Đề tài nghiên cứu "Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực tỉnh phía Bắc" nhằm tìm hiểu khả năng xuất khẩu rau, hoa tươi của các tỉnh phía Bắc, nghiên cứu các thị trường xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực các tỉnh phía Bắc, kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa tươi các tính phía Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1BÔ THƯƠNG MAI
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU, HOA TƯƠI KHU VỰC CÁC TỈNH PHÍA BẮC
MÃ SỐ: 2005 - 78 - 008
(Báo cáo tổng hợp)
Cơ quan quản lý: BỘ THƯƠNG MẠI
Cơ quan chủ trì: SỞ THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC
Ban chủ nhiệm đề tài:
- Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Trần Dũng
- Thành viên tham gia: Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh Cử nhân Cảnh Chí Dũng
Vĩnh Phúc, 01-2007
6640
Trang 2MUC LUC
MỞ ĐẦU Trang
CHUONG I
Tiém năng và cơ hội xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực các tỉnh phía Bắc
I Tiém nang phát triển ngành rau, hoa tươi của các tỉnh phía Bắc 1 Điều kiện tự nhiên
2 Nguồn nhân lực
3 Tiêm năng các loại rau, hoa tươi xuất khẩu và kỹ thuật sản xuất 3.1 Đối với rau
3.2 Đối với hoa
4 Yêu cầu xuất khẩu rau, hoa tươi
II Thị trường trọng điểm cho xuất khẩu rau, hoa tươi của các tỉnh phía Bắc
1 Thị trường Trung Quốc
2 Thị trường Đài Loan 3 Thị trường Hồng Kông 4 Thị trường Singapore 5 Thị trường Nhật Bản 6 Thị trường EU 7 Thị trường Nga 8 Thị trường Hoa Kỳ CHUONG II
Thực trạng xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực các tỉnh phía Bac
I Khái quát thực trạng xuất khẩu rau, hoa tươi của các tỉnh phía Bắc từ năm
2000 đến nay
1 Thực trạng sản xuất rau, hoa 1.1 Diện tích, Năng suất
1.2 Chất lượng
2 Thực trạng về thu mua, xuất khẩu 2.1 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa 2.2 Thực trạng xuất khẩu hoa tươi 2.3 Thực trạng xuất khẩu rau
Trang 3(5) Ha Tay (6) Phú Thọ (7) Hải Phòng
II Đánh giá chung-yêu cầu cần giải quyết đối với rau, hoa tươi xuất khẩu
1 Cơ sở hạ tầng của xuất khẩu 2 Thị trường xuất khẩu
3 Việc xây dựng thương hiệu
4 Nhận xét chung về khả năng cạnh tranh của mặt hàng rau hoa của các tỉnh phía Bắc
CHƯƠNG III
Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực các tỉnh phía Bác
1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng sản xuất và xuất khẩu rau, hoa tươi thời kỳ
đến 2015
1 Quan điểm phát triển
2 Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất
Trang 4DANH MUC BANG, BIEU
BANG BIEU TRANG
Bang 1 Diện tích và sản lượng rau
Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu rau, hoa vào thị trường Trung Quốc (triệu USD)
Bảng 3 Nhập khẩu rau quả vào Hồng Công (triệu USD)
Bảng 4 Các loại rau chủ yếu nhập khẩu vào Hồng Công (1000 USD) Bảng5 Tái xuất rau quả của Hồng Công (triệu USD)
Bảng 6 Các quốc gia cung cấp chính rau tươi các loại Sang Singapore Biểu 7 Giá trị trung bình theo cơ cấu rau Việt Nam xuất khẩu vào Nga Bảng 8 năng suất rau cả nước qua các năm
Bảng 9 Tốc độ tăng giảm của diện tích và sản lượng
Bảng 10 Xuất khẩu hoa, cây cảnh theo mặt hàng Bảng 11 Xuất khẩu hoa cây cảnh theo thị trường
Bảng 12 Tổng diện tích và sản lượng từng loại rau, hoa Bảng 13 Diện tích - sản lượng vùng hoa hàng hóa TDMNBB Bảng 14 Chủng loại và giống hoa
Bang 15 Ma tran SWOT
Trang 5MOT SO KY HIEU VIET TAT
1.WTO: Tổ chức thương mại thế giới
2.GAP: Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bao 3 EURUP: Tổ chức các nhà sản xuất bán lẻ
4.SPS: — Vệsinh dịchtễ
5.MRLs: Dư lượng hoá chất tối đa 6.WMO: Tổ chức marketing rau
Trang 6MỞ ĐẦU
Với ưu thế về điều kiện sinh thái, khí hậu, môi trường và lao động, Việt Nam có tiểm năng lớn về sản xuất các loại rau và một số loại hoa tươi mà thị trường thế
giới có nhu cầu như dưa chuột, khoai tây, cà chua, rau cải, hoa hồng, cúc, ly,
lan, Từ khi đất nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, do thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, số lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu rau, hoa của Việt Nam với một số nước châu Á có tiểm năng về sản xuất các loại rau, hoa như nước ta thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp Điều đó chứng tỏ tiềm năng lớn về xuất khẩu
rau, hoa tươi chưa được khai thác
Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau hoa cho thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên nhân quan trọng khác là chưa có những giải pháp hữu hiệu để phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất chế biến, lưu thông
xuất khẩu rau, hoa Mặt khác, những nhà sản xuất và xuất khẩu rau, hoa tươi chưa
chú ý đến các rào cản phi thuế quan trong thương mại như vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn sinh thái, Một thời gian dài, ở tầm vĩ mô, còn coi nhẹ sản phẩm rau, hoa tươi, chưa đánh giá đúng mức lợi thế của nó trong lĩnh vực xuất khẩu
Do đó, việc nghiên cứu những giải pháp và để xuất các chính sách tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau, hoa tươi thời gian tới là rất cấp thiết nhằm phát huy tiểm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh xuát khẩu rau, hoa tươi góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo tỉnh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thị trường quốc tế; đồng thời cũng là đồi hỏi bức xúc của ngành kinh doanh này và những người trồng rau, hoa hiện nay
Trang 7Mục tiêu của đề tài:
~ Tìm hiểu khả năng xuất khẩu rau, hoa tươi của các tỉnh phía Bắc
- Nghiên cứu các thị trường xuất khẩu chính cho rau, hoa tươi các tỉnh phía Bắc - Đánh giá đúng thực trạng xuất khẩu rau, hoa tươi khu vực các tỉnh phía Bắc - Kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau, hoa tươi các tỉnh phía Bắc Pham vi của đề tài: Do hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu ở một số địa phương như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Sơn La, Điện Biên, Lào
Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh
Hoá,
Đối tương nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu là các giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm rau, hoa chủ yếu các tỉnh phía Bắc từ nay tới năm 2015
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra khảo sát, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp và nghiên cứu đề xuất các giải pháp trên cơ sở lý luận và thực tiễn
Nội dung đề tài:
Chia làm 3 chương gồm:
Trang 8CHUONG I
TIEM NANG VA CO HOI XUAT KHAU RAU, HOA TUGI KHU VUC CAC
TINH PHIA BAC
1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIEN NGANH RAU, HOA TUOI CUA CAC TINH PHÍA BAC
1 Điều kiện tự nhiên:
Nằm ở phía bắc Việt Nam, các tỉnh phía Bắc cũng kế thừa được những lợi thế chung Với vị trí địa lý ở phía Bắc, ngoài những lợi thế chung, các tỉnh phía Bắc còn có những tiềm năng và lợi thế đặc thù của mình
Các tỉnh phía Bắc gồm hai bộ phận chính là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng rộng gần 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc với một vùng biển bao quanh ở phía Đông và Đông Nam Số dân của đồng bằng khoảng 15,2 triệu người, chiếm 19,4% số dân của cả nước Hiện tại cũng như tương lai, đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trung du và miền núi phía Bắc có điện tích rộng lớn (102,9 ngàn km”), với vi trí địa lý đặc biệt, có thể giao lưu thuận lợi bằng đường sắt và đường ô tô với các tỉnh phía Nam Trung Quốc qua các cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và Móng Cái
Các tỉnh phía Bắc nằm trên tuyến giao thông quan trọng nối với thế giới qua cảng hàng không Nội Bài, sân bay Cát Bi; cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân và một số cảng khác Cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước Trong tương lai gần, một dự án lớn với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ USD phát triển đô thị và cảng container hàng đầu khu vực và châu Á tại Quảng Ninh có thể đón tàu trọng tải trên 100.000 tấn cập cảng
Việc này làm cho xuất khẩu rau, hoa của miền Bắc có thể vươn ra các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và tới những thị trường triển vọng khác
Khí hậu các tỉnh phía Bắc là khí hậu Á nhiệt đới Nhóm rau ăn lá (bap cai,
rau cải, rau ngót, rau muống, rau cần, ), và ăn củ - quả (su hào, đưa chuột, su sư,
Trang 9Với các tỉnh phía Bắc, đặc điểm tự nhiên để phát triển rau, hoa có thể chia thành 2 vùng rõ rệt
Vừng 1: Các tỉnh thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ Đây là nơi có đất đai lý tưởng để phát triển rau và hoa, cả 4 mùa với năng suất khá cao; đảm bảo cho các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Dương, Đồng thời, phục vụ chính cho gần 20 triệu đân ở miền Bắc Các vùng rau lớn như Thanh Trì, Đông Anh (Hà Nội), Hải An (Hải Phòng), Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã đưa năng suất 1 ha gieo trồng thu hoạch tới 100 triệu đồng/năm
Đặc biệt về vụ đông từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau, đây là lúc thời tiết thích hợp, nhiệt độ bình quân ở miền Bắc khoảng 20°C, làm cho rau hoa trở thành cây vụ chính của nhiều hộ nông dân và cơ sở sản xuất đã tạo ra một sản lượng rất lớn Trong thực tế, nhiều năm khi không có thị trường xuất khẩu rau trở nên quá dư thừa, tạo ra sự thua lỗ cho người sản xuất, nhà nước không tham gia điều tiết; thị trường nội địa bị ứ đọng, dẫn đến người sản xuất co lại không còn dám phát triển mạnh mặc đù năng lực sản xuất rau, hoa vẫn còn rất dư thừa
Vàng 2: Vùng đồi núi trung du và vùng núi phía Bắc mà đặc trưng là một số tỉnh có khả năng sản xuất các vùng rau hoa tập trung lớn như Sapa và một số huyện của Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, vùng Tam Đảo của Vĩnh Phúc, Ở đây, điều kiện khí hậu rất lý tưởng: Quanh năm nhiệt độ ôn hoà, độ ẩm cao, đất đai phì nhiêu rất thích hợp với các loài rau quả như: cải bắp, xu hào, su su, Ở vùng giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc các loại rau, hoa đặc trưng của vùng này Ở Sapa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm
Tuy nhiên, ở những vùng này đo tập quán dân cư, trình độ thâm canh tăng vụ và thị trường chưa phát triển nên còn rất hạn chế đến việc sản xuất rau và hoa
Nếu có sự tác động tích vào năng lực sản xuất và tìm kiếm thị trường xuất khẩu thì đây là một tiểm năng lớn sẽ được khơi dậy, tạo ra triển vọng của giai đoạn sắp tới cho nghề rau hoa xuất khẩu
2 Nguôn nhân lực:
Trang 10Những nơi đân cư đông nhất là Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên Ở những nơi khác thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc dân cư thưa hơn
Sự phân bố đân cư quá đông ở đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng đã được
khai thác từ lau đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản
xuất và cư trú của con người
Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có dân số thưa hơn Tuy nhiên, ở những vùng có thể trồng trọt và trồng rau hoa như Sapa, Lào Cai, thì dân số cũng đông, khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng phổ biến ở đây
Dân số ở các tỉnh phía Bắc cũng như cả nước thuộc loại đân số trẻ Trong độ tuổi lao động là 59,3%, dưới độ tuổi lao động là 33,1%, ngoài độ tuổi lao động là 7,6% Hàng năm, xã hội có thêm khoảng 1,5 triệu lao động mới
Xét về chất, người Việt Nam có thể chất thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ; đây được coi là tiềm năng quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Giá nhân công rẻ là một lợi thế của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế Đây cũng là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua Tuy nhiên, lao động Việt Nam cũng còn hạn chế về năng suất lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, đòi hỏi cần có giải pháp khắc phục mới đáp ứng được yêu cầu của phân công lao động quốc tế
Vì vậy, với dân số trẻ và đông, với trình độ khoa học tập trung ở đồng bằng sông Hồng, là một lợi thế so với các nước trong phát triển rau, hoa tươi với số lượng
lớn, kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại Tuy nhiên, khi một thời gian, khi đời sống
được nâng cao, đặc biệt hậu WTO có cơ hội để làm giàu thì lợi thế về giá lao động rẻ sẽ giảm dân Do đó, cần tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn là một điểm cần chú ý đối với các tỉnh miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung 3 Tiêm năng các loại rau, hoa tươi xuất khẩu và kỹ thuật sản xuất:
3.1 Đối với rau:
- Diện tích, sản lượng:
Trang 11175,5 ngàn ha (tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3.071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình quân là 7,55%/năm)
Bảng 1 Diện tích và sản lượng rau
Diện tích (1.000 ha) Sản lượng (1.000 tấn)
St Vùng Năm Năm Tăng Năm Năm Tang 1999 2005 | giam(%) | 1999 2005 | giảm (%) 1 | Miền Bắc 187,4 249,7 33,24 | 2.626,7 | 3.860,7 46,98 - DBSH 126,7 158,6 25,18 | 1.988,9 | 2.852,8 43,44 - TDMNBB 60,7 91,1 5008| 6378| 1.008,0 58,04 2 | Ca nude 459,6 6351 38,19 | 5.792,2 | 9640,3 64,44 3 | Ty trong (% ÿ trọng (4) 4077| 39432 4535| 40,05 Miền bắc/Cả nước
Riêng miền Bắc năm 2005, diện tích trồng rau chiếm 39,32%, sản lượng chiếm 40,05% so với cả nước Có thể nói đây là vùng có điều kiện về diện tích và sản lượng rau lớn cung cấp cho cả nước và cho xuất khẩu
Trong đó, sản xuất rau ở Hà Nội năm 2005: tổng diện tích gieo trồng rau các loại là 8,1 ngàn ha (điện tích canh tác là 3 ngàn ha, hệ số sử dụng đất là 2,7 lần),
năng suất đạt 186,2 ta/ha, sản lượng 150,8 ngàn tấn
- Các loại rau xuất khẩu:
Rau của nước ta phong phú về chủng loại, gồm 70 loại cây chủ yếu Đặc biệt các tỉnh phía Bắc có rau vụ Đông là một trong những lợi thế của Việt Nam so với một số nước trên thế giới Các loại rau chủ yếu gồm cải bắp, su hào, cà chua, dưa
chuột, ớt cay, nấm, khoai tây
Đối với miền Bắc, trồng rất nhiều loại rau phục vụ cho đời sống của các tỉnh phía Bắc và cả nước Tuy nhiên, việc xuất khẩu có thể tập trung chính vào một số
loại rau sau:
+ Rau ăn quả: ớt, dưa chuột, cà chua, ngô ngọt, ngô bao tử, bí xanh, + Rau ăn lá: bắp cải, cải xanh, rau cần, mùi tau, sa lát, hành lá,
Trang 12Dự báo một xuất khẩu một số rau vụ Đông của mién Bac:
Đứa chuột: Trồng thành vùng tập trung chuyên canh tại Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Nội Sử đụng 70.000 tấn nguyên liệu để đóng hộp, đóng lọ, muối mặn xuất khẩu Riêng 10 tháng năm 2006, các tỉnh miền Bắc đã xuất khẩu được 1.156.675 USD sang các thị trường như Đài Loan, Mỹ, Bungarni, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga, Nhật Bản, Ukraina Dự kiến diện tích trồng dưa chuột xuất khẩu khoảng 3.500 ha
Cà chua: Dự kiến trông 7.000 ha để đạt sản lượng 100.000 tấn, sử dụng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu cà chua cô đặc, tương ớt
Khoai tây: Dự kiến trồng khoảng 15.000 ha tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Hà, Thái Bình để đạt sản lượng khoảng 140.000 tấn Dự kiến dùng cho xuất khẩu 30 - 40.000 tấn, sang thị trường EC khoảng 80%, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore là 15% Chỉ tính 10 tháng năm 2006, khoai xuất khẩu đạt 902.447 USD sang các thị trường như Đài Loan, Đức, Anh, Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thuy sĩ, Trung Quốc
Bắp cải: Riêng 10 tháng 2006, các tỉnh phía Bắc đã xuất khẩu được 120.717 USD sang các thị trường như Đài Loan và Hàn Quốc Bắp cải là mặt hàng có thế mạnh ở các tỉnh phía Bắc trong số các loại rau ăn lá Trong thời gian gần đây đã bắt đầu xuất khẩu Trong tương lai nếu phát triển tốt có thể xuất khẩu sang các thị trường khác
Hiện nay vùng Đồng bằng Sông Hồng đang qui hoạch một số vùng sản xuất rau sạch tại ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên Dự kiến những năm tới sẽ triển khai rộng rãi mô hình này để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ
Cụ thể ở một vùng như sau: + Sản xuất rau ở Hà Nội:
Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi, chiếm ưu thế về điện tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 —-80% diện tích), có tỷ suất hàng hoá cao
Trang 13+ Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm san xuất 400 - 500 ha cà chua và đưa chuột cung cấp cho các nhà máy chế biến của Tổng công ty rau quả, nông sản Vụ Xuân 2006, Tổng công ty rau quả đã tổ chức sản xuất rau nguyên liệu vụ xuân ở các tỉnh Nam Định, Bắc Giang, Thanh Hoá đạt
840 ba (trong đó dưa chuột bao tử 274 ha, ớt 300 ha, ngô ngọt 126 ha, cà chua bị
45 ha) và đã thu mua trên 6.000 tấn sản phẩm
+ Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩn chủ lực như: hành, tỏi, ớt, khoai tây ở
huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái Thuy, Một SỐ rau màu xuất khâu được tỉnh mở rộng gieo trồng: khoai tây Đức, Hà Lan; ớt Đài Loan,
Hàn Quốc, Nhật Bản; cải bắp cuộn, bí xanh, đậu cô ve Trung Quốc; khoai lang
Nhật và cà chua bị, để tăng giá trị thu nhập và hiệu quá sản xuất
+ Trồng măng ở Đan Phượng - Hà Tây: Cay măng Điền trúc, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng ở xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây; trên điện tích đất chân đồi bạc màu Sau 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau khi trừ mọi ch¡ phí, thu lãi từ 60 - 70 triệu đồng/ha Trồng măng Điền trúc cho giá trị kinh tế cao là vì sản phẩm của nó có khả năng tận thu cao: mầm măng (củ măng) bán rất chạy trên thị trường, với giá bán 8.000 - 11.000 đồng/kg măng ngọt; mo nang dùng để bán cho các làng nghề chuyên chằm nón, thân cây mẹ lại là nguyên liệu chính để sản xuất
chiếu trúc,
- Phương thức và kỹ thuật sản xuất:
Hiện nay, rau được sản xuất theo hai phương thức: Tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá Trong đó, sản xuất rau hàng hoá tập trung chủ chính ở hai khu vực: vùng rau chuyên canh và vùng rau luân canh
+ Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất cao (4,3 vụ/năm), trình độ tham canh của nông dân khá, song mức độ khơng an tồn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao Diện tích vùng rau chuyên canh chiếm khoảng 35% tổng diện tích đất trồng rau nhưng cho sản lượng khoảng 37% sản lượng rau toàn quốc
Trang 14tại vườn các hộ gia đình, điện tích vườn bình quân 1 hộ là khoảng 36m” Lượng rau
sản xuất tính bình quân đâu người đạt khoảng 65 kg Tiêu thụ sản phẩm rất đa đạng: phục vụ ăn tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu
- Kỹ thuật sản xuất:
Hiện nay tồn tại hai kỹ thuật chính: kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật hiện đại
(ứng dụng công nghệ cao)
Kỹ thuật truyền thống trong sản xuất rau ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trồng trọt của người dân, sản xuất trên các thửa ruộng, khu vườn nhỏ lẻ, ít tập trung sản xuất quy mô lớn Sản xuất bằng kỹ thuật truyền thống được áp dụng từ khâu chọn giống, tra hạt, cấy rau đến thu hoạch Việc chọn giống trước đây đo các hộ tự tiến hành Đến nay đã bất đầu mua hạt giống ở của các cơ sở chuyên cung cấp Ngay ở Hà nội, phương pháp và kỹ thuật trồng rau vẫn chủ yếu theo phương pháp truyền thống nên chất lượng rau không được đảm bảo
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Ïsrael có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường
Có thể nói, kỹ thuật sản xuất rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao bước đầu đã đem lại sản lượng và chất lượng như mong muốn, là tiền đề đảm bảo cho xuất khẩu rau của miền Bắc thành công
3.2 Đối với hoa:
Ở các tỉnh phía Bắc, hoa được trồng chủ yếu ở các vùng đô thị và ven đô Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm, với diện tích 500 ha, Xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa toàn huyện) Các loại hoa được trồng phổ biến như: hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn, Ngoài ra, một số huyện ngoại thành Hà Nội và một số tỉnh khác cũng có sản
phẩm hoa như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình,
Trang 1570,5% diện tích hoa toàn vùng Thị trấn Sapa (Lào Cai) là địa bàn có tiềm năng đối với một số loài hoa ưa lạnh, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác tốt
Sản xuất hoa ở miền Bắc chủ yếu được thực hiện bởi 2 đối tượng chính: nông đân sản xuất tự phát theo xu hướng nhu cầu thị trường trong nước và bởi các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (ở Yên Bái, Lào Cai) Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường trong nước, số lượng không lớn phục vụ cho xuất khẩu Lào cai, Yên Bái có xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng chủ yếu theo con đường tiểu ngạch
San xuất hoa ở miễn Bắc nước ta bị hạn chế rất lớn do điều kiện khí hậu không thích hợp: hầu hết các loại hoa có chất lượng cao chỉ có thể sản xuất được với chất
lượng khá trong vụ Đông Xuân
Kỹ thuật trồng hoa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương phấp nhân giống cổ truyền như gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm, nhánh Các phương pháp này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhưng chất lượng bị hạn chế Vì vậy, mặc dù chủng loại hoa của các tỉnh phía Bắc khá phong phú nhưng thiếu giống có chất lượng và năng suất cao
Kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao đã bước đầu được hình thành và triển khai ở
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai Tuy nhiên số lượng chưa đủ lớn
4 Yêu cầu xuất khẩu rau, hoa tươi:
Theo tiêu chuẩn nhập khẩu rau, hoa tươi của các thị trường chính mà Việt Nam đã xuất khẩu và yêu cầu thực tiễn xuất khẩu rau, hoa tươi trong thời gian qua thì xuất khẩu mặt hàng này cần đáp ứng yêu cầu sau:
() Yêu cầu về cây giống: a) Bản quyền giống cây:
Trang 16Giống cây trồng đòi hỏi phải được bảo hộ phù hợp với cam kết chung Đây là yêu cầu để tạo môi trường xuất khẩu bên vững
b) Giống cây trồng cho sẵn phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu: Muốn thâm nhập vào các thị trường lớn, sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với
thị hiếu của người dân nước đó Do vậy, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu rau, hoa tươi, Việt Nam phải đầu tư vào những giống không những cho năng suất cao, chất lượng tốt mà còn phải phù hợp với thị trường xuất khẩu, thị trường quốc tế
Yêu cầu này xuất phát từ quan niệm hiện tại của thế giới: “một sản phẩm có chất lượng tốt là sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng thanh toán của họ”
(2) Yêu câu về quy trình và kỹ thuật canh tác
Ngày nay, yêu cầu về chất lượng rau sạch, hoa sạch và tươi là yêu cầu cơ bản hàng đâu Rau phải được sản xuất theo quy trình rau an toàn và rau hữu cơ Quy trình sản xuất truyền thống không đảm bảo các yêu cầu xuất khẩu Phương thức sản xuất có thể là truyền thống hoặc hiện đại Nhưng để có thể đảm bảo khả năng cạnh
tranh đòi hỏi phải áp dụng phương thức hiện đại, công nghệ cao
Trong tương lai gần, quy trình sản xuất đòi hỏi phải đáp ứng được tiêu chuẩn quy định quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP) Hiện nay, tổ chức các nhà sản xuất bán lẻ (EUREP) đã và đang xây dựng các hướng dẫn về quy trình này Do đó, các nhà sản xuất và xuất khẩu rau, hoa tươi Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận và đáp ứng yêu cầu này
(3) Yêu cầu cơ sở hạ tầng sẵn xuất rau, hoa phục vụ xuất khẩu:
Cơ sở hạ tầng sản xuất rau hoa phục vụ xuất khẩu ảnh hưởng chính yếu tới khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên và khả năng cạnh tranh của chính các doanh nghiệp xuất khẩu
- Hệ thống giao thông vận tải: phải thuận tiện cho việc thu gom và vận chuyển đi chế biến, bảo quản và xuất khẩu Chi phí lưu thông có ảnh hưởng lớn tới giá thành sản phẩm xuất khẩu
- Quy mô sản xuất: phải đủ lớn, đảm bao số lượng cho xuất khẩu Quy mô sản xuất nếu phát huy tốt có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đạt được lợi thế về quy mô, giúp giảm giá thành
Trang 17mặt hàng rau, hoa tươi Cơ sở chế biến, bảo quản phải đảm bảo gần các vùng nguyên liệu và nơi chờ xuất khẩu Hệ thống cơ sở chế biến ảnh hưởng lớn đến chất lượng rau, hoa tươi Do vậy, cần có hệ thống ngày càng hiện đại
(4) Yêu cầu nhãn hiệu; xây dựng và phát triển thương hiệu riêng:
Nhãn hiệu hàng hoá là yêu cầu bất buộc đối với sản phẩm xuất khẩu nói chung và sản phẩm rau hoa tươi xuất khẩu nói riêng Việc ghi nhãn ở mỗi nước khác nhau là khác nhau Tuy nhiên, một nhãn hàng hoá trên nó phải ghi đầy đủ những yêu cầu cơ bản như: tên thương mại, tên nước xuất xứ, phương thức sản xuất, kích cỡ, trọng lượng, hạn sử dụng
Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu và đảm bảo xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp cần phải định vị được tên tuổi của mình trên các thị trường xuất khẩu Muốn
vậy, việc đăng ký và xây dựng thương hiệu ngoài nước là yêu cầu cần đáp ứng
trong điều kiện mới
(5) Yêu cầu về vệ sinh dịch té và an toàn thực phẩm:
Các vấn đề vệ sinh dich tế (SPS) là một yêu cầu quan trọng cấc cuộc đàm phán thương mại quốc tế các mặt hàng nông sản Các vấn đề SPS ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại quốc tế, một phần do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thuốc trừ sâu và các chất hoá học trong thực phẩm Thêm vào đó, các vấn đề SPS đôi khi được coi như một công cụ bảo hộ dưới sức ép của nông dân ở các nước công nghiệp phát triển Các quy định SPS có thể là rào cản quan trọng nhất trong thương mại quốc tế rau, hoa tươi
Ngày nay, tất cả các loại rau nhập khẩu (rau tươi, đông lạnh, rau làm sạch)
đều phải đáp ứng yêu cầu trên Sản phẩm xuất khẩu cần chú ý những yêu cầu sau: - Yêu cầu sản phẩm nhập khẩu không có dấu hiệu lây nhiễm hay ký sinh trùng trên sản phẩm
- Sân phẩm phải sạch, không lẫn đất
- Dư lượng hoá chất tối đa (thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, ) (gọi tất là: MRLs) Đây là một trong những quy định cần hết sức chú ý vì các nước khác nhau đều có những quy định khác nhau về mức đư lượng hoá chất tối đa Singapore và Hồng Kông có những quy định chặt chế hơn Việt Nam Các nước châu Á có tới
Trang 18Muốn đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh thực tễ phải có sự kết hợp đồng bộ ngay từ quy trình sản xuất, chăm bón đến các biện pháp xử lý trước khi thu hoạch,
trong lúc thu hoạch và sau thu hoạch
Các yêu cầu của việc nhập khẩu rau, hoa tươi ở các thị trường khác nhau có những yêu cầu khác nhau Chúng tôi chỉ nêu ra những yêu cầu cơ bản để có thể xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong tương lai
I THỊ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM CHO XUẤT KHẨU RAU, HOA TƯƠI CUA
CÁC TỈNH PHÍA BẮC
1, Thị trường Trung Quốc:
1.1 Các loại rau, hoa nhập khẩu chủ yếu:
Các loại rau nhập khẩu chủ yếu là cần tây, đậu hạt, nấm Trong các loại rau nhập khẩu thì các sản phẩm thuộc HS 714 như khoai lang, sắn và dong giềng chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu rau tươi
Bảng 2 Kim ngạch nhập khẩu rau, hoa vào thị trường Trung Quốc (triệu USD) Năm Nhập khẩu rau, hoa, quả | Hoa, cây cảnh (HS 06) Rau (HS 07) 2000 750 33,0 130,5 2001 890 33,1 311,5 2002 940 50,8 301,7 2003 1.000 58,0 309,0 2004 1.300 61,1 490,1 2005 1.490 71,5 531,9
Nguồn: China’s expanding role in Global Horticultural Markets, Working Paper 3/06, Centre for Applied Economics and Policy Studies Massey University
Đối với hoa, cây cảnh, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm nguyên liệu: cây và cây mầm, và xuất khẩu các thành phẩm: hoa cắt cành và cây cảnh
Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu sau sang Trung Quốc trong thời gian qua như: dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng ta, cà chua, nấm; hạt tiêu, gừng, ới, giểng, nghệ, tỏi, Do thời tiết khắc nghiệt, Trung Quốc phải nhập khoảng 3 triệu tấn rau vào các tháng 12, tháng 3 Đây lại là thời điểm chính vụ ở Việt Nam Trong thời gian qua, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết ưu thế này 1.2 Thị trường rau, hoa tươi nội địa của Trung Quốc:
Trang 19Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ rau, quả lớn nhất châu A 90% rau,
quả của Trung Quốc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng tươi, 10% còn lại được chế biến thành nước ép, đóng hộp, đông lạnh, Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng tir 41,11 kg/ngudi nim 1990 lén 56,52 kg/người
năm 2002
Các chính sách hỗ trợ đối với ngành làm vườn trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành rau quả được thực hiện từ năm 1988 với các chương trình cải thiện kết cấu hạ tầng và phát triển hệ thống bán buôn Nhà nước hỗ trợ cho xây đựng các nhà kính, chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình trang trại điểm, hệ thống dịch vụ nông nghiệp và đầu tư tư nhân (cả trong nước và nước ngoài) xây dựng hệ thống sản xuất với tiêu chuẩn quốc tế để cho ra đời các sản phẩm có chất lượng
Diện tích trồng rau đã tăng từ 3,8 năm 1980 lên 22,5 triệu ha năm 2005 Mặc
dù quỹ đất trồng trọt khan hiếm nhưng những chính sách giảm can thiệp vào canh tác ngũ cốc, cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo điều kiện cho người nông dân chuyển diện tích trồng ngũ cốc sang trồng rau quả - những cây trồng đem lại lợi nhuận cao hơn Theo Uỷ ban phát triển và cải cách Trung Quốc (China’s National Development and Reform Commision), lợi nhuận bình quân trên mỗi ha trồng rau, quả và ngũ cốc đạt mức tương ứng 1.172 USD, 690 USD và 148 USD trong năm 2004 Trung Quốc hiện là nước có sản lượng ngành làm vườn lớn nhất thế giới, trong khi năm 2003 mới ở vị trí thứ ba
Với các chính sách thích hợp cho sản xuất rau tươi nêu trên, Trung Quốc đã đáp ứng được một phần nhu cầu rau của người dân Cùng với việc sản xuất và tiêu
thụ rau lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu rau, quả lớn trên thế
giới Riêng rau xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong kim ngạch xuất khẩu rau quả Trung Quốc
Trang 20tăng, một phần do Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế trong khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn SPS của các nước phát triển nhập khẩu
+ Từ nhập khẩu:
Trung Quốc nhập khẩu rau chủ yếu từ Hoa Kỳ, Chi lê, Philipin, Ecuador, Nin-Di-Lân và các nước Đông Nam Á Trung Quốc nhập khẩu cây cảnh và hoa tươi chủ yếu từ EU
ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhập khẩu rau của Trung Quốc Các nước ASEAN-10 và Hồng Công chiếm 68% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả vào thị trường Trung Quốc Nhập khẩu qua Hồng Công đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh doanh rau quả nhập khẩu của Trung Quốc Nhiều nhà phân phối rau quả nhập khẩu Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với các công ty thương mại của Hồng Công Trước đây, rau quả nhập khẩu qua Hồng Công chiếm tới 50% tổng lượng bán buôn rau quả nhập khẩu của Trung Quốc nhưng hiện nay tỷ trọng này đã giảm đi ít nhiều cùng với sự phát triển của hệ thống dịch vụ vận chuyển và cảng biển ở các tỉnh phía bắc Trung Quốc, cho phép tiết kiệm chi phí nhập khẩu qua các cảng biển này vào thị trường các tỉnh trung và bắc Trung Quốc (đặc biệt là các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam)
Thời gian qua, Việt Nam đã phát huy và tận dụng được lợi thế này Việc xuất khẩu rau tươi trực tiếp vào các tỉnh phía Bắc Trung Quốc đã tăng lên rất lớn Phía Trung Quốc cũng đang chuyển dần sang nhập khẩu từ Việt Nam vì chi phi van tai thấp và thuận tiện trong việc xuất sang các thị trường khác
- Hệ thống phân phối:
Trang 21khẩu/phân phối, các nhà nhập khẩu nhỏ, các công ty mua gom, đóng gói cũng như cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ lớn
1.3 Các quy định về quản lý nhập khẩu rau, hoa tươi vào thị trường Trung Quốc: Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tương đối cao và chính sách phi thuế quan khá chặt chẽ Thuế suất trung bình phổ thông đối với rau chủ yếu khoảng 70% (thuế suất MEN tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoặc sơ chế, có thuế suất phổ thông cao hơn, khoảng 80% - 90% (nhưng thuế suất MEN vẫn là 13%), nhưng các loại hạt giống rau có thuế suất MEN khoảng 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MEN khoảng 30% Riêng các loại quả tươi, khô có thuế suất cao hơn Thuế suất MEN trung bình với quả khoảng từ 30%- 50% (thuế phổ thông lên tới 100%)
2 Thị trường Đài Loan:
Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng va không đòi hỏi quá cao về chất lượng Đài Loan cũng là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Đông á Tuy nhiên, Đài Loan không phải là thị trường dễ xâm nhập đo vùng lãnh thổ này chủ trương duy trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với bạn hàng truyền thống
2.1 Các loại rau hoa nhập khẩu chủ yếu:
Đài Loan nhập khẩu chủ yếu các loại rau tươi sau: súplơ, cải bắp, dưa chuột, cà chua, nấm, rau tươi được nhập khẩu nhiều nhất là súplơ xanh, súplơ trắng, bấp cải và bắp cải tàu Đài Loan chủ yếu nhập các loại rau từ Hoa kỳ, Trung Quốc và Việt Nam Đài Loan hiện là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam với các mặt hàng chủ yếu như cải bắp, đưa chuột, cà chua, nấm,
Đài Loan nhập khẩu hoa rất ít, chủ yếu là xuất khẩu Đài Loan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hoa Lan lớn nhất thế giới
2.2 Thị trường rau, hoa tươi nội địa của Đài Loan:
~ Thị trường rau: hầu hết rau sản xuất ở Đài Loan là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước Năm 2002 khoảng 179.500 hecta đất canh tác được sử dụng trong việc trồng rau tập trung chủ yếu tại các tỉnh Vân Lâm, Trương Hoa, Đài Nam và Chiayi Sản lượng rau khoảng 3.462.000 tấn với năng suất trung bình khoảng
Trang 22Các loại được trồng chủ yếu tại Đài Loan bao gồm: măng tre, dưa hấu, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, đậu tương, dưa đỏ Hiện nay ở Đài Loan trồng hơn 100 loại rau Các loại hành, bắp cải tàu, mù tạt và tôi phù hợp với vùng khí hậu mát mẻ ở miền bắc Đài Loan, còn ở miền nam chủ yếu trồng các loại như cà chua, súp lơ,
măng tre và các loại đậu
Ngành sản xuất rau quả Đài Loan phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại rau quả nhập khẩu kể từ khi thuế nhập khẩu đối với các loại rau quả được giảm hoặc miễn hoàn toàn Để cạnh tranh được, nông đân Đài Loan đã áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chăm sóc cây trồng nhằm hiện đại hoá các hoạt động sản xuất và tiêu thụ Ngành sản xuất trái cây của Đài Loan đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển và mang lại lợi nhuận cao Các vườn cây ăn quả cũng được
đa dạng hoá thành các khu du lịch sinh thái nhà vườn
- Thị trường hoa: trong những năm gần đây, với sự đa dạng của các loài hoa, ngành trồng hoa ở Đài Loan đã thực sự khởi sắc Giá trị sản lượng năm 2002 đạt
314 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 43,2 triệu USD Năm 2002, khoảng 11.600
hécta đất canh tác được sử dụng cho trồng hoa Diện tích trồng hoa thường được đành một nửa cho việc trồng hoa cắt cành xuất khẩu, một nửa còn lại để trồng hoa lan và làm vườn ươm Tuy không phải là một nước có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên, Đài Loan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới Các thị truờng xuất khẩu hoa chủ yếu của Đài Loan là Nhật Bản, Hồng kông, Hoa Kỳ và Hàn quốc
2.3 Qui định quản lý nhập khẩu - Chính sách thuế và phì thuế:
Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đã thực hiện mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết WTO Do việc cấm nhập khẩu không phù hợp với các nguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử nên 18 loại sản phẩm nông nghiệp bị cấm trước đây sẽ được nhập khẩu mà không có các hạn chế phi thuế, trong đó có sản phẩm rau như: khoai tây, đu đủ Mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này dao động từ 20 đến 40%
Trang 23trong hạn ngạch tùy theo sự chênh lệch về giá sàn giữa thị trường trong nước và
nước ngoài và tuỳ vào kết quả đàm phán song phương với các quốc gia liên quan
Về chính sách phi thuế, Đài Loan áp dụng chủ yếu là hạn ngạch và các loại
giấy phép Đài Loan thực hiện chính sách phân biệt trong nhập khẩu, chỉ nhập khẩu từ một số nước nhất định Việt Nam chưa được ưu tiên trong việc chỉ định thị trường nhập khẩu nên nhiều mặt hàng Việt Nam không xuất khẩu được sang Đài Loan Điểm khó trong chính sách phi thuế của Đài Loan là các biện pháp hạn chế chỉ được quy định một cách chung chung mà không chỉ tiết hoá cho từng mặt hàng cụ thể như nhiều nước khác dẫn đến sự không minh bạch khi áp dụng
Từ 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã ra thông báo giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm rau quả như súp lơ, cải bắp, cải trắng, su hào, cải xanh từ
20% xuống còn 0% Những nước được hưởng mức thuế này bao gồm các nước thành viên WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam
- An toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tế:
Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm định Đài Loan bất đầu áp dụng các tiêu chuẩn mới đối với dung lượng thuốc trừ sâu vào tháng 6 năm 1999 Ngoài một số loại thuốc trừ sâu được cho phép với mức dư lượng quy định, các loại thuốc trừ sâu khác không được phép tồn tại trong rau quả nhập khẩu Các loại rau quả xuất khẩu không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép đưa vào Đài Loan 3 Thị trường Hồng Kông:
- Thị trường rau tươi
Với 6,8 triệu dân có tập quán sử dụng nhiều loại rau quả và ưa thích rau quả tươi hơn rau quả đông lạnh và chế biến nhưng khả năng sản xuất nội địa lại rất hạn chế, Hồng Công được đánh giá là thị trường có nhiều tiểm năng cho các nhà xuất khẩu rau quả Mức tiêu thụ rau của Hồng Công trong năm 2004 là 1.740 tấn/ngày va tiêu thụ quả là 1.498 tấn/ngày, chủ yếu được cung cấp từ nguồn nhập khẩu Thị trường rau quả Hồng Công rất đa dạng với nhiều loại rau quả nhập từ nhiều nước trên thế giới Với mức thuế nhập khẩu 0% và các cơ chế khuyến khích nhập khẩu, xuất khẩu rau quả sang Hồng Công có nhiều điều kiện thuận lợi
Trang 24Bang 3 Nhập khẩu rau quả vào Hồng Công (triệu USD)* 2002 2002 2003 2004 Trị giá | Trị giá | Trịgiá | %tỷ | % thay | Trịgiá | %ty | % thay trọng đổi trọng đổi Tổng 1.415 1.445 1.404 100,0 -2,8 1.330 100,0 5,3 Hoa Ky 430 396 374 26,6 -5,6 360 27,1 -3,6 Trung Quốc 326 280 286 20,4 2,3 283 21,3 -1,1 Thai Lan 143 168 128 91 -23,6 134 10,1 43 Chilé 57 59 38 4,2 0,9 60 4,5 2,2
Neguén: Hong Kong Trade Statistics, Census & Statistics Dep, HKSAR *Bao gầm: - SITC 054 rau, cui tuoi, ubp lanh, déng lanh
- SITC 056 rau, ci ché bién
- SITC 057 qud va hat tuoi hodc khé
- SITC 058 quả và hạt chế biến (không kể nước quả)
- STC 059 nước quả
Trong số rau tươi nhập khẩu, các loại rau cải (cải bắp, sup lơ, su hào, cải lá xoăn) là các loại rau nhập khẩu phổ biến nhất Hồng Công cũng nhập khẩu nhiều
rau diếp và các loại rau gia vị (hành, tỏi, hẹ ) và các loại củ (củ cải, cà rốt, củ cải
ngọt, củ cải cay ), khoai tây, cà chua và dưa chuột
Bảng 4 Các loại rau chủ yếu nhập khẩu vào Hồng Công (1.000 USD) 2001 2002 2003 2004 Cải bắp, sup lơ, su hào, cải lá xoăn, tươi 40.371 34.383 32.444 29.704 hoặc ướp lạnh (HS 0704)
Hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại tương tự, 8.807 6.796 6.903 7.129
tươi hoặc ướp lạnh (HS 0703)
Rau diếp, rau điếp xoăn, tươi hoặc ướp 13.995 11.493 9.054 8.962
lạnh (HS 0705)
Cà rốt, củ cải, củ cải đường, cây điếp củ, 1.906 1.553 4422 6.239 cần tây, củ cải cay tươi hoặc ướp lạnh (HS
0706)
Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh (HS 0701) 6.305 4.348 4.073 4.861
Dưa chuột, dưa chuột ri, tươi hoặc ướp 2.101 2.113 2.839 3.042
lanh (HS 0707)
Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh (HS 0702) 2.958 3.863 2.404 3.390
Các loại rau ăn lá, tươi hoặc ướp lạnh (HS 3.572 2.506 2.543 1.896
0708)
Nguồn: Hong Kong Trade Statistics, Census & Statistics Dep, HKSAR
Trang 25Bảng 5 Tái xuất rau quả của Hồng Công (triệu USD) 2001 2002 2003 2004 Trị giá Trgiá | Trịgiá | %đtý | % Thay | Trịgiá | %Tỷ | % Thay trọng đổi trọng | đổi Tổng 436.067 | 418.657 | 298.089 | 100,0 | -28,8 |305.920| 100,0 2,6 Trung Quốc | 322.364 | 349.619 | 240.274 | 80,6 -31,3_ | 238.955 | 78,1 -0,5 Macao 6.754 7.188 8.648 2,9 20,3 14.244 47 64,7 Việt Nam 5.291 3.390 1,1 -35,9 | 10.491 3,4 209,4 Hoa Kỳ 8.894 10.776 | 10.190 3,4 -5,4 7.027 2,3 -31,0 Canada 7.137 9.303 6.867 2,3 -26,2 6.924 2,3 0,8
Nguôn: Hong Kong Trade Statistics, Census & Statistics Dep, HKSAR
Hồng Công nhập khẩu quả tươi chủ yếu từ Trung Quốc, Chilê, Nam Phi và Hoa Kỳ Các loại quả nhiệt đới như sầu riêng và dưa bở được nhập khẩu từ Malaixia và Thái Lan trong khi quả kiwi được nhập khẩu từ NiuDilân, Chilê và Italia
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Australia là những nước xuất khẩu rau tươi chủ yếu sang Hồng Công, chiếm tới 75% tổng kim ngạch nhập khẩu rau tươi vào thị trường này
- Thị trường hoa tươi:
Điều kiện sản xuất hạn chế nên thị trường hoa tươi của Hồng Công chủ yếu được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu Hồng Công chủ yến nhập khẩu hoa hồng, cúc, cẩm chướng, tulip, hoa ly và hoa phong lan Hoa nhập khẩu được phân phối theo
hai kênh chính: (1) các khách sạn, nhà hàng, công sở và (2) đưa đến người tiêu
dùng qua các siêu thị, chợ, cửa hàng hoa Mỗi kênh chiếm khoảng 50% tổng lượng hoa nhập khẩu Ngày tết truyền thống của Trung Quốc là dịp hoa được tiêu thụ nhiều nhất với các loại hoa được ưa chuộng trong địp này là lay ơn, cúc, đào và các loại cây cảnh
Hồng Công nhập khẩu hoa chủ yếu từ Hà Lan, Trung Quốc, Malaixia và NiuDilân Trong những năm gần đây, thị trường nhập khẩu được mở rộng sang các nước như Australia, Colômbia, Hoa Kỳ và Nam Phi
- Quy định nhập khẩu
Trang 26- Hệ thống phân phối
Rau quả thường được nhập khẩu vào Hồng Công thông qua các nhà nhập khẩu Các nhà bán buôn rau quả của Hồng Công ký hợp đồng hoa hồng với các nhà nhập khẩu và phân phối cho các nhà bán lẻ Để đáp ứng nhu cầu gia tăng, nhiều nhà bán buôn có xu hướng chuyển sang ký hợp đồng trực tiếp với các nhà phân phối nước ngồi
Hồng Cơng có 4 trung tâm bán buôn rau lớn, trong đó trung tâm lâu đời nhất và lớn nhất (chiếm 45% tổng giao dịch bán buôn) đặt tại Cheung Sha Wan trên đảo Cửu Long Trung tâm này do Tổ chức marketing rau (Vegetable Marketing Organization - WMO) điều hành WMO được thành lập từ năm 1946, là một tổ chức phi lợi nhuận, tự trang trải về tài chính WMO cung cấp phương tiện giao dịch, kiểm toán, kiểm định hàng hoá cho các nhà giao dịch tại chợ bán buôn Cheung Sha Wan và thu phí dịch vụ từ những nhà bán buôn với mức phí 10% tổng doanh thu bán buôn cho các dịch vụ này Phí dịch vụ không áp dụng đối với người mua buôn
Hồng Công có 2 trung tâm bán buôn quả lớn: Trung tâm bán buôn Yau Ma Tai trên đảo Cửu Long chiếm khoảng 70% tổng giao dịch bán buôn quả, do các nhà bán buôn, bán lẻ quả tự điều hành và Trung tâm bán buôn quả WWEM thuộc Bộ
Nông, thuỷ sản
Trước kia, ở Hồng Công cũng giống như nhiều nước châu á khác, rau quả tươi thường được bán lẻ tại các chợ truyền thống nhưng hiện nay, rau quả tươi được bán lẻ nhiều hơn qua các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi
Đối với thị trường Hồng Công, giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất
quyết định việc chọn lựa nhà xuất khẩu mà là chất lượng sản phẩm Có thể thấy, mặc dù Trung Quốc là nước cung cấp rau quả với mức giá cạnh tranh nhất nhưng Trung Quốc không phải là nước xuất khẩu rau quả hàng đầu sang thị trường này
Mặc dù điều kiện xuất khẩu rau quả tươi sang Hồng Công khá thuận lợi
nhưng đây cũng là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu nên áp lực cạnh
tranh rất gay gất Vì vậy, để xuất khẩu sang thị trường này, cần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, trước hết là về chất lượng, giá cả và an toàn vệ sinh thực phẩm
Kết quả khảo sát các chợ đầu mối ở Hồng Công cho thấy đây là thị trường tiêu thụ lớn, về mặt địa lý lại gần Việt Nam nên thuận lợi vẻ vận chuyển, đồng thời điều kiện khí hậu tương tự cũng thuận lợi cho việc bảo quản hàng hoá Các đối tác Hồng Công rất quan tâm loại rau quả của Việt Nam như quả thanh long, củ cải, khoai sọ, gừng, ớt, khoai lang - vốn là các sản phẩm khí hậu nhiệt đới dễ trồng, giá rẻ và sẵn có ở Việt Nam
Trang 27hướng chuyên canh một sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng nhu cầu xuất khẩu
4 Thị trường Singapore:
4.1 Các loại rau, hoa tươi nhập khẩu:
Thị trường Singapore nhập khẩu rất nhiều loại rau tươi như: cà chua, hành, hành xuân, tỏi, súp lơ, cải bắp, cà rốt, bông cải xanh, xà lách, rau riếp, củ cải, cần tây, dưa chuột, đậu Hà Lan, măng tây, cà tím, nấm, Tuy nhiên, những loại rau chủ yếu được nhập khẩu là: cải bắp, rau bina tròn, hạt cải xanh, cải xoong, rau muống, dưa chuột, cà chua, nấm khô và bông cải xanh
Tổng lượng nhập khẩu rau tươi của Singapore trong năm 2003 là 140.000 tấn trị giá 290 triệu USD Các nhà cung cấp chính như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và hiện tại là Inđonêisia
Bảng 6 Các quốc gia cung cấp chính rau tươi các loại sang Singapore
Stt | Loại rau nhập khẩu Thị trường nhập khẩu
1 Khoai tây Trung Quốc (32%), Australia (20%), Hà Lan (17%) 2 Cà chua Malaysia (62%), Australia (14%), Thái lan (12%) 3 Hành, hành xuân ấn Độ (24%), Trung Quốc (16%), Pakistan (14%)
4 | Toi Trung Quéc (83%), Malaysia (17%)
5 Súp lơ Australia (87%), Trung Quốc (9%), Mỹ (2%)
6 _| Bap cai Trung Quốc (66%), Malaysia (14%), Australia (9%)
7 Cà rốt Australia (87%), NiuDilân (8%), Trung Quốc (3%)
8 Bông cải xanh Australia (81%), Trung Quốc (12%), Việt Nam (4%) 9 Cải brusel Australia (61%), MY (18%), Thai Lan (9%)
10 | Xa lach Malaysia (49%), Australia (32%), M¥ (13%) I1 | Rau riếp khác Mỹ (59%), Malaysia (27%), Australia (10%)
12 | Củ cải Malaysia (85%), Viét Nam (11%), Trung Quốc (4%) 13 | Cần tây Mỹ (70%), Malaysia (18%), Australia (5%)
14 | Dưa chuột, Dưa chuộtn | Malaysia (99%)
15 | Đậu Hà Lan Trung Quốc (81%), Zimbabue (13%), Nam phi (3%)
16 | Dau Malaysia (92%), Thai Lan (4%), Trung Quốc (3%)
17 |Artso Mỹ(36%), Pháp (18%)
18 | Măng tây Mỹ (36%), Australia (30%), Thái Lan (25%)
19 | Cà tím Malaysia (27%), Trung Quốc (7%) 20 | Rau bina Malaysia (927%), Trung Quốc (2%)
2I |Nấm Trung Quốc (42%), Thái Lan (13%), NiuDilân (11%) 22 | Nấm cục Italia (81%), Phap (19%)
Trang 28
Khoảng 1/3 rau tươi nhập khẩu được tái xuất sang các nước khác Rau tươi ôn đới của Singapore tái xuất khẩu đến 29 quốc gia khác nhau, chủ yếu là Malaysia và Brunei
4.2 Thị trường rau, hoa tươi nội địa của Singapore:
Singapore là một trung tâm kinh tế năng động ở Đông Nam Á với GDP bình quân đầu người đạt 30.000USD/người năm 2004 (DEAT) Singapore có chính sách nhập khẩu rất thơng thống vì đây là nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để cung cấp cho người tiêu dùng
Singapore là một thị trường hấp dẫn đối với những nhà xuất khẩu nước ngoài, -_ với danh mục thực phẩm tiêu thụ rất đa dạng, vừa đáp ứng cho nhu cầu của cư đân bản địa, vừa đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch Hàng năm, Singapore thu hút khoảng 6 triệu khách quốc tế đến tham quan và thưởng thức sản phẩm du lịch của Singapore Bên cạnh đó, khoảng 27 triệu lượt khách quá cảnh sang quốc gia khác, với thời gian lưu trú trung bình là 10 giờ Hầu hết thời gian này, khách quá cảnh sử
dụng cho việc ăn uống và mua sắm Ngoài ra, cũng cần một lượng lớn thực phẩm
để cung cấp cho các chuyến bay và tàu bè quá cảnh ở Singapore Hàng năm có khoảng 145.000 tàu cập cảng và 135.000 máy bay quá cảnh Singapore, chủ yếu để tiếp tế nhiên liệu và thực phẩm tiếp tục hành trình
Singapore 14 nơi trung chuyển hàng hóa lớn của khu vực Nhiều cơng ty nước ngồi lập chỉ nhánh và văn phòng đại điện ở Singapore, để mua hàng từ các nơi và tập trung vào quốc gia này Mậu dịch thương mại của Singapore lớn gấp 2,7 lần GDP của Singapore (GDP năm 2003 là 159 tỷ đôla Singapore) Chính phủ Singapore từ những năm 60-70 đã định hướng phát triển đất nước thành trung tâm hàng hóa của thế giới, nên đưa ra chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu cực kỳ tự do và thơng thống 99% hàng hóa nhập vào quốc gia này đều được miễn thuế, ngoại trừ rượu mạnh, thuốc lá và phương tiện vận tải có động cơ Thay vào đó, hàng hóa hoặc dịch vụ nhập khẩu vào đây chịu một khoản thuế GST (Goods and Services Tax) 5% (tương đương thuế giá trị gia tăng VAT) đối với hàng nhập khẩu Trong
khi đó, hàng xuất khẩu thì không chịu khoản thuế GST
Trang 29tiện, từ đó đã tạo ra tập quán tiêu dùng của thị trường này là tiêu dùng rau, hoa quả tươi là chủ yếu
Hệ thống phân phối: Rau tươi được phân phối qua nhà bán buôn và các đại lý , bán lẻ của Singapore Hầu hết người tiêu đùng đều mua rau ở các chợ và siêu thị Người bán lẻ và người cung cấp dịch vụ thực phẩm nói chung thường lấy rau tươi từ các nhà bán buôn và nhà phân phối, mặc dù gần đây các nhà bán lẻ lớn đã tìm ra nguồn rau tươi trực tiếp từ đối tác nước ngoài để giảm chi phí trung gian Rau tươi ở của hàng được bảo quản ở điều kiện lạnh để duy trì chất lượng của rau Các loại
rau tái xuất thường được đóng gói lại để tránh đập nát, tuy nhiên với những loại rau
lâu bị hỏng như khoai tây thì không cần phải đóng gói và dán mác trước khi tái xuất đến các nước châu Á
4.3 Các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch thực vật:
Ngay từ năm 1985 Singapore đã ban hành Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food AcU, quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhằm lẫn cho người tiêu dùng; mọi hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nến vị phạm phải xử lý theo luật pháp Rau, hoa quả các dạng được tự do nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường nếu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo luật trên Nhà nhập khẩu phải chiụ mọi trách nhiệm về chất lượng hàng hóa mình nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường
Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority - AVA) có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an tồn, khơng độc hại và chất lượng sản phẩm tươi Singapore nhập khẩu rau tươi nhằm cung cấp cho người tiêu dùng và tái xuất khẩu đến các quốc gia khác ở Châu á và quốc đảo Thái Bình Dương AVA chịu trách nhiệm chính về kiểm soát chất lượng, đưa ra các quy chế, chính sách tiêu thụ hàng thực phẩm nói chung trên thị trường và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
Trang 30sản xuất vào thị trường Singapore và nhà nhập khẩu Singapore cũng chỉ nhập khẩu thông qua những cơ sở này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, tiêu thụ tại thị trường Singapore Khi hàng nhập khẩu vào Singapore, AVA kiểm tra lần cuối trước khi cho tiêu thụ (kiểm tra mẫu, các hoá chất, thuốc trừ sâu được phép sử dùng, nhưng ở mức tối đa cho phép trong thực phẩm, rau, hoa quả)
Các biện pháp về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, tiêu thụ (do AVA thực hiện thường xuyên và định kỳ):
- Đánh giá hệ thống, thực tiễn nơi sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); - Kiểm nghiệm và cấp Chứng chỉ cho nhà sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); - Gắn nhãn cho từng lô hàng nhập khẩu để truy cứu nguồn gốc xuất xứ;
- Kiểm tra chất lượng khi hàng nhập tới cửa khẩu;
- Kiểm tra tại các nơi bán buôn, bán lẻ về các điều kiện chất lượng, vệ sinh Bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào muốn có Certificates cung cấp thực phẩm các đạng (trong đó có rau, hoa, quả ) vào thị trường Singapore đều phải được AVA đến khảo sát tại chỗ và cấp Ccrtificates sau đó mới được xuất hàng vào thị trường Singapore và Certificates tự động hết hạn sử dụng nếu nhà cung cấp không cung cấp hàng liên tục trong 2 năm Khi muốn được cấp lại Certificates, nhà cung cấp phải làm lại các bước trên từ đầu
Tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu đều được kiểm soát, ví dụ như phân
tích mẫu ở phòng thí nghiệm AVA kiểm tra, kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu theo mức phù hợp với nghị định thư được quốc tế công nhận và theo CODEX
Các container rau xanh và quả tươi nhập khẩu bất buộc phải có những thông tin sau:
- Tén va dia chi cia noi san xuat san pham - Mô tả sản phẩm
- Ngày xuất khẩu và đóng gói 4.4 Thủ tục thông quan qua mạng:
Vì chủ trương khuyến khích xuất nhập khẩu, nên thủ tục nhập hàng vào Singapore khá đơn giản và không tốn kém nhiều thời gian cho những nhà nhập khẩu Các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm thủ tục qua mạng theo một giao điện
được gọi là Tradenet Những nhà xuất nhập khẩu được cấp một account để vào
Trang 31cơ quan chức năng của Singapore Nếu là hàng thực phẩm, tờ khai được chuyển cho
AVA Cơ quan này kiểm tra những thông tin trên tờ khai và cấp phép nhập khẩu ngay cho lô hàng, nếu tờ khai hợp lệ Thủ tục hải quan đơn giản, nhưng nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không quen với qui trình này, có thể yêu cầu đối tác hay khách hàng Singapore thực hiện
5 Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới Tuy đã áp dụng nhiều chính sách mở cửa thị trường nông sản theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, Nhật Bản vẫn áp dụng nhiều chính sách hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất nông sản trong nước
Mặc dù người Nhật rất thích tiêu dùng rau, hoa tươi nhưng họ cũng rất khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng và tiêu chuẩn kiểm dịch Vì vậy, để thâm nhập thị trường này, cần nghiên cứu cụ thể về nhu cầu thị hiếu cũng như biện pháp quản lý nhập khẩu rau, hoa tươi của Nhật bản
5.1 Đối với rau:
- Các loại rau nhập khẩu chủ yếu:
Nhật Bản cũng là một thị trường tiêu thụ rau tươi và rau chế biến lớn Mỗi năm Nhật Bản tiêu thụ l7 triệu tấn rau các loại, trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng 100 kg rau/năm
Các loại rau mà Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu là khoai tây, khoai lang, ngô ngọt, khoai sọ, một số loại nấm, ngưu bàng (đông lạnh và chế biến), đậu tươi và
đậu đông lạnh, dưa chuột, ớt tươi, cà tím, Tuy nhiên, dưa chuột, ớt tươi, cà tím,
khoai tây và một số loại rau khác chỉ được nhập khẩu vào Nhật Bản với số lượng ít đo các quy định về dịch tế của Nhật Bản
Những năm gần đây, với xu thế ăn kiêng của Người Nhật đã dẫn đến xu hướng tiêu thụ gần đây chủ yếu hướng vào các loại rau tươi giàu Vitamin có lợi cho sức khoẻ Một số loại rau trước đây không phổ biến ở thị trường Nhật thì việc nhập khẩu các loại rau này đang trở nên phổ biến, như: rau điếp, tỏi tây, hành tăm, salát, củ cải và một số loại cây có rễ củ dài dùng làm rau
- Thị trường rau nhập khẩu ở Nhật Bản:
Trang 32+ Yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu rau của Nhật Khi khai thác xuất khẩu sang thị trường này, ngoài các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường cầu về rau, cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố sau:
Nhập khẩu rau tươi vào thị trường Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi thời vụ, nhất là khi sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu Vài năm gần đây, xu hướng nhập khẩu tăng lên do một số nguyên nhân như: các nhà cung cấp thực phẩm trong nước tích cực tìm kiếm các nguồn nhập khẩu trái vụ; sức tiêu thụ mạnh của hệ thống siêu thị trong nước nhằm đáp ứng khẩu vị món ăn ngày càng đa dạng của người tiêu dùng
Ngoài yếu tố thời vụ trên, một yếu tố khác cần quan tâm đó là khẩu vị của người Nhật những năm gần đây hướng vào các loại rau tươi giàu Vitamin có lợi cho sức khoẻ; họ cũng đang chuyển dần sang ăn kiêng với các loại rau như đã nêu ở phần trên
Thị hiếu của người Nhật cũng rất cao Việc nhập khẩu ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh dịch tế còn phải có hình thức đúng quy chuẩn và đẹp
+ Hệ thống phân phối rau của thị trường Nhật Bản:
Rau tươi thường được phân phối qua các chợ bán buôn, theo hình thức bán đấu giá Các nhà bán buôn trung gian và một số nhà bán buôn khác mua hàng từ các phiên đấu giá trong ngày, sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ Có tới 85% rau tươi tiêu thụ ở Nhật Bản được phân phối theo cách này, phần còn lại được phân phối trực tiếp qua các chợ bán buôn tới các hợp tác xã chế biến thực phẩm, các hợp tác xã nông nghiệp, các công ty thương mại và các nhà buôn bán lớn trong ngành thực phẩm - những người cuối cùng bán sản phẩm đã chế biến cho người tiêu dùng
Rau nhập khẩu qua các đầu mối sau đó được đưa ra chợ bán buôn giống như rau sản xuất trong nước Gần đây, ngày càng nhiều nhà nhập khẩu và các cửa hàng chuyên bán buôn bất đầu ký hợp đồng trực tiếp với các nhà cung cấp nước ngoài để tạo nguồn cung ổn định và đa dạng đáp ứng những điêu kiện đặt ra Phương thức này ngày càng được áp dụng rộng rãi
- Các qui định quản lý nhập khẩu:
Các biện pháp hạn chế nhập khẩu rau của Nhật Bản bao gồm thuế quan, các
mức thuế không thống nhất đối với nhập khẩu hành, hạn ngạch thuế quan với đậu Hà lan và các quy định vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt đối với nhiều loại rau tươi
Trang 33+ Các mức thuế khác nhau đối với nhập khẩu hành: Mức thuế phổ cập cho nhập khẩu hành là 8,5 % nhưng nếu các nhà nhập khẩu hành với mức giá nhập khẩu thấp hơn mức giá nhập khẩu tối thiểu (73,7 Yen/kg) sẽ phải trả cho mức chênh lệch giữa giá tối thiểu và đơn giá nhập khẩu Nếu đơn giá nhập khẩu cao hơn giá nhập khẩu tối thiểu, sẽ không có mức thuế nào được áp dụng Giá nhập khẩu tối thiểu áp đụng đối với nhập khẩu hành chủ yếu để bảo hộ cho các nhà sản xuất nội địa trước các nhà xuất khẩu có mức giá thấp chứ không phải để hạn chế lượng nhập khẩu
+ Hạn ngạch thuế quan đối với đậu sấy khô: Nhật Bản áp dụng hạn ngạch thuế quan (TQRs) đối với đậu Hà Lan và các loại đậu hạt sấy khô ngoại trừ đậu xanh và nhũ hương Múc thuế trong hạn ngạch (120.000 tấn/năm) là 10%, mức thuế ngoài hạn ngạch là 354 Yen/kg (trên 3.300 USD/(ấn) trong năm 2002 Hạn ngạch thuế quan được áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước Nếu lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch tăng nhanh, Nhật Bản duy trì quyển nâng mức thuế quan với đậu Hà lan lên 417 yen/kg theo “Quyền tự vệ đặc biệt” của Hiệp định Nông nghiệp Vì vậy, nếu TQR được xoá bổ hoặc mức thuế ngoài hạn ngạch giảm, nhập khẩu nhóm hàng này có thể tăng lên
+ Các quy định vệ sinh dịch tế:
Các quy định vệ sinh địch tế nghiêm ngặt của Nhật Bản có ảnh hưởng lớn đến nhập khẩu rau tươi Nhập khẩu một số loại rau từ một số nước bị cấm hoàn toàn do những lo ngại về lây nhiễm dịch bệnh Dưa chuột, ớt tươi, cà tím, khoai tây và một số loại rau khác cũng chỉ được nhập khẩu với số lượng hạn chế do những quy định này
Tất cả các loại rau nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đều phải đáp ứng các điều khoản của Luật Bảo vệ thực vật và Quy định vệ sinh thực phẩm Khi tiêu thụ rau tươi phải dán nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật về tiêu chuẩn và dán nhãn hàng nông lâm sản (Luật JAS)
Khi kiểm tra tại cảng nhập khẩu nếu phát hiện có dấu hiệu lây nhiễm hay ký sinh trùng trên sản phẩm thì hàng hóa sẽ bị gửi trả lại người xuất khẩu hoặc bị hủy bỏ tùy theo kết quả kiểm tra Ngoài ra, rau ở đạng củ khi nhập khẩu vào Nhật Bản không được lẫn đất Có những loại rau không được nhập khẩu dưới dạng tươi nhưng có thể nhập khẩu ở dạng đông lạnh, khô hoàn toàn, ngâm dấm hay đưới các dạng chế biến khác Tất cả các loại rau tươi phải kiểm tra về dư lượng của thuốc trừ sâu, các tác nhân gây bệnh, các chất phóng xạ
Trang 34(Tolfenpyrad) và thuốc điệt nấm (Cyazofamid) Các thực phẩm nhập khẩu nếu vi phạm quy định mới về MRL này không được phép đưa vào thị trường Nhật Bản
+ Yêu cầu về nhãn hàng hoá
Đối với rau tươi, nhà phân phối phải cung cấp những thông tin để khách hàng lựa chọn như: tên và loại sản phẩm; nơi hay đất nước sản xuất; tên nhà sản xuất, nhà xuất khẩn, chủ tàu vận tải; số lượng bên trong; loại kích cỡ sản phẩm
Người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, nên nhà sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn vẻ chất lượng và đán nhãn sản phẩm, phải bảo đảm độ tươi, kích cỡ, màu sắc của sản phẩm Sản xuất an toàn và vệ sinh thực phẩm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng trong suốt quá trình chế biến là hết sức cần thiết
Người sản xuất cũng cần hiểu biết sở thích và văn hóa nấu ăn của người Nhật Bản Phải bảo đảm sản phẩm tươi và hạn chế tối đa sự đập nát Hàng tươi vào thị trường Nhật Bản rất khó, nhưng khi vào được thì nhu cầu tiêu thụ rất lớn Điều quan trọng là phải chú ý thường xuyên tới từng lô hàng Kinh nghiệm cho thấy, khi đã vào được thị trường Nhật Bản, chỉ một sơ xuất nhỏ trong một lô hàng do vấn đề vệ sinh thực phẩm có thể dẫn tới lô hàng bị hủy bỏ thậm chí còn bị cấm nhập khẩu,
khi đó khả năng thâm nhập trở lại của loại sân phẩm đó là rất khó
5.2 Đối với hoa:
- Các loại hoa nhập khẩu chủ yếu:
Các loại hoa được nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản là các loài hoa có thể trồng tại Nhật Bản nhưng giá nhập khẩu rẻ hơn hoa trồng trong nước, ví dụ như hoa phong lan; hoa Protea; hoa mau sáp ong; các loài hoa trái mùa tại Nhật Bản như hoa Cúc, hoa tuy -— líp, và những loại hoa đơn cân sử dụng số lượng lớn như: hoa
cẩm chướng; hoa héng, Tai Nhat Ban, mat hang hoa bao hàm ý nghĩa rất rộng
gồm có hoa cắt, nụ hoa, lá, cành, cây cỏ, rêu, cây sống, hoa khô dùng làm trang trí Việt Nam cũng đang khai thác yếu tố này ở thị trường Nhật Bản
- Thị trường hoa tươi ở Nhát Bản:
Trang 35Colombia (6,3%) Do nhu cầu hoa trong nước năm nay khá cao, dự kiến kim ngạch
nhập khẩu hoa của Nhật Bản năm 2005 sẽ đạt khoảng 500 triệu USD
Nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản trong những năm gần đây ngày càng tăng Nhập khẩu hoa của Nhật Bản tập trung vào các loài hoa có thể trồng tại Nhật Bản nhưng giá nhập khẩu rẻ hơn hoa trồng trong nước, ví dụ như: hoa phong lan của Thái Lan và Singapore; các loài hoa khó trồng hoặc không trồng được tại Nhật
Bản như: hoa Protea và hoa màu xáp ong của New Zealand và Australia; các loài
hoa trái mùa tại Nhật Bản như: hoa cúc của Đài Loan, hoa tuÌlíp của Hà Lan những loại hoa đơn cẩn sử dụng số lượng lớn như: hoa cẩm chướng Colombia, hoa héng Iran
+ Hệ thống phân phối hoa ở Nhật Ban:
Ngoài những kênh phân phối truyền thống, hiện nay hoa cắt cũng được bán theo phương thức thư đặt hàng và địch vụ phát chuyển nhanh Các hợp tác xã mua bán hoa đã được thiết lập hệ thống đặt hàng bằng máy tính cho phép khách hàng có thể mua hàng qua thư điện tử Các công ty vận tải đã thiết lập hệ thống mạng của riêng họ để bán hoa cắt, nhiều nhà sản xuất hoá chất, chế biến thực phẩm và công ty kinh doanh lớn thuộc các ngành công nhiệp khác cũng bắt đầu tham gia vào kinh doanh mặt hàng này
Đối với loại hoa nhập khẩu phải mất ít nhất 36 giờ đồng hồ để cắt hoa, đóng gói kiểm dịch thực vật, làm thủ tục hải quan tại nơi xuất xứ giao hàng sang Nhật Bản Các chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật Bản mất ít nhất là 6 tiếng (Sài Gòn-
Osaka) Cũng do tính chất đặc thù của loài hoa, hầu hết các loại hoa nhập khẩu vào
thị trường Nhật Bản được thực hiện bằng đường hàng không Thông thường, sẽ mất khoảng 4 ngày kể từ khi tiến hành xuất khẩu đến khi bày bán tại các cửa hàng hoa bán lẻ tại Nhật Bản
- Qui định quan lý nhập khẩu:
Tất cả các loại hoa cắt cành nhập khẩu phải chịu sự giám sát của Luật kiểm
dịch thực vật Việc kiểm tra hàng nhập khẩu được tiến hành ngay tại cảng và sân bay của Nhật Bản Nếu hàng đã được nhân viên kiểm dịch kiểm tra tại nước xuất khẩu, sẽ chỉ phải lấy một số mẫu hoa tối thiểu để kiểm tra Nếu phát hiện thấy côn trùng có hại, bàng hóa sẽ được khử nhiễm hoặc hủy bỏ hoặc trả lại nước xuất khẩu
tùy theo mức độ và loại sâu bệnh
Vẻ thuế nhập khẩu của Nhật Bản, các loài hoa đều có thuế nhập khẩu bằng
Trang 36Các chứng từ cân thiết cho nhập khẩu hoa cắt cành:
+ Vận đơn
+ Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Kết quả kiểm tra mẫu (hơn 20% nơi có đưới 1500 đơn vị hàng hoá, hơn 450 đơn vị trong trường hợp 75000 đơn vị hàng hoá) của thanh tra kiểm dịch giống cây trồng Hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không và đường biển được kiểm dich tại các trạm kiểm dịch của những sân bay/ cảng biển chỉ định
Tại Nhật Bản, việc nhập khẩu hoa phải tuân thủ theo các quy định của Luật bảo vệ thực vật và công ước Washington Theo đó, các loại thực vật khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải qua kiểm dịch để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và các loài sâu hại Do đó, trước khi xuất khẩu, người xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu cấp và được Nhat Ban công nhận
Có hai điều kiện cân phải lưu ý khi có ý định bước chân vào thị trường Nhật Bản: Thứ nhất, kiểm tra chất lượng tại điểm giao hàng:
+ Tiến hành tiêu diệt toàn bộ sâu bọ có hại
+ Thống nhất các tiêu chuẩn lựa chon trước khi ký hợp đồng
+ Các biện pháp đóng gói: Phun dung dịch tổng hợp với thuốc trừ sâu bay hơi (ở Australia, NiuDilân và Thái Lan hoa được phun chất méthy bromide trước khi kiểm tra xuất khẩu và đóng gói)
Thứ hai, Có biện pháp cũng như thiết bị bảo dưỡng chuyên môn kỹ thuật để giữ cho hoa được tươi trong quá trình vận chuyển:
+ Làm lạnh
(.) Hệ thống làm lạnh trước (làm lạnh đến 50C hoặc thấp hơn trước khi đóng gói) (.) Sử dụng chất làm lạnh bằng cacbonic đặc hoặc túi đựng nước đá khi chuyên chở bàng đường không
(.) Bảo quan trong container lạnh + Chất bảo quản
Trang 37(.) Bién phép bé sung thêm đường: đắp một lớp đường (chủ yếu là đường trắng thường) xung quanh chỗ cất nơi dễ xảy ra mục rỗng, đặt trong đuưng dịch có chất khử trùng
(.) Biện pháp chống mất nước: vận chuyển trong vật liệu đóng gối có chứa một lượng nước nhỏ
Ngoài hoa cắt, hạt giống, củ và hoa để trồng trọt cũng là một hạng mục có khả năng xuất khẩu Những mặt hàng này cũng phải tuân thủ theo các yêu cầu kiểm dịch thực vật
6 Thị trường EU:
6.1 Các loại rau, hoa tươi nhập khẩu chủ yếu:
Thị trường này rất lớn và rất chuộng các loại rau mà Việt Nam sản xuất được Mỗi năm EU nhập khẩu khoảng hơn 7 triệu tấn rau, hoa, quả với kim ngạch khoảng 6 tỷ Euro EU nhập khẩu chủ yếu là các loại rau ăn lá (rau điếp, rau xanh các loại) và khoai tây và các loại rau ăn củ khác
Dự báo nhu cầu tiêu thụ rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn đến năm 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, nhu cầu tiêu thụ rau diếp và rau xanh các loại sẽ tăng khoảng 22-23%, trong khi tiêu thụ khoai tây và các loại rau ăn củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-§% Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm trong đó các nước EU như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan là những nước nhập khẩu rau chủ yếu
6.2 Các quy định đối với sản phẩm nhập khẩu:
EU rất chú ý đến các quy định về tiêu chuẩn môi trường Hệ thống những quy định và tiêu chuẩn về môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu của EU rất phức tạp và nghiêm ngặt Có thể nói hiện nay hệ thống tiêu chuẩn và quy định về sản phẩm của EU hoàn chỉnh hơn cả Điều này thể hiện một thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng ở EU về những sản phẩm sạch và an toàn rất cao Sản phẩm nhập
khẩu vào EU sẽ chịu sự kiểm tra gồm: kiểm tra chứng từ về vệ sinh y tế, kiểm tra về sự đồng nhất giữa chứng từ và sản phẩm, kiểm tra trên sẵn phẩm (đóng gói, nhiệt độ
tôn trữ, )
Trang 38trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP) và các chính sách khác như chính sách về công nghệ sinh học
Đối với tiêu chuẩn quy định quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP) thì hiện nay, tổ chức các nhà sản xuất bán lẻ (EUREP) đã và đang xây dựng các hướng dẫn về Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP) đối với sản phẩm
trồng trọt GAP bao gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng, sử dụng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khoẻ và an toàn công nhân Trong tương lai gần, các nhà sản xuất và xuất khẩu rau và hoa tươi, những người muốn cung cấp cho các đây chuyền siêu thị ở Châu Âu sẽ phải chứng minh rằng các sản phẩm của họ được sản xuất theo đúng quy trình GAP Người ta cho rằng GAP sẽ trở thành một chuẩn mực quốc tế quan trọng trong khu vực sản xuất rau, hoa tươi
7 Thị trường Nga:
Thị trường Nga là thị trường truyền thống của chúng ta trước khi liên xô tan dã Sau một thời gian xuất khẩu vào thị trường Nga giảm mạnh Năm 2003, xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam vào thị trường Nga chỉ đạt 8 triệu USD nhưng tính đến hết tháng 10 của năm 2006 đã xuất khẩu được 18,69 triệu USD vào thị trường Nga (tăng 32,4% so với năm 2005) Nga trong năm 2006 đã trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt nam
Thị trường Nga nhập khẩu chủ yếu các loại rau như: Dưa chuột, nấm rơm, cà chua Giá trị nhập khẩu trung bình một tháng khoảng: 822.448 USD
Biểu 7 Giá trị trung bình theo cơ cấu rau Việt Nam xuất khẩu vào Nga Stt Ching loại Gia tri trung binh (USD) | 1 | Dưa chuột 683.965 2 |N&m 73.632 3 Ca chua 64.851 Tong 822.448 8 Thị trường Hoa Kỳ:
Trang 39Canada và các nước Mỹ la tính khác Năm 2003, cả nước xuất khẩu được khoảng 8 triệu USD rau, hoa, quả vào thị trường này Đây là con số khiêm tốn so với nhu cầu nhập khẩu hàng năm của nước này vào khoảng 3,5 tÿ USD Chủ yếu Hoa kỳ nhập khẩu quả của Việt Nam Rau và hoa vẫn rất khiêm tốn
Mỹ nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu của Việt Nam như khoai tây, rau ăn lá; vạn niên thanh, mai chiếu thuỷ, mai cảnh Tuy nhiên, số lượng không nhiều
Trang 40CHUONG II
THUC TRANG XUAT KHAU RAU, HOA TUGI KHU VUC CAC TINH PHIA BAC
I KHAI QUAT THUC TRANG XUẤT KHẨU RAU, HOA TƯƠI CỦA CÁC TỈNH PHÍA BẮC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1 Thực trang sản xuất rau, hoa: 1.1 Điện tích, năng suất:
* Đối với rau: Trong những năm gần đây, sản xuất rau của các tỉnh phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung có xu hướng gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng Mức độ tăng bình quân hàng năm của cả nước về điện tích là 4,6%, về năng suất là 0,7% và về sản lượng là 5,1% Đối với các tỉnh phía Bắc, mức độ tăng bình quân về diện tích là 4,90%, về năng suất là 1,73%, về sản lượng là 6,63% (giai đoạn 1999-2005) Năng suất rau bình quân cả nước tăng chậm khoảng 11,8 - 12,6 tấn/ha Các tỉnh phía Bắc mặc dù có tốc độ tăng cao hơn, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp Tuy nhiên, năng suất nhiều loại rau như bắp cải, dưa chuột, cà chua, của các vùng thuộc các tỉnh phía Bắc vẫn có năng suất cao Ví dụ năng suất bắp cải 40-60 tấn/ha, cà chua 20- 40 tấn/ha
Cũng như các loại quả, rau có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, với quy mô, chủng loại khác nhau Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau chuyên doanh với những kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau Đối với các tỉnh phía Bắc, sản xuất rau chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng
Tính đến năm 2005, năng suất rau trung bình của các tỉnh phía Bắc đạt 145,25
ta/ha, tang 10,84 % so với năm 1999
Bảng 8 năng suất rau cả nước qua các năm
Năm ¡999 Năm 2005 Tăng giảm
Stt Ving Năng suất | Tỷ trọng | Năng suất | Tỷ trọng | Năng suất | Ty trong