Đánh giá kết quả đạt được và nguyên nhân để đạt được kết quả đó 1 Đánh giá các kết quả đã đạt được.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 27)

1.3.2.1. Đánh giá các kết quả đã đạt được.

Để đạt được những kết quả đáng kể trên là nhờ đường lối đầu tư đúng đắn và hiệu quả của toàn tỉnh. Những nghị quyết, chủ chương đầu tư cho giáo dục được sự ủng hộ và tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân Phú Thọ. Đặc biệt Nghị quyết 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 2002, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trong giáo dục, tạo điều kiện thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Do đó các chương trình, dự án đầu tư cho giáo dục đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Các mục tiêu của Nghị quyết đều xuất phát từ nhu cầu thực tế, nên được cả xã hội quan tâm; sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Những kết quả đầu tư cho giáo dục thời gian qua đã tạo nên nền tảng cho chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực. Đã làm chuyển biến nhận thức của đại bộ phận nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ các mục tiêu Nghị quyết, nhất là mục tiêu xoá phòng học tranh tre, trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo chương trình đổi mới nội dung sách giáo khoa và thiết bị trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trình độ, năng lực quản lý, điều hành của đọi ngũ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ chính quyền cơ sở được nâng lên, đáp ứng yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện. Nhờ sự tham gia của các cấp, các ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện. Tranh thủ được sự ủng hộ cuả các Bộ, ngành Trung ương để tăng thêm nguồn lực đầu tư. Sự lãnh đạo, chỉ đạo chỉ đạo kịp thời, thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, nên đã huy động và lồng ghép được các nguồn lực để thực hiện chương trình và đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác giám sát, kiểm tra được tăng cường, hạn chế những thất thoát, tiêu cực xảy ra trong xây dựng cơ bản. Nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Nhiều huyện thành thị đã thường xuyên thực hiện việc giao ban, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện tic các chân công trình nên đã kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc để táo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ. Hầu hết các huyện, thành thị đều thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư đúng quy định và đều thành lập Ban giám sát cộng đồng nên đã góp phần cùng chủ đầu tư thực hiện việc giám sát để đẩy nhanh tiến độ, phát hiện những bất hợp lý từ đó nâng cao chất lượng công

trình. Cũng nhờ đó mà các phòng học đều được xây dựng kiên cố; diện tích phòng học và phòng nhà ở công vụ của giáo viên cơ bản được thiết kế đảm bảo diện tích theo mẫu quy định.

Chương trình xã hội hoá giáo dục của tỉnh đã được chú trọng và mang lại nhiều khởi sắc cho giáo dục Phú Thọ. Đó là nhờ huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, bước đầu thực hiện có kết quả các loại hình trường, lớp công lập, bán công, dân lập và tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học nên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tạo thành phong trào học tập sôi nổi, quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học. Nhận thức của đại bộ phận nhân dân về phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo được nâng lên, đã ý thức rõ hơn về “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn dân; chủ trương đa dạng loại hình và phương thức giáo dục được nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện tham gia tích cực. Huy động đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, bước đầu thực hiện có hiệu quả các loại hình trường, lớp công lập, bán công lập, bán công, dân lập và tư thục ở hầu hết các ngành học, bậc học nên đã góp phần quan trọng vào phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Tạo thành phong trào học tập sôi nổi, quy mô mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học.

Hệ thống các cơ sở đào tạo: tin học- ngoại ngữ, giáo dục thường xuyên, kỹ thuật- tổng hợp-hướng nghiệp…được củng cố kiện toàn và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá của tỉnh

Thực hiện lồng ghép các chương trình, nguồn vốn và đa dạng hoá nguồn lực đầu tư, đã khai thác và huy động các tầng lớp dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội tham gia chăm lo cơ sở vật chất trường học, chăm lo học sinh nghèo diện chính sách, đã tạo phong trào xã hội hoá giáo dục rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, địa phương trong toàn tỉnh đã xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng gia đình hiếu học.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w