Xây dựng các mô hình liên kết.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)

Việc xây dựng mô hình liên kết đào tạo được xem là có hiệu quả trong tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội nói chung và trong ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Nó giúp cho các chủ thể tham gia liên kết phát huy được những thế mạnh, hạn chế những điểm yếu kém. Mặt khác, còn tranh thủ thế mạnh và nguồn lực của đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Có thể xem xét ba mô hình liên kết đào tạo thường diễn ra trong ngành giáo dục – đào tạo, đó là:

+ Liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường trong tỉnh:

Đây là mô hình liên kết đào tạo giữa các trường trong tỉnh với nhau. Mô hình này cũng mang lại hiệu quả chung như những mô hình liên kết khác. Ngoài ra, còn có được những ưu điểm tích cực nữa là: Do các trường đều nằm trên cùng một vùng

lãnh thổ, nên các chủ thể tham gia liên kết sẽ hiểu rõ nhau hơn, việc trao đổi nguồn lực sẽ trở nên dễ dàng hơn do có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý và hành chính. Tất cả các trường tham gia liên kết sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu hiện tại của các huyện cũng như các chính sách phát triển vĩ mô của tỉnh mình. Mô hình liên kết này cần được mở rộng và phát triển hơn nữa để phát huy hiệu quả.

+ Liên kết hợp tác đào tạo trong nước:

Việc liên kết đào tạo trong nước cho phép các cơ sở giáo dục trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực của các tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng thời cũng tạo cơ hội học tập tốt hơn cho các học viên trong nước vì có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kiến thức một cách nhanh nhất lại không tốn kém.

+ Liên kết hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp: Mô hình liên kết này nhằm tạo mối quan hệ giữa nhà trường và các doanh nghiệp trong tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ giữa các doanh nghiệp xây dựng với nhà trường, bởi có thể các trường sẽ là chủ đầu tư còn doanh nghiệp sẽ là các đơn vị thi công xây dựng trường học. Mặt khác thiết lập mối quan hệ này sẽ huy động được các doanh nghiệp tham gia đóng góp, ủng hộ cho sự nghiệp giáo dục. Ngày nay, sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp đã đóng góp một lượng vốn đầu tư khá lớn cho sự nghiệp giáo dục trong tỉnh. Mô hình này cũng cần mở rộng hơn nữa để phát huy hết hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu thực trạng “Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ” đã giúp ta nhận thấy được những thành quả mà tỉnh đã đạt được trong sự nghiệp phát triển giáo dục và cũng giúp ta biết được những hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực đầu tư. Trong 5 năm trở lại đây việc đầu tư cho giáo dục của tỉnh đã được chú trọng hơn nhưng thực sự vẫn chưa đem lại hiệu quả cao hoặc chưa tương xứng với nguồn lực đã bỏ ra vì vậy mà các cấp lãnh đạo Tỉnh cần phải quan tâm hợn nữa đến lĩnh vực giáo dục, phải đề ra nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn đó. Bên cạnh đó phải giúp người dân nhận thức được vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục và ban hành nhiều chương trình vận động nhân dân trong tỉnh tham gia đóng góp và ủng hộ sự nghiệp phát triển giáo dục.

Chuyên đề thực tập đã giúp em có được cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về việc đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh mình, giúp em thấy được những vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư để từ đó có được những bài học kinh nghiệm quý giá trước khi ra trường.

Chuyên đề thực tập của em tuy đã hoàn thành nhưng có thể chưa hoàn thiện và còn nhiều sai xót vì vậy em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, các thầy – cô trong khoa và các bạn sinh viên.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 61 - 63)