Đối với Uỷ Ban Nhân Dân, Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các huyện và chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 59)

dự án 25-26%.

+ Tiết kiệm chi sự nghiệp giáo dục hàng năm ( từ ngân sách tỉnh ) 5%. + Vốn tài trợ, viện trợ…. từ 3-3,5%.

+ Vốn ngân sách huyện, xã và huy động khác 10-11%.

4.Đối với Ban chỉ đạo, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và Chính Phủ.

Đề nghị Chính Phủ cho phép bổ sung các công trình đủ tiêu chí như quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Chính Phủ theo hướng loại bỏ các công trình đã được đầu tư từ các nguồn vốn, chương trình dự án để bổ sung cho các công trình mới trên cơ sở không vượt tổng số phòng đã được chấp thuận.

Đề nghị Chính phủ xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ cho mỗi phòng học và công vụ giáo viên.

Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh bố trí vốn hỗ trợ của tỉnh(theo tỷ lệ quy định) cho các công trình đã được triển khai đầu tư xây dựng năm 2008 theo chi phí xây dựng thực tế đã được phê duyệt.

Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh tiếp tục tăng cường hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho việc phát triển mạnh mẽ GD-ĐT tỉnh, tạo điều kiện cho ngành thực hiện

chương trình xây dựng và phát triển GD-ĐT nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ đến năm 2010, nhằm “Phát huy nguồn lực trí tuệ, tập trung cho GD-ĐT nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Phú Thọ”.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, đề nghị UBND tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng phát triển trường học theo đề nghị của các địa phương và đề xuất của ngành ở từng giai đoạn cụ thể; trên cơ sở đó, ngành và địa phương chủ động hơn trong việc lập các thủ tục chuẩn bị đẩu tư. Đối với các công trình đã hoàn thành thủ tục, đề nghị được triển khai thi công (có thể dưới hình thức được vay vốn đầu tư hoặc đơn vị thi công ứng vốn trước, thanh toán chậm). Ưu tiên dành quỹ đất trong quy hoạch phát triển thành phố, quy hoạch đô thị cho các trường và các cơ sở giáo dục đào tạo theo hướng đạt chuẩn quốc gia.

5. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân, Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các huyện và chủ đầu tư. tư.

Đề nghị các huyện rút kinh nghiệm trong việc chỉ định thầu các công trình trái với quy định của Luật đấu thầu và thực hiện lưu trữ tốt hồ sơ, thủ tục đối với các công trình thực hiện đấu thầu.

Đề nghị duyệt và xây dựng bổ sung bếp, công trình vệ sinh, hệ thống điện nước sinh hoạt cho các nhà công vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên.

Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân, Ban chỉ đạo và ban quản lý dự án các huyện, thành thị trong quá trình đầu tư xây dựng cần tăng cường công tác giám sát thi công đối với các nhà thầu để vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo chất lượng và mỹ quan các công trình.

Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân các huyện khi phê duyệt thiết kế để triển khai xây dựng các công trình nhà lớp học cho các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tại các khu trung tâm cần lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp để gắn với mục tiêu xây dựng trường chuẩn. Tăng cường phối hợp chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển GD-ĐT địa phương theo kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh và định hướng của ngành. Phối hợp thực hiện tốt các chương trình, dự án được đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là việc giải quyết đất đai xây dựng trường học và phát huy các nguồn lực địa phương tham gia xây dựng, tu bổ trường sở (cơ bản thực hiện theo phương thức 7-3, ngân sách Nhà nước đầu tư 70% - địa phương huy động 30%; phần huy động của địa phương tập trung giải quyết mặt bằng và các nhu cầu bức xúc về cải tạo, nâng cấp sửa chữa trường lớp...).

Để góp phần làm cho nền GD-ĐT của tỉnh phát huy hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w