Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 55)

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH

2.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lý và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước cho quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục, nhưng trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội phát triển sự nghiệp giáo dục.

XHHGD đã góp phần tạo ra được phong trào học tập tương đối sâu rộng trong nhân dân bước đầu hình thành xã hội hóa học tập; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập của nhân dân.

XHHGD là vấn đề có nội dung lớn, phức tạp và nhạy cảm, chưa được chú ý nghiên cứu một cách đầy đủ, thỏa đáng. Các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ta nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng được hình thành khác nhau, điều kiện mỗi địa phương khác nhau, cho nên khó có mô hình chung cho các loại hình nhà trường ở mọi địa phương. Nhiều vấn đề liên quan đội ngũ nhà giáo, liên quan tài sản nhà trường là những vấn đề nhạy cảm cần có thời gian và cơ sở thực tiễn mới giải quyết được.

Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách xã hội hoá giáo dục để các cấp Chính quyền, nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, Để án số 38/ĐA- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết số 52/2006/NQ- HĐND của Hội

đồng nhân dân tỉnh về xã hội hóa giáo dục; xây dựng mạng lưới thu thập, trang webs xã hội hoá giáo dục... để cung cấp thông tin về giáo dục - đào tạo cho mọi tổ chức và cá nhân quan tâm.

Đơn giản các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sở ngoài công lập trên cơ sở quy định chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết điều kiện thành lập, điều kiện hành nghề và chế độ hậu kiểm.

Có chính sách ưu đãi, cơ chế phù hợp trong việc dành quỹ đất, cơ sở vật chất; ưu tiên khuyến khích tư nhân, các tổ chức tập thể, đơn vị đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục ngoài công lập; đảm bảo đủ diện tích cho trường theo đúng quy định số 682/BXD-CSXD ngày 04/12/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Thực hiện việc miễn tiền sử dụng đất, thuê đất đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận; công khai, đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất (theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng7 năm 1999 của Chính phủ và Quyết định số 44/2004/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh về việc Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư áp dụng trong nước và tại tỉnh).

Thực hiện chính sách bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập về thi đua khen thưởng, về công nhận các danh hiệu nhà nước, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ viên chức từ khu vực công lập sang ngoài công lập và ngược lại. Từng bước xoá bỏ khái niệm ''biên chế' trong các cơ sở công lập, chuyển dần sang chế độ ''hợp đồng'' lao động. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các phương thức học tập và chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho mọi cá nhân tiếp nhận giáo dục - đào tạo ở mọi địa điểm và thời gian thích hợp.

Có chính sách ưu đãi về thuế và chính sách hỗ trợ về vay vốn với lãi suất ưu đãi để khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân đầu tư mở trường ngoài công lập; các cơ sở công lập hợp tác, liên kết với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở vật chất; các cơ sở ngoài công lập huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và hoàn trả theo thoả thuận.

Khuyến khích các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo có chất lượng trong nước và thế giới

Những năm tới, để góp phần đẩy mạnh XHHGD có hiệu quả, trước hết, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung XHHGD của Ðảng và Nhà nước. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm và tổ dân phố, v.v. từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.

Triển khai công tác xã hội hóa giáo dục thông qua việc chuyển đổi một số cơ sở giáo dục từ trong công lập ra ngoài công lập phải gắn với việc tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục ngoài công lập tạo thương hiệu cho riêng mình. Trong quá trình chuyển đổi phải chú ý đến vấn đề giải quyết quyền lợi chính đáng của các cán bộ, giáo viên thuộc diện công chức trước đây và quyền lợi của các em học sinh ở các cơ sở giáo dục này.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp trong học sinh trung học và trong xã hội. Nắm vững học lực, nguyện vọng, sở trường và hoàn cảnh của mỗi học sinh, cũng như nhu cầu lao động của xã hội, mà giáo dục hướng nghiệp.

Cần tiếp tục mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực. Ðây là mô hình dạy nghề thiết thực cho việc cung cấp nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời rất có tác dụng hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động giáo dục - đào tạo. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp để giúp cho các cấp ủy, chính quyền về quy hoạch, kế hoạch mở rộng và phát triển xã hội hóa giáo dục. Phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của một số tổ chức xã hội, nhất là Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh...

Thứ tư, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác XHHGD. Trên nền tảng phát triển kinh tế, tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm rõ đặc điểm và nội hàm XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm hay của những nước có nền giáo dục phát triển và tương đồng với hoàn cảnh của nước ta, đồng thời thường xuyên tiến hành tổng kết thực tế những địa phương, đơn vị và nhà trường làm tốt công tác này. Ngành giáo dục cần có ban chỉ đạo và bộ phận thường trực chuyên trách nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn và tham mưu công tác XHHGD. Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác XHHGD. Nền giáo dục nước ta là nền giáo dục XHCN, nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Các chủ trương, chính sách XHHGD liên quan trực tiếp và gián tiếp quyền và lợi ích của gần một triệu nhà giáo và hàng chục triệu học sinh, sinh viên - con em các tầng lớp nhân dân. Do đó, trong quá trình thực hiện XHHGD vừa cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất

của chính quyền Nhà nước, giữ vững mục tiêu giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, quyết liệt của chính quyền và sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Nâng cao vai trò chủ đạo, nòng cốt của ngành giáo dục và đào tạo Phú Thọ trong quá trình xã hội hóa giáo dục. Các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội phải coi việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Trên cơ sở vận dụng Luật Giáo dục, địa phương phải xây dựng kế hoạch, chương trình công tác xã hội hóa giáo dục ở ngành mình, cấp mình, địa phương mình. Phân định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục một cách rõ ràng và gắn với trách nhiệm của cá nhân người lãnh đạo.

2.2.7. Nhóm giải phápTăng cường đầu tư cho các vùng miền khó khăn.

Để đầu tư cho giáo dục phổ thông vùng dân tộc, miền núi như tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả và sớm đưa giáo dục của tỉnh hoà nhập vào giáo dục cả nước thì chúng ta cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau:

1. Cần dành thêm ngân sách cho các trường tiểu học và trung học, đặc biệt là các vùng và địa phương khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc, cần xây dựng công thức phân bổ ngân sách có tính chuyên biệt cho các vùng khó khăn này. Vì số học sinh trong một lớp ít song vẫn phải duy trì một đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy học như các trường có đông học sinh khác.

2. Có chính sách đầu tư (các địa phương chủ động) cụ thể xây dựng thêm các trường để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục THCS, tăng số lượng học sinh phổ thông và hoạt động cả ngày tại trường, bước đầu tăng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia. Đặc biệt ở các vùng khó khăn cần quan tâm xây dựng trường kiên cố, bán kiên cố và thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục. Đẩy nhanh tốc độ chương trình kiên cố hoá trường học để trong thời gian ngắn những vùng khó khăn có đủ các điều kiện trường ra trường, lớp ra lớp. 3. Do đội ngũ giáo viên ở các vùng này yếu và thiếu về số lượng (có 12% trong số 362.627 giáo viên tiểu học trong cả nước là người dân tộc thiểu số), lại phải đảm đương một chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 40 và 41 của Quốc hội nên có nhiều bất cập. Do đó phải có sự đầu tư đặc biệt, đó là dùng một khoản ngân sách lớn để bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ này theo kiểu cuốn chiếu và riêng biệt để sau một thời gian ngắn đảm đương chương trình mới nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc.

4. Muốn cho chất lượng học sinh được nâng cao, sớm tiến kịp vùng thuận lợi thì song song với việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên chúng ta phải đầu tư nguồn tài chính để tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình,

phương pháp giáo dục. Đầu tư một lần để xây dựng các thư viện và phòng thí nghiệm đồng bộ bởi những vùng này điều kiện tiếp cận, cập nhật thông tin phục vụ dạy học còn nhiều khó khăn.

5. Đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, trang thiết bị, đổi mới chương trình của các trường cao đẳng sư phạm, trung học sư phạm ở các tỉnh miền núi để làm tốt nhiệm

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 55)

w