1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ ở thành phố hồ chí minh đến năm 2010 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ [biểu ghi biên mục]

214 963 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 21,56 MB

Nội dung

Thạc sĩ

Trang 4

I BỘ GIÁO DỤC & Đ À O TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH

C Á C GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG KHOA HỌC C Ô N G NGHỆ

ở T H À N H PHỐ HỒ CHÍ MINH Đ È N N Ă M 2010

T«ư VIÊN

I ' I - - -ôn (.u.m Th-JM

ĐỀ TÀI NCKH TRỌNG ĐỊEM CẤP BỘ

MÃ SỐ: B2004-22-77TĐ CHỦ NHIỆM: PGS TS vũ ANH TUẤN

TP.HCM, 2005

Trang 5

DANH SÁCH CÁC T H À N H VIÊN THAM GIA NGHIÊN cứu ĐE TÀI

1 PGS TS Vũ Anh Tuấn Chủ nhiệm

2 TS Nguyễn Thanh Thư ký đề tài

3 TS Nguyễn Văn Hà Thành viên

4 TS Nguyễn Ngoe Thu Thành viên

5 TS Nguyễn Văn Sĩ Thành viên

6 TS Nguyễn Văn Thọ Thành viên

7 TS Cung Thị Tuyết Mai Thành viên

8 ThS Ngó Thị Hải Xuân Thành viên

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT TRONG Đ E TÀI

Ì AFTA: khu vực mậu dịch tư do của các nước ASEAN

2 APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

3 APP (Atatic poly propylene)

4 ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

5 CNH, H Đ H : công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6 CTCP -TNHH : công ty cổ phần- trách nhiệm hữu hạn

7 DNNN: doanh nghiệp nước ngoài

8 DNQD: doanh nghiệp quốc doanh-doanh nghiệp nhà nước

9 DNTN: doanh nghiệp tư nhân

10.FAO: Tổ chức lương thực thế giới

11 FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài

12.GDP: tổng sản phỹm nội địa

13.GO: giá trị sản xuất

14.IMF: Quĩ tiền tệ quốc tế

15.ISO: tổ chức tiêu chuỹn quốc tế

16.KCN, KCX: Khu công nghiệp, khu chế xuất

17.KH-CN: khoa học-công nghệ

18.KH-KT: khoa học kỹ thuật

19.MMTB: máy móc thiết bị

20.ĐTNN: đầu tư nước ngoài

21 ODA: Viện trợ phát triển

22.R & D: nghiên cứu phát triển

23.SHTT: sở hữu trí tuẹ

24.TP HCM: thành phố Hồ Chí Minh

25.UBND: ủ y ban nhân dân

26.VĐT NN: vốn đầu tư nước ngoài

27.VĐT: vốn đầu tư

28.V/B: Ngân hàng thế giới

29.WTO: tổ chức thương mại thế giới

30.XDCB: xây dựng cơ bản

Trang 7

TRƯỜNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ở T H À N H PHỐ H ồ CHÍ MINH

THỜI GIAN QUA 45 2.1 Thức trang khoa hoe-công nghê 45

2.2 Thức trang thi trường khoa hoe - công nghê 63

2.3 Nhận đọnh điểm mạnh và điểm yếu về khoa học - công nghệ và thọ

trường khoa hoe - công nghê ở thành phố Hồ Chí Minh 95

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - C Ô N G NGHỆ

V À THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - C Ô N G NGHỆ ở T H À N H PHỐ H ồ CHÍ

MINH ĐẾN N Ă M 2010 V À TẦM NHÌN 2020 98

3.1 Dự báo cơ hội và thách thức tác động đến sự phát triển khoa học - công

nghệ và thọ trường khoa học - công nghệ ỏ thành phố Hồ Chí Minh đến

2010 và tầm nhìn 2020 98

1

Trang 8

3.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển khoa học - công

nghệ 124

3.3 Quan điểm, mục tiêu và định hướng xây dựng và phát triển thị trường khoa học - công nghệ 136

Chương 4: PHƯƠNG ÁN, GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC - CỒNG

NGHỆ Ở THÀNH PHứ Hồ CHÍ MINH ĐEN 2010 VÀ TAM NHÌN

2020 154

4.1 Luận chứng và lựa chọn phương án phát triển 154

4.2 Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ 157

4.3 Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ 194

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 201

Trang 9

L Ờ I M Ở Đ Ầ U

1 Tính cấp t h i ế t của đề tài

Khoa học - công nghệ ngày càng nổi lên như là một trong những

y ế u t ố có tính chất quan trọng nhất tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế Đ ố i với các nước phát triển sự độc quyền và thống trị của giai cấp độc quyền trong khoa học và công nghệ đã mang lồi cho các nước này vị trí thống trị thế giới ở các nước đang phát triển ngày càng nhận ra rằng

sự tồn tồi cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, k é m phát triển là do trinh

độ kém phát triển về khoa học - công nghệ

Thành phố H ồ Chí Minh trung tâm phát triển kinh t ế của vùng Nam

B ộ và cả nước, đồt mức tăng trưởng cao do có phần đóng góp của việc phát triển khoa học - công nghệ Trong kinh tế thị trường mở cửa đưa đến

sự cồnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế Các doanh nghiệp tất

y ế u phải đổi mới máy móc thiết bị, nâng cấp công nghệ để sản xuất r a các sản phẩm có sức cồnh tranh, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng cao và chi phí thấp

Phát triển thị trường khoa học - công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được Đảng ta nhấn mồnh trong nhiều H ộ i nghị, Nghị quyết Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh t ế xã h ộ i đòi hỏi phát triển thị trường khoa học - công nghệ và ngược l ồ i sự phát triển thị trường khoa học - công nghệ sẽ tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh

t ế - xã hội

Đ ế n nay, cả nước cũng như ỏ thành p h ố H ồ Chí M i n h đã có một s ố tài liệu viết về phát triển thị trường khoa học - công nghệ như các bài

Trang 10

v i ế t : của GS Đ ỗ Nguyên Phương "Phương châm phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam"; của GS Nguyễn Thiện Nhân "Phát

triển và khai thác thị trường khoa học và công nghệ-bước đột phá để phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh", và

nhiều bài viết liên quan được đăng trên các báo kể cả báo điện tậ và tạp chí phát hành ở trong nước về khía cạnh phát triển thị trường khoa học -công nghệ

Các công trình trên đã có một số đóng góp nhấtđịnh trong cách tiếp cận về: phát triển dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ, mối quan hệ qua lại giữa nhà nước, với cơ quan nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp cơ sở sản xuất để phát triển thị trường khoa học - công nghệ Tuy nhiên, thị trường khoa học - công nghệ vẫn còn là lĩnh vực rộng lớn, mới mẻ Để hình thành đồng bộ các loại thị trường, tiến tới hình thành một nền kinh tế thị trường, cần thiết phải đẩy mạnh nghiên cứu nhằm tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ

Thành phố Hồ Chí Minh một trung tâm kinh tế khoa học của vùng

phía Nam và cả nước đòi hỏi phải đi đầu trong phát triển thị trường khoa học - công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố

Để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường khoa học - công nghệ nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội thành phố, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:" Các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010" làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

Trang 11

2-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển thị

trường khoa học - công nghệ gồm thị trường công nghệ, thị trường sở hữu trí tuệ, thị trường các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao của thành phố đến năm 2010 và tớm nhìn đến năm 2020

Phạm vi khảo sát nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu khảo sát thực tế

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có kết hợp khảo sát nghiên cứu

trong cả nước Và chủ yếu là thị trường khoa học - công nghệ

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Dựa trên mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài có

nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến khoa học - công nghệ và

thị trường khoa học - công nghệ

- Phân tích sâu sắc thực trạng thị trường khoa học - công nghệ ỏ

thành phố HCM

- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển thị trường KH-CN

trong giai đoạn đến 2010

- Đưa ra các quan điểm, mục tiêu phát triển thị trường KH-CN ở

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến 2010 và tớm nhìn 2020

- Xác định phương hướng phát triển thị trường khoa học - công

nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến 2010 và tớm nhìn 2020

- Đề xuất các giải pháp và nêu một số kiến nghị liên quan đến

chính sách thúc đẩy phát triển thị trường KH- CN ở thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn đến 2010 và tớm nhìn 2020

Trang 12

4- Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp phân tích thống kê

- Phương pháp quy nạp lôgíc

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp phân tích lợi thế so sánh

5- Kết cấu nội dung của đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về nội dung

đề tài có kết cấu gồm 4 chương được trình một cách logic như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thịc tiễn liên quan đến khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ việt nam

Chương 2: Thịc trạng khoa học - công nghệ và thị trường khoa

học - công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua

Chương 3: Phương hướng phát triển khoa học - công nghệ và thị

trường khoa học - công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

Chương 4: Phương án, giải pháp và chính sách phát triển khoa học

- công nghệ và thị trường khoa học - công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh đến 2010 và tầm nhìn 2020

Đề tài được xây dịng theo trình tị sau: trước hết xây dịng cơ sở lý luận liên quan đến khoa học - công nghệ và thị trường khoa học - công nghe; tiếp đến phân tích thịc trạng phát triển Khoa học- công nghệ cả nước và ở thành phố Hồ Chí Minh, thịc trạng thị trường khoa học - công

Trang 13

nghệ ở thành p h ố H ồ Chí Minh; đánh giá các nhân t ố tác động đến phát triển thị trường KH-CN trong giai đoạn đến 2020; nhận định về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của thị trường KH-CN của thành phố; định hướng phát triển khoa học - công nghệ thành pho; nêu ra quan điểm mục tiêu phát triển thị trường KH-CN ở thành phố Hồ Chí Minh; tiến hành luận chứng và lựa chọn phương án phát triển thị trường KH-CN; đề

ra phương hướng phát triển thị trường khoa học - công nghệ và cuối cùng

trường KH-CN ở thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

C H Ư Ơ N G Ì

C ơ SỞ L Ý LUẬN V À THỰC TIỄN LIÊN QUAN Đ E N KHOA HỌC

-C Ô N G NGHỆ V À THỊ TRƯỜNG KHOA H Ọ -C - -C Ô N G NGHỆ

1.1 C ơ SỞ L Ý LUẬN

1.1.1 Khái niệm và vai trò của khoa học - công nghệ

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

• Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, qui luật của

tự nhiên, xã hịi và tư duy Theo Từ điển tiếng Việt thì khoa học là

hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những qui luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt địng tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới.hiện thực

• Công nghệ là tập hợp các phương pháp, qui trình, kỹ năng, bí quyết,

công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm Theo Từ điển tiếng Việt thì công nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh

• Khoa học và công nghệ gồm khoa học xã hịi và nhân văn, khoa học

tự nhiên, khoa học công nghệ (theo Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2001-2005, kèm theo Quyết định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ)

• Khoa học - công nghệ bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh

học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự địng hóa, công nghệ chế

Trang 15

tạo máy, lĩnh vực năng lượng, lĩnh vực xây dựng và giao thông, lĩnh vực nông, lâm, thủy, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (theo

Phương hướng phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn

2001-2005, kèm theo Quyết định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5

năm 2001 của Thủ tướng chính phủ) Như vậy khái niệm khoa học

và công nghệ rộng hơn nhiều so với khái niệm khoa học-công nghệ

• Theo Luật khoa học và công nghệ năm 2000 thì Hoai động khoa

học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và

phát triển công nghệ, dịch vằ khoa học và công nghệ, hoạt động

phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các

hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ

• Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện

tượng, sự vật, qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các

giải pháp nhằm ứng dằng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học gồm

có nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dằng và nghiên cứu triển

khai

• Tiến bộ khoa học kỹ thuật là sự phát triển liên tằc của khoa học và

kỹ thuật Việc tham gia cạnh tranh quốc tế là một tác nhân thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cấp công nghệ trong sản xuất các

sản phẩm Tốc độ thay đổi công nghệ là kết quả của quá trình cạnh tranh , đổi mới trong tất cả các ngành sản xuất

• Tiềm lực khoa học và kỹ thuật là tập hợp các nguồn lực tài chính

kinh tế và tinh thần có được để phát triển khoa học và công nghệ

Tiềm lực khoa học và kỹ thuật gồm lực lượng cán bộ khoa học kỹ

thuật, nguồn tài chính và các cơ sở thí nghiệm thực nghiệm

Trang 16

• Dịch vụ khoa học và công nghệ lí các hoạt động phục vụ việc

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên

quan đến sỏ hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về

thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn

1.1.1.2 Vai trò của khoa học - công nghệ

Khoa học - công nghệ ngày càng nổi lên là một trong những yếu tủ

có tính chất quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế đất nước, là phương thức nhanh nhất để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Khoa học -công nghệ tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa Trình độ khoa học - công nghệ non yếu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp, hao phí nhiều nguyên nhiên vật liệu, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm kém, không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường Khoa học - công nghệ tác động lơn đến phát triển kinh tế, đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế

1.1.2 Khái niệm và sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường khoa học - công nghệ

1.1.2.1 Khái niệm

• Sản phẩm khoa học là kết quả của biến đổi tri thức khoa học ý

tưởng mới, công nghệ mới thành sản phẩm có hàm lượng khoa học

cao mang ra thị trường tiêu thụ gọi là hàng hóa khoa học và công nghệ

Trang 17

• Hàng hóa khoa học và công nghệ là những sản phẩm của khoa học

xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ

• Hàng hóa khoa học- công nghệ là những công nghệ, giải pháp dịch

vụ, sản phẩm có hàm lượng khoa học

• Thị trường khoa học- công nghệ là một phương thức tương tác hiệu

quả giữa các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp dưới sự quản lý

của nhà nước, trong đó sản phẩm hàng hóa khoa học - công nghệ là đối tượng giao dịch trực tiếp Như vậy sản phẩm hàng hóa khoa học được sáng tạo bời các nhà khoa học được hình thành và được bán cho các doanh nghiệp, các cơ sờ sản xuất Có thể hình dung thị

trường khoa học và công nghệ và sự phát triển thị trường khoa học

và công nghệ ờ Việt Nam qua hình Ì dưới đây:

• Thị trường khoa học - công nghệ theo đề tài hẹp hơn thị trường khoa học và công nghệ Thị trường khoa học và công nghệ là thị trường mua bán các sản phẩm khoa học xã hội và nhân văn, sản phẩm khoa học tự nhiên và sản phẩm khoa học - công nghệ Thị trường khoa học-công nghệ là thị trường mua bán công nghệ, thị trường mua bán quyền sờ hữu trí tuệ và thị trường sản xuất kinh

doanh các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, hàm lượng cao về

kỹ năng công nghệ và hàm lượng vốn cao (tất nhiên công nghệ cao) Có thể khái quát sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ ờ Việt Nam qua hình Ì dưới đây:

Trang 18

Hình 1: Phát t r i ể n thị trường khoa học và công nghệ ở V i ệ t Nam

1.1.2.2 Sự cần thiết phát triển thị trường khoa học - công nghệ

• Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoa, hiện đại hoa phát triển theo mô hình công nghiệp hoa rút ngắn

• Do yêu cầu của việc xây dựng và phát triển mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 19

• Do yêu cầu của phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoa, của doanh nghiệp và nền kinh tế để chủ động hội nhập kinh t ế quốc tế

• D o yêu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh t ế - xã hội

Theo đó, Công nghệ được hiểu theo nghĩa giản đơn là thiết bị m á y

móc để tạo ra sản phẩm, là các tri thức cần thiết được hệ thống hóa để thiết k ế sản phẩm, thiết k ế quy trình sản xuất, quản lý sản xuất (sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ )

Công nghệ là tập hợp các công cụ, phương tiện dùng để biến đặi

các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản xuất trung gian thành hàng hóa tiêu dùng hoặc thành nguồn lực sản xuất trung gian Công nghệ bao gồm công nghệ cứng và công nghệ mềm Công nghệ cứng là m á y m ó c thiết bị, cong nghệ mềm là license, patent

Công nghệ không chỉ là các phương tiện thiết bị do con người sáng

tạo ra m à còn là các bí quyết biến các nguồn lực sẵn có thành sản phẩm Công nghệ gồm 4 thành phần sau hợp thành:

• Trang thiết bị kỹ thuật (Technowere) xương cốt của hệ thống công nghệ;

• Kỹ năng và tay nghề của con người (Humanwere);

• Thông tin có liên quan đến các bí quyết, các quy trình, q u i phạm , phát minh sáng kiến (Inforwere);

(Ozgawere)

C ó thể m ô hình hóa khái niệm công nghệ theo hình 2 dưới đây:

Trang 20

m á y móc,

t h i ế t bị

H u m a n w e r e Con người:

kỹ năng, bí quyết

Phát triển công nghệ bao gồm phát triển tài sản hữu hình và cả tài sản vô hình Phát triển công nghệ không những chỉ chú trọng chuyển giao máy móc thiết bị mà cần chú ý đến chuyển giao toàn bậ kỹ năng thực hành công nghệ, chuyển giao quyền sỡ hữu trí tuệ thông qua việc thu hút các kỹ sư, kỹ thuật viên, những người có khả năng tham gia hoàn thiện, sửa đổi công nghệ

Sở hữu trí tuệ là sản phẩm của bậ óc con người, thông thường có

bản chất trí tuệ Tài sản trí tuệ là mật trong những nguồn lực quan trọng

Trang 21

bên cạnh các nguồn lực khan hiếm khác như đất đai, v ố n và con người Tài sản trí tuệ đóng góp lớn cho sự thay đổi công nghệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu đối với các sản phẩm khoa

học còn gọi là giải pháp dịch vụ khoa học, gồm quyền tác giả, patent, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí một thương mại, kiểu dáng công nghiệp

Quyền sở hữu trí tuệ có vai trò thúc đẩy cạnh tranh và khuyên khích sáng tạo Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến khứa cạnh kinh doanh, là một phần không thể thiếu trong kinh doanh Các hoạt động cạnh tranh thị

trường càng tăng, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra càng nhiều

và phức tạp Các sản phẩm trí tuệ cần được bảo vệ để bảo đảm quyền lợi của tác giả và ngăn ngừa tệ hàng giả, tạo môi trường thu hút đầu tư Song, xu hướng chiếm hữu tri thức và bảo hộ công nghệ thông qua

công cụ là quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều Xu hướng kéo dài thời gian quyền SHTT, mở rộng quyền SHTT Xu hướng này một mặt làm lợi cho những nước giầu, những tộp đoàn công ty xuyên quốc gia, mặt khác gây cản trở rất lổn đối với nước nghèo tiếp cộn tri thức và công nghệ mới

Vì vộy quyền SHTT cần có thời gian, sau một thời gian nó phải trở thành tài sản của cộng đồng

Quyền SHTT trong đề tài là quyền SHTT khoa học-công nghệ

Sản phẩm có hàm lượng khoa học cao là những sản phẩm tạo ra

trong các ngành kinh tế, được sản xuất bởi những công nghệ tiên tiến

chứa đựng nhiều tri thức khoa học

Có thể phân các ngành sản phẩm công nghiệp thành 5 nhóm :

- Có hàm lượng lao động cao

Trang 22

- Dựa vào tài nguyên nông lâm thủy sản

- Có hàm lượng vốn rất cao (thép, hóa dầu)

- Có hàm lượng công nghệ cao (xe hơi, máy tính)

- Có hàm lượng cao về kỹ năng, công nghệ và dùng nhiều lao động (điện tử, xe máy)

Theo đề tài các ngành sau đây sản xuất phần lớn các sản phẩm mang hàm lượng khoa học cao:

- Công nghiệp cơ khí chế tạo máy

- Công nghiệp luyện kim

- Công nghiệp điện tử, tin học, phần mềm

- Công nghiệp hóa chất

- Công nghiệp cao su, plastic

Ngoài ra một số ngành của thành phố tạo ra một số các sản phẩm mang hàm lượng khoa học:

- Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

- Công nghiệp dệt may da giầy

- Nông nghiệp, thủy sản

Cung cầu khoa học - công nghệ tạo ra thặ trường khoa học - công

nghệ

Cung hàng hóa sản phẩm khoa học - công nghệ: các cơ sở (hoặc cá nhân) nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai, dặch vụ khoa học công nghệ (thông tin công nghệ, tư vấn công nghệ, môi giới công nghệ), các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mang hàm lượng khoa học - công nghệ cao, các dự án nghiên cứu triển khai

Trang 23

Đ ể phát triển cung hàng hóa khoa học - công nghệ cần phải triển khai các bước sau: nhập khẩu công nghệ, nhập patent chính là những cơ

sở để từ đó nâng cao năng lực công nghệ bản thân, nội đìa hóa và phát triển nghiên cứu triển khai

Cầu hàng hóa sản phẩm khoa học - công nghệ: các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh (hoặc cá nhân) trong nông nghiệp, công nghiệp và dờch vụ

Đ ể thúc đẩy cầu sản phẩm khoa học - công nghệ cần phải tạo r a môi trường cạnh tranh Thờ ưường cạnh tranh tạo ra những tác nhân kích thích hiệu nghiệm nhất đối với đầu tư vào nâng cao năng lực Những tín hiệu của thờ trường thường giúp cho các doanh nghiệp đờnh hướng đầu tư phát triển công nghệ Các biện pháp nhằm k i ể m soát các khuynh hướng độc quyền và chống l ạ i cạnh tranh không bình đẳng sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh do đó làm tăng cải tiến công nghệ V i ệ c tham gia cạnh tranh quốc t ế là một tác nhân thúc đẩy việc nâng cấp công nghệ

Giá cả sản phẩm và dịch vụ khoa học công nghệ

Sản phẩm và dờch vụ khoa học công nghệ đ e m ra thờ trường đều có giá C ó thể đờnh giá như sau:

Phương pháp đờnh giá dựa vào chi phí : giá sản phẩm và dờch vụ khoa học công nghệ được xác đờnh dựa vào tổng chi phí cần thiết để thay

t h ế các lợi ích hoặc dờchvụ m à các sản phẩm hoặc dờch vụ khoa học công nghệ đó có thể đem lại

Phương pháp đờnh giá dựa vào thờ trường: so sánh sản phẩm dờch

vụ khoa học công nghệ với một loại sản phẩm dờch vụ tương đương khác

có có giá trên thờ trường

Trang 24

Phương pháp định giá kinh tế: giá của sản phẩm dịch vụ khoa học công nghệ được xác định dựa vào giía trị hiện hành của những lợi ích mà sản phẩm đó tạo ra trong tương lai

Môi trường khoa học- công nghệ ảnh hưởng quan trọng đến hình

thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ Môi trường khoa học

- công nghệ một mặt tạo ra ràng buộc, mặt khác nó lại tạo ra các điều kiện thuổn lợi cho thị trường khoa học - công nghệ Nó tác động đến cung -cầu và sự lựa chọn khoa học - công nghệ của doanh nghiệp, kích thích hoặc hạn chế các hoạt động nghiên cứu triển khai và đổi mới công nghệ, thúc đẩy hoặc cản trở việc nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ

Môi trường khoa học - công nghệ gồm có luổt lệ chính sách về

khoa học- công nghệ, các tổ chức nghiên cứu phát triển, thị trường mua bán khoa học- công nghệ

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triền thị trường khoa học- công nghệ

1.1.2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Tăng trưởng kinh tế

Khoa học- công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh tế và ngược

lại tăng trưởng kinh tế tác động đến mua bán hàng hóa khoa học- công nghệ

Tài chính-tín dụng

Các nghiên cứu cho thấy mối liên kết mạnh giữa hoạt động của hệ

thống tài chính với khoa học- công nghệ Hệ thống tài chính quan trọng đối với tang trưởng khoa học- công nghệ và thị trường khoa học- công nghệ Tăng trưởng nhanh của thị trường phụ thuộc vào khả năng của khu

Trang 25

vực tài chính trong việc huy động và phân b ố có hiệu quả tín dụng vào hoạt động khoa học- công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh

Sự tăng trưởng của thị trường khoa học- công nghệ phụ thuộc khá

nhiều vào nguồn tiền ngân hàng cho vay và lãi suất tín dụng

Tiết kiệm và đầu tư

Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho phát triển khoa học- công

nghệ và thị trường khoa học- công nghệ Đầu tư là yếu tố rất quan trọng

có tính quyết định đến việc đỗy nhanh tốc độ tăng trưởng mua bán sản phỗm khoa học- công nghệ

Thương mại

Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản

phỗm khoa học- công nghệ

Luật pháp và chính sách

Có thể nói nếu thiếu vai trò lãnh đạo toàn diện và sự hỗ trợ của

nhà nước thì không thể bàn đến phát triển thị trường khoa học- công nghệ Nhà nước đóng vai trò xúc tác, tạo điều kiện cho thị trường khoa

học-công nghệ hoạt động thông qua ban hành luật pháp, tạo môi trường thuận lợi để những người mua và bán các sản phỗm khoa học-công nghệ

đến với nhau, trao đổi sản phỗm Nhà nước ban hành các quy tắc, luật lệ liên quan tới hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường khoa học-công

nghệ

Văn hóa - xã hội

Đầu tư vào nguồn lực con người, chủ thể sáng tạo trở thành yếu tố

quyết định của sự phát triển, là đầu tư quan trọng nhất trong chiến lược phát triển khoa học-công nghệ ^ ^

T H Ư VIÊN Ị

i " b\M: ÙA M É C

Trang 26

v ấ n đề chất lượng nguồn nhân lực khoa học và phương thức sử

dụng chúng đều thể hiện như một điểm nút, một đột phá cần phải giải

quyết Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới phương thức sử dụng

để tận dụng có hiệu quả, tiếp tục tăng trường khoa học - công nghệ rõ ràng là một khâu đột phá có ý nghĩa chiến lược của quá trình phát triển thị trường khoa học- công nghệ

Bối cảnh quốc tẽ

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia tăng trờ thành đặc

điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới Quá trình nhất thể hóa kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra sâu rộng Trong xu thế ngày càng quốc

tế hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, các trạng thái vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đan xen phức tạp

Khoa học - công nghệ ngày càng nổi lên là một trong những yếu tố

có tính chất quyết định nhất đến khả năng cạnh tranh, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm Song tác động nhiều hay ít, đúng hướng còn tùy thuộc ờ trình độ và năng lực tự thân về kinh tế và công nghệ quốc gia và chính sách đối ngoại của từng nước

Thế giới hiện nay đang ờ đầu thế kỷ XXI, sẽ có những tác động sâu

rộng bời sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn phát triển mới diễn ra với

quy mô và tốc độ chưa từng có sẽ tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, hệ thống kinh tế thế giới cùng các quan hệ quốc tế Chuyển giao, mua bán công nghệ, thông tin khoa học kỹ thuật giữa các

quốc gia ngày càng phát triển

Trang 27

1.1.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đánh giá môi trường vi mô cho phát triển thị trường khoa học

-công nghệ làm cơ sở đề xuất các giải pháp

Nguy cơ của các nhà cạnh tranh tiềm tàng và các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi những nguy cơ

xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm tàng và những nhà cạnh tranh hiện có

Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào: số lưựng đối thủ, quy mô đối

thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính khác biệt sản phẩm

Nguy cơ xâm nhập vào một sản phẩm phụ thuộc vào rào cản xâm

nhập, bao gồm : quy mô sản xuất, sự khác biệt của sản phẩm, quy mô vốn, chi phí, khả năng tiếp cận với kênh phân phối

Áp lực từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng công năng Ấp lực

từ sản phẩm thay thế phụ thuộc vào mức giá, nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế

Áp lực từ người cung

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho ra đời nhiều loại nguyên

vật liệu mới có tính ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều ưu điểm hơn Doanh nghiệp nào tìm đưực nhiều nguồn cung mới sử dụng nhiều nguồn cung mới và khác nhau sẽ làm tăng chất lưựng sản phẩm, giảm giá thành sẽ giành đưực ưu thế cạnh tranh Nếu nguyên liệu và các đầu vào khác có chất lưựng thấp, người quản lý

có thể tìm đến các nhà cung cấp tốt hơn

Trang 28

Áp lực từ phía khách hàng

Cần nâng cao khả năng tiếp thị Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn thụ

động trong việc tiếp cận với thị trường và định hướng khách hàng, tham gia hoạt động tiếp thị trong nước và quốc tế hoặc thử nghiệm các mẫu sản phẩm mới Do vậy, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp có giá trị gia tăng thợp, mẫu mã đơn điệu, không có khả năng cạnh tranh Thực tế, nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, bám sát nhu cầu thị trường, tập trung thỏa mãn khách hàng với chợt lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chợt lượng phục vụ khách hàng cao Các doanh

nghiệp không thể cạnh tranh bền vững nếu không kiểm soát được kênh phân phối và tiếp cận trực tiếp với khách hàng

1.2 Cơ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế phát triển khoa học - công nghệ và

thị trường khoa học - công nghệ ở một số nước

1.2.1.1 Tình hình đầu tư phát triền khoa học-công nghệ ở một số nước

-Kinh nghiệm các nước cho thợy tổng chi tiêu trong nước cho R&D

trong năm 1997 của các nước OECD là gần 500 tỷ USD tươngđương với hơn 2,2% GDP, trong đó ở Thụy Điển gần 4%, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn

Trang 29

Nguồn: Nền kinh tế tri thức 2000

Trong lĩnh vực chế tạo chi tiêu cho đổi mới cao nhất ở Thụy Điển hơn 7 % tổng doanh thu, Phần Lan, Đức, Pháp khoảng 4%, Tây Ban Nha,

Tính trung bình hơn 6 0 % các hoạt đặng R & D được tài trợ, gần 7 0 % được thực hiện bởi các doanh nghiệp kinh doanh Khu vực kinh doanh đóng mặt vai trò đặc biệt quan trọng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển Thụy Sỹ, Mỹ

-EƯ dự kiến tăng gấp đôi ngân sách nghiên cứu khoa học từ 5 tỷ Euro lên l o tỷ Euro trong khoảng 7 năm tới EU đang tìm kiếm cách lôi cuốn các tài năng khoa học nước ngoài đến các nước E U làm việc bằng cách tạo nhiều điều kiện thuận lợi Chiến lược này lợi dụng cơ hặi chính

Trang 30

quyền Mỹ thắt chặt quy định nhập cảnh, đầu tư liên bang cho khoa học

đang yếu kém và giới hạn tài trợ một số lĩnh vực

-ở Hàn Quốc để quyết tâm trong 10 năm có thể đuỉi kịp các

nước trong G7 về khoa học công nghệ, Hàn Quốc đã lập Hội đồng khoa học - công nghệ liên ngành để chọn chỉ 11 trong 300 dự án được nêu ra, với mức đầu tư 3,2 tỷ USD Tất cả các dự án phải đáp ứng 2 mục tiêu: cạnh tranh được trên thị trường thế giới và nâng cao mức sống người dân

Đó là cách làm tập trung và quyết tâm Kết quả là những lĩnh vực họ tập trung đã đuỉi kịp và vượt các nước G7

-Phát triển một số công nghệ mũi nhọn

Công nghệ thông tin ở một số nước

Các nền kinh tế OECD đầu tư nhiều vào bưu chính viễn thông,

phần cứng và phần mềm, trong năm 1997 những nước này đã chi trung

bình gần 7% GDP cho công nghệ thông tin và liên lạc (ITC)

Trong 2 năm 2001-2003, thứ hạng chính phủ điện tử Hàn Quốc từ

vị trí thứ 16 lên thứ 13, Thái Lan từ 103 lên 56, Indonesia từ 76 lên 70

Công nghệ sinh học ở một số nước

Hiện ở Hoa Kỳ đã có trên 1.300 công ty, châu Ẩu có 700 công ty

công nghệ sinh học Năm 1996 doanh thu chỉ riêng về các dược phẩm tái

tỉ hợp gien ở Hoa Kỳ đã đạt đến 8 tỷ USD và từ đó đến nay mỗi năm

trung bình tăng 13%, riêng các sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp trong năm 2000 Hoa Kỳ đạt doanh thu 11-15 tỷ USD Nhật Bản trong thời điểm 1996 doanh thu về các sản phẩm tái tỉ hợp gien cũng đã đạt đến 489,1 tỷ yên chiếm 255 tỉng doanh thu về các sản phẩm công nghệ sinh

học Trong lo năm trở lại đây chính phủ Cuba đã chi khoảng Ì tỷ USD từ

Trang 31

ngân sách để hình thành 36 trung tâm công nghệ sinh học trong cả nước (Theo báo Người lao động 5-4-2004)

Sau đây là tình hình đầu tư cho công nghệ sinh học của một số nước:

Mỹ: kinh phí đầu tư từ liên bang cho công nghệ sinh học khoảng

6 tỷ USD/năm (chưa tính của các bang và các doanh nghiệp)

Nhật: chỉ riêng 1999 đầu tư cho ngành này khoảng 2,5 tỷ USD Canada: đầu tư 300 triệu đôla Canada/năm

Trung Quốc: năm 2001-2002 khoảng 1,2 tỷ Ư S D

Thái Lan: năm 2001 đầu tư 40,6 triệu USD cho nghiên cứu

Trong 8 năm 1994-2003 tạng mức đầu tư cho công nghệ sinh học của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của Thái Lan riêng trong năm 2001

1.2.1.2 Kinh nghiệm của một số nước châu Au và Trung Quốc

về phát triển thị trường khoa học công nghệ

ở Italia

CẤC trường đại học, các cơ quan nghiên cứu quốc gia: các trường

đại học không đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ Việc ứng dụng phát minh tại các trường đại học và cơ quan nghiên cứu còn ở quy m ô rất nhỏ Tài trợ vốn của các ngành cho các trường đại học ở Italia

có mức thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển Việc sử dụng tri thức khoa học như là một nguồn lực chó đại mới công nghệ còn rất thấp

Sự kết hợp giữa khoa học và ngành ở trong nước thấp so với tiềm năng khoa học và kinh tế của nước này

Sự gắn kết khoa học và ngành ở Italia không được chặt chẽ như các nước công nghiệp khác Hoạt động phát minh của các cơ quan nghiên

Trang 32

cứu tăng mạnh trong những năm gần đây, song còn thấp so với các nước châu Au khác Việc sử dụng tri thức khoa học như là một nguồn lực của đổi mới công nghệ, đặc biệt tại các doanh nghiệp vợa và nhỏ còn thấp Vốn tài trợ mà các trường đại học nhận được tợ các ngành thấp hơn so với các nước công nghiệp phát triển

Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp vợa và nhỏ chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như hàng hóa tiêu dùng truyền thống, một số lĩnh vực cơ khí, thiết bị điện do ứng dụng công nghệ mới còn hạn chế và thiếu năng lực đổi mới của các công ty Chính điều này đã cản trỏ tăng nghiên cứu triển khai, hình thành mạng lưới đổi mới công nghệ nhà cung ứng-khách hàng, một kinh nghiệm không thành công cần lưu ý trong vận dụng

Ở Pháp

Các trường đại học cũng như một số cơ sở trường lớn thực hiện hoạt động nghiên cứu triển khai chuyển giao công nghệ tới các ngành với nhiều mức độ khác nhau Các trường đại học cũng như một số cơ sở trường lớn đã thành lập các cơ sỡ nghiên cứu riêng để thực hiện các hợp đồng nghiên cứu Ngoài các trường đại học, còn có các tổ chức nghiên cứu quốc gia lớn thực hiện nhiều dạng nghiên cứu triển khai phục vụ các ngành trong nền kinh tế

Tại Pháp, hệ thống chuyển giao công nghệ và nỗ lực trong quan

hệ với các doanh nghiệp nhằm đổi mới công nghệ được kết hợp rất rõ nét

Cụ thể là các trường đại học thành lập các cơ sở mới để hợp tác với doanh

nghiệp

Trang 33

Hợp tác nghiên cứu triển khai với các ngành khá phổ biên ở các trung tâm nghiên cứu quốc gia Dạng chuyển giao công nghệ này chủ yêu được áp dụng tại các doanh nghiệp lớn và chậm hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ở Đức

Trong nghiên cứu triển khai, các trường đại học chiếm tả trọng lớn nhất và các nhà tài trợ vốn cho các trường đại học thường là các bang Các trường đại học chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản, song họ cũng tiến hành nghiên cứu ứng dụng

Bên cạnh các trường đại học, Đức còn có nhiều cơ quan nghiên cứu khác có nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống nghiên cứu và công nghệ

Chỉ một phần của hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện trên thị trường nghiên cứu triển khai Việc chuyển giao tri thức công nghệ và sự hợp tác giữa người sản xuất và người sử dụng công nghệ chỉ diễn ra suôn sẻ trong các lĩnh vực hẹp và còn nhiều hàng rào cản trở việc chuyển giao công nghệ một cách hiệu quả

Việc chuyển giao công nghệ về cơ bản không chịu cơ chế kiểm soát của thị trường, bởi các tổ chức chuyển giao công nghệ đã được nhà nước hoặc các thành viên bắt buộc tài trợ quá lớn

Ở Anh

Ngân sách nhà nước cho nghiên cứu triển khai được điều chỉnh

và giảm hỗ trợ nghiên cứu hướng tới thị trường nhằm tăng hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản Các cơ quan nghiên cứu không tham gia nghiên cứu cơ bản buộc phải tìm kiếm nguồn tài trợ từ các ngành

Trang 34

Chính sách khoa học công nghệ đã làm cho chuyển giao công

nghệ đạt được tầm quan trọng hơn các nước công nghệp hóa khác Chính sách dựa trên ý tưởng về thị trường công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và vì vậy tài trợ vòn của nhà nước trở nên không cần thiết, buộc các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu phừi nỗ lực thu hút nguồn tài trợ từ các ngành

Ở Thụy điển

Các trường đại học của Thụy điển đóng vai trò chủ đạo trong hệ

thống khoa học, sừn xuất tới 85% sừn phẩm nghiên cứu triển khai của nhà nước So với các nước khác, các cơ quan nghiên cứu không thuộc trường đại học ít hơn nhiều

Các viện thường được tài trợ vốn chủ yếu từ Cục hệ thống đổi

mới công nghệ Thụy điển, một phần khác nhận từ các liên đoàn và doanh nghiệp Các viện này tiến hành hợp tác nghiên cứu cho một ngành cũng như các hợp đồng nghiên cứu cho các doanh nghiệp

Ở Trung Quốc

Thị trường khoa học-công nghệ đã được quan tâm phát triển tại

Trung Quốc ngay từ giữa những năm 1980 Sau gần 20 năm thị trường này

đã phát triển đến một mức độ nhất định Trong năm 2003, 267.997 hợp

đồng công nghệ đã được ký trên toàn quốc Doanh thu của các hợp đồng công nghệ tăng đáng kể vượt 100 tỷ nhằn dân tệ tương đương khoừng 13

tỷ USD, doanh thu trung bình của mỗi hợp đồng công nghệ là 404.700 nhân dân tệ xấp xỉ bằng 60.000USD

Nhập khẩu công nghệ từ FDI, Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới

việc phát triển công nghệ độc lập, thay cho việc dựa hoàn toàn vào công

Trang 35

nghệ nhập khẩu Trung Quốc đã thành công về khả năng hấp thụ tốt công

nghệ nhập khẩu và tự phát triển công nghệ độc lập Trung Quốc đã

chuyển từ nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị chính sang nhập khẩu các yếu tố thuộc về phần mềm chính là những gì mà một quốc gia có thể tiếp thu để từ đó tự nâng cao năng lực công nghệ của chính mình

Ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia quy mô lớn đã xây

dựng các bộ phận nghiên cồu và triển khai tại Trung Quốc, năm 2002 số

lượng các phòng nghiên cồu loại này lên đến hớn 180 cái, chất lượng của các phòng nghiên cồu ngày càng gia tăng Các công ty nước ngoài đầu tư vào nghiên cồu triển khai tại Trung Quốc do nguồn nhân lực trình độ cao của Trung Quốc dồi dào và giá rẻ, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc triển khai các hoạt động nghiên cồu triển khai tương đối đầy đủ

Nhiều viện nghiên cồu truyền thống bắt buộc phải hoạt động như

một doanh nghiệp Khá nhiều các viện nghiện cồu khoa học sau khi

chuyển đổi đã thiết lập nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ cho phù hợp với nhu cầu trên thị trường Các tổ chồc này không chỉ thúc đẩy việc phát triển và ồng dụng các kết quả khoa học công nghệ do mình thực hiện vào cuộc sống mà nhiều tổ chồc còn đảm nhiệm chồc năng như một

tổ chồc trung gian trên thị trường khoa học-công nghệ (môi giới và tư vấn công nghệ) Năng lực nghiên cồu của hầu hết các viện nghiên cồu vẫn còn tương đối kém, đây là một trong những yếu tố cơ bản kìm hãm sự phát triển của thị trường khoa học-công nghệ Sự chậm trễ và trì trệ trong cải cách hệ thống nghiên cồu và triển khai được coi là một trong những

yếu tố chính cản trở sự phát triển thị trường khoa học công nghệ

Trang 36

Có thể xem xét quan hệ biện chứng của sự phát triển KH-CN và kinh tế thị trường qua hình 3 dưới đây:

Hình 3: Sự phát triển biện chứng giữa KH-CN

và kinh tế thị trường

TIÊN Bộ XÃ HỘI

CHÊ Độ CHÍNH TRỊ ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ

TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KIINH TẾ

QHSX ĐƯỢC

CỎNG CỐ VÀ

HOÀN THIÊN

ĐÁT NƯỚC PHÁT TRIỂN, RA KHỎI NGHÈO NÀN

LLSX PHÁT TRIỂN

Trang 37

1.2.1.3 Một số bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư phát triển khoa học- công nghệ

và thị trường khoa học-công nghệ một số nước có thể rút ra m ộ t số bài học kinh nghiệm cho V i ệ t Nam nói chung và thành p h ố H ồ Chí M i n h như sau:

• Hầu hết các nước đều coi trọng đầu tư cho phát triển khoa học-công nghệ, họ coi khoa học-công nghệ là động lực, là đòn bẩy cho tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế

• Các nước dành tỷ trọng vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ (vốn R & D ) rất cao, phần lớn các nước phát triển dành tạ 2-5% GDP cho R&D Điều đáng quan tâm là ở chỗ họ có chính sách khơi dậy nguồn vốn đầu tư trong khu vực tư nhân rất mạnh mẽ

• Trong quá trình phát triển các nước bạn luôn xác định rõ một s ố ngành công nghệ mũi nhọn, thực hiện các chương trình đầu tư định hướng, đầu tư trọng điểm

• Đ ề cao vai trò của chất xám, của các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu khoa học, đặc biệt là sự gắn k ế t chắt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với nhau và giữa các cơ quan nghiện cứu với doanh nghiệp (mô hình nhà tníờng-doanh nghiệp) được đặc biệt coi trọng

• Sớm hình thành thị trường khoa học-công nghệ nhằm một mặt thúc đẩy khoa học-công nghệ phát triển, mặt khác có chính sách hợp lý trong chuyển giao công nghệ để đảm bảo quá trình phát triển- đào thải thường xuyên theo hướng tiệm cận khoa học -công nghệ m ớ i nhất

Trang 38

• C ó chính sách k h u y ế n khích sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch thông qua các chính sách tài chính và những c h ế tài của luật pháp

• Trong suốt quá trình phát triển, họ đặc biệt coi trọng nhân t ố con người, họ coi tài nguyên con người và chất x á m được là nhân t ố quyết định của m ọ i thành công, vì t h ế các chính sách đều bứt đầu chiến lược phát triển, sử dụng và tôn vinh nhân tài

• Thường xuyên cải cách hệ thống nghiên cứu để đạt hiệu quả cao,

họ coi sự chậm trễ và trì trệ trong cải cách hệ thống nghiên cứu ữiển khai là y ế u t ố chính cản trở sự phát triển của thị trường khoa học-công nghệ

1.2.2 Tình hình phát triển khoa học-công nghệ và thị trường khoa học-công nghệ nước ta

1.2.2.1 Hiện trạng khoa học - công nghệ nước t a

ít thiết bị có từ 40-50 năm

Mặt bằng chung về trình độ công nghệ và trang thiết bị của V i ệ t

N a m lạc hậu từ 2-3 t h ế hệ so với các nước công nghiệp phát triển, tỷ l ệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trang bình c h i ế m 60-70%

Trang 39

Theo UNDP và V i ệ n quản lý kinh t ế trung ương khảo sát, đa số sử dụng công nghệ của những n ă m 80 thế kỷ trước

Trình độ công nghệ của nước ta được xếp vào diện trung bình yếu

Không đồng bộ trong trang thiết bị công nghệ, chỉ có một s ố ít doanh nghiệp được trang bị đồng bộ hiện đại hoặc cơ bản là hiện đại như trong ngành bưu chính viẩn thông, dầu khí, công nghiệp thực phẩm, chỉ có 25-30% số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, còn vẫn đan x e n giữa các thiết bị thế hệ cũ và thiết bị thế hệ mới

Việc đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp hiện còn rất chậm, chiếm 1 0 % số doanh nghiệp đầu tư đổi m ớ i hàng năm, 80-85% công nghệ được áp dụng ở Việt Nam là nhập khẩu và xuất x ứ từ các nước chưa phải tiên tiến

K ế t quả điều tra của Diẩn đàn kinh t ế t h ế giới W E F cho biết n ă m

2000 chỉ số công nghệ của Việt Nam là 0,51, trong k h i đó chỉ số công nghệ của Trung Quốc là 0,85, Thái L a n là 0,67, Indonesia là 0,66, Philippines là 0,54, Malaysia là 1,08, Singapore là 1,95

Báo cáo thường niên Diẩn đàn kinh t ế t h ế giới n ă m 2002 trong 80 quốc gia xếp hạng, V i ệ t Nam về công nghệ đứng t h ứ 68 Theo đánh giá khoa học công nghệ của nước ta chỉ xếp trên Lào, Campuchia và

M y a n m a r trong k h u vực

1.2.2.1.2 Thực trạng một số công nghệ mũi nhọn

• Công nghệ thông tin

ở Việt Nam tính bình quân 100 người dân số điện thoại m ớ i chỉ đạt 3,7 (trung bình t h ế giới 14,4), số máy tính m ớ i có 0,5 (trung bình t h ế

Trang 40

giới là 5,8), số điện thoại di động chỉ có 0,2 (trung bình thế giới là 4), số

thuê bao internet là 0,1 (trung bình của APEC là 1,5, Mỹ là 3) Năm 2002

số máy điện thoại 100 người dân đạt 6,92, số thuê bao Internet đạt đến con số 200.000 thuê bao Tính đến tháng 12 năm 2003 mật độ điện thoại

và Internet 8,75 máy/100 dân và 4 người sử dụng Internet/100 dân, còn quá thấp: Tuy nhiên, nếu tính đến tháng 8/2005 số thuê bao di động đã đạt tới 7,59 máy /100 dân; số điện thoại cố định/ 100 dân là 7,26; số người

sử dụng InterneƯlOO dân khoảng trên 10

Bảng ỉ: C Ô N G NGHỆ T H Ô N G TIN VIỆT N A M

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 dk

Số điện thoại cố định/100 dân 4,6 5,5 6,8 8,4

Số người sử dụng InterneƯlOO dân 1,4 • 4,0 9,1 14,3

Số điện thoại di động/100 dân 2,4 3,4 5,7 11,5

Nguồn: Tạp chí xã hội Thông tin số 29, tháng 8/2005 và số liệu điều tra

Công nghệ phứn mềm của Việt Nam cũng chưa phát triển, số

người làm phứn mềm trên Ì triệu dân Việt Nam có 15, An độ 60, Trung

Quốc trên 100

Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều

lĩnh vực

Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá

trình cải cách của chính phủ Để thực hiện kế hoạch chính phủ điện tử, ngày 25 tháng 7 năm 2001 thủ tướng đã ký quyết định 112 phê duyệt Đề

Ngày đăng: 09/12/2013, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w