Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC; đánh giá nhanh tình hình sức khỏe người sử dụng sản phẩm tấm lợp AC tại xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Trang 1
BỘ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
Trang 2Hà Nội - 2017
BỘ XÂY DỰNG BỆNH VIỆN XÂY DỰNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA AMIĂNG TRẮNG
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG TẤM LỢP AMIĂNG XI MĂNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS.BS Lê Thị Hằng
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
Trang 3Hà Nội – 2017
Trang 4THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng
2 Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng
3 Cơ quan chủ trì quản lý đề tài: Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường
- Bộ Xây dựng
4 Đơn vị thực hiện: Bệnh viện Xây dựng
Địa chỉ: Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04-35533621 Fax: 04-38541013
Cơ quan công tác: Bệnh viện Xây dựng
Điện thoại: CQ: 04-35533686 Mobile: 0913349721
E-mail: hang.bvxd@yahoo.com
6 Thư ký đề tài: Ths.BS Đinh Thị Hoa
Trưởng khoa Sức khoẻ Nghề nghiệp - Bệnh viện Xây dựng
7 Cơ quan phối hợp thực hiện chính:
- Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ Y tế
- Khoa Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Dịch tễ học - Học viện Quân Y
- Vụ Vật liệu Xây dựng – Bộ Xây dựng
- Sở Y tế Tỉnh Hà Giang
Trang 5- Các đơn vị sản xuất tấm lợp AC
8 Các cá nhân tham gia thực hiện chính:
Trang 6MỤC LỤC Trang
1 3 Tình hình sử dụng amiăng chrysotile trong sản xuất tấm lợp
AC tại Việt Nam
08
1 5 Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc 9
1.5.2 Các nghiên cứu về bệnh bụi phổi amiăng và các bệnh liên
Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2 3 2 Khảo sát, đánh giá các yếu tố của môi trường lao động 24
2.3.4 Điều tra tình hình sức khỏe khu dân cư và các yếu tố liên quan 28
Trang 72 8 Hạn chế của đề tài 32
3 1 Thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ
sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
33
3 1.1 Quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất tấm lợp AC 33
3 1.2 Thực trạng môi trường lao động tại các đơn vị sản xuất tấm
lợp AC
34
3 2 Thực trạng sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm
lợp AC
39
3 3 Thực trạng môi trường và sức khỏe khu dân cư xã Tân trịnh,
Quang Bình, Hà Giang
62
3.3 2 Kết quả điều tra hộ gia đình và khám sức khỏe người dân xã
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
63
3 3 3 Tình trạng sức khỏe người dân xã Tân trịnh, Quang Bình, Hà
Giang
65
3 3 4 Một số kết quả điều tra bước đầu về tình hình tử vong tại xã
Tân trịnh, Quang Bình, Hà Giang
69
4.2 Thực trạng công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ
sở sản xuất tấm lợp AC
78
4.3 Thực trạng môi trường lao động tại các cơ sở SX tấm lợp AC 81
4.5 Thực trạng môi trường khu dân cư xã Tân trịnh, Quang Bình,
Trang 8DANH MỤC BẢNG
1.2 Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở một số nước 8 1.3 Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng
trong không khí khu vực sản xuất ở Việt Nam
3.3 Kết quả phân tích nồng độ bụi sợi Amiăng trong môi trường lao
động theo nhóm các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
3.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 40 3.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và thời gian từ
khi tiếp xúc với amiăng đến nay (đối với công nhân hưu trí)
41
3.9 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo giới 42 3.10 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42 3.11 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm
Trang 9mạn tính đường hô hấp trên
3.15 Liên quan giữa biến đổi chức năng thông khí phổi và hút thuốc
3.18 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo nhóm nghề
48
3.19 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo tuổi nghề
49
3.20 Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp và bệnh cần lưu ý ở đối tượng
nghiên cứu
50
3.21 Kết quả phân loại sức khỏe (đối với công nhân đang làm việc
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
51
3.31 Một số triệu chứng trong 30 ngày của người dân xã Tân Trịnh 67 3.32 Thực trạng mắc bệnh theo hệ cơ quan của dân xã Tân Trịnh 68 3.33 Biến động tỷ suất tử vong thô và do ung thư toàn huyện Quang
Bình từ 2010-2014
69
Trang 103.34 Xu thế thay đổi tỷ suất tử vong tại xã Tân Trịnh từ 2010-2014 69
3.37 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh và nhóm tuổi 72 3.38 Phân bố tử vong theo nhóm cơ quan và giới (> 5 tuổi) 73 3.39 Phân bố nguyên nhân tử vong tại huyện Quang Bình và xã Tân
Trịnh (giai đoạn 2010-2014)
74
3.40 Phân bố tỷ suất tử vong trung bình /năm do ung thư theo xã của
huyện Quang Bình trong thời gian từ 2010-2014
75
3.41 Phân bố nguyên nhân tử vong do ung thư theo cơ quan
(ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
76
3.42 Phân bố nguyên nhân tử vong do các bệnh đường hô hấp (bao
gồm ung thư, ở người lớn, giai đoạn 2010-2014)
77
4.1 Phân bố nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh qua các số liệu
điều tra trong nước
92
Trang 113.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề và tuổi nghề 41 3.4 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm tuổi 42 3.5 Phân bố biến đổi chức năng thông khí phổi theo nhóm nghề 43 3.6 Phân bố tỷ lệ biến đổi chức năng thông khí phổi theo tuổi nghề 44 3.7 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo nhóm nghề
48
3.8 Phân bố tỷ lệ có tổn thương dày màng phổi/ nốt vôi hóa màng
phổi theo tuổi nghề
49
3.9 Kết quả phân loại sức khoẻ (đối với công nhân đang làm việc
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC)
Trang 12Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam 20 2.1 Sơ đồ nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe người lao động
tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
29 2.2 Sơ đồ nghiên cứu về sức khỏe người sử dụng tấm lợp AC 30
Trang 13BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
Trang 14VLXD Vật liệu xây dựng
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Amiăng được biết đến từ nhiều thế kỷ nay và đang được sử dụng trong hàng trăm các loại sản phẩm khác nhau trong công nghiệp cũng như trong sinh hoạt ở các nước trên toàn thế giới Với đặc tính bền, cách nhiệt, cách âm
và chống ma sát, ngày nay người ta sử dụng amiăng trong ống dẫn nhiệt, bao bọc nồi hơi, cách nhiệt, cách âm, sản xuất tấm lợp
Ở Việt Nam, Amiăng sử dụng trong các ngành công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu loại Chrysotile (Amiăng trắng) Lượng Chrysotile nhập khẩu được
sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro – ximăng Theo báo cáo của Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam, hiện nay với sản lượng trung bình khoảng 90 triệu m2/năm, các cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng tiêu thụ hàng năm khoảng 52.000 tấn Amiăng Chrysotile (Amiăng trắng) [14]
Amiăng là một trong các yếu tố bụi vô cơ gây hại cho người lao động tiếp xúc trong quá trình sản xuất và là chất độc hại trong danh mục các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động Amiăng và sức khỏe con người là vấn đề thời sự suốt mấy thập kỷ qua Cho đến nay, Y học đã khẳng định rằng Amiăng gây bệnh bụi phổi Amiăng (Asbestosis), ung thư phổi (lung cancer), u trung biểu mô (mesothelioma), dày và can xi hóa màng phổi [42],[44]
Bệnh bụi phổi Amiăng là một bệnh xơ hóa phổi, gây nên bởi bụi Amiăng phối hợp hoặc không với tổn thương xơ hóa màng phổi Từ năm
1950, thế giới đã công nhận có bệnh bụi phổi Amiăng Năm 1967, ở Anh ước tính có tới 20.000 công nhân mắc bệnh Ở Việt Nam, năm 1976, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã công nhận bệnh xơ hóa phổi do Amiăng là bệnh nghề nghiệp Tuy nhiên cho đến năm 2014, chỉ có 03 trường hợp được giám định là mắc bệnh bụi phổi
Trang 16Amiăng và được bồi thường, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các bệnh nghề nghiệp khác ở Việt Nam [8]
Ung thư trung biểu mô (mesothelioma) là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp khoảng 1-2 %₀ ₀ và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng lên ở các nước công nghiệp hoá từ 10 - 25 %₀ ₀ / năm 1990 Ở nhiều nước trên thế giới, ung thư trung biểu mô là loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm nhưng ở Việt Nam, ngày 15/5/2016 bệnh này mới được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội
Có nhiều tác giả trên thế giới cho rằng loại ung thư này có mối liên quan chặt chẽ và thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc với amiăng [38],[39] Tuy nhiên ở Việt nam, một số nghiên cứu về ung thư trung biểu mô, ung thư phổi đều chưa thấy rõ mối liên quan với tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với Amiăng [12], [20],[29]
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của các nước trên thế giới đã nghiên cứu về sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng, nhưng cho đến nay, ảnh hưởng sức khỏe do Amiăng, đặc biệt là Amiăng Chrysotile vẫn còn đang tranh cãi trên phạm vi toàn cầu và là mối quan tâm của nhiều tổ chức cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước trong thời gian gần đây
Nhiều nước trên Thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về ảnh hưởng của Amiăng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nguy cơ ra các bệnh như bụi phổi amiăng, ung thư trung biểu mô, ung thư phổi do tiếp xúc với Amiăng Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của Amiăng nhóm Amphibol (amiăng nâu và xanh) là nguy cơ gây các bệnh như bụi phổi Amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô (màng phổi, màng bụng, màng tim) Riêng đối với Amiăng trắng (chrysotile), một số nước trên cơ sở phân tích các nghiên cứu về amiăng đã đưa ra nhận định là “không có ngưỡng an toàn cho tiếp xúc với Amiăng” và cấm sử dụng các loại amiăng kể cả Chrysotile
Trang 17Khác với quan điểm trên, một số nghiên cứu khác về Amiăng Chrysotile đã chỉ ra sự khác biệt lớn giữa 2 loại Amiăng Chrysotile và Crocidolite “Amiăng nhóm Amphibol có khả năng gây ung thư cao gấp 4 lần Chrysotile và khả năng gây ung thư trung biểu mô cao gấp 800 lần” và cho rằng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc tiếp xúc với Chrysotile là nguyên nhân gây ung thư trung biểu mô…Từ kết quả của các nghiên cứu này, một số nước ủng hộ quan điểm sử dụng Amiăng trắng có kiểm soát sẽ không gây tác hại cho sức khỏe công nhân tiếp xúc trực tiếp và cộng đồng
Ở Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của Amiăng đối với sức khỏe con người cũng như nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát bệnh liên quan đến Amiăng, xây dựng hồ sơ quốc gia về Amiăng… Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để có thể đánh giá khách quan và chi tiết nhất ảnh hưởng của Amiăng Chrysotile đối với sức khỏe người sản xuất và sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng để từ đó có thể định hướng cho việc sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng Amiăng hay sử dụng
an toàn có kiểm soát Amiăng Chrysotile
Để đảm bảo sản xuất an toàn theo Công ước Quốc tế 162, từ năm 1998, Chính Phủ và các bộ, ban, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản quy định các biện pháp đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất tấm lợp AC như: Thông tư liên tịch số 1529/1998/TTLT-BKHCN-BXD ngày 17/10/1998 ban hành quy định các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân trong sản xuất tấm lợp AC ở Việt Nam; Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 6/6/2008 ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
“Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe”…
Tại Quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ: Nghiêm cấm sử dụng Amiăng amphibole (Amiăng nâu và xanh) để sản xuất tấm lợp;
Trang 18Đến hết năm 2015 các dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải đầu tư đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu xé bao, nghiền, định lượng sợi; Tất cả các cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng sợi phải có
hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải trong quá trình sản xuất, đảm bảo yêu cầu môi trường Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiên cứu vật liệu thay thế Amiăng, đồng thời phối hợp với Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam tăng cường tổ chức kiểm tra, chỉ đạo các
cơ sở sản xuất tấm lợp Fibro – xi măng chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường lao động, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động
và cộng đồng dân cư
Để góp phần đánh giá ảnh hưởng của vật liệu Amiăng trắng (Chrystotile) đối với sức khỏe con người, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5313/VPCP-KGVX ngày 16/7/2014 của Văn phòng Chính phủ, Bệnh viện Xây dựng tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng trắng đối với sức khỏe người lao
động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp Amiăng xi măng”,
với các mục tiêu sau:
1 Khảo sát thực trạng môi trường lao động và công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
2 Nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của người lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC
3 Đánh giá nhanh tình hình sức khỏe người sử dụng sản phẩm tấm lợp AC tại xã Tân trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Trang 19CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1.Đặc điểm của sợi amiăng:
Amiăng là chất không cháy, cách điện tốt, bền với nhiệt độ cao và với các chất hoá học như axít và kiềm và rất lâu mòn
Amiăng là silicát kép của can xi (Ca) và magie (Mg), chứa SiO2 có trong tự nhiên, cấu trúc của amiăng được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm serpentine: Chrysotile (Amiăng trắng), nhóm sợi serpentine có dạng
xoắn và cũng là loại sợi amiăng duy nhất còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển
Nhóm amphibole gồm: Actinolite, Amosite (Amiăng nâu), Crocidolite
(Amiăng xanh), Tremolite, Anthophyllite Nhóm sợi amphibole có cấu tạo dạng thẳng, hình kim, gọi chung là amiăng nâu và xanh Nhóm amphibole đã
bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam [2],[4]
Hình 1.2 Sợi Amphibole
Trang 201.2 Tình hình sử dụng amiăng trên Thế giới
Công nghiệp khai thác và sử dụng amiăng phát triển mạnh từ cuối thế kỷ
19 Các mỏ amiăng lớn ở Canada, Nga, Phần Lan, Nam Phi được khai thác với sản lượng lớn Trong những thập niên gần đây, mặc dù hàng năm có hàng triệu tấn amiăng vẫn được khai thác và sử dựng, nhưng xu hướng tiêu thụ amiăng đang giảm dần ở các nước trên toàn thế giới Năm 1980 trên thế giới tiêu thụ khoảng 4,1 đến 4,4 triệu tấn amiăng nhưng đến năm 1993 giảm xuống còn 2,8 triệu tấn Liên Xô sản xuất amiăng chiếm 58% tổng lượng amiăng trên toàn thế giới và sử dụng 90% số amiăng đã khai thác Canada, Zimbabwe, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi cũng là nước sản xuất và xuất khẩu amiăng Trong khi nhu cầu sử dụng amiăng ở Bắc Mỹ và các nước Tây Âu giảm thì sự tiêu thụ amiăng ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh lại tăng Lượng tiêu thụ amiăng cao nhất là khoảng 5 triệu tấn /năm và bắt đầu giảm vào năm 1980, đến năm 2000 còn khoảng 2 triệu tấn (giảm 60% trong 20 năm) [20], [39]
Trong năm 2013, tổng sản lượng amiăng trên thế giới là 2.019.000 tấn, gần tương đương với sản lượng năm 2011 (2.035.000 tấn) và 2012 (1,988,000) Trong đó, 10 nước tiêu thụ nhiều nhất bao gồm: Brazil, Nga, Kazakhstan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Uzbekistan, Việt Nam, Ukraine và Colombia
Số liệu dưới đây cho thấy sản lượng tiêu thụ amiăng tại các nước này
và phân bổ sản lượng tiêu thụ trên toàn thế giới giai đoạn 2009 - 2012
Trang 21Bảng 1.1: Các nước tiêu thụ amiăng trắng nhiều nhất thế giới
Quốc gia Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Qua biểu đồ trên, có thể thấy, sản lượng tiêu thụ amiăng trắng của các
nước ổn định, không có sự tăng/giảm lớn qua các năm
Trang 221.3 Tình hình sử dụng amiăng chrysotile trong sản xuất tấm lợp AC tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngành sản xuất tấm lợp AC đã tồn tại 50 năm, từ năm 1963 đến nay và đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 41 cơ sở sản xuất, trong đó có 36 cơ sở sản xuất đang hoạt động và 05 cơ sở sản xuất vừa ngừng hoạt động Công suất thiết kế hơn 100 triệu m2/năm, sử dụng hơn 3.000 lao động trực tiếp Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 - 90 triệu m2/năm chiếm khoảng 60 - 62% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân 60.000 -70.000 tấn amiăng chrysotile/năm
Theo báo cáo của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam, năm 2016, sản xuất được 84,596 triệu m2, tiêu thụ 83,214 triệu m2 và đạt doanh thu khoảng 2.300 tỷ đồng Tấm lợp AC chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên tuổi thọ cao (30 – 50 năm), giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0.4
mm, giá thấp hơn từ 40 - 50% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế Tấm lợp amiăng chrysotile đáp ứng 62% nhu cầu tấm lợp hàng năm [14]
1.4 Quy định về bụi amiăng trong môi trường lao động.
Bảng 1.2 Quy định về nồng độ sợi amiăng tại nơi làm việc ở một số nước
Trang 23Bảng 1.3: Giá trị giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp cho phép với bụi amiăng
trong không khí khu vực sản xuất ở Việt Nam STT
Tên chất Trung bình 8 giờ
(sợi/ml)
Trung bình 1 giờ (sợi/ml)
1.5 Ảnh hưởng của amiăng đến sức khỏe người tiếp xúc
1.5.1 Bệnh bụi phổi amiăng:
1.5.1.1.Cơ chế bệnh sinh:
Cơ chế bệnh sinh bệnh BP Amiăng khác với bệnh BP Si và bệnh BP than Sợi Amiăng ngắn (< 5 µm) dễ bị thực bào Các sợi Amiăng (Chrysotil) dài
Trang 24trên 10 µm cũng bị thực bào nhưng một phần ở ngoài đại thực bào và làm tăng sự thẩm thấu của màng tế bào Mặt khác trong trường hợp như vậy, có thể nhiều đại thực bào gắn vào các sợi Amiăng quá dài Khác với tác dụng của bụi silíc, bụi amiăng không có hoặc có rất ít độc tính với đại thực bào, không có sự tiêu huỷ đại thực bào sau khi thực bào nhưng sự xơ hoá vẫn xuất hiện Cơ chế xơ hoá phổi còn chưa rõ, tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng: loại sợi Amiăng cứng có kích thước dài hơn 8µm và đường kính dưới 0,25
µm là loại sợi nguy hiểm nhất, khi hít vào loại sợi này, chúng sẽ đâm vào thành phế quản, vào tổ chức phổi và kích thích gây tăng sản và sinh xơ ở tổ chức kẽ của phổi Những sợi cứng có thể xuyên cả vào màng phổi, kích thích màng phổi tạo thành các đám dày dính màng phổi, thậm chí các sợi có thể tới
cả cơ hoành và màng bụng gây nên những đám xơ tại những nơi chúng tới
Cơ chế sinh bệnh của sợi Amiăng được giải thích là do sự kích thích sinh xơ phổi, sự tương tác của kháng nguyên và kháng thể, cuối cùng là cơ chế tự sinh kháng thể với bằng chứng trong máu người bệnh có yếu tố thấp, yếu tố kháng nhân [29]
Tuy nhiên yếu tố “cơ địa” rất rõ trong bệnh này, cùng tiếp xúc với bụi như nhau, nhưng khả năng và mức độ mắc bệnh thì rất khác nhau ở mỗi người Ngoài ra, bệnh BP Amiăng có liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư phổi và ung thư màng phổi Theo một số nghiên cứu thì có từ 15% - 30% người bị BP Amiăng có kèm theo ung thư phổi, màng phổi Cơ chế về sự kết hợp này chưa được rõ, nhưng những người bị bệnh BP Amiăng có thể coi là những người thuộc nhóm nguy cơ bị ung thư phổi – màng phổi
1.5.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Không có triệu chứng đặc hiệu của bệnh, triệu chứng lâm sàng chủ yếu
là khó thở, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, sau có thể khó thở thường xuyên
Có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực do phản ứng của màng phổi Ở giai
Trang 25đoạn sớm, có thể gặp sự kích thích phế quản hay VPQ mạn tính phối hợp làm xuất hiện triệu chứng ho, khạc đờm Ngoài ra người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi, gầy sút làm giảm khả năng lao động
Khám lâm sàng tại phổi có thể phát hiện các dấu hiệu như giới hạn cử động lồng ngực, giảm rì rào phế nang, đôi khi thấy ran nổ ở vùng đáy phổi
+ Bờ trái của tim mờ đi, trường hợp nặng xung quanh tim hình tua tủa như lông nhím
Các hình ảnh X-quang trên đặc trưng cho bệnh BP Amiăng nhưng đôi khi gặp ở những người tiếp xúc với bụi chất dẻo, bụi bông hay bụi gỗ
+ Hình ảnh vôi hoá màng phổi: thường gặp đối xứng hai bên, ít khi xuất hiện trước 20 năm kể từ năm tiếp xúc đầu tiên Nhiều trường hợp chỉ gặp dấu hiệu vôi hóa màng phổi mà không có một biểu hiện lâm sàng nào khác hay tổn thương nào ở nhu mô phổi Như vậy có nghĩa là chỉ trong một số ít trường hợp có sự tồn tại song song giữa sự vôi hoá màng phổi và xơ hoá phổi Vôi hoá màng phổi thường chỉ gặp ở những người không có xơ hoá, những người tiếp xúc lâu dài trong môi trường ô nhiễm bụi Amiăng nồng độ thấp
Trang 26Vôi hoá có thể khu trú ở màng phổi (lá thành), màng tim, trung thất, đặc biệt còn gặp ở phần sau vòm hoành, hiếm khi gặp ở màng phổi liên thuỳ + Các mảng màng phổi (Pleural plaques): xuất hiện rải rác khắp phổi, dễ thấy, hình không đều, mật độ giống nhau, đôi khi có hình tràng hoa
+ Dày màng phổi (Pleural thickening): thường xuất hiện sớm và đôi khi là hình ảnh tổn thương duy nhất do tiếp xúc Amiăng Màng phổi dày hai bên, xuất hiện như một đường nhỏ dày vài milimét, dọc theo thành ngực trên phim chụp tư thế sau-trước
* Chức năng hô hấp:
Ở giai đoạn sớm thường không có biểu hiện rối loạn CNTK phổi Khi bệnh đã rõ rệt, thường có biểu hiện rối loạn thông khí hạn chế (FVC giảm) Sau đó có thể giảm FEV1, từ hội chứng hạn chế sang hội chứng tắc nghẽn Cuối cùng là rối loạn thông khí hỗn hợp (FVC giảm; FEV1 giảm) [30]
* Xét nghiệm đờm:
Có thể tìm thấy “thể Amiăng” trong đờm khi soi trực tiếp trên kính hiển
vi quang học Thể Amiăng xuất hiện trong đờm từ 1 – 3 tháng sau khi tiếp xúc vì chỉ sau thời gian này thể Amiăng mới được tạo thành Nhiều năm sau khi ngừng tiếp xúc vẫn có thể gặp thể Amiăng trong đờm Sự có mặt của thể Amiăng rời rạc, riêng lẻ trong đờm chỉ cho thấy là đã hít bụi Amiăng, không
có nghĩa là đang mắc bệnh BP Amiăng hoặc có những biến đổi phổi – màng phổi Ngược lại, nếu có từng đám thể Amiăng, tập hợp từ 15 – 20 thể thì ở bệnh nhân này có thể gặp cả triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X-quang của bệnh BP Amiăng
Xét nghiệm thể Amiăng trong đờm không phải bao giờ cũng dương tính nên phải làm nhiều lần
Cần chú ý những thể gọi là thể Amiăng không đặc hiệu cho bệnh BP Amiăng, người ta thấy có nhiều loại bụi sợi khác, cả bụi sợi thuỷ tinh cũng hình thành những kiểu “thể Amiăng”, cũng được bọc trong lớp vỏ sắt – protein
Trang 271.5.2.1 Kết quả nghiên cứu ngoài nước:
Theo WHO (1989), và một số nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học cho thấy amiăng liên quan với bệnh bụi phổi- amiăng và ung thư đường hô hấp ở người như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô màng phổi và màng bụng, những thay đổi ở màng phổi như dày màng phổi, mảng màng phổi, can xi hoá màng phổi [46]
Hầu hết các tác giả cho rằng amiăng liên quan đến sự bất thường của màng phổi là mảng màng phổi, dày màng phổi và được phát hiện qua phim X quang phổi Ung thư trung biểu mô là loại ung thư hiếm gặp, tỷ lệ mắc thấp khoảng 1-2 phần triệu và trong thập kỷ gần đây tỷ lệ này tăng vọt ở các nước công nghiệp hoá từ 10-25 phần triệu/ năm vào năm 1990 ở các nước Tây âu
và trong đó cũng có các trường hợp là tiếp xúc với amiăng Người ta cũng cho rằng bệnh thường xuất hiện sau 30 năm tiếp xúc [41],[43]
Trang 28Hàn Quốc cấm nhập và sử dụng crocidolite và amosite từ năm 1997 Năm 1986 quy định giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp đối với chrysotile là 2 sợi/ml cho đến năm 2001 giảm xuống là 0.1 sợi/ml và có hiệu lực vào năm
2003 Các báo cáo về trường hợp ung thư cho biết ung thư phổi tăng nhanh hơn so với 15 năm trước đấy, số tử vong cũng tăng gấp 3 lần Năm 1993, chụp X quang phổi cho các công nhân dệt amiăng kết quả là có 3% có biểu hiện bệnh bụi phổi-amiăng, 1/2 số này thấy có biến đổi chức năng hô hấp hạn chế Người ta cũng thấy có mối liên quan rõ ràng về liều đáp-trả trong nhóm nghiên cứu, không có ai trong nhóm dưới 10 năm làm việc có biểu hiện bệnh, trong khi đó 8% số người làm trên 20 năm có các biểu hiện bất thường trên phim X quang phổi [35]
Nga là nước xuất khẩu, sử dụng amiăng và có số lượng người lao động tiếp xúc trực tiếp với amiăng rất cao Burmistrova,T.(1997) tiến hành chụp phim x quang phổi cho trên 2000 công nhân tiếp xúc với amiăng chrysotile ở các ngành công nghiệp khác nhau cho thấy có 15,3% có hình ảnh bất thường trên phim x quang [33]
Theo Takahashi K, Sera Y năm 1993, tiến hành chụp phim X-quang phổi cho 200,000 công nhân trong giai đoạn 5 năm có 36 ca có hình ảnh mảng màng phổi Bắt đầu từ năm 1984 các trường hợp bị ung thư trung biểu mô do tiếp xúc với amiăng mới được đền bù là 4 trường hợp nhưng đến năm 1999 là
25 trường hợp[43]
Viện y học lao động Phần Lan (FIOH) kết hợp với Viện Hàn lâm Y học lao động Nga và Viện an toàn vệ sinh lao động (NIOSH) của Mỹ đã khám lâm sàng và chụp X quang phổi cho 2003 công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng thấy có khoảng 10% công nhân có hình ảnh tổn thương kiểu đám mờ nhỏ không đều (irregular opacities) và 4% hình ảnh canxi hoá màng phổi trên phim Xquang phổi với tuổi nghề trên 10 năm, tuổi đời trên 47 năm [38]
Trang 29Frost,G và cộng sự (2008) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ tử vong của 31.302 công nhân phá/tháo dỡ amiăng ở Anh quốc cho thấy số trường hợp tử vong chung tăng lên (SMR=123, CI 95% 119-127) trong đó bao gồm cả ung thư phổi và ung thư trung biểu mô Các yếu tố nguy cơ được xem xét bao gồm các kỹ thuật xử lý bụi, các loại hình mặt nạ, khẩu trang được sử dụng, thời gian tháo dỡ mỗi ngày, và thời gian tiếp xúc trong suốt quá trình làm việc [36]
Đối với lĩnh vực công nghiệp sản xuất các sản phẩm có amiăng là sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng Kết quả của 11 nghiên cứu cohort bao gồm những nghiên cứu từ Mỹ (Hughes và CS, 1987) từ Canada (Finklestein, 1984)
và các nghiên cứu ở Đan Mạch, Italia, Đức đã kết luận rằng công nhân chỉ tiếp xúc với Chrysotile cho thấy dấu hiệu về mức độ bệnh liên quan đến amiăng thấp hơn so với công nhân sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng có lẫn các sợi crocidolite và amosite [20]
Nghiên cứu của nhà khoa học Weill, H., Hughes, J and Waggenspack,
C (1979) – American Review of Respiratory Disease 120(2):345-354 điều tra trên 5.645 công nhân sản xuất amiang xi măng cho thấy không có sự gia tăng
về tỷ lệ tử vong khi phơi nhiễm amiang chrysotile trong 20 năm ở mức độ tương đương hoặc thấp hơn 100 MPPCF.y (Million Parts per Cubic Foot.year), tương ứng với xấp xỉ 15 sợi/ml.năm [45]
Nghiên cứu của Hodgson và Darnton công bố năm 2000 chỉ ra rằng nguy cơ gây ung thư phổi của sợi amphibole Amosite cao hơn chrysotile 10 lần còn amphibole Crocidolite cao hơn chrysotile 50 lần Còn nguy cơ gây ung thư trung biểu mô của sợi amphibole Amosite cao hơn chrysotile 100 lần còn amphibole Crocidolite cao hơn chrysotile 500 lần [38]
Theo Sariton Taptagaporn (2002), Suwadee Thaweesuk (2011), Thái Lan là nước sử dụng nhiều amiăng lượng nhập khẩu năm 2009 là 102,738 tấn /năm và năm 2010 là 79,250 tấn /năm, nhưng cho đến nay chưa phát hiện
Trang 30được trường hợp nào bị bệnh bụi phổi-amiăng Các tác giả nghiên cứu trên
701 công nhân thấy có 13 trường hợp dầy màng phổi và có tiếp xúc nghề nghiệp trên 10 năm với amiăng [20]
Nghiên cứu DGFASLI cấp quốc gia về tình trạng sức khoẻ của người lao động thuộc ngành công nghiệp amiăng năm 2004 của Ấn Độ được thực hiện tại 05 nhà máy ximăng amiăng, 03 đơn vị sản xuất dây phanh và 702 công nhân có lịch sử tiếp xúc từ dưới 5 năm đến trên 20 năm cho thấy không
có dấu hiệu bệnh bụi phổi và bệnh khác liên quan đến amiăng [34]
Marina Musti và cộng sự (2009) nghiên cứu bệnh-chứng về mối liên quan giữa ung thư trung biểu mô và tiếp xúc với amiăng trong môi trường làm việc tại 1 nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng-xi măng ở Bari (Italia), kết quả cho thấy những người sống trong phạm vi 500 m của nhà máy có tỷ suất chênh (OR) bằng 5.29 một cách có ý nghĩa thống kê (95% CI: 1.18-23.74) [40]
Nghiên cứu trong 39 năm về tỷ lệ tử vong của công nhân bị phơi nhiễm với amiang trắng ở Hy Lạp của L Sichletidis D., Chloros D., Spyratos A.-B., Haidich I., Fourkiotou M., Kakoura D and Patakas (2009) cho thấy không có trường hợp nào của u trung biểu mô được báo cáo Tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của dân số Hy Lạp Nồng độ sợi được đo thường xuyên và luôn ở dưới mức cho phép Thời điểm và nguyên nhân tử vong được ghi lại ở cả công nhân đã nghỉ hưu và đang làm việc Kết luận của các tác giả: Phơi nhiễm nghề nghiệp với amiang trắng nguyên chất ở trong mức độ cho phép không liên quan đến sự gia tăng đáng kể của ung thư phổi hay u trung biểu mô [42]
Những nghiên cứu trên cho thấy có sự khác nhau về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Amiăng nói chung, amiăng Chrysotile nói riêng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các tác giả cho rằng quá trình phát sinh bệnh liên quan đến amiăng như mảng màng phổi, can xi hóa
Trang 31màng phổi, ung thư phổi thường là sau 10 đến 20 năm và ung thư trung biểu
mô là sau 30 đến 40 năm tiếp xúc
1.5.2.2 Các nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, có một số mỏ amiăng ở Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn… nhưng trữ lượng thấp và chất lượng không cao Vì vậy, ngành sản xuất amiăng nội địa không phát triển, hầu hết amiăng được nhập khẩu từ nước ngoài Hiện nay, ở Việt Nam amiăng được sử dụng chủ yếu để sản xuất tấm lợp amiăng- xi măng
Ngành công nghiệp sản xuất tấm lợp amiăng- xi măng thâm nhập vào miền Nam Việt Nam từ những năm 1966- 1968, bắt đầu với 2 nhà máy: Nhà máy tấm lợp Biên Hoà và nhà máy tấm lợp Thủ Đức với tổng công suất 6 triệu m2/năm Đầu những năm 1986 nhà máy tấm lợp amiăng- xi măng đầu tiên được xây dựng ở Miền Bắc
Hiện nay, cả nước có 36 cơ sở sản xuất tấm lợp đang hoạt động, phân
bố ở 27 Tỉnh thành phố với 51 dây chuyền, công suất khoảng 90 triệu m2/năm
và có khoảng hơn 3.000 người lao động làm việc trực tiếp tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC [14]
Ở Việt Nam, bệnh bụi phổi - amiăng (asbestosis-xơ hoá phổi do amiăng) đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp (BNN) được đền bù từ năm
1976, nhưng cho đến năm 2014 cũng mới chỉ giám định và đền bù được 03 trường hợp [8],[28]
Nguyễn Xuân Triều (1999), nghiên cứu về ung thư trung biểu mô màng phổi đã sinh thiết màng phổi cho 203 bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi (do
K, lao) tại 4 bệnh viện, tìm thấy 15 trường hợp (7,5%) ung thư trung biểu mô Không có trường hợp nào có tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng [29]
Trần Thị Ngọc Lan (2001), nghiên cứu mối liên quan giữa tiếp xúc amiăng và bệnh hô hấp ở 310 công nhân sản xuất tấm lợp amiăng – ximăng tại các nhà máy tấm lợp Đông Anh, Đồng Nai, Navifico cho thấy nồng độ bụi
Trang 32amiăng trung bình 1,9±0,96 sợi/ml, tại máy nghiền nồng độ bụi từ 4-5 sợi/ml cao hơn giới hạn cho phép từ 2-2,5 lần, nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp
ở công nhân tiếp xúc amiăng-ximăng cao hơn công nhân chỉ tiếp xúc với ximăng 1,23 lần Mảng màng phổi và khối u chiếm tỷ lệ 0,58% Có mối tương quan tuyến tính giữa thời gian tiếp xúc, nồng độ bụi amiăng trong không khí và tỷ lệ các triệu chứng và bệnh đường hô hấp ở công nhân sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng [19]
Năm 2002-2003, Trung tâm Y tế Xây dựng (nay là Bệnh viện Xây dựng) thực hiện nội dung: " Nghiên cứu tình hình bệnh bụi phổi Amiăng và ung thư nghề nghiệp ở các cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng – xi măng” thuộc
đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng và những ảnh hưởng của Amiăng đối với sức khỏe con người
- Kiến nghị các giải pháp" - trên cơ sở nghiên cứu tình hình sức khỏe trên 1.032 công nhân của 12 cơ sở sản xuất tấm lợp AC và 14 công nhân hưu trí
đã kết luận: Bệnh bụi phổi amiăng chỉ có 4 ca/1032= 0,39% trong số công nhân nguy cơ cao Nếu tính tỷ lệ bệnh trên tổng số công nhân sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng thì tỷ lệ này khoảng 0,08% Không thấy trường hợp nào
có các tổn thương lành tính khác liên quan đến amiăng như mảng màng phổi, dày và can can-xi hoá màng phổi Chưa phát hiện được trường hợp nào có các bệnh ác tính như ung thư phổi phế quản và ung thư trung biểu mô trong số công nhân đã khám Hồi cứu hồ sơ các trưòng hợp ung thư biểu mô đã chẩn đoán ở Hà nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 1991 đến năm 2001 cũng chưa đủ căn cứ kết luận có trường hợp nào liên quan đến sản xuất tấm lợp amiăng-ximăng ở Việt nam Trong số 14 công nhân hưu trí không thấy trường hợp nào có bệnh bụi phổi nghề nghiệp hoặc ung thư do amiăng [17]
Nguyễn Bá Đức (2008), nghiên cứu thử nghiệm phiếu thu thập thông tin các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi, màng phổi liên quan đến nghề nghiệp tại Bệnh viện K từ tháng 9/2008 – 12/2008, trong số 100 bệnh nhân được
Trang 33phỏng vấn có 93% được chẩn đoán là ung thư phổi và 7 % là ung thư màng phổi, trong đó có 2 bệnh nhân ung thư màng phổi (kết quả tế bào là u trung biểu mô ác tính đều có nghề nghiệp làm ruộng và không có tiền sử hút thuốc lá) Phân tích nghề nghiệp số bệnh nhân này cho thấy: nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất 42%, hưu trí 28%, hành chính 10%, công nhân 9% [11]
Cục quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã tiến hành triển khai trong 2 năm 2010 – 2011 đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc” Kết quả phỏng vấn tìm tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447 trường hợp vào nhập viện tại 06 bệnh viện tham gia nghiên cứu cho thấy có 46 trường hợp được chẩn đoán Mesothelioma màng phổi chiếm 10,29%, trong đó có 06 trường hợp liên quan đến amiăng (ở nhà có mái lợp amiăng-xi măng là 10,86%, nhà ở gần mỏ serpentin là 2,17% và không có trường hợp nào tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng) 8/39 mẫu bệnh phẩm (chiếm 20,51%) gửi sang Bệnh viện Hiroshima
- Nhật Bản được chuyên gia xác định chẩn đoán là Mesothelioma và không có trường hợp nào có tiền sử tiếp xúc với amiăng; 34/401 trường hợp thuộc nhóm bệnh liên quan đến amiăng khác vào nhập viện có liên quan đến amiăng 8,48 % trong đó có 3,74% có nghề nghiệp liên quan đến amiăng và 4,74 % là ở nhà có mái lợp amiăng – xi măng [20]
Hồ sơ Quốc gia về amiăng từ 2009 đến 2012 được xây dựng bởi Bộ Y
Tế và Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản đã kết luận: Trong số các phim chụp X quang và CT scanner cho người lao động tiếp xúc với amiang từ năm 2004 đến nay, chưa phát hiện được các bệnh liên quan đến amiăng [7]
1.6 Chính sách quản lý amiăng trắng (Chrysotile) trong sản xuất tấm lợp
AC ở Việt Nam
Bộ Xây dựng là cơ quan Nhà nước quản lý lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng nói chung trong đó có tấm lợp AC Các quy định về amiang
Trang 34chrysotile dựa trên Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt
Nam được lập theo giai đoạn 10 năm Quy hoạch được xem xét, sửa đổi 5
Nhằm đảm bảo sức khoẻ người lao động có tiếp xúc với Amiăng, bảo vệ
môi trường, đã có nhiều văn bản pháp quy được ban hành như:
• Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 về hướng dẫn quản lý vệ
sinh lao động và sức khỏe người lao động trong đó hướng dẫn quản lý môi
trường lao động và sức khỏe người lao động có tiếp xúc với Amiăng
2001
QĐ 115/2001/QĐ-TTg:
Quy hoạch đến năm 2010
– Kiểm tra nghiêm ngặt
các CSSX tấm lợp sử
dụng amiăng theo tiêu
chuẩn môi trường và y tế,
không tăng sản lượngvà
không đầu tư mới
- Các CSSX tấm lợp sử dụng amiăng phải bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và y tế;
không đầu tư mới, không mở rộng các CSSX tấm lợp có sử dụng amiăng chrysotile
QĐ 1469/QĐ-TTg:
Quy hoạch đến năm
2020, định hướng đến 2030 – Nghiêm cấm sử dụng sợi amiăng amphibole
- Các DCSX tấm lợp AC phải đầu tư đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu
xé bao, nghiền, định lượng sợi; phải có hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải đảm bảo yêu cầu môi trường;
- Không đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng các cơ sở có
sử dụng amiăng chrysotile; thực hiện chuyển đổi dần việc sử dụng các loại sợi thay thế sợi amiăng chrysotile
QĐ 121/2008/QĐ-TTg:
Quy hoạch đến năm 2020 – Nghiêm cấm việc sử dụng amiăng amphibole
- Các CSSX tấm lợp sử dụng amiăng chrysotile phải không ngừng đầu tư chiều sâu, hoàn thiện công nghệ bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu
về tiêu chuẩn môi trường
và y tế
Trang 35• Nghị định 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của
nghị định số 108/2008/NĐ-CP quy định amiang trắng thuộc Phụ lục V
“Danh mục các hóa chất phải khai báo”
• Đặc biệt, Điều 32, Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính
phủ về quản lý vật liệu xây dựng đã nêu rõ quy định sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể:
+ Quy định đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng:
a Chỉ sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng
để sản xuất vật liệu xây dựng;
b Bảo đảm nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine trong khu vực sản xuất không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 8 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 1 giờ;
c Không để rách vỡ bao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu amiăng trắng nhóm serpentine;
d Không được sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm vật liệu nhồi, chèn, cách nhiệt trong công trình xây dựng khi chưa được trộn với các chất kết dính để đảm bảo sợi amiăng trắng nhóm serpentine không khuếch tán vào không khí;
e Có các phương án xử lý phế phẩm, các vật liệu, bụi, nước thải ra từ quátrìnhsản xuất để sử dụng lại hoặc xử lý đảm bảo an toàn theo quy định;
f Tuân thủ quyết định đầu tư đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
g Phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường nước và môi trường không khí trong cơ sở sản xuất với tần suất định kỳ 03 tháng một lần;
h Người lao động trực tiếp tham gia quá trình sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động theo quy định;
Trang 36i Tổ chức theo dõi khám sức khỏe, chụp X quang định kỳ theo quy định của
Bộ Y tế đối với toàn bộ cán bộ, công nhân, người lao động trong đơn vị; kết quả khám sức khỏe được lưu giữ tại cơ sở y tế và cơ sở sản xuất
+ Quy định việc sử dụng có kiểm soát các sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là amiăng trắng nhóm serpentine:
a Chỉ được sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng nguyên liệu là amiăng trắng nhóm serpentine khi các sản phẩm này đã được công
bố hợp quy
b Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát sinh bụi amiăng trắng nhóm serpentine trong các sản phẩm vật liệu xây dựng khi thực hiện các công việc như cưa, cắt, mài, đục các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng nhóm serpentine;
c Phải lập phương án bảo vệ môi trường trước khi tiến hành việc phá dỡ, sửa chữa, cải tạo các công trình, thiết bị công nghiệp đối với các vật liệu xây dựng có chứa amiăng trang nhóm serpentine;
d Phải thu gom và chuyển vào nơi quy định các phế thải vật liệu xây dựng
có chứa amiăng trắng nhóm serpentine; các phế thải vật liệu xây dựng này không được dùng làm nguyên liệu rải đường
Trang 37CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
a Đối tượng công nhân đang làm việc:
Toàn bộ lao động có hợp đồng lao động đang làm việc trực tiếp tại các dây chuyền sản xuất tấm lợp AC thuộc Hiệp hội tấm lợp Việt Nam trên toàn quốc, chia theo 3 nhóm nghề chính theo nguy cơ tiếp xúc với bụi sợi amiăng: + Nhóm 1: Công nhân làm việc tại các vị trí như: nghiền, trộn, xé bao, đổ amiăng (nguy cơ tiếp xúc cao)
+ Nhóm 2: Công nhân làm việc tại các vị trí như: xeo, cán, cắt, tạo sóng, bốc
dỡ phân loại sản phẩm (nguy cơ tiếp xúc trung bình)
+ Nhóm 3: Công nhân làm việc tại các vị trí như cơ khí, vận hành lò hơi, nghiền giấy, nghiền xi măng … (nguy cơ tiếp xúc thấp)
b Đối tượng công nhân đã nghỉ hưu:
Trên thực tế, số công nhân nghỉ hưu chỉ có ở các cơ sở sản xuất lâu năm, vì vậy chúng tôi chọn 02 đơn vị đã sản xuất trên 25 năm là Công ty CP Đầu tư xây lắp & VLXD Đông Anh (thành lập năm 1980) và Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên - Công ty CP Đầu tư và sản xuất công nghiệp (thành lập năm 1986)
Công nhân nghỉ hưu được tham gia nghiên cứu cũng được chia theo chia 3 nhóm nghề chính theo nguy cơ tiếp xúc với bụi sợi amiăng tương tự như đối với công nhân đang làm việc
c Đối tượng người sử dụng tấm lợp AC:
Tấm lợp AC được sử dụng nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc, vì vậy chúng tôi chọn đối tượng điều tra là người dân Xã Tân trịnh – Huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang
2.1.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 – 10/2016
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 382.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, thiết kế của đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả có phân tích, sử dụng kết hợp mô tả cắt ngang và mô tả tương quan, thu thập các thông tin định tính và định lượng
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dựa trên danh sách công nhân của từng nhà máy, danh sách công nhân đã nghỉ hưu và danh sách dân cư của xã Tân trịnh
2.3 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng mô hình thiết kế cắt ngang, thông tin về tiền sử tiếp xúc và các triệu chứng cơ năng của bệnh hô hấp, điều tra về công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động, tình hình sử dụng sản phẩm tấm lợp tại khu dân cư…được thu thập theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn
Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở sản xuất tấm lợp AC theo các quy định hiện hành về an toàn vệ sinh lao động
2.3.2 Khảo sát, đánh giá các yếu tố của môi trường lao động
2.3.2.1 Khảo sát điều tra tại thực địa
Khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất theo thường quy kỹ thuật Y học lao động - Vệ sinh môi trường [27], bao gồm các yếu tố: + Đo các yếu tố vi khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, tốc độ lưu chuyển không khí…
+ Xác định nồng độ bụi toàn phần:
Nguyên lý kỹ thuật : không khí được hút vào đầu lấy mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút Khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi sẽ được giữ lại trên giấy lọc Cân giấy lọc trước và sau khi lấy mẫu, dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí
Trang 39Các mẫu bụi lấy tại các vị trí làm việc của người lao động trong các dây chuyền sản xuất của cả 3 nhóm thuộc đối tượng nghiên cứu
Bụi toàn phần là những hạt bụi có kích thước < 50µm Sử dụng bơm lấy mẫu Bruck Libra Plus L-20 với loại giấy lọc chuyên dùng và tốc độ lấy mẫu 18 l/phút ; độ chính xác 0,1 mg Kết quả được tính là nồng độ bụi toàn phần mg/m3 không khí + Xác định nồng độ bụi hô hấp :
Nguyên lý kỹ thuật : không khí được hút vào đầu lấy mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút, bộ phận cyclone của đầu lấy mẫu sẽ tách các hạt bụi thành 2 phần: phần có kích thước ≥ 5 µm theo trọng lực rơi xuống cốc phía dưới, phần có kích thước < 5 µm (bụi hô hấp) đi tiếp đến bề mặt giấy lọc và được giữ lại trên giấy lọc Cân giấy lọc trước và sau khi lấy mẫu, dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí
Sử dụng bơm lấy mẫu bụi hô hấp Bruck Basic 5, đầu lấy mẫu có gắn cyclone và
sử dụng loại giấy lọc chuyên dùng, tốc độ lấy mẫu 2 l/phút Kết quả được tính là nồng độ hô hấp mg/m3 không khí
+ Xác định nồng độ bụi sợi Amiăng: Xác định nồng độ bụi sợi amiăng trong không khí vùng làm việc bằng phương pháp màng lọc, sử dụng kính hiển vi quang học tương phản pha
Nguyên lý kỹ thuật : không khí được hút vào đầu lấy mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút Khi không khí đi qua giấy lọc, bụi sẽ được giữ lại trên giấy lọc
Sử dụng bơm lấy mẫu Bruck Basic 5, giấy lọc chuyên dùng loại este của cellulose hoặc cellulose nitrat, kích thước lỗ lọc 0,8 – 1,2 µm, đường kính 25 mm, tốc độ lấy mẫu 2 l/phút Giấy lọc sau khi hút sẽ được xử lý mẫu thành các tiêu bản bằng hơi aceton (làm trong giấy lọc) và dung dịch triacetin (tạo nên độ tương phản cao nhất)
Sử dụng kính hiển vi quang học tương phản pha đếm sợi amiăng trong tiêu bản Dựa vào kết quả đếm sợi amiăng, lưu lượng hút và thời gian lấy mẫu tính nồng độ bụi sợi amiăng
Trang 40Nồng độ bụi sợi amiăng được tính theo công thức sau :
Trong đó :
C : Nồng độ sợi amiăng trong không khí (sợi/ml)
A : Diện tích thu bụi trên giấy lọc (mm2)
N : Số sợi amiăng đếm được (sợi)
a : Diện tích trường đếm được đo trên kính hiển vi (mm2)
n : Số trường đã đếm
r : Lưu lượng hút qua giấy lọc (ml/phút)
t : thời gian lấy mẫu
Mỗi lô 7 – 10 giấy lọc phải để lại 1 giấy lọc chứng, giấy lọc này cũng được đem đến hiện trường nhưng không lấy mẫu Xử lý giấy lọc này như giấy lọc đã lấy mẫu và soi trên tiêu bản kính hiển vi, nếu mẫu chứng có > 5 sợi/100 trường đếm thì mẫu đó bị bỏ đi
2.3.2.2 Đánh giá môi trường lao động dựa trên tiêu chuẩn cho phép
Theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2.3.3 Giám sát sức khỏe người lao động:
2.3.3.1 Phương pháp khám sức khỏe tổng quát, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
- Quy trình khám phân loại sức khỏe: tiến hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe Nội dung:
+ Khám lâm sàng toàn diện, bao gồm: cân đo; thử thị lực; đo huyết áp; khám các chuyên khoa (tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt); nội, ngoại khoa; phân loại và tư vấn sức khỏe
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát: siêu âm gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung, buồng trứng (nữ)
A N
a n r t