Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

64 460 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” chính vì vậy mà đầu tư phát triển giáo dục

luôn được ưu tiên phát triển hàng đầu trong chính sách đầu tư phát triển của mỗi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển Tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển giáo dục được thể hiện rất rõ ở những nước đang phát triển như Việt Nam Đầu tư phát triển giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Bởi đất nước muốn vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu thì trước hết phải có những con người có tri thức, có hiểu biết và nắm bắt được khoa học công nghệ, đặc biệt là trong điều kiện đất nước hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên Tỉnh uỷ Phú Thọ, các cấp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và toàn thể nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều chủ chương, nghị quyết để đầu tư phát triển giáo dục như: chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, chương trình phổ cập các bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ,nghị quyết 33/2002/NQ-HĐND-KXV về tăng cường cơ sở vật chất trường học…Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của các cấp lãnh đạo tỉnh nên các chủ chương, nghị quyết đưa ra đều được thực hiện nghiêm túc và đem lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục hoá của tỉnh Phú Thọ nói riêng và toàn xã hội nói chung

Bản thân em cũng nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư phát triển giáo dục nên với nhiệm vụ của một sinh viên Kinh tế đầu tư và một người con của quê hương đất tổ Phú Thọ, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là: “Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ”.

Chuyên đề thực tập của em tuy đã hoàn thành nhưng có thể chưa hoàn thiện và còn nhiều sai xót vì vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy – cô trong khoa và các bạn sinh viên để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn và đem lại những kiến thức thực tế, hữu ích về chủ chương, kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện đầu tư cho các bạn sinh viên.

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ

Trang 2

1.1 Khái quát về quy mô giáo dục, hiện trạng cơ sở vật chất trường học đến hết năm 2008 của Tỉnh Phú Thọ

1.1.1.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo.

Ngành giáo dục – đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, nhất thiết phải được đầu tư cả về sức người lẫn sức của Có thể hiểu đầu tư cho giáo dục – đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung và cho ngành giáo dục – đào tạo nói riêng Giáo dục – đào tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển chung của đất nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Phát triển giáo dục chính là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo.Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục – đào tạo là nhằm xây dựng những con người XHCN, ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và có khả năng tiếp thu văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tinh thần ham học hỏi của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật cao; có sức khỏe, là người kế thừa xây dựng CNXH.Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội Tiếp tục phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với giáo dục đào

tạo.Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là những nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Thực hiện các chính sách tiền lương Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.

Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Mọi thành viên trong xã hội đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục – đào tạo Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.

Phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả về số lượng và chất lượng dân số, nhưng hiện nay chất lượng giáo dục là trọng tâm của phát triển nguồn nhân lực nhất là đối với các nước đang phát triển, đông dân số và chất lượng nguồn nhân lực thấp như Việt Nam Thực tế cho thấy, lợi ích thu được từ việc đào tạo nguồn nhân lực mà cụ thể là

Trang 3

thông qua giáo dục – đào tạo rất lớn Trình độ nguồn nhân lực trung bình ở một nước cao hơn cho phép tăng trưởng kinh tế tố hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác.

Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi nghèo, kinh tế manh mún chưa phát triển vì thế rất cần có nguồn lực đủ cả về số lượng và chất lượng để góp sức phát triển kinh tế Do đó, đầu tư phát triển giáo dục là nhiệm vụ cần thiết và tiên phong trong chủ chương phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

1.1.2 Về quy mô giáo dục.

- Về mạng lưới trường học: Toàn tỉnh hiện có 905 trường học, tăng 49 trường so với năm 2002; trong đó mầm non 300 trường, tiểu học 296 trường, trung học cơ sở 250 trường, trung học phổ thông 59 trường Hiện nay ở mỗi xã , phường, thị trấn đều có ít nhất 1 trường mầm non, trường tiểu học,trường trung học cơ sở; mỗi huyện, thành thị đều có từ 2 trường trung học phổ thông trở lên Về cơ bản đã tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

- Về quy mô: Quy mô lớp, học sinh bắt đầu tăng trở lại đối với tất cả các ngành học và bậc học Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 3.177 nhóm trẻ và lớp mẫu giáo, 8.229 lớp phổ thông Tổng số học sinh mầm non và phổ thông là 290.985 học sinh, chiếm 22,4% dân số Tỷ lệ huy động trẻ em ra nhà, nhóm trẻ đạt 14,8%; học sinh trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 85,1%( trong đó học sinh 5 tuổi đạt 98,1%); tỷ lệ trẻ em từ độ tuổi 6-10 tuổi đi học tiểu học đạt 99,8%, trẻ em từ 11-14 tuổi đi học trung học cơ sở chiếm 97,2%; tỷ lệ thanh thiếu niên từ15- 17 tuổi đi học phổ thông đạt 59,5%

1.1.3 Về phòng học và chất lượng phòng học

Nhờ các chủ chương chính sách đầu tư cho giáo dục như: chương trình kiên cố hoá trường học và nhà công vụ cho giáo viên, chủ chương phổ cập ở các bậc học… nên số lượng phòng học và chất lượng phòng học của tỉnh ngày càng tăng cao.

- Số lượng phòng học: Tổng toàn tỉnh đến hết năm 2008 có 9.737 phòng học Trong đó mầm non có 2.311 phòng học; phổ thông có 7.138 phòng học Hiện nay số phòng học còn thiếu là 629 phòng.

- Chất lượng phòng học: Ngoài việc tăng cường phòng học thì chất lượng phòng học cũng rất được chú trọng và nâng cao Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà số lượng và chất lượng phòng học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu Theo kết quả kiểm tra, rà soát đến hết năm 2008 toàn tỉnh hiện nay có 512 phòng học tạm, thiếu 629 phòng học, 2.963 phòng học bán kiên cố xuống cấp nghiêm trọng cần tu sửa Cụ thể như sau:

Trang 4

+ Mầm xuống cấp cần phải thay thế, 220 phòng học tạm cần phải xoá (thiếu 424 phòng học đang học nhờ).non: Tổng số 2.164 phòng học; trong đó có 817 phòng kiên cố, có 623 phòng học bán kiên cố

+ Tiểu học: Tổng số 3.688 phòng học, trong đó có 1.916 phòng kiên cố, có 1.445 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 173 phòng học tạm (thiếu 106 phòng học đang học nhờ)

+ Trung học cơ sở: Tổng số 2.568 phòng học; trong đó có 1.726 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 91 phòng học tạm (thiếu 71 phòng học đang học nhờ).

+ Trung học phổ thông: Tổng số 872 phòng học; trong đó 643 phòng kiên cố, có 201 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp, 28 phòng học tạm.

1.1.4 Về nhà điều hành, phòng học bộ môn và thư viện.

- Về nhà điều hành: Toàn tỉnh hiện có 282 nhà điều hành kiên cố Trong đó trường mầm non 52 nhà, trường tiểu học 65 nhà, trường trung học cơ sở 120 nhà , trường trung học phổ thông 45 nhà.

- Về phòng học bộ môn : Hiện nay, toàn tỉnh có 569 phòng học bộ môn, trong đó có 122 phòng học mỹ thuật, 111 phòng thí nghiệm, 75 phòng máy tính, 261 phòng thực hành.

- Thư viện: Toàn tỉnh 493 trường có thư viện đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, đạt 82,6% Còn 112 trường phổ thông chưa có thư viện đạt chuẩn.

1.1.5 Về nhà công vụ giáo viên.

Nhà ở tập thể cho giáo viên là mục tiêu quan trọng được Thủ tướng chính phủ đưa vào nội dung kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012( quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008) Hiện nay, nhà công vụ giáo viêncó 903 phòng với 12.960 m2, trong đó có 20 phòng bán kiên cố đã xuống cấp, 41 phòng tranh tre.

Trong những năm qua, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, tỉnh đã tuyển dụng và điều động giáo viên tăng cường cho các trường học vùng miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa Nhưng do nguồn lực hạn chế, việc đầu tư xây dựng nhà ở tập thể cho giáo viên chủ yếu do các địa phương tự huy động (vận động mỗi giáo viên ủng hộ 2 ngày lương) và vốn chương trình 135 đầu tư một số trường trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, nên số lượng nhà công vụ giáo viên còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu, hầu hất cán bộ giáo viên vẫn phaỉ đi ở nhờ nhà dân Nhu cầu đầu tư nhà công vụ giáo viên tối thiểu là 1.905 phòng.

Trang 5

1.1.6 Về sách giáo khoa và thiết bị dạy học.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất trường học thì việc đầu tư sách giáo khoa và thiết bị dạy học cho giáo viên, học sinh cũng cần được chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục Về cơ bản tỉnh đã đầu tư cho việc mua sắm đảm bảo sách giáo khoa và và thiết bị dạy học cho các trường phổ thông theo quy định chương trình đổi mới sách và thiết bị trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên, cần bổ sung thêm hàng năm để đầu tư cho các trường mới thành lập, các trường tăng thêm số lớp và thay thế một phần sách giáo khoa và thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.

1.1.7 Về thành tích và kết quả đạt được

Trong suốt những năm qua, sự cố gắng của toàn tỉnh Phú Thọ cho sự nghiệp giáo dục đã được đền đáp bằng những thành tích to lớn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục Phú Thọ sang một trang mới.

Ngoài những chuyển biến tích cực về quy mô, mạng lưới trường học ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo và triển khai thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp, trọng tâm là tổ chức phân ban lớp 10, 11 và khắc phục việc ngồi nhầm lớp; đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Nhờ đó mà tính đến năm học 2008, tỷ lệ học sinh tiểu học thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học sinh đạt 99,84%, học sinh dược xếp loại khá giỏi đạt trên 80%; cấp trung học cơ sở tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 91%; học lực giỏi, khá đạt trên 46,5%; cấp trung học phổ thông loại hạnh kiểm tốt, khá đạt trên 81%, học lực giỏi, khá đạt trên 32% Kết quả này đã phản ánh sự ổn định về chất lượng và có bước tiến tích cực nhất quán trong dạy thật, học thật, thi thật tại các trường trên địa bàn Tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 84,5%; hệ bổ túc trung học phổ thông đạt 62,8% Chất lượng học sinh giỏi ở các cấp được duy trì và nâng cao Riêng năm học 2007-2008 toàn ngành có 60 em dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó có 30 học sinh đạt giải Tại kỳ thi máy tính CASIO toàn tỉnh miền Bắc tỉnh Phú Thọ đã tham gia đầy đủ các đội tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và đã đạt 2 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba và 10 giải khuyến khích, xếp giải 3 toàn đoàn Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học đạt 20-25%.

Ngành quan tâm đầu tư, xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 95,33%, trên chuẩn là 25,49%; tương tự, tiểu học là 99,44% và 47,33%;trung học cơ sở là 98,61% và 33,35%; trung học phổ thông là 96,11% và 3,89% Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường đều được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chương trình quản lý nhà nước, lý luận trung cấp, cao cấp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý, lãnh đạo Bên cạnh đó ngành còn tăng cường đầu tư củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất

Trang 6

lượng giáo dục Phối hợp với Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục của tỉnh cung ứng đầy đủ và kịp thời sách giáo khoa, sách giáo viên, ấn phẩm và thiết bị dạy học phục vụ cho các đơn vị giáo dục Thực hiện chương trình đưa tin học vào nhà trường, cấp 623 bộ máy tính cho các trường THPT phục vụ dạy tin học theo chương trình phân ban và cấp 29 bộ cho các trường mầm non học chương trình Kismat Các trường cũng chủ động khai thác các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy Toàn ngành đã có 500/620 trường có thư viện đạt chuẩn 01 theo quy định của Bộ GD& ĐT Ngoài ra còn phối hợp với các ban, ngành chức năng thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 Theo đó, toàn ngành đã xây dựng được 338 công trình với 1.789 phòng với tổng vốn đầu tư là 117,9 tỷ đồng Những kết quả to lớn mà toàn tỉnh đã đạt được trong sự nghiệp giáo dục là động lực để tỉnh Phú Thọ tiếp tục đổi mới ngành một cách toàn diện, phát triển giáo dục cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của nhân dân cũng như yêu cầu về sự phát triển giáo dục của tỉnh

Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt 4 nội dung của cuộc vân động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “nói không với vi phạm đạo dức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp” Tổ chức triển khai có hiệu quả đề án

phổ cập giáo dục bậc trung học; thực hiện phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh Thực hiện tốt việc sắp xếp, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới; thực hiện tốt chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2 Triển khai thực hiện đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đầu tư trang thiết bị dạy nghề, phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề Thực hiện đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu xã hội đối với các trường trung học, cao đẳng, dạy nghề; khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức đào tạo và cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền tạo điều kiện để xuất khẩu lao động đạt kết quả cao.

1.2 Thực trạng đầu tư phát triển giáo dục Tỉnh Phú Thọ.1.2.1.Tình hình đầu tư phát triển giáo dục của Tỉnh Phú Thọ1.2.1.1 Công tác tổ chức triển khai thực hiện.

Sau khi Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành nghị quyết, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện đề án tăng cường cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2002-2010, xây dựng kế hoạch thực hiện chươngg trình kiên cố hoá trường, lớp học theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ Nhờ đó mà lĩnh vực giáo dục của Tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển hơn Đồng thời thành lập ban chỉ đạo ở tỉnh, xây dựng quy chế làm việc và phân công

Trang 7

nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức triển khai thực hiện; chỉ đạo thành lập ban điều hành ở huyện, Ban quản lý dự án và Ban giám sát công trình ở xã.Chỉ đạo các sở, ban ngành, các huện thành thị khẩn trương xây dựng kế hoạch các chương trình, dự án cụ thể, ban hành thiết kế mẫu nhà lớp học, phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện quyết định đầu tư các công trình, dự án; quy định mức hỗ trợ từ ngân sánh Nhà nước, mức đóng góp của các cấp ngân sách phù hợp với khả năng và điều kiện từng địa bàn; vận động các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân ủng hộ, đóng góp để thực hiện các chương trình đầu tư cho giáo dục của Tỉnh.

Chỉ đạo các sở , ban ngành, Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thành thị cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết vào nội dung kế hoạch phtá triển kinh tế xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình chỉ đạo, điều hành kế hoạch hàng năm.

UBND các huyện, thành thị: Là đơn vị chủ đầu tư đối với các công trình nhà lớp học, nhà công vụ cho giáo viên của các trường: Mầm non, tiểu học, THCS được đầu tư trên địa bàn huyện, thành thị.

Các trường THPT, dân tộc nội trú (đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT): Là đợn vị chủ đầu tư đối với các công trình được đầu tư cho đợn vị.

1.2.1.2 Phân công trách nhiệm để thực hiện đầu tư cho giáo dục.

- Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo, đề xuất với Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực Ban điều hành chương trình mục tiêu Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng kế hoạch, quản lý, đánh giá toàn diện các chương trình, dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, báo cáo ban chỉ đạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị thành chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh, học sinh sau tốt nghiệp trung hcọ cơ sở để thực hiện các mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ban chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh sơ kết, tổng kết; định kỳ tổng hợp kết quả công tác phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là đầu mối khâu nối, hướng dẫn lồng ghép các chương trình dự án Chủ trì, phối hợp với Sở tài chính, sở Giáo dục và đào tạo tổng hợp, xây

Trang 8

dựng kế hoạch, cơ chế quản lý điều hành; dự kiến phân bổ vốn các chương trình, dự án,báo cáo ban chỉ đạo, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định Phối hợp với các Ban điều hành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình dự án Tổng hợp, báo cáo đánh giá định kỳ với Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương Hàng năm, phối hợp với các Sở: Giáo dục và đào tạo, Lao động thương binh và xã hội, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị tổng hợp, cân đối các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề để thực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực, cơ chế quản lý tài chính; cân đối bố trí vốn từ ngân sách tỉnh cho các chương trình, dự án; thực hiện chuyển vốn và thanh toán, quyết toán theo quy định.Thẩm định dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ phổ cập bậc trung học trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch ngân sách hàng năm phục vụ công tác phổ cập bậc trung học phổ thông theo quy định hiện hành.

- Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh đôn đốc các Sở, ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị thựchiện các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo và thẩm định các báo cáo, trình hội đồng nhân dân tỉnh và các Bộ ngành Trung ương.

- Kho bạc nhà nước tỉnh: Chịu trách nhiệm chính về thủ tục giải ngân, thanh toán cho các công trình, dự án; chỉ đạo hệ thống kho bạc cấp huyện kịp thời tổ chức thẩm tra kết quả thực hiện và thanh toán, phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư theo quy định.

- Sở Xây dựng: Chủ trì phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, rà soát điều chỉnh, bổ sung các mẫu thiết kế: Nhà lớp học, nhà điều hành, nhà công vụ giáo viên, nhà học bộ môn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành và hướng dẫn áp dụng các mẫu thiết kế đó phù hợp với từng cấp học, bậc học và các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

- Các đơn vị chủ đầu tư: Các đợn vị chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cho từng hạng mục công trình theo kế hoạch phân bổ vốn thực hiện từng đợt Chịu trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục tiêu và cân đối, bố trí đủ phần vốn địa phương, đơn vị phải cân đối theo định mức đã quy định để thực hiện hoàn thành mục tiêu đã định Được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (tư vấn, xây dựng) đối với các gói thầu nằm trong phạm vi được chỉ định thầu theo quy định Các gói thầu nằm trong phạm vi phải đấu thầu được thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành Ngoài ra các đợn vị chủ đầu tư cần nghiên cứu tình hình cụ thể

Trang 9

tại địa phương, đề xuất hình thức thực hiện theo phương châm “ xã có công trình, dân có việc làm, con em nhân dân có nơi học tập tốt” Các đơn vị chủ đầu tư là UBNR các huyện, thành thị thì được uỷ quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và thủ tục đầu tư Nếu các đơn vị chủ đầu tư là các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT thì được uỷ quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật ( trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư); đối với các công trình phải thực hiện đấu thầu, đơn vị lập thủ tục đấu thầu trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện theo quy định hiện hành.

- Sở Tài nguyên và môi trường: Có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch; giải quyết các thủ tục cấp đất, quyền quản lý sử dụng đất cho các trưòng học theo luật đất đai, đáp ứng yêu cầu về địa điểm, tiêu chuẩn diện tích để từng bước thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và các địa phương.

- Đài phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ: Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình; tăng nội dung đăng tải thông tin trên báo về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, nhằm động viên toàn xã hội tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoá giáo dục.

- Sở Lao động thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân các huyện,thị, thành thực hiện các nhiệm vụ công tác phổ cập bậc học trung hoạ phổ thông Tham mưu đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, chế độ, chính sách, chỉ tiêu đào tạo nghề để thực hiện mục tiêu phổ cập; quản lý, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề để đáp ứng các mục tiêu giáo dục đã đề ra và liên kết với các cơ sở giáo dục Cung cấp thông tin về hệ thống cơ sở dạy nghề, ngành, nghề đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực các cơ sở dạy nghề trên địa bàn làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp, liên kết đào tạo nghề.

- Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tuyển dụng bổ sung giáo viên các môn văn hóa cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp để dạy bổ túc văn hoá; bố trí đủ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ phổ cập các bậc trung học theo kế hoạch.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành thị: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện Tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, xây dựng các giải pháp huy động các nguồn lực ở điạ phương, cơ sở Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình dự án cụ thể và tổ chức thực hiện Căn cứ đề án phổ cập bậc trung học tỉnh Phú thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 và kế hoạch triển khai đề án của uy

Trang 10

ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện công tác phổ cập ở từng địa phương Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo, phòng Lao động và thương binh xã hội và các cơ sở giáo dục, dạy nghề trực thuộc; các xã, phường, thị trấn trên các địa bàn triển khai các nhiệm vụ phổ cập đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chí phổ thông Huy động mọi nguồn lực trên địa bàn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và thực hiện công tác phổ cập trung học đảm bảo hiệu quả chất lượng.

- Các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể ở tỉnh tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình; đồng thời phối hợp với các sở ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nhiệm vụ các chương trình, dự án; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thực hiện các đề án phổ cập bậc học phổ thông tỉnh giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và phối hợp với các cơ quan liên quan, các huyện, thị, thành để triển khai thực hiện công tác phổ cập đạt hiệu quả cao.

- Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ: Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn Mặt trận tổ quốc các cấp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các sở, ban ngành vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết và các chương trình giáo dục mà tỉnh đã đề ra Tăng cường vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động phổ cập bậc trung học; xây dựng kế hoạch cụ thể với những hoạt động thiết thực để động viên, khuyến khích các đợn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập các bậc học; phối hợp với các cơ sở giáo dục, dạy nghề quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng phổ cập; vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tiền của cho các cơ sở giáo dục, dạy nghề đêểthực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học, kiểm tra giám sát các cơ quan nhà nước, nhà trường và gia đình, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chủ trương phổ cập.

1.2.1.3 Định hướng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo của tỉnh đang đi dần vào quỹ

đạo chung của cả nước, bên cạnh đó dựa vào những điều kiện thực tiễn của tỉnh để có bước phát triển thích hợp.

Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo của tỉnh đang được triển khai với các mục tiêu cụ thể sau:

+ Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em trong tỉnh đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 42% năm 2000 lên 55% năm 2005 và 88% năm 2010 Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 60% năm 2000 lên 78% vào năm 2005 và

Trang 11

97% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010

+ Giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005

và 100% năm 2010

+ Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở , tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các huyện vào năm 2005, trong cả tỉnh 2010 Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 100% vào năm 2005

+ Trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 100% vào năm 2010.

+ Giáo dục nghề nghiệp: Nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.+ Trung học chuyên nghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 40% năm 2005, 65% năm 2010 Dạy nghề : thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 36% năm 2000 lên 50% năm 2005, 75% năm 2010 Dạy nghề bậc cao: thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào học các chương trình này đạt 35% năm 2005, 50% năm 2010

1.2.1.4 Nguồn vốn cho đầu tư giáo dục.

- Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của Tỉnh chính vì vậy mà đầu tư cho giáo dục rất được chú trọng Nguồn vốn cho giáo dục của tỉnh được huy động từ nhiều nguồn khác nhau rất đa dạng như vốn từ: Ngân sách nhà nước, vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135, chương trình kiên cố hoá trường học, nhà ở công vụ cho giáo viên, vốn ODA, FDI …Trong đó nguồn vốn trong nước như vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn chương trình kiên cố hoá, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giữ vai trò quyết định còn các nguồn vốn khác giữ vai trò quan trọng.

- Nguồn vốn được phân bổ đầu tư cho các địa bàn, địa phương khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng vùng miền Những địa bàn thuôc các huyện, xã

Trang 12

miền núi và đặc biệt khó khăn thì nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho giáo dục là tư ngân sách cuả tỉnh và cuả các chương trình mục tiêu, chương trình 135 Còn các huyện vùng đồng bằng có điêù kiện phát triển thì nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn 70% do các địa phương tự huy động.

- Để có được vốn đầu tư cho giáo dục Tỉnh đã đề ra nhiều biện pháp thu hút vốn, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong xã hội tham gia đóng

góp.Và cũng có những biện pháp quản lý vốn phù hợp để tránh tình trạng thất thoát và lãng phí trong quá trình đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư cho trường học giai đoạn 2002- 2008 đạt 556 tỷ đồng, bình quân vốn đầu tư hàng năm đạt 79,43 tỷ đồng/năm

* Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) là: 205,76 tỷ đồng, bình quân là 29,39 tỷ đồng/năm, chiếm 37% trong tổng vốn đầu tư ; trong đó: chương trình kiên cố hoá trường học giai đoạn 1 là 195,72 tỷ đồng; dự án trung học cơ sở II là 10,04 tỷ đồng

- Vốn từ các chương trình mục tiêu, dư án phát triển và ngân sách tỉnh là 235,3 tỷ đồng, bình quân là 33,61 tỷ đồng/năm, chiếm 42% trong tổng vốn đầu tư; trong đó: vốn chương trình mục tiêu là 198,96 tỷ đồng, vốn ngân sách đầu tư tập trung là 17,44 tỷ đồng, lồng ghép các chương trình dự án là 18,9 tỷ đồng.

- Tiết kiệm chi ngân sách sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh là 22,44 tỷ đồng, bình quân là 3,21 tỷ đồng/năm, chiếm 4% trong tổng vốn đầu tư.

- Vốn tài trợ viện trợ của các tổ chức nước ngoài (WB,ODA…) 10,34 tỷ đồng, bình quân là 1,48 tỷ đồng/năm, chiếm 2% tổng vốn đầu tư.

- Vốn đầu tư từ ngân sách huyện, xã và huy động các nguồn lực trong nhân dân là 81,62 tỷ đồng, bình quân là 11,66 tỷ đồng/năm, chiếm 15% tổng vốn đầu tư.

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của tỉnh Phú Thọ( 2002-2008)

Trang 13

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua biểu đồ trên ta thấy vốn đầu tư cho giáo dục của tỉnh Phú Thọ chủ yếu là từ nguồn vốn của ngân sách trung ương(37%) và từ các chương trình mục tiêu quốc gia(42%) bởi Phú Thọ là tỉnh còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển Mặt khác đầu tư xây dựng các trường học chủ yếu lại tập trung ở các huyện miền núi, đặc biệt khó khăn nên vốn huy động từ ngân sách huyện, xã chiếm tỷ lệ thấp.

* Cơ cấu đầu tư theo các loại công trình, dự án:

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất là 515,45 tỷ đồng, bình quân là 73,64 tỷ

đồng/năm, chiếm 92,7% tổng vốn đầu tư, trong đó nhà lớp học là 427,3 tỷ đồng, nhà điều hành 53,65 tỷ đồng, nhà thư viện 5,8 tỷ đồng,nhà học bộ môn 28,7 tỷ đồng- Mua sắm sách và thiết bị dạy học 40,55 tỷ đồng, bình quân là 5,79 tỷ đồng/năm, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư.

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu vốn đầu tư theo loại công trình, dự án của tỉnh Phú

Thọ(2002-2008)

Trang 14

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Biểu đồ cơ cấu trên thể hiện sự phù hợp giữa nhu cầu thực tế với chính sách đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Vì cơ sở vật chất trường học trong toàn tỉnh còn yếu kém đặc biệt là ở vùng núi,vúng sâu vùng xa mạng lưới trường học còn thưa thớt, trường học được xây dựng chủ yếu bằng tranh tre, nhà ở công vụ cho giáo viên vừa thiếu lại vừa kém Cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế đó mà tỷ lệ vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường học chiếm tỷ lệ lớn (92,7%) là tương đối phù hợp Qua đó cũng thể hiện chủ chương đường lối đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ là đúng đắn và hiệu quả.

Trong đó vốn mà tỉnh huy động để xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên bao gồm các nguồn từ: Vốn trái phiếu Chính Phủ, Vốn ngân sách địa phương ( gồm: Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã), Vốn khác:ODA, chương trình kiên cố hoá trường, lớp học, vốn chậm lũ, vốn chương trình 135… Tổng vốn đầu tư để xây dựng phòng học và nhà ở công vụ cho giáo viên giai đoạn 2002-2008 là 515.450 triệu đồng, trong đó: vốn từ trái phiếu chính phủ là 420.488 triệu đồng, vốn từ ngân sách địa phương là 78.922 triệu đồng( ngân sách tỉnh: 58.302 triệu đồng, ngân sách huyện, xã: 20.620 triệu đồng), vốn khác là: 16.040 triệu đồng

Biểu 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên của tỉnh

Phú Thọ( 2002-2008)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua biểu đồ cơ cấu vốn trên ta thấy nguồn vốn chủ yếu để xâu dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên là từ vốn trái phiếu Chính Phủ chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư Đây là tỷ trọng rất lớn, nó vừa thể hiện tầm quan trọng cuả sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh vừa thể hiện sự quan tâm của Chính Phủ đối với tỉnh Phú Thọ Vốn ngân sách địa phương chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư trong đó: ngân sách tỉnh chiếm 11,31%, ngân sách huyện, xã chiếm 3,99%), các nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ 3,1% Cơ cấu vốn đầu tư này là tương đố hợp lý bởi Phú Thọ là tỉnh miền núi, kinh tế còn manh mún chưa phát triển đặc biệt là cơ sở hạ tầng còn yếu kém Tuy nhiên trong thời gian tới cơ cấu vốn đầu tư cần phải thay đổi theo

Trang 15

hướng giảm tỷ trọng vốn từ trái phiêú chính phủ, tăng tỷ trọng vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, huyện, xã

1.2.2 Đầu tư theo cấp học.

Đầu tư cho giáo dục ở tỉnh phân theo cấp học gồm 4 cấp đó là: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Ở mỗi cấp học tỉnh có chủ chương và chính sách đầu tư khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu và số lượng học sinh ở từng cấp trong tỉnh.

Bảng1.1 Thể hiện vốn đầu tư theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008

STT Cấp học Vốn đầu tư (tỷ đồng) chiếm tỷ trọng (%)

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Trong 4 cấp học thì vốn đầu tư dành cho bậc tiểu học là lớn nhất chiếm tỷ trọng 46,56%, sau đó đến bậc mầm non (24,23) và THCS (22,62%) Việc phân bổ vốn đầu tư cho các cấp học là hợp lý với thực trạng của tỉnh, bởi tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mầm non và tiểu học trong tỉnh chiếm phần lớn so với độ tuổi đi học THCS, THPT và việc các gia đình cho con em đi học hết THPT là rất ít Nhưng trong giai đoạn tiếp theo tỷ trọng vốn đầu tư cho bậc THPT sẽ tăng lên vì chủ chương của tỉnh sẽ phổ cập bậc học này vào năm 2010

1.2.2.1 Mầm non.

Bậc học mầm non không được chú trọng so với các bậc học khác bởi các bậc cha mẹ thường quan niệm rằng trẻ còn nhỏ nên việc học tập chưa cần thiết Vì vậy mà có thể sẽ không cho trẻ đến trường và không chú ý đến việc học tập của trẻ Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức được việc cho trẻ đến trường là cần thiết do đó nhu cầu cho trẻ đến trường của các bậc cha mẹ đã tăng lên Xuất phát từ nhu cầu này tỉnh Phú Thọ đã đề ra nhiều chủ chương, kế hoạch đầu tư phát triển giáo dục từ bậc học mầm non.

Về Xây dựng Phòng học:Trong giai đoạn 2002-2008, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã

đầu tư xây dựng được 842 phòng học cho bậc học mầm non, với tổng số vốn đầu tư là 134.720 triệu đồng, bình quân đạt 160 triệu đồng/phòng học và 19.250 triệu đồng/năm.

Trang 16

Bảng 1.2: Phân bổ vốn cho bậc học mầm non giai đoạn 2002-2008

Năm Vốn đầu tư (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm là không đồng đều, năm 2004 tốc độ tăng là lớn nhất với 60% và năm thấp nhất là năm 2007 với 6,29% Tuy tốc độ tăng là không đồng đều giữa các năm nhưng lại tương đối phù hợp với tình hình thực tế và chủ chương chính sách đầu tư cho giáo dục của tỉnh, bởi vì giai đoạn đầu mới thực thi chương trình đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên nên chưa huy động được nhiều vốn.

Về Nhà ở công vụ cho giáo viên: Việc đầu tư xây dựng nhà ở cộng vụ cho giáo

viên mầm non được tiến hành song song với việc xây dựng phòng học Trong giai đoạn 2002-2008, toàn tỉnh đã xây dựng được 246 phòng với tổng vốn đầu tư là 7.040 triệu đồng, bình quân đạt 28,62 triệu đồng/phòng và 1.006 triệu đồng/năm Xây dựng nhà ở cộng vụ cho giáo viên là cực kỳ cần thiết nhất là đối với vùng sâu, vùng xa và các xã đặc biệt khó khăn.

1.2.2.2 Tiểu học.

Từ việc tăng cường đầu tư cho bậc mầm non nên số lượng học sinh tiểu học cũng dần được tăng lên Vì thế nhu cầu đầu tư cho bậc học này cũng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.

Về Xây dựng phòng học Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công

vụ cho giáo viên bắt đầu được thực hiện năm 2002 thì đến năm 2003 tỉnh đã phổ cập bậc tiểu học Giai đoạn 2002-2008 toàn tỉnh đã xây dựng được 1.618 phòng, với tổng vốn đầu tư là 258.880 triệu đồng, bình quân đạt 160 triệu đồng/phòng và

36.980 triệu đồng/năm.

Bảng 1.3: Phân bổ vốn cho bậc tiểu học giai đoạn 2002-2008

Trang 17

Năm Vốn đầu tư (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2003 là năm tỉnh đạt được mục tiêu phổ cập bậc tiểu học vì thế mà tốc độ tăng vốn đầu tư năm học 2002, 2003 cao Các năm còn lại tốc độ tăng vốn đầu tư là âm bởi sau khi đã đạt được mục tiêu phổ cập thì vốn đầu tư dành cho bậc học này giảm đi để dành đầu tư cho các bậc học chưa phổ cập.

Về Nhà công vụ giáo viên Giai đoạn 2002-2008 toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng

được 701 phòng nhà ở công vụ cho giáo viên tiểu học, với tổng vốn đầu tư là 28.040 triệu đồng, bình quân đạt 40 triệu đồng/phòng và 4.006 triệu đồng/năm Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, nhiều giáo viên đã được tăng cường cho các trường vùng miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nên việc đầu tư xây dựng nhà tập thể cho giáo viên tiểu học chủ yếu do các địa phương tự huy động cùng với việc ủng hộ cuả cán bộ công chức ngành giáo dục nhưng số lượng nhà công vụ còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, hầu hết đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn phải đi ở nhờ nhà dân Đến năm 2012 tình trạng này sẽ được giải quyết khi chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn II kết thúc.

1.2.2.3 Trung học cơ sở.

Về Xây dựng phòng học.Bậc trung học cơ sở của tỉnh đã được phổ cập năm 2005

Giai đoạn 2002-2008, toàn tỉnh đã xây dựng được 786 phòng học, với tổng vốn đầu tư là 125.760 triệu đồng, bình quân đạt 160 triệu đồng/phòng và 17.970 triệu

Bảng 1.4: Phân bổ vốn cho bậc trung học cơ sở giai đoạn 2002-2008

Năm Vốn đầu tư (triệu đồng) Tốc độ tăng (%)

Trang 18

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2004 tốc độ tăng vốn đầu tư cao nhất bởi toàn tỉnh đang cố gắng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học cơ sở vào năm 2005 Sau khi đạt được mục tiêu thì vốn phân bổ để đầu tư cho bậc trung học cơ sở giảm đi Việc giảm tỷ trọng vốn đầu tư này là tương đối hợp lý so với cơ cấu vốn đầu tư cho giáo dục của toàn tỉnh.

Về Nhà ở công vụ cho giáo viên Giai đoạn 2002-2008, toàn tỉnh đã xây dựng

được 847 phòng ở cho giáo viên, với tổng vốn đầu tư là 33.880 triệu đồng, bình quân đạt 40 triệu đồng/phòng và 4.480 triệu đồng/năm Việc xây dựng nhà ở học giáo viên là cực kỳ cần thiết nhất là đối với các trường nằm ở các xã đặc biệt khó khăn, phương tiện đi lại không thuận tiện hoặc đối với các giáo viên công tác xa nhà Vì vậy song song với việc xây dựng trường học thì việc xây dựng nhà ở công vụ cho giáo viên cũng được tiến hành.

1.2.2.4 Trung học phổ thông

Bậc học này luôn chiếm được sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh nhưng đến nay tỉnh vẫn chưa đạt được mục tiêu phổ cập Mục tiêu tỉnh đề ra là đến hết năm 2010 tỉnh Phú Thọ sẽ phổ cập bậc trung học phổ thông.

Về Xây dựng phòng học Giai đoạn 2002-2008 toàn tỉnh đã xây dựng được 229

phòng học, với tổng vốn đầu tư là 36.640 triệu đồng, bình quân đạt 160 triệu đồng/phòng và 5.230 triệu đồng/năm.

Bảng 1.5: Phân bổ vốn cho bậc trung học phổ thông giai đoạn 2002-2008

Trang 19

2006 3.500 165,15

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Việc phân bổ vốn đầu tư trong giai đoạn 2002-2008 là không đồng đều giữa các năm nhưng lại tương đối hợp lý với chủ chương đầu tư của tỉnh Năm 2002-2003 tỉnh tập trung để phổ cập bậc tiểu học, năm 2004-2005 phổ cập bậc trung học cơ sở nên tốc độ tăng vốn đầu tư trong những năm này thấp Trong 3 năm còn lại tỉnh tập trung đầu tư cho bậc trung học phổ thông do đó mà tốc độ tăng vốn đầu tư của 3 năm này rất lớn so với các năm trước đó.

Về Nhà ở công vụ cho giáo viên Giai đoạn 2002-2008, toàn tỉnh đã xây dựng

được 181 phòng ở cho giáo viên với tổng vốn đầu tư là 7.240 triệu đồng, bình quân đạt 40 triệu đồng/phòng và 1.034 triệu đồng/năm So với các bậc học khác thì số lượng nhà ở công vụ cho giáo viên bậc trung học phổ thông là ít nhất, bởi nó phù hợp với quy mô đầu tư xây dựng trường học Trung bình ở mỗi huyện chỉ có 3-4 trường trung học phổ thông vì thế mà số lượng nhà ở công vụ cho giáo viên cũng ít.

1.2.3 Đầu tư theo địa phương.

Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện thành thị do đó việc đâù tư phát triển giáo dục theo địa phương là việc phải đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp học ở tất cả các bậc học cho mỗi địa phương.

Việc xây dựng mạng lưới trường, lớp học cho các huyện phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của mỗi huyện và chủ chương đầu tư của tỉnh Bên cạnh đó điều kiện để đầu tư phát triển giáo dục của mỗi huyện cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư bởi hầu hết các huyện trong tỉnh đều là các huyện miền núi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên khả năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển giáo dục rất hạn chế do đó phần lớn vốn cho đầu tư phát triển giáo dục là từ ngân sách nhà nước và huy động từ các chương trình hỗ trợ khác.

Trang 20

Bảng 1.6 Phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương giai đoạn 2002-2008 ( tỷ đồng)

Trang 21

Bảng phân bổ vốn đầu tư của các địa phương cho ta biết được huyện có vốn đầu tư lớn gồm các huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn, Đoan Hùng; tỷ lệ vốn đầu tư/tổng vốn đầu tư chiếm từ 7-12%, đây là những huyện có điều kiện khó khăn và đặc biệt khó khăn của tỉnh vì thế mà cần tập trung vốn đầu tư để xây dựng trường học mới và nhà ở công vụ cho giáo viên Còn các huyện có điều kiện kinh tế phát triển hơn như: Thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì thì vốn đầu tư phân bổ ít hơn bởi vốn để xây dựng trường học là do địa phương tự huy động là chủ yếu Cách phân bổ vốn đầu tư cho các huyện trong tỉnh là không đồng đều nhưng lại phù hợp với tình hình đièu kiện của từng huyện và theo đúng chủ chương đầu tư của tỉnh.

Trong giai đoạn 2002-2008, tỉnh đã đầu tư xây dựng mạng lưới trường học và nhà ở công vụ cho giáo viên ở tất cả các huyện và được các huyện triển khai rất nhanh chóng Tuy nhiên ở giai đoạn đầu của việc triển khai đề án nên các huyện còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc nên chưa có đơn vị nào triển khai đề án đạt hiệu quả 100%.

Bảng 1.7 : Tiến độ xây dựng của các đơn vị trong quá trình thực hiện đề án giai

Trang 22

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua bảng trên ta thấy phần lớn các huyện đều tích cực triển khai đề án, tỷ lệ % bình quân của cả tỉnh đạt 76,7%- đây là tỷ lệ tương đối cao so với các tỉnh lân cận Đơn vị có tiến độ triển khai đề án cao nhất là Thị xã Phú Thọ đạt 97,2% và huyện Thanh Thuỷ là đơn vị có tiến độ triển khai thấp nhất toàn tỉnh chỉ đạt 55,9% Việc triển khai thực hiện đề án chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhất là khả năng cung ứng vốn của mỗi đơn vị Các huyện miền núi hoặc các huyện đặc biệt khó khăn thì phần lớn vốn để xây dựng nhà học và nhà công vụ là vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh vì ngân sách huyện, xã không thể huy động được Các huyện, thị xã thuộc vùng đồng bằng, có điều kiện kinh tế phát triển hơn thì ngoài vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương còn có vốn từ ngân sách cấp huyện, xã và vốn mà các đơn vị tự huy động được

Bảng 1.8 : Thể hiện cơ cấu vốn ở các huyện

Tên huyện Vốn NSTƯ(%) Vốn NS tỉnh(%) và tự huy động(%)Vốn NS huyện, xã Thành phố Việt Trì, thị xã

Phú Thọ

Lâm Thao, Phù Ninh, Hạ Hoà, Cẩm Khê, Đoan Hùng,Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thuỷ

Yên Lập, Thanh Sơn, Tân

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Cơ cấu phân bổ vốn ở các huyện như bảng trên là tương đối hợp lý với chủ chương đầu tư của tỉnh và tình hình điều kiện thực tế của từng huyện Những huyện miền núi có nhiều xã đặc biệt khó khăn như: Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn thì vốn đầu tư phần lớn là từ ngân sách trung ương vì ngân sách của huyện, xã không có khả năng cung ứng Các huyện còn lại thì một phần vốn do ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương tự cung ứng hoặc huy động được từ các tổ chức, doanh nghiệp trong huyện.

Trang 23

1.2.4 Đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo gồm: các trường Trung học phổ thông, các trường Dân tộc nội trú, các trường Mầm non Cách thức đầu tư cho các đợn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng giống như đầu tư cho các đơn vị khác đó là xây dựng phòng học và nhà công vụ cho giáo viên Nguồn vốn đầu tư cho các đơn vị này gồm: vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách địa phương(gồm vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, xã),vốn khác Việc phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc Sở là do tỉnh trực tiếp phân bổ chứ không giống như các đơn vị khác việc phân bổ vốn đầu tư theo hai nấc: tỉnh phân bổ vốn về các huyện sau đó mỗi huyện lại tự phân bổ vốn theo quy định mà tỉnh cho phép và nhu cầu thực tế của huyện mình Cách thức phân bổ vốn trực tiếp này sẽ hạn chế được việc thất thoát vốn đầu tư trong khi phân bổ vì vốn đầu tư không phải qua tay nhiều người trung gian mà trực tiếp đến tay người sử dụng vốn

Cơ cấu vốn đầu tư cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng giống như cơ cấu vốn của các đợn vị khác: tỷ trọng vốn trái phiếu Chính Phủ vẫn chiếm phần lớn so với các nguồn vốn khác.

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư phân bổ cho các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và

Đào tạo giai đoạn 2002-2008

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Trong tổng vốn đầu tư 47.000 triệu đồng của giai đoạn 2002-2008 thì vốn trái phiếu

Chính phủ là 38.112 triệu đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư; vốn ngân sách địa

phương là 7.230 triệu đồng, chiếm 15,2%; vốn khác là 2.298 triệu đồng, chiếm 4,8% Cơ cấu vốn này trong những năm tới cần phải thay đổi tỷ trọng theo hướng giảm tỷ trọng vốn trái phiếu chính phủ và tăng hai nguồn vốn còn lại đặc biệt là vốn ngân sách địa phương để các địa phương chủ động trong quá trình đầu tư và tránh tình

trạng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên đưa xuống của các địa phương 1.3 Đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

Trang 24

1.3.1 Những kết quả đã đạt được.

Trong suốt thời gian qua đặc biệt là những năm gần đây (giai đoạn 2002-2008) nhờ các chủ chương, chính sách đầu tư đúng đắn, hiệu quả nên giáo dục của tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc so với các giai đoạn trước, làm thay đổi diện mạo của nền giáo dục Phú Thọ cả về chất và lượng: giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất trường học

Kết quả đầu tư giáo dục của tỉnh được thể hiện cụ thể như sau:

1.3.1.1 Về đất đai.

-Đến hết tháng 12/2008 có 857/9905 trường(chiếm 94,7% số trường) được quy hoạch bố trí đất;còn 48 trường(chiếm 5,3%) chưa được bố trí địa điểm ổn định, tập trung chủ yếu là các trường mầm non, một số trường tiểu học, trung học cơ sở(do mới tách) và 11 trường trung học phổ thông bán công (sử dụng chung địa điểm của trường công lập) đang trong quá trìnhchuyển đổi theo đề án xã hội hoá.

- Có 817/905 trường(chiếm 90,3% số trường) đã được giao đủ diện tích theo quy định; trong đó: mầm non 251/300 trường(chiếm 83,7%), tiểu học 288/302

trường(chiếm 95%), trung học cơ sở 239/250 trường(chiếm 96%) trung học phổ thông 39/53 trường (chiếm 73,6%)

1.3.1.2 Về xây dựng phòng học, nhà điều hành.

Do tích cực chỉ đạo tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, giao mức huy động cho các huyện, thành thị…nên phòng học và nhà điều hành được tăng lên cả về chất lượng và số lượng.

-Xây dựng phòng học: Đã đầu tư xây dựng mới 4.310 phòng học, bao gồm:

+ Xoá 1.753 phòng học tranh tre (145 phòng học tranh tre phát sinh) + Xây dựng mới, bổ sung và thay thế phòng học xuống cấp 2.557 phòng.Trong tổng số 4.310 phòng học được xây dựng, có 3.639 phòng kiên cố(chiếm 84,4%), 671 phòng bán kiên cố(chiếm 15,6%); trong đó: chương trình kiên cố hoá trường học giai đoạn 1 đầu tư 2.052 phòng học(chiếm 47,6%), các chương trình dự án khác đầu tư 2.258 phòng học( chiếm 52,4%).

- Cơ cấu đầu tư phòng học theo ngành học, bậc học như sau:

Trang 25

+ Ngành học mầm non 1.077 phòng học, chiếm 25%; trong đó phòng kiên cố 745 phòng, phòng bán kiên cố 332 phòng ( riêng chương trình kiên cố hoá trường lớp học đầu tư 605 phòng, chiếm 56,2%).

+ Tiểu học 1.695 phòng, chiếm 39,3%; trong đó phòng kiên cố 1.435 phòng, phòng bán kiên cố 260 phòng (riêng chương trình kiên cố hoá trường, lớp học đầu tư 679 phòng, chiếm 40,1%).

+ Trung học cơ sở 1.249 phòng, chiếm 29%; trong đó phòng kiên cố 1.170 phòng, phòng bán kiên cố 70 phòng (riêng chương trình kiên cố hoá trường, lớp học đầu tư 676 phòng, chiếm 54,1%).

+ Trung học phổ thông 289 phòng, chiếm 6,7%; và 100% số phòng học được xây dựng kiên cố ( riêng chương trình kiên cố hoá trường, lớp học 92 phòng, chiếm 31,8%).

-Xây dựng nhà điều hành: Đã xây dựng mới 202 nhà điều hành; trong đó: mầm non

52 nhà, tiểu học 65 nhà, trung học cơ sở 71 nhà và trung học phổ thông 14 nhà.

1.3.1.3 Phòng học bộ môn.

Tính đến hết năm 2008 tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 114 phòng và trang thiết bị bổ sung cho 569 phòng học bộ môn; trong đó có 122 phòng học mỹ thuật, 111 phòng thí nghiệm, 75 phòng máy tính và 261 phòng thực hành.

1.3.1.4 Thiết bị dạy học.

- Trang bị 3.659 bộ thiết bị dạy học cho bậc học tiểu học Riêng các xã đặc biệt khó khăn được cấp đủ 100%; đảm bảo 100% số lớp được cấp đủ sách gioá khoa theo chương trình đổi mới sách giáo khoa và thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mua sắm, trang bị 1.021 bộ thiết bị dạy học đồng bộ cho trung học cơ sở, mua bổ sung 255 bộ thiết bị bộ môn vật lý, hoá, sinh cho các trường trung học cơ sở.

- Mua sắm, trang bị 177 bộ thiết bị dạy học trung học phổ thông, trong đó có 58 bộ thiết bị cho lớp 12 thực hiện năm 2008( tính theo cơ số của từng môn học, không tính đồng bộ).

1.3.1.5 Thư viện trường học.

Trang 26

Đến hết năm 2008 tỉnh đã đầu tư cho giáo dục mua sắm 13.982 bộ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo bổ sung cho thư viện các trường học Đến nay có 493 trường có thư viện đạt chuẩn theo quy định.

1.3.2 Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân để đạt được kết quả đó.1.3.2.1 Đánh giá các kết quả đã đạt được.

Để đạt được những kết quả đáng kể trên là nhờ đường lối đầu tư đúng đắn và hiệu quả của toàn tỉnh Những nghị quyết, chủ chương đầu tư cho giáo dục được sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân Phú Thọ Đặc biệt Nghị quyết 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 2002, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong giáo dục, tạo điều kiện thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Do đó các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Các mục tiêu của Nghị quyết đều xuất phát từ nhu cầu thực tế, nên được cả xã hội quan tâm; sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân Những kết quả đầu tư cho giáo dục thời gian qua đã tạo nên nền tảng cho chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực Đã làm chuyển biến nhận thức của đại bộ phận nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ các mục tiêu Nghị quyết, nhất là mục tiêu xoá phòng học tranh tre, trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo chương trình đổi mới nội dung sách giáo khoa và thiết bị trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trình độ, năng lực quản lý, điều hành của đọi ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ chính quyền cơ sở được nâng lên, đáp ứng yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện Nhờ sự tham gia của các cấp, các ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện Tranh thủ được sự ủng hộ cuả các Bộ, ngành Trung ương để tăng thêm nguồn lực đầu tư Sự lãnh đạo, chỉ đạo chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, nên đã huy động và lồng ghép được các nguồn lực để thực hiện chương trình và đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác giám sát, kiểm tra được tăng cường, hạn chế những thất thoát, tiêu cực xảy ra trong xây dựng cơ bản Nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả Nhiều huyện thành thị đã thường xuyên thực hiện việc giao ban, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện tic các chân công trình nên đã kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc để táo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ Hầu hết các huyện, thành thị đều thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư đúng quy định và đều thành lập Ban giám sát cộng đồng nên đã góp phần cùng chủ đầu tư thực hiện việc giám sát để đẩy nhanh tiến độ, phát hiện những bất hợp lý từ đó nâng cao chất lượng công

Trang 27

trình Cũng nhờ đó mà các phòng học đều được xây dựng kiên cố; diện tích phòng học và phòng nhà ở công vụ của giáo viên cơ bản được thiết kế đảm bảo diện tích theo mẫu quy định.

Chương trình xã hội hoá giáo dục của tỉnh đã được chú trọng và mang lại nhiều khởi sắc cho giáo dục Phú Thọ Đó là nhờ huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, bước đầu thực hiện có kết quả các loại hình trường, lớp công lập, bán công, dân lập và tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học nên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh Tạo thành phong trào học tập sôi nổi, quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học Nhận thức của đại bộ phận nhân dân về phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo được nâng lên, đã ý thức rõ hơn về “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn dân; chủ trương đa dạng loại hình và phương thức giáo dục được nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện tham gia tích cực Huy động đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, bước đầu thực hiện có hiệu quả các loại hình trường, lớp công lập, bán công lập, bán công, dân lập và tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học nên đã góp phần quan trọng vào phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Tạo thành phong trào học tập sôi nổi, quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học.

Hệ thống các cơ sở đào tạo: tin học- ngoại ngữ, giáo dục thường xuyên, kỹ thuật- tổng hợp-hướng nghiệp…được củng cố kiện toàn và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá của tỉnh

Thực hiện lồng ghép các chương trình, nguồn vốn và đa dạng hoá nguồn lực đầu tư, đã khai thác và huy động các tầng lớp dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội tham gia chăm lo cơ sở vật chất trường học, chăm lo học sinh nghèo diện chính sách, đã tạo phong trào xã hội hoá giáo dục rộng khắp trên địa bàn tỉnh Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, địa phương trong toàn tỉnh đã xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng gia đình hiếu học.

1.3.2.2 Nguyên nhân để đạt được kết quả đó.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh và cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp; đưa nội dung tăng cường cơ sở vật chất trường học thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện Uỷ ban nhân dân tỉnh thựchiện phân cấp mạnh về quản lý đầu tư xây dựng, ban hành thiết kế mẫu, quyết định mức hỗ trợ hợp lý, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của cơ sở.

Trang 28

Công tác tổ chức, chỉ đạo được tiến hành khẩn trương, ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, các huyện thành thị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện từ tỉnh đến cơ sở

Công tác quản lý, điều hành chặt chẽ về tiến độ thực hiện, tổ chức kiểm tra giám sát hàng năm; đôn đốc, giao ban thường xuyên; thống nhất sự chỉ đạo, giải quyết xử lý những phát sinh vướng mắc kịp thời tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện Việc phân bổ nguồn lực nhanh, kịp thời; việc ban hành thiết kế mẫu tạo điều kiện cho các chủ đầu tư chủ động, tiết kiệm trong sử dụng nguồn vốn, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, mỹ thuật và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình Trong quá trình thực hiện các chủ chương, nghị quyết, trên địa bàn tỉnh được hưởng và triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục như: chương trình kiên cố hoá trường lớp học, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, chương trình 135, dự án WB, dự án trung học cơ sở… đã góp phần quan trọng đến việc phát triển giáo dục của toàn tỉnh Nhờ các chương trình này mà nền giáo dục Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng.

Mặt khác Phú Thọ là tỉnh luôn luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Chính phủ, nhất là lĩnh vực hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục của tỉnh.

1.3.3 Những khó khăn hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến khó khăn hạn chế đó

1.3.3.1 Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển giáo dục

Bên cạnh những thành tích trên Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ cũng tồn tại những hạn chế chung giống như ngành giáo dục của cả nước, đó là:

Chương trình giáo dục cải cách quá nóng gây áp lực lớn cho học sinh các cấp, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học cơ sở, lượng kiến thức quá tải so với sức khỏe và tuổi thơ của các cháu.

Ngành giáo dục là một ngành người dân đòi hỏi tính ổn định cao về các thể chế chính sách liên quan đến giáo dục và tuyển sinh, nhưng tiếc rằng trong những năm gần đây Bộ giáo dục hay thay đổi làm cho học sinh và các bậc phụ huynh không bắt kịp, cảm thấy chóng mặt và bức súc trước những thay đổi của Bộ Những vấn đề

Trang 29

buộc phải thay đổi Bộ nên thận trọng lấy ý kiến dân, thử nghiệm kỹ để rút kinh nghiệm trước khi ban hành văn bản áp dụng và cũng nên thật hạn chế thận trọng với những thay đổi này nhiều học sinh và dân chúng có cảm nghĩ hiện nay Bộ giáo dục năm nào cũng có những thay đổi về công tác tuyển sinh gây bất an trong học sinh và các bậc phụ huynh kể cả những vấn đề đã đúng, năm nào cũng họp hành về công tác tuyển sinh rồi sau đó là những thay đỏi gây sáo trộn trong học tập ôn luyện của các cháu.

Ngành giáo dục chú ý quá nhiều đến giáo dục kiến thức trong khi đó việc giáo dục hành vi cho các cấp các độ tuổi học sinh còn quá xem nhẹ dẫn đến hành vi, lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên bị xuống cấp đến mức báo động cho xã hội.

Số lượng các môn thi tốt nghiệp lớp 12 hiện nay nhiều quá Chúng ta nên đặt mình ở địa vị các em đang là học sinh lớp 12 để suy xét vấn đề này, theo tôi hầu hết các em đều chịu áp lực rất lớn về thi cử của các môn học trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 và kỳ thi đại học Sức khỏe các cháu thì có hạn trong khi áp lực học rất lớn nên đã có trường hợp ảnh hưởng đến não bộ gây bệnh tâm thần rất đáng thương tâm Với mặt bằng dân trí hiện nay việc tốt nghiệp lớp 12 gần như là bắt buộc với các cháu bởi vì sau khi tốt nghiệp lớp 12 các cháu mới đủ điều kiện tối thiểu cho tương lai dù là đi học nghề để sau này làm công nhân, do đó nên chăng bỏ thi tốt nghiệp lớp 12 mà thay vào đó là xét tốt nghiệp qua kết quả học tập cả năm lớp 12.

Ngoài những tồn tại,hạn chế chung, trong quá trình đầu tư tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu xót cần khắc phục như sau:

Phú Thọ vẫn là tỉnh miền núi nghèo, kinh tế- xã hội khó khăn; mức sống dân cư tuy được cải thiện nhưng vẫ ở mức thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao nên khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục còn hạn chế, nhất là vốn từ ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, vốn dân cư Vì thế mà tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước còn khá phổ biến, việc huy động các nguồn lực còn thấp, chưa có biện pháp tích cực để huy động các nguồn lực tại chỗ cùng với việc bố trí ngân sách các cấp chưa đạt kế hoạch dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn, thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

So với mục tiêu cuả các chính sách và nghị quyết đề ra thì một số chỉ tiêu còn thấp; cho đến nay mới có 76,3% số trường được giao đủ diện tích đất theo quy định, số phòng học xuống cấp mới đầu tư là 44,5%, phòng học bộ môn mới đạt 21%, trang thiết bị dạy học bậc tiểu học đạt 76,8%, trung học cơ sở đạt 51,3%, trung học phổ thông đạt 59,4%, thư viện mới đạt 82,6% Chưa có chỉ tiêu nào đạt 100%, điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình đầu tư còn nhiều thiếu xót, hiệu quả đầu tư chưa đạt hiệu quả cao.

Trang 30

Phần lớn các huyện miền núi có địa hình phức tạp, giao thông khó khăn Một số vùng thường xuyên có lũ quét và bão lốc, nên số phòng học tranh tre cần phải được thay thế do đó mà suất đầu tư xây dựng phòng học cao hơn so với các vùng đồng bằng và đô thị trong tỉnh.

Chất lượng xây dựng kế hoạch một số chương trình, dự án chưa cao; nội dung chưa sát, chưa phù hợp với khả năng thực hiện; các giải pháp chưa đồng bộ, đặc biệt là thiếu các giải pháp huy động nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án nên trong quá trình triển khai thực hiện còn khó khăn.

Việc phân bổ kinh phí một số chương trình, dự án còn dàn trải, một số nội dung chưa bám sát mục tiêu của các chủ chương, nghị quyết đầu tư cho giáo dục, mức hỗ trợ đầu tư thấp, thiếu vốn đối ứng để bố trí thực hiện, nên nhiều dự án kéo dài, hiệu quả đầu tư còn hạn chế như vốn chương trình kiên cố hoá đợt 4, xoá nhà tranh tre, nhưng chưa thực hiện được phòng học kiên cố, khó khăn trong việc áp dụng thiết kế mẫu…

Công tác tư vấn khảo sát, thiết kế một số công trình dự án chất lượng chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, một số công trình sau đầu tư phát huy hiệu quả chưa cao.

Trong quá trình thực hiện, định mức đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước có nhiều thay đổi, giá cả vật tư, nguyên liệu xây dựng cơ bản… trượt giá, tăng nhanh, gây không ít khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư.

Trong công tác xây dựng thiết kế nhà công vụ của nhiều huyện không đảm bảo theo thiết kế mẫu đó là tường ngăn(ở hầu hết tất cả các huyện); hoặc toàn bộ công trình là tường 110 bổ trụ; không có hoặc có nhưng rất ít bếp nấu và công trình vệ sinh cho giáo viên như ở các huyện: Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê,Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ.

Một số huyện còn thực hiện việc chỉ định thầu hoặc tách dự án để chỉ định thầu trái với quy định của Luật đấu thầu Từ đó mà dẫn đến chất lượng công trình yếu kém hoặc không đảm bảo theo đúng thiết kế Mặt khác công tác giám sát thi công còn có những hạn chế nên cũng dẫn đến chất lượng công trình còn có những tồn tại.Tiến độ xây dựng phòng học và giải ngân ở một số huyện còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh như các huyện: Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh,Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Thuỷ.

Sự quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác xã hội hoá của các cấp, các ngành chưa đúng mức, kết quả công tác xã hội hoá ở một số lĩnh vực chưa cao Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn lực đầu tư

Trang 31

còn thấp Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi thiếu đất để bố trí xây dựng trường chuẩn quốc gia Nhận thức của một bộ phận nhân dân về xã hội hoá giáo dục còn chưa đầy đủ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở một số địa phương, cơ sở còn nặng nề, chưa chủ động thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo dục Cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hoá giáo dục chưa đồng bộ, có nội dung chưa thích hợp với huy động các nguồn lực của tỉnh, chưa phù hợp với từng vùng, từng địa phương Quy mô các trường ngoài công lập còn bé, trình độ giáo viên còn chưa được chú ý.Vấn đề còn tồn tại nữa đó là Môi trường học đường (PTO) - Môi trường học đường là môi trường trong sạch để các em học sinh có thể học hành, vui chơi, sinh hoạt và trưởng thành Tuy nhiên, thực tế môi trường hiện nay vẫn có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em Đó là tình trạng nhà vệ sinh ở nhiều trường học đã xuống cấp trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng nhu cầu vệ sinh của học sinh Vấn đề này đã tồn tại từ lâu, song hầu như sự cải thiện của các trường vẫn chưa đáng kể, do đó nhà vệ sinh trường học vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh.

Theo thống kê của Cục y tế dự phòng - Bộ y tế, cả nước hiện vẫn còn khoảng 27% số trường không có nhà vệ sinh, hoặc có thì không đảm bảo Tại Phú Thọ, con số này còn cao hơn, toàn tỉnh hiện vẫn còn hơn 20% trường học không có nhà vệ sinh và 78% trường có nhà vệ sinh không đảm bảo Đặc biệt đối với các trường học ở các thành phố, thị xã, số lượng học sinh đông nhưng nhà vệ sinh cho các em thì luôn luôn quá tải Có trường cả ngàn học sinh nhưng chỉ duy nhất có 1 dãy nhà vệ sinh nam - nữ cách nhau 1 vách ngăn hệ thống cống rãnh lúc nào cũng trong tình trạng lênh láng nước cả vào mùa nắng lẫn mùa mưa Nhất là sau giờ ra chơi, mùi hôi khai xộc thẳng vào các lớp gần đó Em Nguyễn Thị Thu Lan - học sinh lớp 12 trường THPT huyện Thanh Ba cho biết “ Trường em có nhà vệ sinh rất đẹp, nhưng nhiều bạn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nên nơi đây thường xuyên dơ bẩn, hôi khai, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp học, Ban giám hiệu nhà trường phải quyết định đóng cửa và cho đi nhà vệ sinh cũ Mà nhà vệ sinh cũ đã xuống cấp trầm trọng, rất dơ, bọn em nhiều lúc phải nín tiểu, đợi về nhà đi, hoặc ra chơi đi ở các nhà bạn gần trường” Có những trường rất chú trọng việc xây dựng bề mặt, phòng học khang trang, sạch sẽ, nhưng khu nhà vệ sinh thì quá kém: Cửa hỏng hoặc mất cửa, nguồn nước dội rửa thiếu, vòi nước hỏng, không có xô, ca để dội nước, rác xả tùy tiện Trao đổi với một số lãnh đạo các trường được biết: Có trường cũng đã đầu tư xây dựng được nhưng vì khu nhà vệ sinh gần lớp học quá, mà ý thức của học sinh khi sử dụng còn rất kém, gây mất vệ sinh thường xuyên, làm mùi hôi bay thẳng vào các lớp học gần đó nên nhà trường phải đóng cửa khu nhà vệ sinh này; có trường do thiếu hợp đồng lao động, không có người quét dọn nhà vệ sinh, có trường thì có người quét dọn nhưng do lượng học sinh quá đông, dọn không xuể Bên cạnh đó ý thức của học sinh khi đi vệ sinh cũng còn kém, vệ sinh xong không chịu dội nước, chưa kể việc xả rác thải bừa bãi xung quanh đó Tình trạng này dẫn đến sự ô nhiễm

Trang 32

nặng nề cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giun sán phổ biến ở lứa tuổi học đường Đối với những trường tiểu học có học sinh học bán trú thì việc đi vệ sinh hàng ngày là một cực hình đối với các em Có em không dám uống nước nhiều vì sợ phải đi tiểu Có em thì nín nhịn chờ ba mẹ tới đón về là chạy vội vào nhà vệ sinh Ngoài ra, ở những trường học vùng nông thôn thì học sinh nam còn đi tắt ra ngoài bãi, hoặc những khu vực xung quanh trường, có em không kịp đi xa thì đứng tè ngay bên chân tường Còn học sinh nữ thì vấn đề càng nan giải hơn bởi lý do giới tính nên đành phải nhịn tiểu la chuyện thường xuyên Hoặc có trường nhà vệ sinh quá bẩn nên các em không thể sử dụng được Do đó, có nhiều buổi học mà các em rất mệt mỏi, việc tiếp thu bài vở cũng giảm sút nhiều Theo quy định của ngành y tế và giáo dục thì nhà vệ sinh trường học phải có đủ ánh sáng, nước dội, vòi nước, xà bông rửa tay, không có mùi hôi, không bị đọng nước hoặc xuống cấp Tuy nhiên, số trường học có nhà vệ sinh đáp ứng đủ các tiêu chí này còn rất ít Nhất là các trường tiểu học, bởi vì học sinh còn nhỏ tuổi nên ý thức sử dụng nhà vệ sinh của các em còn hạn chế Cho nên việc quét dọn hàng ngày cũng như bảo quản, duy trì vệ sinh môi trường ở các khu vê sinh trường học đều dồn lên vai người lao động Tình trạng thiếu nhà vệ sinh và mất vệ sinh trường học là vấn đề đáng quan tâm, chính điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh, gây hạn chế đến việc tiếp thu bài vở của các em, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Do đó nhà vệ sinh trường học - điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực sự rất cần thiết Mong rằng ngành giáo dục và các ban ngành chức năng cần có những giải pháp thiết thực để xây dựng công trình vệ sinh trường học đảm bảo hợp vệ sinh, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học sinh.

Bên cạnh đó ngành giáo dục của tỉnh có những hạn chế và yếu kém sau:

Hạn chế : + Cơ cấu giáo dục bất hợp lý.

+ Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý.

+ Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên.

+ Cán bộ quản lý các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo, bồi dưỡng.

Yếu kém: - Nội dung và phương pháp giảng dạy ở các cấp nặng nề, thiếu thực

tiễn, không phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh.

- Có sự mâu thuẫn chạy theo số lượng và chất lượng

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:49

Hình ảnh liên quan

Bảng1.1 Thể hiện vốn đầu tư theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008 - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 1.1.

Thể hiện vốn đầu tư theo cấp học của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2002-2008 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.2: Phân bổ vốn cho bậc học mầm non giai đoạn 2002-2008 - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 1.2.

Phân bổ vốn cho bậc học mầm non giai đoạn 2002-2008 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 1.4: Phân bổ vốn cho bậc trung học cơ sở giai đoạn 2002-2008 - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 1.4.

Phân bổ vốn cho bậc trung học cơ sở giai đoạn 2002-2008 Xem tại trang 17 của tài liệu.
1.2.2.3. Trung học cơ sở. - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

1.2.2.3..

Trung học cơ sở Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1.5: Phân bổ vốn cho bậc trung học phổ thông giai đoạn 2002-2008 - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 1.5.

Phân bổ vốn cho bậc trung học phổ thông giai đoạn 2002-2008 Xem tại trang 18 của tài liệu.
1.2.2.4. Trung học phổ thông - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

1.2.2.4..

Trung học phổ thông Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 1.6. Phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương giai đoạn 2002-2008 (tỷ đồng) - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 1.6..

Phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương giai đoạn 2002-2008 (tỷ đồng) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng phân bổ vốn đầu tư của các địa phương cho ta biết được huyện có vốn đầu tư lớn gồm các huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn, Đoan Hùng;  tỷ lệ vốn đầu tư/tổng vốn đầu tư chiếm từ 7-12%, đây là những huyện có điều kiện  khó khăn và đặc b - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng ph.

ân bổ vốn đầu tư của các địa phương cho ta biết được huyện có vốn đầu tư lớn gồm các huyện: Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn, Đoan Hùng; tỷ lệ vốn đầu tư/tổng vốn đầu tư chiếm từ 7-12%, đây là những huyện có điều kiện khó khăn và đặc b Xem tại trang 21 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy phần lớn các huyện đều tích cực triển khai đề án, tỷ lệ % bình quân của cả tỉnh đạt 76,7%- đây là tỷ lệ tương đối cao so với các tỉnh lân cận - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

ua.

bảng trên ta thấy phần lớn các huyện đều tích cực triển khai đề án, tỷ lệ % bình quân của cả tỉnh đạt 76,7%- đây là tỷ lệ tương đối cao so với các tỉnh lân cận Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2.1: Dự báo nhu cầu nguồn lực đầu tư giai đoạn 2009-2012 - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.1.

Dự báo nhu cầu nguồn lực đầu tư giai đoạn 2009-2012 Xem tại trang 35 của tài liệu.
2.1.1.2 Khả năng đáp ứng. - Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ

2.1.1.2.

Khả năng đáp ứng Xem tại trang 36 của tài liệu.