Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 35)

giáo dục Phú Thọ đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng.

Mặt khác Phú Thọ là tỉnh luôn luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, của Chính phủ, nhất là lĩnh vực hỗ trợ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương. Chính vì vậy mà nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Trung ương chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư cho giáo dục của tỉnh.

1.3.3. Những khó khăn hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến khó khăn hạn chế đó . hạn chế đó .

1.3.3.1. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển giáo dục. triển giáo dục.

Bên cạnh những thành tích trên Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ cũng tồn tại những hạn chế chung giống như ngành giáo dục của cả nước, đó là:

Chương trình giáo dục cải cách quá nóng gây áp lực lớn cho học sinh các cấp, đặc biệt là cấp tiểu học và trung học cơ sở, lượng kiến thức quá tải so với sức khỏe và tuổi thơ của các cháu.

Ngành giáo dục là một ngành người dân đòi hỏi tính ổn định cao về các thể chế chính sách liên quan đến giáo dục và tuyển sinh, nhưng tiếc rằng trong những năm gần đây Bộ giáo dục hay thay đổi làm cho học sinh và các bậc phụ huynh không bắt kịp, cảm thấy chóng mặt và bức súc trước những thay đổi của Bộ. Những vấn đề

buộc phải thay đổi Bộ nên thận trọng lấy ý kiến dân, thử nghiệm kỹ để rút kinh nghiệm trước khi ban hành văn bản áp dụng và cũng nên thật hạn chế thận trọng với những thay đổi này. nhiều học sinh và dân chúng có cảm nghĩ hiện nay Bộ giáo dục năm nào cũng có những thay đổi về công tác tuyển sinh gây bất an trong học sinh và các bậc phụ huynh kể cả những vấn đề đã đúng, năm nào cũng họp hành về công tác tuyển sinh rồi sau đó là những thay đỏi gây sáo trộn trong học tập ôn luyện của các cháu.

Ngành giáo dục chú ý quá nhiều đến giáo dục kiến thức trong khi đó việc giáo dục hành vi cho các cấp các độ tuổi học sinh còn quá xem nhẹ dẫn đến hành vi, lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên bị xuống cấp đến mức báo động cho xã hội.

Số lượng các môn thi tốt nghiệp lớp 12 hiện nay nhiều quá. Chúng ta nên đặt mình ở địa vị các em đang là học sinh lớp 12 để suy xét vấn đề này, theo tôi hầu hết các em đều chịu áp lực rất lớn về thi cử của các môn học trong kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 và kỳ thi đại học. Sức khỏe các cháu thì có hạn trong khi áp lực học rất lớn nên đã có trường hợp ảnh hưởng đến não bộ gây bệnh tâm thần rất đáng thương tâm. Với mặt bằng dân trí hiện nay việc tốt nghiệp lớp 12 gần như là bắt buộc với các cháu bởi vì sau khi tốt nghiệp lớp 12 các cháu mới đủ điều kiện tối thiểu cho tương lai dù là đi học nghề để sau này làm công nhân, do đó nên chăng bỏ thi tốt nghiệp lớp 12 mà thay vào đó là xét tốt nghiệp qua kết quả học tập cả năm lớp 12.

Ngoài những tồn tại,hạn chế chung, trong quá trình đầu tư tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu xót cần khắc phục như sau:

Phú Thọ vẫn là tỉnh miền núi nghèo, kinh tế- xã hội khó khăn; mức sống dân cư tuy được cải thiện nhưng vẫ ở mức thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao nên khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục còn hạn chế, nhất là vốn từ ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã, vốn dân cư. Vì thế mà tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước còn khá phổ biến, việc huy động các nguồn lực còn thấp, chưa có biện pháp tích cực để huy động các nguồn lực tại chỗ cùng với việc bố trí ngân sách các cấp chưa đạt kế hoạch dẫn đến tình trạng nợ đọng vốn, thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

So với mục tiêu cuả các chính sách và nghị quyết đề ra thì một số chỉ tiêu còn thấp; cho đến nay mới có 76,3% số trường được giao đủ diện tích đất theo quy định, số phòng học xuống cấp mới đầu tư là 44,5%, phòng học bộ môn mới đạt 21%, trang thiết bị dạy học bậc tiểu học đạt 76,8%, trung học cơ sở đạt 51,3%, trung học phổ thông đạt 59,4%, thư viện mới đạt 82,6%. Chưa có chỉ tiêu nào đạt 100%, điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình đầu tư còn nhiều thiếu xót, hiệu quả đầu tư chưa đạt hiệu quả cao.

Phần lớn các huyện miền núi có địa hình phức tạp, giao thông khó khăn. Một số vùng thường xuyên có lũ quét và bão lốc, nên số phòng học tranh tre cần phải được thay thế do đó mà suất đầu tư xây dựng phòng học cao hơn so với các vùng đồng bằng và đô thị trong tỉnh.

Chất lượng xây dựng kế hoạch một số chương trình, dự án chưa cao; nội dung chưa sát, chưa phù hợp với khả năng thực hiện; các giải pháp chưa đồng bộ, đặc biệt là thiếu các giải pháp huy động nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án nên trong quá trình triển khai thực hiện còn khó khăn.

Việc phân bổ kinh phí một số chương trình, dự án còn dàn trải, một số nội dung chưa bám sát mục tiêu của các chủ chương, nghị quyết đầu tư cho giáo dục, mức hỗ trợ đầu tư thấp, thiếu vốn đối ứng để bố trí thực hiện, nên nhiều dự án kéo dài, hiệu quả đầu tư còn hạn chế như vốn chương trình kiên cố hoá đợt 4, xoá nhà tranh tre, nhưng chưa thực hiện được phòng học kiên cố, khó khăn trong việc áp dụng thiết kế mẫu…

Công tác tư vấn khảo sát, thiết kế một số công trình dự án chất lượng chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, một số công trình sau đầu tư phát huy hiệu quả chưa cao.

Trong quá trình thực hiện, định mức đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước có nhiều thay đổi, giá cả vật tư, nguyên liệu xây dựng cơ bản… trượt giá, tăng nhanh, gây không ít khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch, quản lý, điều hành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư.

Trong công tác xây dựng thiết kế nhà công vụ của nhiều huyện không đảm bảo theo thiết kế mẫu đó là tường ngăn(ở hầu hết tất cả các huyện); hoặc toàn bộ công trình là tường 110 bổ trụ; không có hoặc có nhưng rất ít bếp nấu và công trình vệ sinh cho giáo viên như ở các huyện: Thanh Sơn, Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê,Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Thuỷ.

Một số huyện còn thực hiện việc chỉ định thầu hoặc tách dự án để chỉ định thầu trái với quy định của Luật đấu thầu. Từ đó mà dẫn đến chất lượng công trình yếu kém hoặc không đảm bảo theo đúng thiết kế. Mặt khác công tác giám sát thi công còn có những hạn chế nên cũng dẫn đến chất lượng công trình còn có những tồn tại.Tiến độ xây dựng phòng học và giải ngân ở một số huyện còn chậm so với mặt bằng chung của tỉnh như các huyện: Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh,Thanh Ba, Yên Lập, Thanh Thuỷ.

Sự quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác xã hội hoá của các cấp, các ngành chưa đúng mức, kết quả công tác xã hội hoá ở một số lĩnh vực chưa cao. Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn lực đầu tư

còn thấp. Công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa được quan tâm đúng mức, nhiều nơi thiếu đất để bố trí xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về xã hội hoá giáo dục còn chưa đầy đủ, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở một số địa phương, cơ sở còn nặng nề, chưa chủ động thực hiện xã hội hoá các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hoá giáo dục chưa đồng bộ, có nội dung chưa thích hợp với huy động các nguồn lực của tỉnh, chưa phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Quy mô các trường ngoài công lập còn bé, trình độ giáo viên còn chưa được chú ý. Vấn đề còn tồn tại nữa đó là Môi trường học đường (PTO) - Môi trường học đường là môi trường trong sạch để các em học sinh có thể học hành, vui chơi, sinh hoạt và trưởng thành. Tuy nhiên, thực tế môi trường hiện nay vẫn có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em. Đó là tình trạng nhà vệ sinh ở nhiều trường học đã xuống cấp trầm trọng, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng nhu cầu vệ sinh của học sinh. Vấn đề này đã tồn tại từ lâu, song hầu như sự cải thiện của các trường vẫn chưa đáng kể, do đó nhà vệ sinh trường học vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh.

Theo thống kê của Cục y tế dự phòng - Bộ y tế, cả nước hiện vẫn còn khoảng 27% số trường không có nhà vệ sinh, hoặc có thì không đảm bảo. Tại Phú Thọ, con số này còn cao hơn, toàn tỉnh hiện vẫn còn hơn 20% trường học không có nhà vệ sinh và 78% trường có nhà vệ sinh không đảm bảo. Đặc biệt đối với các trường học ở các thành phố, thị xã, số lượng học sinh đông nhưng nhà vệ sinh cho các em thì luôn luôn quá tải. Có trường cả ngàn học sinh nhưng chỉ duy nhất có 1 dãy nhà vệ sinh nam - nữ cách nhau 1 vách ngăn hệ thống cống rãnh lúc nào cũng trong tình trạng lênh láng nước cả vào mùa nắng lẫn mùa mưa. Nhất là sau giờ ra chơi, mùi hôi khai xộc thẳng vào các lớp gần đó. Em Nguyễn Thị Thu Lan - học sinh lớp 12 trường THPT huyện Thanh Ba cho biết “.... Trường em có nhà vệ sinh rất đẹp, nhưng nhiều bạn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nên nơi đây thường xuyên dơ bẩn, hôi khai, ảnh hưởng trực tiếp đến lớp học, Ban giám hiệu nhà trường phải quyết định đóng cửa và cho đi nhà vệ sinh cũ. Mà nhà vệ sinh cũ đã xuống cấp trầm trọng, rất dơ, bọn em nhiều lúc phải nín tiểu, đợi về nhà đi, hoặc ra chơi đi ở các nhà bạn gần trường”. Có những trường rất chú trọng việc xây dựng bề mặt, phòng học khang trang, sạch sẽ, nhưng khu nhà vệ sinh thì quá kém: Cửa hỏng hoặc mất cửa, nguồn nước dội rửa thiếu, vòi nước hỏng, không có xô, ca để dội nước, rác xả tùy tiện... Trao đổi với một số lãnh đạo các trường được biết: Có trường cũng đã đầu tư xây dựng được nhưng vì khu nhà vệ sinh gần lớp học quá, mà ý thức của học sinh khi sử dụng còn rất kém, gây mất vệ sinh thường xuyên, làm mùi hôi bay thẳng vào các lớp học gần đó nên nhà trường phải đóng cửa khu nhà vệ sinh này; có trường do thiếu hợp đồng lao động, không có người quét dọn nhà vệ sinh, có trường thì có người quét dọn nhưng do lượng học sinh quá đông, dọn không xuể. Bên cạnh đó ý thức của học sinh khi đi vệ sinh cũng còn kém, vệ sinh xong không chịu dội nước, chưa kể việc xả rác thải bừa bãi xung quanh đó. Tình trạng này dẫn đến sự ô nhiễm

nặng nề cho môi trường và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của học sinh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, giun sán phổ biến ở lứa tuổi học đường. Đối với những trường tiểu học có học sinh học bán trú thì việc đi vệ sinh hàng ngày là một cực hình đối với các em. Có em không dám uống nước nhiều vì sợ phải đi tiểu. Có em thì nín nhịn chờ ba mẹ tới đón về là chạy vội vào nhà vệ sinh. Ngoài ra, ở những trường học vùng nông thôn thì học sinh nam còn đi tắt ra ngoài bãi, hoặc những khu vực xung quanh trường, có em không kịp đi xa thì đứng tè ngay bên chân tường. Còn học sinh nữ thì vấn đề càng nan giải hơn bởi lý do giới tính nên đành phải nhịn tiểu la chuyện thường xuyên. Hoặc có trường nhà vệ sinh quá bẩn nên các em không thể sử dụng được. Do đó, có nhiều buổi học mà các em rất mệt mỏi, việc tiếp thu bài vở cũng giảm sút nhiều. Theo quy định của ngành y tế và giáo dục thì nhà vệ sinh trường học phải có đủ ánh sáng, nước dội, vòi nước, xà bông rửa tay, không có mùi hôi, không bị đọng nước hoặc xuống cấp. Tuy nhiên, số trường học có nhà vệ sinh đáp ứng đủ các tiêu chí này còn rất ít. Nhất là các trường tiểu học, bởi vì học sinh còn nhỏ tuổi nên ý thức sử dụng nhà vệ sinh của các em còn hạn chế. Cho nên việc quét dọn hàng ngày cũng như bảo quản, duy trì vệ sinh môi trường ở các khu vê sinh trường học đều dồn lên vai người lao động. Tình trạng thiếu nhà vệ sinh và mất vệ sinh trường học là vấn đề đáng quan tâm, chính điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe của các em học sinh, gây hạn chế đến việc tiếp thu bài vở của các em, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do đó nhà vệ sinh trường học - điều tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng thực sự rất cần thiết. Mong rằng ngành giáo dục và các ban ngành chức năng cần có những giải pháp thiết thực để xây dựng công trình vệ sinh trường học đảm bảo hợp vệ sinh, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học sinh.

Bên cạnh đó ngành giáo dục của tỉnh có những hạn chế và yếu kém sau:

Hạn chế : + Cơ cấu giáo dục bất hợp lý.

+ Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý.

+ Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên.

+ Cán bộ quản lý các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo, bồi dưỡng.

Yếu kém: - Nội dung và phương pháp giảng dạy ở các cấp nặng nề, thiếu thực tiễn, không phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh.

- Hệ thống giáo dục thiếu cân đối, chưa chú trọng đến nhu cầu nhân lực của tỉnh (thừa thầy kém, thiếu thợ giỏi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kì mới. - Cơ sở vật chất của các trường còn nghèo nàn và lạc hậu.

1.3.3.2 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế trên.

Các mục tiêu của các chính sách đầu tư giáo dục được xác định với mức quyết tâm cao, đáp ứng được các yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy và học trên phạm vi toàn tỉnh. Song chưa phù hợp với khả năng cân đối từ ngân sách các cấp và huy động các nguồn vốn khác( xây dựng một số mục tiêu cao nhưng không có khả năng đáp ứng). Trong chỉ đạo chưa bám sát các mục tiêu của Chính Phủ là ưu tiên xoá phòng học tạm thời, tranh tre, nứa lá nên còn tập trung cho xây mới phòng học còn thiếu và phòng học cấp 4 xuống cấp cho nên tiến độ xoá phòng học tạm còn chậm.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ ở các cấp, các ngành chưa đầy đủ; thiếu chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện các chủ chương đầu tư. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành các cấp chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mẳc tong tổ chức thực hiện. Sự phối kết hợp giữa các ban điều hành chương trình với các sở, ngành chưa chặt chẽ; đặc biệt khi thực hiệnphân cấp cho cấp huyện và cơ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục của tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 35)