Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung – môi trường đầu tư vào ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 48)

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH

2.2.3.Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư nói chung – môi trường đầu tư vào ngành giáo dục

lượng môi trường đầu tư nói chung – môi trường đầu tư vào ngành giáo dục nói riêng.

Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoá giáo dục. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế càng cần phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới. Mở rộng hợp tác đào tạo đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước. Quán triệt và nâng cao nhận thức trong các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể và toàn dân về vị trí, vai trò và định hướng phát triển giáo dục trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để không ngừng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, định hướng về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của toàn xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước cho giáo dục.

Công khai hoá quy hoạch, kế hoạch, các hoạt động giáo dục theo chủ trương của các tổ chức Đảng, Chính quyền các cấp, phối hợp với tổ chức đoàn thể nhằm phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục: Gắn việc thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục, thực hiện mục tiêu phổ cập với các cuộc vận động ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", phong trào ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại",

phong trào khuyến học, khuyến tài. Đồng thời thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục bằng việc: Quy hoạch hợp lý mạng lưới trường lớp ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trong đó tăng các điểm trường về tận thôn, bản một sách hợp lý nhằm rút ngắn khoảng cách đến trường của trẻ. Ở những địa bàn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây dựng trường, lớp bán trú dân nuôi, xây dựng trường dân tộc nội trú, mở các lớp nhô trung học cơ sở và trung học phổ thông nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi được đến trường. Thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục ở địa bàn có nhu cầu để đào nghề tại chỗ cho người lao động, thực hiện phổ cập giáo dục trung học và mục tiêu phân luồng học sinh THCS và THPT (tuyển đầu vào gồm học sinh tốt nghiệp THCS). Đầu tư cơ sở vật chất -kỹ thuật trường học cho các đơn vị giáo dục vùng khó khăn, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn, sân chơi bãi tập nhà ở giáo viên và các thiết bị dạy học, thiết bị sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên, đồng thời tạo điều kiện để trường trở thành trung tâm văn hoá ở thôn, bản, khu dân cư và nơi hấp dẫn thu hút trẻ đến trường. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm thu hút cán bộ giáo viên các địa phương khác tình nguyện đến công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (như phụ cấp thu hút, cấp đất làm nhà, cấp phương tiện đi lại, được học tập, bồi dưỡng, được nghỉ ngơi, chữa bệnh...). Thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ một phần, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí, nhằm góp phần huy động học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đến học các lớp bán trú dân nuôi. Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường dân tộc nội trú. Có kế hoạch lâu dài, cụ thể về việc đào tạo học sinh các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong tỉnh và trên toàn quốc theo hình thức cử tuyển nhằm tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương; tăng tỷ lệ học sinh bán trú dân nuôi ở các vùng dân tộc, vùng khó khăn và có chính sách hỗ trợ đào tạo. Nhà nước tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Ðặc biệt chú ý đến con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh khuyết tật thông qua phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài trong các tổ chức xã hội, trong các cộng đồng dân cư.

Tổ chức giáo dục truyền thông cho cha mẹ học sinh và cộng đồng về hệ thống luật pháp nói chung và Luật Giáo dục, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em... nói riêng.

Từ việc đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục , tuyên truyền cho người dân mà tạo ra được hiệu ứng tích cực cho việc cải thiện môi trường đầu tư cho giáo dục vì mọi người dân và các tổ chức đoàn thể nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục-đào tạo.

Môi trường đầu tư tốt là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư và thu hút vốn đầu tư. Môi trường đầu tư bao gồm:cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách vĩ mô. Phú Thọ là tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn vì vậy mà việc nâng cao cơ sở hạ tầng là vấn đề đặc biệt quan trọng khi cải thiện môi trường đầu tư. Bên cạnh đó phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống Luật pháp, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư vừa chặt chẽ nhưng lại không kém phần thông thoáng, lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Tỉnh phải triển khai và thực hiện đúng các chủ chương , chính sách và hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là luật Đầu Tư và Luật Giáo dục mới được ban hành năm 2005. Trong những năm gần đây với lợi thế là quê hương đất tổ tỉnh Phú Thọ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước vì thế mà việc cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh cần được chú trọng hơn nữa.

Để thu hút vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, các cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch phát triển đơn vị thông qua các đề án khả thi, nhằm định hướng một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu của đơn vị trong từng giai đoạn. Xúc tiến, tìm nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi,tiếp xúc với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.

Huy động các nguồn vốn thông qua tổ chức mua trái phiếu, công trái, xây dựng các loại quỹ tín dụng, quỹ phát triển dành riêng cho giáo dục nhằm thu hút các nguồn vốn tiềm tàng trong nhân dân; có cơ chế, chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên nhà trường, nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Phát triển mạng lưới ngân hàng và hệ thống tài chính; nghiên cứu xây dựng thị trường chứng khoán theo các nguyên tắc hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tài chính và có điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài. Tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho giáo dục.

Cần phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học. Các trường, cơ sở giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng miền núi sẽ được Nhà nước hỗ trợ ngân sách xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học (thông qua các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia...). Các trường, cơ sở giáo dục vùng thuận lợi, thị trấn, thị xã, thành phố sẽ huy động các nguồn lực địa phương, sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các nhà đầu tư và của xã hội theo tinh thần xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học. Thực hiện có hiệu quả Chương trình KCH trường học, lớp; lồng ghép với các chương trình khác để xoá phòng học tạm, xây dựng các phòng học theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá.

2.2.4.Vận động các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, giúp đỡ vật tư, tiền vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học.

Trong thời kỳ mở cửa hội nhập như hiện nay thì tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo lại càng được khẳng định. Đối với các doanh nghiệp thì vấn đề nhân lực, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cao luôn được quan tâm. Vì vậy mà việc vận động các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội tham gia ủng hộ, đóng góp cho giáo dục không phải là vấn đề khó khăn đối với công tác này. Trong 5 năm trở lại đây sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đã góp phần tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục của tỉnh, nhất là việc đóng góp vốn để đầu tư xây dựng trường, lớp học và mua sắm trang thiết bị giảng dạy cho đội ngũ giáo viên.

Công tác huy động vốn từ các tổ chức này được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như: vận động mua trái phiếu giáo dục, tham gia các quỹ khuyến học của tỉnh, địa phương,…tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để mọi người, mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng về xã hội hóa giáo dục, thấy được vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác này. Tăng cường khai thác và phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách, các nghị quyết, văn bản của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp có liên quan đến xã hội hóa giáo dục. Biến nhận thức của người dân thành hành động tích cực trong công tác công tác xã hội hóa giáo dục. Tăng cường trao đổi thông tin và giao lưu, học hỏi kinh nghiệm các địa

phương có nhiều thành công trong việc tổ chức công tác xã hội hóa giáo dục để vận dụng vào thực tiễn của Phú Thọ. Với việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, ngành giáo dục, đào tạo cả nước nói chung và ở Phú Thọ nói riêng, cần xây dựng cho mình một lộ trình, với những cơ chế thích hợp để xã hội hóa giáo dục một cách phù hợp trong cơ chế thị trường, như một số nước phát triển trong Tổ chức

Thương mại thế giới đang áp dụng. Điều này sẽ đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa giáo dục. Mở rộng các hình thức xã hội hóa giáo dục để mọi người dân có thể đóng góp sức người, sức của, sức sáng tạo, vốn là điểm mạnh của người dân Phú Thọ trên mọi miền đất nước, nhưng phải có chính sách miễn giảm và ưu tiên nhiều hơn nữa đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo và các khu vực kinh tế chậm phát triển. Đổi mới cơ chế phân cấp, quản lý và sử dụng ngân sách dành cho giáo dục. Tăng cường phân cấp quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các địa phương và các cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 45 - 48)