Nhóm giải pháp để phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ trong 5 năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 56)

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH

2.2.8. Nhóm giải pháp để phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ trong 5 năm tiếp theo

Tóm lại: Để đầu tư cho giáo dục hiệu quả cần triển khai đồng bộ nhiều hệ thống giải pháp. Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số giải pháp cơ bản xem như là các “điểm nhấn” cho điều kiện thực tế hiện nay của giáo dục phổ thông vùng khó khăn, vùng dân tộc.

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn để đầu tư cho giáo dục có hiệu quả, Chính phủ cần có một lộ trình cụ thể việc chi phí cho từng ngành học, cấp học và cho từng vùng. Song trước mắt đối với các cấp học phổ thông có tính phổ cập và cải cách ở những huyện miền núi khó khăn, Chính phủ cần tập trung kinh phí đối với chương trình phổ cập, THPT và củng cố kết quả phổ cập giáo dục THCS, thực hiện kế hoạch quốc gia về giáo dục cho mọi người cũng như quản lý chặt chẽ các nguồn kinh phí đầu tư ở khu vực này, đồng thời cần xây dựng và khuyến khích sự tham gia của cơ sở và nhân dân, thể hiện sự lựa chọn của nhân dân qua sự phân bổ ngân sách cho giáo dục phản ánh đúng nguyện vọng của họ. Bên cạnh đó để cơ chế hoạt động có hiệu quả cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính giáo dục hữu hiệu.

2.2.8. Nhóm giải pháp để phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ trong 5 năm tiếp theo theo

Một là, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa giáo

dục, xây dựng xã hội học tập.

Hai là, nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trong đó, phải xây dựng và

hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia tiếp cận trình độ khu vực và thế giới (chuẩn kiến thức, kỹ năng, các yêu cầu về đạo đức; trường sở, SGK và giáo trình....). Xây dựng danh mục các ngành nghề và chương trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học. Từ 2005 triển khai hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục và công bố định kỳ kết quả kiểm định. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp và nội dung đào tạo của các trường và khoa sư phạm; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục và đào tạo; ưu tiên các chương trình mục

tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải; đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo nhằm góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục. Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước.

Ba là, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng

bào dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục cho trẻ em bị thiệt thòi. Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Đặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.

Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục. Phân cấp mạnh trong giáo

dục. Cải tiến công tác quản lý, điều hành, lấy quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm. Rà soát, sửa đổi các quy định về đầu tư, quản lý... Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra giáo dục, tập trung thanh tra chuyên môn, khắc phục những thiếu sót, sơ hở và bệnh thành tích trong khâu đánh giá, thi cử. Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Rà soát lại toàn bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Sớm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa khuyến khích đúng mức tính sáng tạo của người học; chuẩn bị kỹ việc xây dựng và triển khai thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả. Đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời; rà soát và bổ sung cơ chế, chính sách, tổ chức phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc học phổ thông. Tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới.

Sáu là, tăng cường nề nếp, kỷ cương và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong

giáo dục, gồm: những tiêu cực trong dạy thêm học thêm; tiêu cực trong việc cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ và đánh giá kết quả học tập không đúng thực chất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w