BẢNG TỔNG HỢP XUẤT BÁN HÀNG HÓA
2.2.3.3 Kế toán doanh thu bán hàng theo phương thức bán trả chậm qua hội nông dân không thu lãi chậm trả
nông dân không thu lãi chậm trả
Theo phương thức này, trình tự hạch toán tương tự như phương thức bán hàng trực tiếp.
Căn cứ vào chính sách hỗ trợ, chính sách cung ứng do Sở Nông Nghiệp tỉnh giao, theo đó, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa theo phương thức trả chậm không thu lãi cho các hội nông dân, hội phụ nữ các huyện, xã (hình thức tín chấp)
Dựa vào hợp đồng cung ứng hàng hóa được ký giữa doanh nghiệp và hội nông dân, hội phụ nữ, phòng Kế hoạch viết lệnh xuất kho. Lệnh xuất kho là căn cứ để thủ kho xuất hàng hóa, kế toán viết Hóa đơn GTGT, trong trường hợp này đã thỏa mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu ( do hình thức này được Nhà nước đảm bảo thanh toán vì công ty cung ứng theo chỉ đạo của UBND tỉnh )
Căn cứ vào HĐGTGT, kế toán nhập sổ theo dõi hàng bán theo phương thức trả chậm, theo dõi cho hội nông dân của từng huyện (sổ này cũng tương tự như sổ chi tiết khách hàng theo mẫu hướng dẫn chung, theo dõi lượng hàng xuất bán, đơn giá, số tiền còn phải thu cũng như tình hình thanh toán tiền hàng của hội nông dân các huyện.
Toàn bộ các lần xuất bán, căn cứ vào các HĐGTGT doanh nghiệp phát hành, kế toán làm căn cứ để tập hợp lên bảng kê xuất bán hàng trong tháng (bảng số 5), từ đó tập hợp vào bảng tổng hợp hàng bán trong kỳ ( Bảng số 6) như trên.
2.2.4Kế toán doanh thu trợ cước, trợ giá
Hàng hóa của công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng cung ứng là nhóm hàng thuộc đối tượng được trợ cước vận chuyển (do đây là những hàng hóa thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, miền núi). Do đó ngoài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, công ty còn được nhận khoản trợ cước vận chuyển do Nhà nước hỗ trợ.
Cụ thể: Hàng năm, Ngân sách Nhà nước phân về cho tỉnh định mức trợ cước của từng năm (định mức có hạn và chỉ trợ cấp một phần) hỗ trợ cước phí vận chuyển cho một số ngành, một số mặt hàng . Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của địa phương, tỉnh cân đối số ngân sách do Nhà nước cấp để phân phối cho các ngành, các mặt hàng được hưởng trợ cước (đó là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của nông dân vùng cao như: Phân bón, giống cây trồng, muối, dầu hỏa…)
Theo đó, năm 2007 công ty được phân định mức trợ cước là gần 6.300 tấn phân bón với mức trợ cước vận chuyển từ chân hàng cấp I đến tỉnh (công ty ) là 330.000đ/tấn hàng.
Phương thức kế toán doanh thu trợ cước
Doanh thu trợ cước được Sở Tài chính Cao Bằng thanh toán làm hai hoặc ba đợt, thường là sau mỗi vụ mùa sản xuất: Vụ Chiêm (vụ Đông- Xuân) và vụ mùa (Hè –thu). Nhà nước ứng trước 50% kinh phí trợ cước được duyệt trong năm vào khoảng cuối vụ đông xuân (cuối tháng 4). Trong quá trình cung ứng- kinh doanh, khi phát sinh chi phí vận chuyển, doanh nghiệp tự bỏ tiền chi trả trước (phần chi phí vận chuyển được ghi nhận tách riêng trong tài khoản 6322- như đã nói ở trên). Đến thời hạn thanh toán nốt phần tiền trợ cước còn được hưởng (khoảng cuối năm tài chính), doanh nghiệp lập bộ hồ sơ thanh toán gửi lên Sở Tài chính
Hồ sơ xin thanh toán kinh phí trợ cước vận chuyển được lập căn cứ vào khối lượng hàng hóa đã vận chuyển và kinh phí vận chuyển. Kinh phí vận chuyển được xác định theo đánh giá của Nhà nước gồm: Phí vận tải, chèn lót, xếp dỡ và hao hụt định mức ( theo đánh giá của Nhà nước áp dụng trong năm 2008, kinh phí vận chuyển từ chân hàng cấp I về đến công ty là 330.000đ/ tấn hàng ). Hồ sơ thanh toán phải có xác nhận của người mua hàng, và của các cấp chính quyền từ thôn, xã, huyện và cấp tỉnh.
Căn cứ vào khối lượng hàng được trợ cước, UBND tỉnh sẽ phân chỉ tiêu cho từng huyện, huyện phân về xã, thôn, xóm khối lượng phân bón được bán với
giá trợ cước (do Nhà nước chỉ trợ một phần cước, không đáp ứng được toàn bộ nhu cầu phân bón của nông dân)
Để phản ánh khoản doanh thu trợ cước, theo quyết định 48/QĐ-BTC ban hành, doanh nghiệp sử dụng tài khoản 5118 “ doanh thu khác”- được dùng để phản ánh các khoản doanh thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường mà không phải doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ trong đó có doanh thu trợ cước, trợ giá
Theo phương thức thanh toán kinh phí trợ cước như trên, phòng kế toán ở công ty sẽ hạch toán như sau:
- Khi nhận được tiền do Ngân sách Nhà nước ứng trước (50% hoặc theo kế hoạch) hoặc thanh toán phần còn lại vào cuối năm, kế toán ghi bút toán:
Nợ: 111, 112…: số tiền nhận được
Có : 5118 : Phần doanh thu trợ cước nhận được
- Trình tự tập hợp và kết chuyển doanh thu trợ cước được thực hiện tương tự như doanh thu bán hàng (5111) Cụ thể như sau:
Trong tháng 12 năm 2007, theo hồ sơ thanh toán do kế toán lập và trình lên Sở Tài chính, số doanh thu trợ cước được duyệt chi trong năm 2007 là 2.063.793.500đ. Do trong tháng 6 và tháng 10,doanh nghiệp đã được tạm ứng trước nên số tiền doanh nghiệp còn được nhận từ kinh phí Nhà nước là 421.235.000đ. Ngày 28 tháng 12 năm 2007, doanh nghiệp nhận được giấy báo Có của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng về số tiền được thanh toán doanh thu trợ cước. Kế toán làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái tài khoản 5118 (phụ luc 08)
2.2.5Kế toán thuế GTGT đầu ra phải nộp