Thựchiện phổ cập các bậc học trong toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 51)

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỈNH

2.2.5.Thựchiện phổ cập các bậc học trong toàn tỉnh.

Các cấp lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã đề ra nhiều biện pháp hiệu quả để đạt mục tiêu phổ cập các bậc học vì vậy mà năm 2003 tỉnh đã phổ cập được bậc tiểu học và năm 2005 phổ cập bậc trung học cơ sở. Mục tiêu để phổ cập bậc trung học phổ thông của tỉnh là đến năm 2010. Do đó các giải pháp đưa ra chỉ tập trung để đạt được mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông, bao gồm các giải pháp sau:

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện phổ cập bậc trung học; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cuả toàn xã hội về phổ cập bậc trung học.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cuả toàn xã hội để thực hiện nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 90/2006/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về phổ cập bậc trung học tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; tuyên truyền sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác phổ cập bậc trung học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương và thực sự mang lại lợi ích cho mỗi gia đình và toàn xã hội. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền tập trung quán triệt; xây dựng chương trình,kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 90/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, xác định rõ mục tiêu, giải pháp thực hiện trên địa bàn; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và coi nhiệm vụ phổ cập bậc trung học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học của tỉnh và Ban chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học cấp huyện, cấp xã; phân công nhiệm vụ các thành viên; xây dựng kế hoạch phổ cập bậc trung học cuả từng địa phương để thực hiện Đề án phổ cập bậc trung học tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến năm 2015.

Kiện toàn tổ chức đội ngũ làm công tác phổ cập bậc trung học. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động-thương binh và xã hội: thành lập Ban điều hành công tác phổ cập bậc trung học để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phổ cập bậc trung học theo yêu cầu của Ban chỉ đạo công tác phổ cập bậc trung học của tỉnh. Đối với các cơ sở giáo dục, dạy nghề: các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp, cơ sở dạy nghề bố trí cán bộ theo dõi, thực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học của đơn vị. Tuyển dụng giáo viên cho các cơ sở giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác phổ cập bậc trung học như sau:

+ Năm học 2008-2009: tuyển dụng 270 cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có 219 giáo viên dạy văn hoá cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp).

+ Năm học 2009-2010: tuyển dụng bổ sung 178 giáo viên. + Năm học 2010-2011: tuyển bổ sung 160 giáo viên.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh tiểu học, trung học cơ sở theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cấp trung học phổ thông và đạt chuẩn khi học ở trung học phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm của tỉnh đạt từ 85% trở lên để thực hiện tiêu chuẩn phổ cập. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng, giáo dục thái độ tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, phấn đấu có kết quả cao trong học tập của học sinh theo yêu cầu: dạy thật, học thật, đấnh giá thật và chất lượng thật.

Xây dựng chính sách đào tạo nghề, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở để thực hiện mục tiêu phổ cập bậc trung học phổ thông. Phát triển mạng lưới trường, lớp và tổ chức mạng lưới phổ cập để thực hiện mục tiêu 80% trở lên số học sinh tốt nghiệp trụng học cơ sở và trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; từ 10 đến 15% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới, quy mô trường lớp; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị cho các trường, cơ sở dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để tổ chức dạy nghề.

Củng cố, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tiếp tục duy trì, củng cố những kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đã đạt được, hàng năm tiếp tục duy trì huy động 100% số trẻ em 6 tuổi ra lớp 1; duy trì 100% số xã phường, thị trấn; 100% số huyện, thị thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ huy động vào lớp 6, nâng cao tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở; duy trì 1005 xã, phường thị trấn, 100% số huyện, thành thị đạt chuẩn giáo dục trung học sơ sở để tạo điều kiện cho công tác phổ cập bậc trung học đạt kết quả cao.

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Để thực hiện mục tiêu tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2015, phải đồng thời thực hiện mục tiêu huy động các đối tượng phổ cập tham gia các loại hình học tập và phải đẩy mạnh công tác xây dựng; các trường hcọ đạt chuẩn quốc gia để sau năm 2010 phấn đấu có các huyện, thị thành đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học.

Đầu tư nguồn lực triển khai thực hiện công tác phổ cập bậc trung học giai đoạn 2008-2010, tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ cập bậc trung học giai đoạn 2008-2010 là 451 tỷ đồng.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục: Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các hoạt động xã hội hoá công tác phổ cập bậc trung học; tập trung huy động sức mạnh tổng hợp của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế và các lực lượng xã hội phối hợp với ngành giáo dục tham gia đóng góp sức người, sức của cho nhiệm vụ phổ cập bậc trung học và tích cực xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức kiểm tra đánh giá thực hiện công tác phổ cập và triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học. Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ cập; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện Đề án phổ cập bậc trung học tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 và đánh giá kết quả thực hiện hàng năm.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 51)