bán hàng như trên, sản phẩm,hàng hóa của doanh nghiệp cũng có thể được tiêu thụ dưới nhiều hình thứckhác Đó là khi doanh nghiệp xuất hàng hóa, thành phẩm để tặng, hoặc trảlương, thưởng cho cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Cuối kì, Chi phí thu mua được phân bổ cho số hàng hóa xuất kho đểbán theo công thức:
Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán được tính bằng mộttrong các phương pháp sau:
1.3.1.3.1 Phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá mua thực tế của hàng hóa xuất kho được tính căn cứ vào số lượnghàng xuất trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức:
CP MH phân bổcho hh đã bán trong kỳ
CP MH của hh tồn kho
CP MH của hh phát sinh trong kì
Tiêu chuẩn phân bổ của hh đã xuất bán trong kì
xHh tồn kho
Hh đã xuất bán trong kì
Trang 10- Đơn giá bình quân thường được tính cho từng thứ hàng hoá.
- Đơn giá bình quân có thể được xác định cho cả kỳ được gọi là đơn giábình quân cả kỳ hay đơn giá bình quân cố định Theo cách tính này, khốilượng tính toán giảm nhưng chỉ tính được giá trị vốn thực tế của hàng hoávào thời điểm cuối kỳ nên không thể cung cấp thông tin kịp thời.
- Đơn giá bình quân có thể được xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơngiá bình quân liên hoàn; theo cách tính này, xác định được trị giá vốn thựctế hàng hoá hàng ngày cung cấp thông tin kịp thời Tuy nhiên khối lượngcông việc tính toán sẽ lớn nên phương pháp này rất thích hợp đối vớinhững doanh nghiệp áp dụng kế toán máy.
1.3.1.3.2 Phương pháp nhập trước, xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định lô hàng nào được mua vào trướcthì được xuất ra trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những lô hàng tồnkho được mua gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì hàng xuấtkho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gầnđầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ởthời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
1.3.1.3.3 Phương pháp nhập sau xuất trước:
Phương pháp này dựa trên giả định là hàng nào được mua sau thìđược xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được muatrước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo
Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho
Số lượng hàngxuất kho
Đơn giá bình quân gia quyền
Đơn giá bình
quân gia quyền =
Trị giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ +
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàngtồn đầu kỳ +
Số lượng hàngnhập trong kỳ
Trang 11giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, trị giá hàng tồn kho được tínhtheo giá của hàng nhập kho đầu kỳ còn tồn kho
1.3.1.3.4 Phương pháp thực tế đích danh:
Trị giá thực tế mua vào của hàng hóa tồn kho được tính như sau:hàng tồn kho thuộc lô nào sẽ được tính theo đơn giá của lô đó Phươngpháp này phản ánh chính xác giá của từng lô hàng xuất nhưng công việckhá phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm được chi tiết từng lô hàng.
Trong thực tế ngoài các phương pháp tính trị giá vốn thực tế củahàng hoá theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho quy định thì các doanhnghiệp còn áp dụng một số phương pháp khác phù hợp đặc điểm doanhnghiệp như:
1.3.1.3.5 Phương pháp giá hoạch toán
Giá hoạch toán của hàng hóa là giá do doanh nghiệp tự quy định (có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nào đó) và được sử dụngthống nhất ở doanh nghiệp trong một thời gian dài Hàng ngày sử dụng giá hoạch toán để ghi sổ chi tiết giá trị hàng nhập, xuất Cuối kỳ kế toán tính ra trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho theohệ số giá:
Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán hàng
Trị giá hạch toán của hàng nhập trong kỳTrị giá mua thực tế
hàng hóa xuất kho trong kỳ
Trị giá mua hạch toán hàng hóa xuất kho trong kỳ
Trang 12Như vậy hàng ngày, kế toán sử dụng giá hạch toán để ghi sổ chi tiếthàng hóa Cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế để có sốliệu ghi vào các tài khoản, sổ tổng hợp và báo cáo kế toán.
Mỗi một phương pháp tính Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho đểbán đều có những ưu, nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương pháp nào đểvận dụng cho doanh nghiệp mình, phải căn cứ vào tình hình thực tế yêu cầuhạch toán của doanh nghiệp, đồng thời việc lựa chọn và áp dụng phươngpháp tính Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho để bán phải đảm bảo nguyêntắc nhất quán, để báo cáo tài chính có thể so sánh được và đảm bảo nguyêntắc công khai để chỉ đạo việc thay đổi từ phương pháp này sang phươngpháp khác nếu thấy cần thiết.
1.3.1.4 Phương pháp tính trị giá vốn của hàng hóa đã bán
Xác định chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ chosố hàng đã bán:
- Nếu doanh nghiệp thương mại dịch vụ có dự trữhàng hóa ít, doanh thu ổn định thì cuối kỳ phân bổ cho số hàng đãbán trong kỳ.
- Nếu doanh nghiệp thương mại dịch vụ có dự trữ hànghóa nhiều, doanh thu không ổn định thì cuối kỳ cần phân bổ chi phíbán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng đã bán trong kỳvà số hàng tồn kho theo công thức sau:
Trị giá vốn của hàng
Trị giá vốn hàng xuất đã
Chi phí QLKD phân bổ cho số hàng đã bán
CPQLKD phân bổ cho hàng đã bán
CPQLKD phân bổ chohàng tồn
CPQLKD được tập hợp trong kỳ
Trị giá hàng
tồn cuối kỳ + Trị giá vốn hàng xuất
trong kỳ
Trang 131.3.1.5 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán tại DNTM
Tùy theo từng phương thức bán hàng mà nội dung và trình tự kế toánGVHB có sự khác nhau, cụ thể như sau
1.3.1.5.1 Kế toán GVHB theo phương thức gửi hàng
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của trị giá vốn hàng hoágửi bán, chưa được xác định là đã tiêu thụ
Kế toán sử dụng một số TK khác: TK 632/611, TK156,
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Trường hợp 1: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
Sơ đồ 1
Xuất kho TP, HH gửi đi bánKết chuyển trị giávốn số hàng đã bán
Hàng hoá mua gửi bán thẳng
TK 133 Hàng gửi đi không được chấp nhận
Trường hợp 2: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kì
Sơ đồ 2: TK 157 TK 611(1)
(1): Đầu kỳ kết chuyển trị giá vốn hàng gửi đi bán chưa được coi là tiêuthụ.
Trang 14(2): Cuối kỳ phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã gửi bánchưa xác định tiêu thụ đến cuối kỳ.
1.3.1.5.2 Kế toán GVHB theo phương thức bán hàng trực tiếp
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 : Giá vốn hàng bán
Phản ánh trị giá vốn thực tế hàng hóa xuất bán trong kì và một vàinghiệp vụ khác Tuy nhiên nội dung, kết cấu của TK 632 có sự khácnhau giữa 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho
Kế toán sử dụng một số tài khoản khác: TK156, 331, 911, Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Trường hợp 1: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
(1): Trị giá vốn hàng hóa đã xuất bán trực tiếp trong kì
(2): Trị giá vốn thực tế của hàng hoá đã bán bị KH trả lại (ghi theo giá vốnthực tế tại thời điểm xuất bán)
(3): Giá vốn thực tế của hàng đã mua xuất bán thẳng, không qua nhập kho(4): Cuối kì, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho kì sau
Trang 15(6): Cuối kỳ kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hoá đã xuất kho bán đểxác định kết quả
Trường hợp 2: Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
(4)(5)
Trang 16(1a) Kết chuyển số dư đầu kỳ của TK157 - Hàng gửi đi bán sangTK611.
(1b) Kết chuyển số dư đầu kỳ của TK156 Hàng hoá sang TK611 Mua hàng.
-(2) Cuối kì xác định và kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng xuấtbán được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ
(3) Phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng gửi đi bán chưa được xácđịnh là tiêu thụ.
(4) Mua hàng chưa thanh toán tiền.
(5) Hàng gửi bán nhưng chưa xác định là bán.
(6) Phản ánh trị giá vốn của hàng hoá đã bán trong kì, kết chuyển đểxác định KQKD cuối kì
1.3.2 Kế toán doanh thu bán hàng
1.3.2.1 Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14
Chuẩn mực số 14 ban hành theo QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001định nghĩa doanh thu như sau:
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiệnsau:
1 Doanh nghiệp đã chuyển phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Trang 172 Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá nhưngười sở hữu sản phẩm hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
3 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4 Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế giaodịch bán hàng.
5 Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tuy nhiên phụ thuộc vào cách tính thuế hàng hoá tiêu thụ mà chỉ tiêudoanh thu bán hàng có sự khác biệt.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tương chịu thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền hàng,tiền cung ứng dịch vụ (được tính theo giá chưa có thuế GTGT ) baogồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sởkinh doanh được hưởng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGThoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trựctiếp Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịchvụ bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơsở kinh doanh được hưởng (tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế).- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu
Trang 18- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng là tổng giá thanhtoán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu).
- Những DN nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vàodoanh thu bán hàng số tiền gia công thực tế được hưởng, không baogồm giá trị vật tư hàng hoá nhận gia công.
- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, kí gửi theo phương thức bán đúnggiá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng phần hoahồng bán hàng mà DN được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả chậm, trả góp thì DN ghinhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vàodoanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trảnhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xácnhận.
- Trường hợp hàng hóa hoặc dịch vụ trao đổi lấy hàng hóa hoặc dịchvụ tương tự về bản chất thì không được ghi nhận là doanh thu
Trang 191.3.2.2 Chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán: Các chứng từ sử dụng trong kế toán doanh thu bánhàng bao gồm:
- Hoá đơn GTGT ( áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theophương pháp khấu trừ) hoặc Hóa đơn bán hàng ( áp dụng đối với doanhnghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp )
- Bảng thanh toán hàng bán đại lí, ký gửi- Thẻ quầy hàng,
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, sec chuyểnkhoản…
- Các chứng từ kế toán có liên quan khác: Phiếu xuất kho, bảng kê… Tài khoản kế toán:
Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành (ngày14/09/2006) quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừavà nhỏ, để hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bán hàng vàxác định KQKD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng một số tài khoản
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kì kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từcác giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này không có số dư.
Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành, tàikhoản 511 áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có 4 tài khoản cấp II nhưsau: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩmTK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụTK 5118 Doanh thu kinh doanh khác
Trang 201.3.2.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ về doanh thu chủ yếu
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ sau:
( 1b)TK33311
Thuế VAT đầu ra
Trong đó, cụ thể các nghiệp vụ như sau:
(1a) Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh ( trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT trực tiếp)
(1b) Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh ( trường hợpđơn vị áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT khấu trừ
(2) Các khoản thuế làm giảm doanh thu như+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp(3) Các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kì như
+ Chiết khấu thương mại
+ Doanh thu hàng bán bị trả lạiDoanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ phát sinh
Trang 21+ Giảm giá hàng bán
(4) Cuối kì kết chuyển các khoản làm giảm trừ doanh thu trong kì (5) Cuối kì xác định và kết chuyển doanh thu thuần, xác định KQKD
1.3.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản làm giảm trừ doanh thu trong doanh nghiệp thương mại gồm: + Chiết khấu thương mại
+Giảm giá hàng bán+ Hàng bán bị trả lại
Ngoài ra, các khoản thuế như : Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGTđầu ra ( nộp theo phương pháp trực tiếp) cũng là một khoản làm giảm doanh thu bán hàng
Tương ứng để theo dõi và quản lý chi tiết từng khoản giảm trừ, theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng tài khoản 521 : Các khoản giảm trừ doanh thu
TK 521 được mở chi tiết thành 3 tài khoản cấp IITK5211: Chiết khấu thương mại
TK5212: Hàng bán bị trả lạiTK5213: Giảm giá hàng bán
Ngoài ra, để theo dõi, quản lý các khoản làm giảm trừ doanh thu, kế toán cần sử dụng thêm Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nướcTK333 được mở chi tiết cho nhiều loại thuế, cụ thể liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu, có các tài khoản chi tiết sau:
TK33311: Thuế GTGT đầu ra TK3332: Thuế tiêu thụ đặc biệtTK3333: Thuế xuất nhập khẩu
Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: đã được thể hiển ở sơ đồ 5
Trang 221.3.4 Kế toán chi phí tài chính và doanh thu hoạt động tài chính
1.3.4.1 Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính
- Chi phí cho vay và đi vay vốn- Chi phí góp vốn liên doanh, liên kết
- Lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn- Chi phí liên quan đến việc bán chứng khoán
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ , lỗ tỷ giá hối đoái- Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán………
Tài khoản kế toán sử dụng: TK635: Chi phí tài chính Khái quát trình tự kế toán:
1.3.4.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động kinh doanh về vốn trong kì kế toán Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản tiền
Các khoản Chi phí tài chính phát sinh trong kì
k/c chi phí tài chính xác định KQKD
Trang 23lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp chỉ đượcghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó- Doanh thu được xác định là tương đối chắc chắnDoanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp
- Lãi do bán, chuyển nhượng các công cụ tài chính, đầu tư liên doanh, liên kết; đầu tư vào công ty con
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ- Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng
- Thu nhập liên quan đến các hoạt động tài chính khác
Tài khoản kế toán sử dụng : TK515- doanh thu hoạt động tài chính Khái quát trình tự kế toán:
Sơ đồ 7:
TK 515- DTHĐ tài chính
TK 911
1.3.5 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
1.3.5.1 Nội dung và tài khoản sử dụng
Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành, ápdụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài các khoản chi phí phục vụ sảnxuất, các khoản chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh được hạch toán vàochi phí quản lý kinh doanh Chi phí quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp
Thuế GTGT phải nộp theo pptt đối với hđtc
K/c DTHĐTC thuầnxác định KQKD
Các khoản DTHĐTCPhát sinh trong kì
Trang 24bao gồm toàn bộ các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp.
Để theo dõi và quản lý khoản chi phí quản lý kinh doanh, kế toándoanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng tài khoản 642: chi phí quản lý kinh doanh
Tài khoản 642 được mở chi tiết thành 2 tài khoản cấp II, phục vụ việctheo dõi, quản lý các khoản chi phí phát sinh ở từng khâu, phục vụ từng mụcđích khác nhau :
+ TK 6421: Chi phí bán hàng
+ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó, nội dung mỗi tài khoản cấp II gồm các yếu tố như:1 Chi phí nhân viên: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền
lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của nhân viên ở từng khâu (bán hàngvà QLDN )
2 Chi phí vật liệu: Trị giá thực tế các loại vật liêu, nhiên liệu, bao bì…xuất dùng cho hoạt động bán hàng và hoạt động QLDN3 Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Là các khoản chi phí về công
cụ dụng cụ, đồ dùng, thiết bị…phục vụ cho từng hoạt động4 Chi phí khấu hao TSCĐ: khoản chi phí khấu hao các
TSCĐ phục vụ cho quá trình hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm và các TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp, phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp
5 Chi phí dự phòng: các khoản trích dự phòng được hạch toán vào Tài khoản 642
6 Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí về dịch vụ mua ngoài (điện nước, điện thoại, thuê nhà, thuê sửa chữa TSCĐ, tài liệu kĩ thuật, bằng phát minh, sáng chế…)dùng chung cho toàn doanh nghiệp và phục vụ hoạt động bán hàng, QLDN…
7 Chi phí khác bằng tiền: các khoản chi bằng tiền khác phátsinh cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp, công tác bán hàng … ngoài các khoản chi phí đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi phí kí hợp đồng…
Ngoài ra tùy thuộc từng doanh nghiệp, từng hoạt động mà nội dung của khoản chi phí quản lý kinh doanh có thể thay đổi, thêm bớt một vài nội dung
Trang 251.3.5.2 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Chi phí QLKD cuối kỳ cần được tính toán phân bổ, kết chuyển để xácđịnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Công thức phân bổ CPBH,CPQLDN cho hàng còn lại cuối kỳ (được trình bày ở phần phương pháp tínhgiá vốn hàng bán)
Trình tự kế toán Chi phí QLKD được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 8:
TK 334,338 TK642 TK111,112, Chi phí nhân viên QLKD Khoản giảm ghi
giảm chi phí QLTK152(611)
Chi phí dụng cụ, đồ dùng QL Xác định KQKD
Trang 26Chi phí dự phòng Hoàn nhập dự phòng TK111,112,141,
1.3.6.1.1 Nội dung các khoản thu nhập khác, chi phí khác
Thu nhập khác: là thu nhập không phải là doanh thu của doanh
nghiệp Đây là khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động khác ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp Theo chuẩn mực kế toán số 14 “doanh thu và thu nhập khác “ quy định, thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
- Thu từ các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kì truóc
- Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi vào tăng thu nhập
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại trừ thuếTNDN
- Các khoản thu khác (thu nhập từ quà biếu tặng, bằng tiền, hiện vật, thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm trước bị bỏ sót hay quên nay được phát hiện )
Chi phí khác: là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của doanh nghiệp Đây là khoản
Trang 27lỗi do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nội dung cụ thể bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (thông thường)
- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế- Khoản bị phạt thuế, truy thu nộp thuế
- Các khoản chi phí do ghi nhầm, bỏ sót khi ghi sổ kế toán
1.3.6.1.2 Tài khản kế toán sử dụng
Kế toán thu nhập khác, chi phí khác sử dụng các tài khoản chủ yếu sau Tài khoản 711: thu nhập khác
Tài khoản 811: chi phí khác
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: Tài khoản 111, 112, 211, 333, 911…
1.3.6.1.3 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
(b) Hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến cáckhoản thu nhập khác (tùy thuộc nội dung khoản thu nhập khác đó đãnói trong phần trên)
Trang 28(1) Tập hợp các khoản thu nhập khác / chi phí khác thực tế phát sinhtrong kì
(2) Kết chuyển các khoản thu nhập khác / chi phí khác để xác địnhKQKD cuối kì kế toán
1.3.7 Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành ( số 09/2003/QH11, banhành ngày 17 tháng 6 năm 2003), tại điều 1 có quy định: “Tổ chức, cá nhânsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinhdoanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN là sắc thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanhnghiệp (căn cứ tính thuế, thuế suất và cách xác định cụ thể được quy địnhtrong luật thuế TNDN số 09/2003/QH 11 và được quy định chi tiết cách thứcthi hành tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 dochính phủ ban hành) Theo đó tại điều 12, 13, 14 của luật thuê TNDN quyđịnh cụ thể về kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của các cơ sở kinhdoanh, nội dung như sau:
Điều 12 Kê khai thuế
1 Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kêkhai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chiara từng quý theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếpquản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 01; nếu tình hình sản xuất, kinh doanhtrong năm có sự thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh phải báo cáo cơ quan thuếtrực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và từng quý Trongtrường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ sở kinhdoanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từngquý .…
Điều 13 Nộp thuế
1 Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khaihoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhànước Thời hạn nộp thuế hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý …
Trang 291.3.7.1 Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí thuế TNDN
Để phản ánh chi phí thuế TNDN phát sinh trong năm, làm căn cứ xácđịnh KQKD của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành, kế toán sửdụng tài khoản 821- “chi phí thuế TNDN”
3 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đếnkhoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, doanh nghiệpđược hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của cácnăm trước vào chi phí thuế TNDN của năm phát hiện sai sót4 Cuối năm tài chính, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí thuế
TNDN phát sinh trong năm vào tài khoản 911 để xác định KQKD Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ liên quan
Trang 30-Phát hiện sai sót không trọng yếu, của các năm trước, phải hạch toántăng chi phí thuế TNDN
(2) Khi nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước
(3) Điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN vào cuối năm (trường hợp số thuếtạm nộp lớn hơn số thực tế phải nộp hoặc do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước, được phép hạch toán giảm chi phí thuế TNDN)(4a) Cuối năm tài chính, kết chuyển chi phí thuế TNDN ( trường hợp tài
khoản 821 có SPS Nợ lớn hơn SPS Có)
(4b) Cuối năm tài chính, kết chuyển chi phí thuế TNDN ( trường hợp tàikhoản 821 có SPS Nợ nhỏ hơn SPS Có)
1.3.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.3.8.1 Nội dung và tài khoản sử dụng
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh thông thường và các hoạt động khác tại doanh nghiệp saumột thời kỳ nhât định, biểu hiện bằng số tiền lỗ hay lãi
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạtđộng kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từnhững hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp ( gồm hoạt động bánhàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính )
Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệchgiữa thu nhập thuần khác và chi phí khác
Trong đó doanh thu thuần được tính bằng tổng doanh thu trừ đi (-) cáckhoản giảm trừ doanh thu
Kế toán xác định kết quả kinh doanh sử dụng chủ yếu các tài khoản sau:Kết quả
hoạt độngbán hàng =
Tổng DT thuần về BH và CCDV
_ Trị giá vốn của hàng đã bán
(xd theo công thức phần 1.3.2.2)
Kết quả từ hoạt động tài chính =
Tổng DT thuần về hoạt động tài chính
Chi phí về hoạt động tài chính _
Trang 31 Tk 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và cáchoạt động khác của doanh nghiệp
Tk 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Dùng để phản ánh Kết quả kinh doanh (Lợi nhuận, lỗ) sau thuế TNDNvà tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp)
Tài khoản này có 2 Tài khoản cấp II (theo Quyết định BTC) như sau:
48/2006/QĐ-Tk 4211: Lợi nhuận năm trước.Tk 4212: Lợi nhuận năm sau
1.3.8.2 Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Trang 321.3.9 Hệ thống sổ kế toán bán hàng và xác định KQKD
Tùy theo hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp đượcphản ánh trên các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết phù hợp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung:
- Kế toán sử dụng sổ nhật ký chung, sổ cái các tàikhoản liên quan (TK632, TK 511, TK911, TK641, TK642, )
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết (bảng kê bán hàng, báo cáobán hàng, sổ chi tiết các tài khoản…)
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
- Kế toán sử dụng: Chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoảnliên quan, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Thẻ kế toán chi tiết, Sổ chi tiết các tài khoản 511, 512,911, 641, 642,…
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chừng từ
- Kế toán sử dụng các bảng kê ( BK 8, BK 9, BK 10,BK 11…), các nhật ký chứng từ (NKCT số 7, 8, 10), sổ cái các tàikhoản liên quan
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký sổ cái, kế toán sử dụng cácloại sổ.
- Sổ nhật ký sổ cái
- Các sổ thẻ kế toán chi tiết TSCĐ, thẻ kho
Trang 332 CHƯƠNG 2
THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNGVÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CAO BẰNG
2.1 Tổng quan về công ty và tình hình hoạt động của công ty cổphần vật tư nông nghiệp Cao Bằng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng là doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực thương mại, được thành lập từ tháng 11/1960 với tên gọiCông ty tư liệu sản xuất nông nghiệp thuộc Bộ nội thương
Năm 1964 Công ty được phân cấp về tỉnh và tách khỏi Bộ nội thươngnhưng vẫn hạch toán toàn ngành
Năm 1971 thành lập công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Cao Bằng trực thuộcUBND tỉnh, hạch toán độc lập
Năm 1991, thực hiện quy chế thành lập- giải thể DNNN theo nghị định số388 HĐBT (20/11/1991) của Hội đồng bộ trưởng, công ty giải thể.
Năm 1993 Công ty được UBND tỉnh cho phép thành lập lại dưới hìnhthức doanh nghiệp Nhà Nước
Tháng 1/2001 Công ty chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với tên
gọi chính thức từ đó đến nay là “Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao
Bằng “
Trụ sở chính đặt tại : Km2 quốc lộ 3 đường Cao Bằng - Hà Nội thuộcphường Sông Hiến - thị xã Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng
Giấy chứng nhận ĐKKD số: 1103000002 Mã số thuế: 4800142385
Vốn điều lệ : 2.881.000.000 VNĐ Số cổ đông hiện tại : 52 cổ đông
Trang 342.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay
2.1.2.1 Chức năng – nhiệm vụ, đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng là đơn vị thương mại nhưngcó nhiệm vụ cung ứng, phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính,hoạt động kinh doanh là phụ
Chuyên cung ứng, kinh doanh các loại vật tư, phân bón hóa học phục vụ sảnxuất nông nghiệp theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Cụ thể các mặthàng cung ứng – kinh doanh gồm
1 Đạm Ure A2 Lân Vi sinh3 Lân Supe4 Ka li5 NPK
6 Hữu cơ tổng hợp
7 Phân bón hóa học khác
3Đặc điểm ngành nghề, sản phẩm kinh doanh
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng là một doanh nghiệpthương mại, đặc điểm cung ứng - kinh doanh phân bón theo thời vụ nên hoạtđộng kinh doanh mang tính thời vụ cao, đòi hỏi phải có nguồn vốn lưu độnglớn Hoạt động mang tính chất cung ứng, phục vụ theo yêu cầu và nhiệm vụNhà nước giao cho là chính, mang tính chất kinh doanh là phụ
Phương thức cung ứng mặt hàng kinh doanh theo chính sách trợ cướccủa Trung ương, thủ tục mua bán theo giá trợ cước rất phức tạp
Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng là đơn vị thương mại,kinh doanh chủ yếu dưới hình thức mua vào – bán ra, nguồn hàng chủ yếucủa công ty là mua từ các đơn vị cấp I, nguồn cung ứng đảm bảo như :
- Công ty cổ phần xuất-nhập khẩu Hà Anh- Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao- Công ty phân bón sông Gianh
- Công ty TNHH 1 thành viên Quế Lâm
Trang 35Ngoài ra có một vài đơn vị cung cấp nhỏ lẻ khác
Thị trường đầu ra chủ yếu là phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệptrong tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ nông dân, tổ đội sản xuấtnông nghiệp, hội phụ nữ…
3.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng trong thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tới
3.1.1.1.1 Điều kiện, đặc điểm hoạt động của công ty
4Thuận lợi
- Từ nhiều năm qua, công ty luôn được sự chi đạo và tạo điềukiện giúp đỡ từ UBND Tỉnh và các cơ quan, ban ngành các cấp trong Tỉnh,nhất là sự chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TỉnhCao Bằng
- Đội ngũ CB-CNV đều trẻ và có trình độ chuyên môn nghiệp vụkhá vững, đáp ứng được yêu cầu của công ty
- Công ty có hệ thống cơ sở vật chất, các cửa hàng, đại lý bán lẻrộng khắp trên toàn tỉnh, tại tất cả các huyện, cụm xã, luôn đáp ứng tốt chocông tác cung ứng, phục vụ và kinh doanh
- Là công ty có hoạt động cung ứng, kinh doanh lâu năm, tiềnthân là doanh nghiệp nhà nước, có thị trường đầu vào và đầu ra ổn định.Đồng thời công ty luôn chủ động xác định lượng dự trữ đầu vào ngay từ đầuvụ (lượng hàng dự trữ đầu năm được 1.400 tấn phân bón)
5Khó khăn
- Kinh doanh phân bón mang tính mùa vụ cao, đòi hỏi phải cónguồn vốn lưu động lớn song nguồn vốn kinh doanh của công ty còn hạn hẹp- Trong những năm gần đây, do tình hình thời tiết thất thường,giá cả các loại vật tư phân bón biến động nhiều nên ảnh hưởng lớn tới côngtác cung ứng, phục vụ và kinh doanh của công ty
- Địa hình đồi núi, giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn, phầnlớn là vùng sâu, vùng xa và đang nâng cấp nhưng phương tiện vận tải lại cũ
Trang 36hỏng nhiều, ảnh hưởng đến công tác vận chuyển hàng của đơn vị trong thờikì mùa vụ
- Kinh phí trợ cấp vận chuyển còn thiếu rất nhiều so với nhu cầucủa nông dân, mới chỉ đạt khoảng 40% so với lượng hàng đơn vị cung ứng.Mặt khác, phương thức cung ứng mặt hàng phân bón theo chính sách trợcước lại có nhiều thay đổi, rất phức tạp, gây nhiều phiền hà cho dân và cáccấp chính quyền từ huyện đến xã, xóm
- Việc thanh toán kinh phí trợ cước vận chuyển còn chậm so vớitiến độ vận chuyển, vì thế gây khó khăn về vốn cho công ty
5.1.1.1.1 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng trong những năm vừa qua
Mặc dù gặp những khó khăn trên, song với những thuận lợi vốn có,cùng với đội ngũ CB-CNV có kinh nghiệm và trình độ, chủ động khắc phụcmọi khó khăn, thách thức Thêm vào đó, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của cácban ngành, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, công tycổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng đã hoàn thành tốt kế hoạch và nhiệmvụ được giao, cụ thể như sau:
Tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2002 – 2006 và kết quả thực hiệnkế hoạch năm 2007
TT Năm Thực hiện KH sản lượng(tấn)
Thực hiện KH nộp NS(trđ)
Năm 200654.000.000.000
Năm 200756.700.000.000
Tăng (%)5,00%8,57%
Trang 37Là một doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng, côngty luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, phục vụ tốt cho sảnxuất nông nghiệp tỉnh nhà Đơn vị không ngừng phát triển đi lên, cácCBCNV, các cổ đông yên tâm công tác và hiệu quả đồng vốn góp vào côngty luôn được đảm bảo, năm 2007 mức chi trả cổ tức ước đạt 11,0%
5.1.1.1.2 Nhiệm vụ cung ứng kinh doanh năm 20086Nhu cầu và kế hoạch cung ứng năm 2008:
Dự đoán nhu cầu tiêu thụ trong năm 2008 sẽ còn tăng cao hơn nămtrước, ước khoảng 17.000 tấn các loại ( Ure A khoảng 8.000 tấn).Trong đó lượng hàng tồn đầu năm 2008 là 2.500 tấn (Ure A :458 tấn)
Vụ Đông –Xuân tới tới sẽ phải cung ứng ngay từ tháng 1, công tycần phải có nhiều nỗ lực phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện
7Phương hướng, giải pháp
- Về hàng hóa: công ty phải chủ động nhập hàng dự trữ, đảmbảo cung ứng đầy đủ cho các nhu cầu của sản xuất ngay từ đầumùa vụ
- Về giá cả: trong khi chờ hướng dẫn của Sở Tài chính, côngty áp dụng đồng thời 2 loại giá: giá trợ cước và giá đảm bảo kinhdoanh
- Tiếp tục cung ứng chậm trả cho nông dân thông qua kênhphân phối hội nông dân và các kênh khác
- Chủ động trong khâu thuê vận chuyển hàng hóa, nhất là từTW, đầu tư nhanh các phương tiện vận tải nội bộ tỉnh
- Các phòng lập KH năm, quý theo chức năng nhiệm vụ…
7.1.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty
Với đội ngũ 52 CBCNV nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm và đã gắn bó lâu năm, tâm huyết với nghề, tổ chức bộ máy của công ty khá phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của công ty; tương đối gọn nhẹ, quan hệ chỉ đạorõ ràng, quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ, khăng khít.
Trang 38Sơ đồ các phòng ban được bố trí cũng khá hợp lí với cơ cấu tổ chức theo môhình một công ty cổ phần như sau:
Chức năng – nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông : gồm toàn bộ 52 cổ đông có quyền biểu quyết
của công ty Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là đại diện của ĐHĐCĐ, có
trách nhiệm thay mặt cổ đông kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn bộhoạt động của công ty
Ban kiểm soát : Do ĐHĐCĐ bầu ra, thành viên ban kiểm soát gồm 3
cổ đông Đây là bộ phận độc lập với HĐQT, có trách nhiệm kiểm tra,kiểm soát quá trình thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của HĐQT
Ban giám đốc : Do HĐQT bổ nhiệm, gồm 1 Giám đốc và 1 phó giám
đốc Là đại diện theo pháp luật của công ty, phụ trách quản lý, giámđốc các hoạt động kinh doanh của công ty Chịu trách nhiệm trướcHĐQT và pháp luật về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty Phòng tổ chức hành chính : Chịu trách nhiệm quản lí hồ sơ nhân sự,
giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ- CNV Xây dựng phươngán đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nhân lực cho đội ngũ
Ban kiểm soát HĐQT
Ban giám đốc
Đại Hội đồng cổ đông
Phòng tổ chức- hành chính
Phòng kế hoạch- thị trường
Phòng kế toán- tài vụ
Các kho, cửa hàng, Đại lý
Trang 39CB_CNV công ty Giúp việc và chịu trách nhiệm trước ban giám đốcmọi công việc liên quan đến công tác hành chính, nhân sự trong côngty
Phòng kế toán – tài vụ : Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê
theo đúng chế độ, chính sách quy định Xây dựng biểu phí bán hànghợp lý trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính Nhà nước ban hành,trình sở Tài chính tỉnh Cao Bằng phê duyệt Có chức năng tham mưugiúp Ban Giám đốc về mọi mặt liên quan đến công tác tài chính, cungcấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về mọi mặt tình hình tài sản-nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Phòng kế hoạch – thị trường : Xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa,
kế hoạch nhập - xuất – tồn kho dự trữ hàng hóa theo đúng thời vụ,đúng yêu cầu Điều hành hoạt động kinh doanh, cung ứng hàng hóatheo đúng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn Tổ chức điều hành độ xe vậntải đưa hàng phục vụ đến từng địa bàn cơ sở Nắm bắt yêu cầu thịtrường, truyển tải chính sách của công ty về cơ sở, để ra phương ánmở rộng cung ứng, tiêu thụ hàng hóa
Các cửa hàng, đại lý: là nơi trực tiếp tiêu thụ hàng hóa theo giá bán
quy định của công ty, tiến hành bán lẻ, thu tiền, cuối tháng lập báo cáobán hàng và nộp tiền về phòng kế toán – tài vụ của công ty
Công ty có hệ thống mạng lưới phân phối, bán hàng rộng khắp toàntỉnh, gồm 34 cửa hàng và trên 40 đại lý tại trung tâm các huyện, cụmxã trong tỉnh, đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu cung ứng hàng hóa củangười tiêu dùng và của Nhà nước
Ngoài ra, để phục vụ hoạt động cung ứng- kinh doanh hang hóa, côngty còn có 1 đội xe vận tải gồm nhiều loại, chuyên chở hàng hóa, vận chuyểntừ đầu vào đến đầu ra, ngoài ra có thể cung cấp thêm dịch vụ vận tải, tăngdoanh thu của công ty
7.1.2Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty 7.1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứngyêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin tài chính của doanh nghiệp, công ty cổ
Trang 40phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng đã áp dụng hình thức kế toán tập trung.Theo mô hình này mọi công việc liên quan đến tài chính, kế toán đều đượcthực hiện tập trung tại phòng kế toán- tài vụ của công ty, đảm bảo sự kiểmtra, giám sát và chỉ đạo kịp thời, tập trung, nhất quán trong hoạt động kinhdoanh, là điều kiện thuận lợi để tiến hành hiện đại hóa công tác kế toán.
Tại các cửa hàng, đại lý của công ty ở khắp địa bàn tỉnh có nhân viênhạch toán ban đầu, ghi nhận và hạch toán ban đầu nghiệp vụ kinh tế khi phátsinh, định kỳ nộp báo cáo bán hàng và các chứng từ liên quan lên phòng kếtoán tài vụ của công ty
Cụ thể bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận:
Kế toán trưởng : Điều hành, chỉ đạo chung công tác kế toán toàn côngty Lập BCKTTC, BCKTQT, cung cấp thông tin kế toán kịp thời theo yêucầu ban Giám đốc Chịu trách nhiệm trước BGĐ về toàn bộ hoạt động hạchtoán kế toán của công ty Tham gia xây dựng đơn giá hàng hóa, vật tư và cácchi phí định mức thuộc thẩm quyền của công ty
Thủ quỹ : Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn tiền mặt tại quỹ hàngngày Tiến hành các thủ tục nhập xuất tiền mặt theo yêu cầu nhà quản trị vàphù hợp với quy định chung
KT vật tư, TSCĐ : Theo dõi, quản lý và tiến hành trích khấu haoTSCĐ theo đúng quy định, thực hiện hạch toán, kế toán TSCĐ và các nghiệpvụ liên quan.Quản lý, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho vật tư cáclọai, kế toán các khoản mục liên quan đến vật tư
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ KT vật tư, TSCĐhàng hóaKế toán Kế toán tiền,công nợ , thanh toán Kế toán chi phí, thuế
Nhân viên kinh tế
các cửa hàng bán lẻ Nhân viên kinh tế các các đại lý