Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua cả nước ta nói chung đã có nhiều thành công to lớn trong phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Nam Định đã cùng với cả nước hoàn thành và đạt mục tiêu đề ra cụ thể trong đại hội đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII đã đề ra "phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, tranh thủ giúp đỡ của Trung ương, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp thực hiện phân công lại lao động xã hội …"
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã và sẽ là động lực cho đầu tư phát triển, cũng còn không ít khó khăn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định phải cùng nỗ lực vượt qua Bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức và công nghệ hiện đại, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ngày một tăng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chìa khoá cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững chính là vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế trên địa bàn tỉnh một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Trong quá trình học tập tại Bộ môn Kinh tế Đầu tư - Trường đại học kinh tế quốc dân và đặc biệt là sau thời gian thực tập tại cơ quan thực tế, nhận
thức được vị trí và vai trò quan trọng của quá trình đầu tư đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như ở địa phương, em đã chọn đề tài
"Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 Thực trạng và giải pháp".
Để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của chuyên đề được chia thành 2 chương:
Trang 2Chương I: Tình hình đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 - 2006
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định tới năm 2010
Nội dung chuyên đề đã đi vào tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt được cùng một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Nam Định giai đoạn 2001 - 2006; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2010 Do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu rộng nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong có sự góp ý từ nhiều phía của các thầy cô giáo để nội dung được đầy đủ và phong phú hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Phan Thị Thu Hiền đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị công tác tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định để em hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nội, tháng 5/2007
Sinh viên
Mai Thị Ngọc
Trang 3CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNHGIAI ĐOẠN 2001-2006
1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH
1.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội.
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, trải rộng từ 19052 đến 20030 vĩ độ Bắc và 105055 đến 106035 kinh độ Đông Địa hình Nam Định chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam - Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình
- Phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông - Phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình
Nam Định nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.400 ml Độ ẩm trung bình năm 83,5% Hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc Khí hậu Nam Định nhìn chung rất thuận lợi cho môi trường sống con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch.
Nam Định có dân số trung bình năm 2006 là 1.975 ngàn người, trong đó dân số nông thôn chiếm 85%, dân số thành thị chiếm 15% Quy mô dân số thành thị những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng nông thôn Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hoá đang phát triển.
Trang 4Số người trong độ tuổi lao động năm 2006 là 1060 nghìn người (năm 2005 là 1045 nghìn người) Cân đối lao động xã hội toàn tỉnh có 85% lao động làm việc trong các ngành kinh tế và cũng còn 2% số lao động chưa có việc làm (không kể số lao động trong độ tuổi đang đi học).
Về chất lượng lao động : Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2006 là 30% tổng số lao động, tăng 2% so với năm 2005 Chất lượng lao động là khá cao so với các tỉnh trong cả nước.
Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định là một thế mạnh nổi bật, dân số cũng góp phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao
1.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất :
Đất nông nghiệp : 106.593 ha, đất chuyên dùng : 25.866 ha, đất thổ cư: 9.542 ha, đất lâm nghiệp : 4.911 ha, đất chưa sử dụng: 17.219 ha Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 547 m2 Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha.
- Tài nguyên khoáng sản :
Khoáng sản cháy bao gồm Than nâu nằm ở Giao Thủy; Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thủy
Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit và Quặng titan, zicon
Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột màu
Fenspat: phân bổ tại núi Phương Nhi, núi Gôi Có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứ
Cát xây dựng có mỏ cát nhỏ Quất Lâm dài 25km rộng 50-200m và dày
Trang 5Nước khoáng ở Núi Gôi - Vụ Bản và Hải Sơn - Hải Hậu - Tài nguyên nước mặt và nước ngầm :
Về nước mặt: bao gồm cả nước mặn và nước ngọt Nước ngọt được cung cấp bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Đào, Sông Ninh Cơ và nước mặn được cung cấp bởi hệ thống biển phong phú của tỉnh
Về nước ngầm cũng bao gồm nước mặn và nước ngọt.- Tài nguyên biển và rừng :
Bờ biển Nam Định dài 72 km thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng Có 3 cửa sông lớn: sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ.
Biển Nam Định nông và bằng phẳng Độ sâu tăng dần từ trong ra ngoài khoảng 3m/100m Biển Nam Định mỗi năm lùi ra khoảng 100- 200m do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba Lạt, tạo thêm diện tích khoảng 400 ha/năm Bình quân mỗi năm quai thêm được 150 ha đất ở cao trình 0,5 - 0,8 m trở lên.
Diện tích biển Nam Định có tiềm năng hải sản rất lớn, nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác được trong khoảng diện tích hơn 10.200 km2 Chúng ta chưa khai thác hết phần thềm lục địa của chúng ta, càng chưa vươn xa được ra vùng biển quốc tế.
Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản ở cả 3 vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác: 70.000 tấn, ngoài ra còn có tôm, mực và các loài hải sản khác Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản là 22.000 ha.
Ven biển Nam Định có trên 6.000 ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều loài chim quý hiếm sinh sống và di cư theo mùa Vườn quốc gia Xuân Thuỷ được chính phủ phê duyệt vào ngày 02/01/2003 có diện tích là 7.100ha (Cồn Ngạn 1.284ha; Cồn Lu 3.182ha; Cồn Mờ 2.634ha).Vùng đệm của Vườn Quốc gia có diện tích 8.000ha Đây là vùng đất được bao bọc bởi sông Hồng, cửa Ba Lạt và Biển Đông, là nơi tham gia công ước quốc tế Ramsar đầu tiên ở Đông Nam Á.
Trang 6Nước biển Nam Định có độ mặn cao, nên ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, hàng năm cho sản lượng vào loại cao nhất nước Tiêu biểu là cánh đồng muối Văn Lý Cảng Hải Thịnh đang được xây dựng thành hải cảng lớn thuận lợi cho thương mại, giao thông và du lịch với toàn quốc và các nước trong khu vực.
1.1.2 Cơ sở hạ tầng.
1.1.2.1Hệ thống giao thông vận tải:
Mạng lưới giao thông vận tải của Nam Định khá thuận tiện cho việc giao lưu với các tỉnh và quốc tế
Về đường sắt : đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn tỉnh dài 42 km, với 5 nhà ga Trong những năm tới sẽ được duy tu, nâng cấp hệ thống đường tàu, các nhà ga, xây dựng các barie chắn đường đảm bảo an toàn cho chạy tàu Hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được nâng cấp với 74 km đường 21 nối Quốc lộ 1 đi Hà Nội và xuống cảng biển Hải Thịnh, 34 km đường 10 nối Nam Định với các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình đến Hải Phòng, Quảng Ninh Trục Quốc lộ 21 và Quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km được đầu tư nâng cấp thành đường chiến lược ven biển của vùng Bắc Bộ, cùng hệ thống đường tỉnh, đường liên huyện, liên xã, liên thôn xóm, trong đó có 80% số đường đã được nâng cấp, rải nhựa hoặc đổ bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân Một số dự án đầu tư cải tạo các tuyến đường nhánh từ Quốc lộ 10 vào Thành phố Nam Định, dự án cầu mới qua sông Đào và đường giao thông nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 21B theo hướng mở rộng Thành phố Nam Định về phía Tây đang được triển khai lập dự án
Đường sông : Nam Định có 4 sông lớn với chiều dài 251 km, cùng với hệ thống sông nội đồng dài 279km tạo thành một mạng lưới giao thông thuỷ phân bố đều, thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hàng hoá, cung cấp nước cho tưới tiêu các loại cây trồng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Trang 7Cảng - bến bãi : Đã cơ bản xây dựng xong giai đoạn I cảng Hải Thịnh với công suất xếp dỡ hàng hoá 3 vạn tấn/năm Tập trung cải tạo cảng sông Nam Định đảm bảo bốc dỡ hàng hoá an toàn, thuận tiện
1.1.2.2Điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông :
Hệ thống cấp điện : Điện lưới quốc gia phủ kín toàn tỉnh và với đủ điện áp phục vụ sản xuất, sinh hoạt Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo và phát triển mạng lưới điện như quy hoạch lưới điện của tỉnh đã được phê duyệt
Hệ thống cấp thoát nước, các công trình đô thị và nhà ở: Từng bước đảm bảo nhu cầu nước đủ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, Thành phố Nam Định và các thị trấn, huyện lỵ Năm 2006, đã xây dựng và nâng cấp hệ thống đường ống nước đảm bảo cung cấp nước cho khu vực Nam Định đạt bình quân 100 -120 lít/ngày đêm/người
Về thoát nước tập trung: hoàn thiện các dự án thoát nước cho Thành phố Nam Định, các thị trấn và các khu dân cư tập trung, đảm bảo nước lưu thông nhanh, không bị úng lụt, ứ đọng sau mưa
Hoàn chỉnh hệ thống đèn đường chiếu sáng ở Thành phố Nam Định và các thị trấn huyện lỵ Xây dựng các công trình phúc lợi công cộng Quy hoạch lại các khu dân cư và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ dân sinh
Mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp toàn tỉnh, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi khách hàng Năm 2010, mật độ máy điện thoại sẽ đạt khoảng 5-6 máy/100 dân, bán kính phục vụ của các bưu cục 2,3 - 2,4 km
1.1.2.3 Hệ thống giáo dục và đào tạo :
Tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu học, là một trong số ít tỉnh 9 năm liền dẫn đầu toàn quốc về giáo dục - đào tạo Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, luôn giữ vững truyền thống dạy tốt - học tốt
Toàn tỉnh có 10 trường cao đẳng, THCN và dạy nghề, trong đó mỗi năm có từ 4.000-5.000 công nhân kỹ thuật tốt nghiệp ra trường Hiện nay trên
Trang 8địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, đó là Đại học Điều dưỡng, Đại học Dân Lập Lương Thế Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ nâng một số trường lên trường Đại học, trường Cao đẳng Ngoài ra có một hệ thống các cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, tăng cường phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của tỉnh lên 45-50% vào năm 2010 Do đó tỉnh Nam Định có một nguồn lao động dồi dào, có trình độ và đặc biệt là giá nhân công rẻ
1.1.2.4 Hệ thống y tế:
Hiện nay Nam Định có mạng lưới bệnh viện tuyến thành phố, huyện, các phòng khám đưa khoa khu vực và mạng lưới trạm y tế xã, phường tương đối tốt Theo thống kê tính đến năm 2005 toàn tỉnh Nam Định có 250 cơ sở y tế trong đó có 17 bệnh viện; 4 phòng khám đa khoa khu vực và 229 trạm y tế xã, phường với tổng số 3483 giường bệnh và 4308 cán bộ y tế.
1.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế giai đoạn 2001 - 2006.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng cao và toàn diện Tổng sản phẩm (GDP) 5 năm 2001-2006 tăng bình quân 8.3%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước GDP bình quân đầu người đạt 6.2 triệu đồng (khoảng 380 USD), vượt chỉ tiêu đề ra.
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,05%/năm Mặc dù diện tích trồng trọt giảm nhưng sản lượng lương thực vẫn đạt gần 1 triệu tấn/năm, không ngừng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà còn xuất khẩu với giá trị lớn Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 38 triệu đồng Thuỷ sản phát triển nhanh với tốc độ tăng 15,6%/năm, trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 24,4%/năm.
Ngành công nghiệp xây dựng liên tục tăng trưởng cao, đạt tốc độ tăng bình quân 20,4%/năm, trong đó công nghiệp địa phương tăng 23,4%, công
Trang 9chủ lực có khả năng cạnh tranh như đóng mới tàu thuỷ, sản xuất xe ô tô…Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư 1 khu công nghiệp tập trung với diện tích 327 ha, 16 cụm công nghiệp làng nghề, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước Đang triển khai xây dựng khu công nghiệp cao Mỹ Trung với diện tích 150 ha và quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Thành An, Bảo Minh (Vụ Bản) và Hồng Tiến (Ý Yên) với tổng diện tích trên 700 ha.
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 8,3%/năm Ngành du lịch có bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ du lịch đạt hiệu quả cao Bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã có diểm bưu điện văn hoá xã, mật độ máy điện thoại đạt 9.1 máy/100 dân.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển hướng tích cực Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp tư 40,9% năm 2000 giảm xuống còn 34,5% năm 2005; công nghiệp xây dựng từ 20,94% lên 28,1%; ngành dịch vụ 37,4% Cơ cấu lao động đã thay đổi phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Lao động trong ngành nông nghiệp đến năm 2005 còn 76,9%, lao động trong công nghiệp chiếm 13,2% Trong ngành nông nghiệp: thuỷ sản đã phát triển nhanh với tỷ trọng giá trị từ 9,4% tăng lên 15,5%: ngành trồng trọt 75,3% xuống còn 66,6%; tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp 24,7% lên 33,4% Ngành nghề nông thôn phát triển mạnh, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục Năm 2005 có 80 làng nghề, giá trị sản xuất ước tính đạt 1.864 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2000.
Hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế đối ngoại có tiến bộ mới với tốc độ tăng trưởng khá Kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD năm 2006, tăng 16,5%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 18,2%/năm Giá trị xuất khẩu bình quân đạt 61USD/người (gấp hơn 2 lần năm 2000).
Trang 101.1.4 Sự cần thiết khách quan phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định
1.1.4.1 Xuất phát từ vai trò của hoạt động đầu tư phát triển đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Nam Định.
Nam Định với đặc điểm là một tỉnh đồng bằng, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cho đến nay tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh vẫn còn trong tình trạng phát triển chậm Để có thể đưa kinh tế- xã hội Nam Định phát triển không có con đường nào khác là phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển.
Mức tăng GDP = Vốn đầu tưICORTừ đó ta có:
ICOR = Vốn đầu tưGDP do vốn tạo ra = Vốn đầu tư∆GDP
Theo tính toán của các nhà kinh tế để đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15- 20% so với GDP tuỳ thuộc vào hệ số ICOR Khi hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP phụ thuộc vào vốn đầu tư
Thực tế, trong những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được khối lượng vốn đầu tư tương đối lớn (giai đoạn 2001- 2006 đạt khoảng hơn 15.000 tỷ đồng) nhờ đó tốc độ tăng trưởng phát triển của tỉnh không ngừng tăng cao, bình quân giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,3%/năm.
Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh đạt mức khá song cơ cấu kinh tế vẫn còn trong tình trạng lạc hậu Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn tới 75% lao động nông nghiệp, vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
Trang 11vấn đề mấu chốt là vốn đầu tư được phân bổ như thế nào Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng với tốc độ nhanh là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển cho khu vực công nghiệp, dịch vụ bởi vì ngành nông, lâm, thủy sản do hạn chế về điều kiện đất đai, sinh học nên ngành không thể đem lại tốc độ tăng trưởng nhanh
Trình độ khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh còn rất lạc hậu Các doanh nghiệp chủ yếu vẫn chỉ chú trọng đầu tư theo chiều rộng, chưa có điều kiện đầu tư chiều sâu, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất Vấn đề cốt lõi vẫn là do thiếu vốn đầu tư Do đó, tỉnh cần xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài Các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án FDI đã góp phần đưa vào địa bàn tỉnh máy móc thiết bị nhập khẩu cùng với chuyển giao công nghệ vận hành, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và sức cạnh tranh của sản phẩm với trình độ quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại, nhiều ngành nghề sản xuất mới, nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường để phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Đầu tư phát triển còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động Khi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất mới hay mở rộng quy mô, nhu cầu thu hút lao động tăng lên Và trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp cũng thường xuyên tiến hành đào tạo, đào tạo lại lao động để nâng cao trình độ cho lao động Bên cạnh đó thông qua quá trình lao động sản xuất người lao động cũng tự tìm tòi học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu công việc
1.1.4.2 Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều kiện tự nhiên: Nam Định nằm trọn vẹn trong vùng châu thổ sông
Hồng nên có địa hình bằng phẳng Tỉnh có mạng lưới giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ; trung tâm là thành phố Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km nên dễ dàng đi lại, vận chuyển và giao lưu
Trang 12kinh tế, văn hoá với các khu vực trong cả nước Bên cạnh đó, tỉnh còn có bờ biển dài 72 km với hai bãi biển Quất Lâm và Hải Thịnh, vùng đất bồi rộng lớn ở các huyện ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp.
Điều kiện kinh tế xã hội: Nam Định từ lâu đã nổi tiếng là đất học với
truyền thống cần cù hiếu học, là quê hương của nhiều bậc hiền tài của đất nước như trạng nguyên Lương Thế Vinh, trạng nguyên Nguyễn Hiền, cố Tổng bí thư Trường Chinh…Cho đến nay truyền thống quý báu đó vẫn luôn được giữ gìn và phát huy Công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh luôn được quan tâm chú trọng; các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đạt nhiều kết quả cao Vì vậy, Nam Định là địa phương có trình độ dân trí cao và đồng đều, là cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng.
Trong giai đoạn 2001-2006 kinh tế - xã hội Nam Định tiếp tục phát triển trên một số lĩnh vực Năng lực sản xuất được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển thời kỳ sau Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân được cải thiện một bước Tình hình chính trị tiếp tục ổn định, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Tuy nhiên, so với cả nước, tình hình kinh tế xã hội tỉnh vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển chậm Nam Định vẫn là một tỉnh nghèo, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, tích luỹ từ kinh tế nội tỉnh còn rất thấp Khu vực nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP còn nhỏ bé Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh yếu Đời sống nhân dân một số vùng còn nhiều khó khăn
Cơ sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng đẩy mạnh hoạt động đầu tư là một trong những nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trang 131.2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001-2006
1.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006.
Bảng 1 1: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện tỉnh Nam Định giai
đoạn 2001-2006
STTNămChỉ tiêu
Đơn
1 Vốn đầu tư phát triển
Tỷ
đồng 1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.92 Tốc độ phát triển
định gốc(2001) % 5.8 23.16 44.14 87.2 144.33 Lượng tăng tuyệt
đối liên hoàn
Tỷ
đồng 99.9 299.8 362.0 743.0 985.74 Tốc độ phát triển
5 Vốn đầu tư xã
hội/GDP 28.88 27.17 28.57 26.3 27.3 33.6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Biểu đồ 1 1: Biểu đồ quy mô vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001 – 2006
1725.5 1825.42125.2
đường thể hiện vốn đầutư
Như vậy, có thể thấy vốn đầu tư phát triểm tăng nhanh qua các năm Năm 2001 tổng vốn đầu tư phát triển là 1725,5 tỷ đồng, đến năm 2006 đã là
Trang 144215.9 tỷ đồng tức là tăng 2,44 lần Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2001-2006 đạt 15.609 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 9,5% So với tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên toàn quốc cùng giai đoạn là khoảng trên 10% thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển là không cao tuy nhiên tương đối ổn định và tăng liên tục qua các năm Đây là dấu hiệu khả quan trong thời gian tới đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế bởi trong thời kỳ 1996-2000 tình hình vốn đầu tư phát triển trong cả nước có nhiều biến động xấu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực và giảm sút kinh tế toàn cầu Năm 2006 có sự tăng mạnh vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh lên tới 4215.9 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2001 và 30.52 % so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 năm gần đây.
Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng được thống kê đầy đủ hơn bao gồm không chỉ các nguồn vốn làm tăng tài sản cố định mà cả tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường…Đầu tư dù của cá nhân hay tổ chức cuối cùng sẽ làm tăng tài sản và hứa hẹn sẽ mang lợi ích cao hơn trong tương lai Quan niệm này đầy đủ hơn và bao quát rộng hơn khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng trong những năm trước đây Điều đáng ghi nhận là trong giai đoạn 2001-2006 tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP trong toàn tỉnh đạt mức cao trong khoảng 26.3– 33.6% vượt 14% so với dự kiến kế hoạch Tính bình quân cả giai đoạn thì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 28.6 %.
Bảng1.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch giai đoạn
STTNămChỉ tiêu
Đơn
1VĐT kế hoạch Tỷ
đồng 1564.2 1785.6 2030.5 2532.3 2856.8 36542VĐT thực hiện Tỷ
đồng 1725.5 1825.4 2125.2 2487.2 3230.2 4215.9Tỷ lệ VĐT thực
Trang 15Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định
Bảng số liệu trên cho thấy: trong giai đoạn 2001-2006 nhìn chung công tác thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đề ra Trong đó có những năm vượt mức nhiều so với kế hoạch như năm 2005; 2006 vượt mức 13% và 15% Chỉ trong năm 2004 kết quả thu hút đầu tư là 98.2% chưa đạt so với kế hoạch (kế hoạch thu hút 2532 tỷ đồng nhưng chỉ thu hút được 2487 tỷ đông).
1.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn huy động
Nhìn chung cả giai đoạn 2001-2006 vốn Nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định và tốc độ tăng ngày càng nhanh qua các năm, đặc biệt là trong năm 2006, tăng 55.13% so với năm 2005
942158611.Vốn Nhà nước763699813765848163101685
Ngân sách Nhà nước446806473703729986887828 1340741 1672194Vốn tín dụng 25453725836811042294851119000600840Vốn của các DNNN62356816947755341802000022462
2 Vốn ngoài quốc
1463026
Trang 16Nguồn vốn Ngân sách bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và các nguồn để lại do tỉnh điều hành hoặc huyện, xã điều hành Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả nguồn vốn bổ sung từ ngân sách cấp trên) do hội đồng nhân tỉnh phân cấp Hiện nay, tỉnh Nam Định đang áp dụng những điều khoản quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình; theo đó chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch UBND cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng Các nguồn để lại bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất lúa, xổ số kiến thiết, thuế đất, quảng cáo truyền hình, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, vượt thu đưa vào sử dụng…Nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương dành cho phát triển đô thị, vốn sự nghiệp giáo dục, chương trình khuyến khích điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia Ngoài ra còn có nguồn vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư trên địa bàn tỉnh Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chủ yếu vào các lĩnh vực: thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư các dự án thuộc các khối nông nghiệp – thuỷ lợi, giao thông – vận tải, đầu tư công cộng, dịch vụ quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế xã hội, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, bổ sung quỹ tái tạo nhà ở…
Bảng 1 4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định
Trang 172 Vốn ngoài quốc doanh5.9022.3518.2016.879.01
Vốn của các DN ngoài quốc
Bảng 1 5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006.
Đơn vị: %
Tổng số100.00100.00100.00100.00100.00100.001.Vốn Nhà nước44.2644.5839.9140.8845.8154.45
Ngân sách Nhà nước25.8925.9534.3535.7041.5139.66Vốn tín dụng 14.7514.155.203.813.6814.25Vốn của các DNNN3.614.480.361.370.620.53
2 Vốn ngoài quốc
Vốn của các DN ngoài
quốc doanh 21.07 17.01 24.48 29.77 24.15 20.78Vốn của dân cư và tư
Trong tổng nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tương đối ổn định và tăng liên tục qua các năm Vốn tín dụng và vốn của các doanh nghiệp Nhà nước có sự tăng, giảm không đều Trong năm 2003, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước thấp nhất là 7.755 triệu đồng chiếm 0.36%
Trang 18trong cơ cấu vốn đầu tư Nguyên nhân là do trong năm 2003 tỉnh Nam Định đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê một loạt các doanh nghiệp Nhà nước Điều này làm cho quy mô vốn của khu vực kinh tế Nhà nước có thể giảm đi một phần nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng, có ý nghĩa giữ vừng ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước do cung còn hạn chế so với cầu và yêu cầu “đảm bảo” hoàn trả cả gốc và lãi nên phần lớn nguồn vốn này hiện chỉ dành cho các doanh nghiệp Nhà nước và phát triển nông nghiệp – nông thôn Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ lớn qua các năm 2001, 2002 là gần 15% và giảm dần đến năm 2005, nhưng đến năm 2006 vốn tín dụng có xu hướng tăng với giá trị 600.840 triệu đồng chiếm 14.25% trong cơ cấu vốn đầu tư Nguyên nhân là do trong vài năm gần đây tỉnh đã chủ trương đầu tư phát triển kinh tế biển ở các xã ven biển, cho dân cư vay vốn tín dụng để đầu tư nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh thuyền đánh bắt xa bờ Do vậy, đời sống nhân dân các xã ven biển đã dần dần được cải thiện.
Biểu đồ 1 2: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2001-2006
0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%100%
Trang 192004 và giảm dần về tỷ trọng trong 2 năm gần đây Đây là sự gia tăng vốn của cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 17% năm 2002 lên 29% năm 2004; vốn của dân cư và tư nhân có xu hướng giảm dần vể tỷ trọng nhưng về quy mô vẫn tăng dần đều từ 591 tỷ đồng năm 2001 lên 988 tỷ đồng năm 2006 Điều này cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây cũng như sự gia tăng tích luỹ của đầu tư từ dân cư.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm vị trí rất nhỏ bé, gần như không đáng kể cả về quy mô và tỷ trọng và biến động qua các năm; năm 2001 là 6.5 tỷ đồng, chiếm 0.38%, năm 2003 là 39,3 tỷ đồng chiếm 1.85%, năm 2004 là 7.3 tỷ đồng chiếm 0.29%, năm 2005 là 40.6 tỷ đồng chiếm 1.26% và năm 2006 là 56.4 tỷ đồng chiếm 1.34% Trong khi tỷ trọng nguồn vốn FDI trong cơ cấu tổng đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước các năm 2001 – 2006 lần lượt là 24.97%; 18.19%; 18.57%; 18.30%; 18.83% và 19.35% Như vậy có thể thấy việc thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI tại Nam Định còn rất hạn chế mặc dù tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển Trong vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách khuyến khích đối với các dự án nước ngoài Do đó, đã có nhiều dự án đầu tư vào các ngành nghề như sản xuất hàng may măc, thuỷ hải sản, đồ uống… còn các ngành khác: nông nghiệp– lâm nghiệp, công nghiệp nặng, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải…thì hầu như không có Đối tác đầu tư nước ngoài cũng còn rất hạn chế:
Trung Quốc: Có 7 dự án với số vốn đăng ký đầu tư là 17,35 triệu USD, chiếm 58,33% về số dự án, 21,45% về số vốn đầu tư.
Hàn Quốc: có 3 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 56,47 triệu USD, chiếm 25% về số dự án, 69,8% về số vốn đăng ký đầu tư Riêng công ty YOUNGONE – Hàn Quốc có số vốn lên tới 53,2 triệu USD đầu tư sản xuất các loại quần áo, dệt kim, dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu ngành may.
Trang 20Ngoài ra còn 2 đối tác là Hungari và Hà Lan đầu tư vào sản xuất kinh doanh hàng len dạ, may mặc xuất khẩu và nuôi trồng chế biến thủy hải sản.
1.2.3 Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực
Bảng 1 6: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong 6 năm qua khối lượng vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực nhìn chung đều có sự tăng trưởng về lượng Đây là kết quả của việc khối lượng vốn đầu tư phát triển liên tục tăng qua các năm Mặc dù vậy, phân bổ vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hàng năm không đều Về lượng tuyệt đối hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có xu hướng tăng, nhưng về tỷ trọng vốn đầu tư thì có sự tăng giảm rõ rệt giữa các ngành nhất là các ngành then chốt như nông
Trang 21Trong năm 2001, tỷ trọng các ngành nông nghiệp công nghiệp, dịch vụ chiếm 20.34%, 34.65%, 25.02% vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2006 tỷ trọng này có sự thay đổi là: 13.36%, 41.2%, 22.87% Nhìn chung, tỷ trọng vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp và dịch vụ có xu hướng giảm dần còn ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong những năm gần đây Nguyên nhân là do, tỉnh đã chủ trương xây dựng nhiều khu công nghiệp mới như: KCN Hoà Xá, Cụm CN An Xá, KCN Mỹ Trung…để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa bàn tỉnh Ngành công nghiệp xây dựng cũng là ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất trong giai đoạn 2001-2006 (bình quân đạt 39%/năm).
Bảng 1 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn
Trang 22kinh tế, tỉnh cũng quan tâm phát triển văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhân dân
1.2.3.1Ngành nông – lâm – thuỷ sản
Đây là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, hàng năm đóng góp hơn 40%GDP; đến năm 2005 thu hút 795,42 nghìn lao động tương đương 77,21% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ yếu của hơn 88% số dân sống ở vùng nông thôn Quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư vào các ngành nông – lâm – thuỷ sản là rất lớn, trong vài năm gần đây quy mô ngành này trong cơ cấu nền kinh tế tăng dần từ 351 tỷ năm 2001 lên 563 tỷ đồng năm 2006, nhưng về tỷ trọng thì đang có xu hướng giảm từ 20.34% năm 2001 xuống còn 13.36% năm 2006 Điều này phù hợp với xu hướng chuyển dịch kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đaị hoá.
Bảng 1.8: Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nam
Về nông nghiệp: từ bảng số liệu ta thấy, nông nghiệp là ngành chiếm
tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm ngành nông – lâm – thuỷ sản, khoảng hơn 80% Có được kết quả này là do Nam Định là một tỉnh đồng bằng
Trang 23và phát triển chủ yếu là nông nghiệp lúa nước và các cây nông nghiệp ngắn ngày.
Trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, trồng trọt được xác định là ngành sản xuất chính và có vị trí vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và tạo thu nhập cho hơn 85% hộ nông dân trong tỉnh Trong 6 năm qua, vốn đầu tư cho ngành trồng trọt đạt 1.500 tỷ đồng, chiếm gần 70% vốn cho phát triển nông nghiệp, nhưng giá trị sản xuất lại có xu hướng giảm dần từ 75% xuống còn 61% Nguyên nhân là do đất đai dành cho trồng trọt có xu hướng thu hẹp và thâm canh trong nông nghiệp đã đạt tới trình độ cao Cơ cấu sản xuất có sự chuyển biến mạnh theo hướng tích cực, giá trị thu được trên 1 ha đất đạt 35.5 triệu đồng Rất nhiều giống cây trồng mới đã được trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh và cho chất lượng, năng suất cao Năm 2003, giá trị sản xuất ngành trồng trọt thấp, chỉ chiếm 61% là do cơn bão số 9 gây nên và gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân Giá trị sản xuất của các sản phẩm như: gạo, đậu tương, lạc…vẫn đạt giá trị cao đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Bảng 1.9: Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Nam Định giai đoạn 2001 – 2006
Trang 24ở nông thôn Vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp và vốn này chủ yếu do các hộ nông dân tự bỏ ra để đầu tư hoặc vay từ các quỹ tín dụng Chăn nuôi theo mô hình vườn ao chuồng là phổ biến đối với các gia đình sản xuất lớn và đã đạt được giá trị kinh tế cao Hàng năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hướng tăng từ 21% năm 2001 đến 34% năm 2005 Năm 2006, giá trị sản xuất chăn nuôi giảm nhẹ là do dịch cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn tỉnh, và tỉnh đã phải tiêu huỷ một số lượng gia cầm lớn Tỉnh đã bước đầu nghiên cứu tạo ra những con giống mới và phổ biến rỗng rãi cho người dân nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, hiệu quả cao.
Lâm nghiệp: Nam Định là tỉnh đồng bằng có diện tích rừng và đất lâm
nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% diên tích đất tự nhiên Do đó, giá trị sản lượng ngành lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% trong cơ cấu giá trị sản lượng nông – công – thuỷ sản Năm 2006, tỉnh đã tiến hành thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng với vốn đầu tư được phân bổ 1.610 triệu đồng, bố trí trồng cây bãi lầy, bãi bồi, chắn sóng, chắn cát, trồng rừng phòng hộ ven biển, với diện tích khoảng 118 ha rừng tập trung.
Thuỷ sản: Nam Định là tỉnh ven biển, có bờ biển dài 72 km với nhiều
bãi bồi ven biển Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh khoảng 14 nghìn ha bao gồm cả nước ngọt, nước mặt và nước lợ Trong những năm qua phong trào nuôi trổng thuỷ sản phát triển nhanh và mạnh cả về số lượng và chất lượng Năm 2001, giá trị sản lượng thuỷ sản đạt 431 tỷ đồng, chiếm 11.27% đến năm 2006 đã tăng 1060 tỷ đồng đạt 15.6% và gấp 2.5 lần năm 2001, đã có bước chuyển mạnh từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm canh Hình thành được một số trang trại, vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung theo hướng công nghiệp, hình thành một số cơ sở sản xuất giống tôm sú, ngao vạng, cua biển…cung cấp cho vùng nuôi trong tỉnh.
1.2.3.2 Công nghiệp – xây dựng
Trang 25Ngành công nghiệp xây dựng sau khi tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên Nguồn vốn đầu tư xã hội cho công nghiệp xây dựng tăng cả về quy mô và tỷ trọng: 34.65% năm 2001, 35.73% năm 2002, 37.92% năm 2003, 38.14% năm 2004, 40.62% năm 2005 và 41.2% năm 2006 Về quy mô cũng tăng: năm 2001 tổng số vốn đầu tư cho ngành này là 598 tỷ đồng, đến năm 2006 đã tăng 1737 tỷ đồng, tăng 2.9 lần Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh Những năm gần đây công nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà xưởng của dân cư, tư nhân…Chỉ tính vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư) năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46.2%); năm 2002 là 203,7 tỷ đồng (tăng 24.2%); năm 2003 là 267.5 tỷ đồng (tăng 31.3%)
Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cũng đã thể hiện sự tập trung của tỉnh vào việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến, dệt may…, tuy nhiên sự chuyển biến này vẫn còn chậm.
1.2.3.3Ngành thương mại - du lịch
Ngành thương mại du lịch vẫn được chú ý thể hiện ở tỷ trọng của ngành này chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư phát triển hàng năm đều trên 24% Tỉnh chú trọng đầu tư vào các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu như dệt may, thuỷ sản Bên cạnh đó việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình
Trang 26du lịch cũng góp phần làm cho ngành này từ bước được cải thiện với nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch biển…, đồng thời chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hoá nhằm tăng nhanh chủng loại, số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Về lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tại tỉnh, đầu tư tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
Trang 271.2.3.4 Các ngành, lĩnh vực khác
Khoa học công nghệ: vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tỷ trọng vốn
đầu tư phát triển dành cho việc nghiên cứu công nghệ, mua sắm trang thiết bị các công nghệ hiện đại là rất ít, chỉ chiếm 0,5% do đó hạn chế khả năng đầu tư theo chiều sâu của các ngành công nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói riêng Năm 2005, tỉnh đã phê duyệt dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin với tổng mức đầu tư đạt 97 tỷ đồng và vốn được phân bổ đều qua các năm.
Văn hoá xã hội: đang ngày càng được quan tâm do đó tỷ trọng đầu tư
trong lĩnh vực này tăng liên tục qua các năm: từ 19851 triệu đồng năm 2001 lên 53265 triệu đồng năm 2005 Nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu là nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia như: xoá đói, giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình…Trong năm 2006 tỉnh đã triển khai thực hiện một số chương trình sau:
Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm: Vốn chương
trình là 9 tỷ đồng Nguồn vốn vay giải quyết việc làm được phân bổ cho 10 huyện, thành phố và 3 hội (hội nông dân, hội LHPN và hội cựu chiến binh) giải quyết cho trên 4000 hộ vay vốn.
Văn hoá: Tổng vốn đầu tư 5.5 tỷ đồng, hỗ trợ cho 4 dự án chống xuống
cấp và tôn tạo các di tích (chùa Phổ Minh, Đệ Tứ, đền Bảo Lộc, đúc tượng các Vua Trần) Các dự án của chương trình được triển khai đúng kế hoạch và đạt 100% kế hoạch vốn đầu tư.
Các ngành giáo dục, y tế, thể thao vẫn tiếp tục được đầu tư phát triển
Tỷ trọng các ngành này trong tổng đầu tư xã hội ổn định Đây là những ngành chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần, sức khoẻ của nhân dân nên cũng cần được coi trọng Trong năm 2006 ngành giáo dục đào tạo được đầu tư vốn 13.5 tỷ đồng để tăng cường cơ sở vật chất Trường cao đẳng sư phạm; tăng cường cơ sở vật chất cho 16 trường phổ thông và 10 trung tâm dạy nghề Hầu hết các
Trang 28dự án đều được khẩn trương thi công và sẽ hoàn thành giải ngân vốn hỗ trợ trong năm.
Chương trình y tế: Tổng vốn đầu tư 4 tỷ đồng đầu tư cho 2 dự án xây
dựng bệnh viện lao và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ước giá trị khối lượng hoàn thành 2 tỷ đồng trong năm 2006, đạt 50% kế hoạch vốn đầu tư.
Về lĩnh vực quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng… trên địa bàn tỉnh cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Phân theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn do địa phương quản lý (tỉnh điều hành, huyện xã điều hành) và vốn FDI.
Trang 29Bảng 1 11: Tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam
Định giai đoạn 2001-2005 theo hình thức quản lý.
Trang 30Bảng 1 12: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn
Tính chung cho giai đoạn 2001-2006, tổng vốn đầu tư do địa phương quản lý là 12.597 tỷ đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Vốn do Trung ương quản lý là 2.862 tỷ chiếm 18.71% và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 1 tỷ trọng không đáng kể là 208.6 tỷ chiếm 1.29%.
1.2.5 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành.
Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định, vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác Trong tổng số 15.609 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006
Trang 31Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát, quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn của tỉnh Nam Định Trong cả giai đoạn 2001-2006 nguồn vốn này lên tới 12.794 tỷ đồng, chiếm tới 81.96% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Vốn lưu động bổ sung tăng hoặc giảm trong nền kinh tế Trong giai đoạn 2001-2006, tổng số vốn này là 1.591 tỷ đồng, chiếm 10.19% Đây là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; thứ hai, vốn lưu động bổ sung dưới dạng sản phẩm dở dang ít Đây lại là mục tiêu phấn đấu bởi vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Bảng 1.23: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 theo
33230199 4215861
Vốn ĐT XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ
1467696 1555757 1787340 21141312594976 3274215
2 Vốn lưu động bổ
sung 137768 125756 160965 198977 381134 5862343 Vốn ĐT phát triển
khác 120000 143915 176923 174105 254089 355412
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trang 32Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…Tổng nguồn vốn này của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2001-2006 là 1.224 tỷ đồng, chiếm 7.84% tương đương với tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển cả nước.
Bảng 1.34: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006
Trang 33nhu cầu về vốn và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vốn được phân bổ hợp lý , sử dụng đúng mục đích, quản lý chặt chẽ sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng của các công trình, dự án.
1.2.6 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo vùng
Tỉnh Nam Định bao gồm 10 đơn vị hành chính: trung tâm là thành phố Nam Định và 9 huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng và Hải Hậu Mật độ dân số cao nhất là thành phố Nam Định trên 5000 người/km2; còn lại các huyện từ 800 đến 1350 người/km2 Nam Định là tỉnh có điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội tương đối đồng đều trên toàn địa bàn nên vốn đầu tư phát triển phân theo vùng lãnh thổ cũng không có sự chênh lệch nhiều.
Bảng 1.45: : Vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai đoạn
1TP Nam Định974239 1056159 1153292 1309438 1682201 22487402H Mỹ Lộc6239176381882251058741551672091073H Vụ Bản75625627037246777767875431112994H Ý Yên1063511081581155001374531864562508445H Nghĩa Hưng802348223998407102990123676952786H Nam Trực7050971919968271526051728801745377H Trực Ninh6839569626890971277332069041694788H Xuân Trường87645896601456861516212072502871009H Giao Thuỷ1058809609110837013925114245025716810H Hải Hậu94195112492157357182481264672412311
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trang 34Nhìn chung thành phố và các huyện trong toàn tỉnh đều có quy mô vốn đầu tư phát triển tăng lên hàng năm Nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư các huyện và nhịp độ tăng trưởng chung toàn tỉnh tương đối ổn định Song trong điều kiện tại các huyện, nhất là các huyện ven biển còn nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế thì nguồn vốn FDI với quy mô nhỏ bé (chỉ có 1 dự án về nuôi trồng thuỷ sản) Vì vậy, vấn đề đặt ra cho toàn tỉnh Nam Định nói chung và từng vùng nói riêng là phải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào TP Nam Định, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Đối với các huyện cần chú trọng vào các lĩnh vực khai thác được lợi thế về điều kiện tự nhiên như khai thác nước khoáng thiên nhiên, trồng và chế biến cói xuất khẩu, nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn, phát triển làng nghề truyền thống như đúc đồng, cơ khí…Bên cạnh đó, phải thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư nâng cấp, làm mới hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Bảng 1 56: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định theo vùng giai
Trang 35Nhìn bảng số liệu ta thấy, vốn đầu tư phát triển vào TP Nam Định luôn chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư phát triển cả tỉnh, là do hầu hết các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đều tập trung ở thành phố Vốn đầu tư vào thành phố lớn nhất trong giai đoạn 2001-2005 là năm 2005 đạt 1.682 tỷ đồng chiếm 52.08% Với quyết tâm xây dựng TP Nam Định trở thành một đô thị trung tâm của nam đồng bằng sông Hồng, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong tất cả các lĩnh vực.
Bảng 1 6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định
theo vùng giai đoạn 2001-2006.
Vốn đầu tư phát triển phân theo huyện, thành phố là sự thống kê vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách cấp trên (tỉnh, Trung ương), vốn do huyện, thành phố điều hành; vốn của dân cư và tư nhân; vốn của doanh nghiệp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Đây là cơ sở để hoạch định chính sách đầu tư trong tương lai, vừa đảm bảo tận dụng được lợi thế so sánh của từng
Trang 36vùng, vừa đảm bảo giữ vững an ninh trật tự và công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng và tầng lớp dân cư.
Trang 371.3ĐÁNH GIÁ CHUNG
1.3.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư
1.3.1.1 Những kết quả đạt được
Về huy động vốn đầư tư phát triển
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh thực hiện trong 6 khoảng 2001-2006 khoảng 15 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 28.5 – 30% GDP, vượt 14% so với mức dự kiến kế hoạch Trong tổng vốn đầu tư xã hội huy động được, vốn đầu tư từ Ngân sách chiếm 31.2%, vốn tín dụng Nhà nước chiếm 9.2%, vốn đầu tư của các doanh nghiệp 23.6%, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 23.3%, các nguồn vốn khác 0.7% Cơ cấu đầu tư cũng được điều chỉnh, hướng mạnh vào những vào những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quan trọng, các chương trình kinh tế xã hội trọng tâm của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Vốn đầu tư từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách , vốn ODA tăng từ 25.9% năm 2001 lên 28.9% năm 2005, tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, vốn FDI tập trung đầu tư di chuyển cơ sở vật chất vào các khu, cụm công nghiệp, vào những ngành và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế Vốn đầu tư của tư nhân dân cư tăng nhanh và tập trung vào một số dự án đầu tư quy mô lớn như xây dựng khu đô thị mới Hoà Vượng, khu khách sạn quốc tế 4 sao, các khách sạn nhà nghỉ ở bãi tắm Quất Lâm, Thịnh Long…
Tài sản cố định tăng thêm cho các ngành, lĩnh vực
Nhờ thực hiện tốt các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn tài sản cố định, tại Nam Định các ngành, lĩnh vực đều có tài sản cố định mới tăng thêm Do có độ trễ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nên giá trị tài sản cố định mới tăng hàng năm không tương ứng với vốn đầu tư phát triển cùng kỳ, song các năm 2001-2006 đã đánh dấu kết quả sự đầu tư cao cho tài sản cố định các ngành, lĩnh vực: nông- lâm- thuỷ sản; công nghiệp chế biến; vận tải kho bãi, thông tin liên lạc,
Trang 38quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, giáo dục- đào tạo, y tế, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng…
Bảng 1 18: Giá trị tài sản cố định mới tăng theo ngành kinh tế
Trang 39Kết quả đầu tư trong giai đoạn 2001-2006 đã đưa nhiều công trình trọng điểm vào sử dụng như: các trạm, trại nông nghiệp, hệ thống thuỷ nông góp phần nâng hệ số tưới toàn tỉnh từ 0.8 lên 1.1-1.2l/s/ha và hệ số tiêu từ 3.5 lên 4-4.2 l/s/ha; nâng cấp một số xí nghiệp chế biến thực phẩm; hiện đại hoá một số dây chuyền thiết bị công nghệ dệt may; xây dựng sân vận động Thiên Trường phục vụ cho Seagame 22 tổ chức tại TP Nam Định; xây dựng thêm một số hạng mục của Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh; nâng cấp quốc lộ 21, tỉnh lộ 55, 56, 57 cùng 5800 km đường liên huyện, liên xã, liên thôn; xây dựng mới 4 xí nghiệp sản xuất gạch tuynel; xây dựng và bảo tồn vườn quốc gia Xuân Thuỷ; nâng cấp nhiều trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tâng đô thị, nông thôn, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp được chỉnh trang, làm mới (hệ thống điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, hè, đường giao thông…) Tài sản cố định mới tăng trong nền kinh tế đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tạo cảnh quan của tỉnh từ thành thị đến nông thôn có bước đổi mới đáng kể.
Tăng năng lực sản xuất cho các ngành, lĩnh vực
Đầu tư phát triển làm tăng tài sản cố định trong nền kinh tế, do đó năng lực sản xuất của các ngành và lĩnh vực cũng tăng lên Trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp diện tích tưới tiêu được mở rộng, khối lượng đắp đê, kè, cống được gia tăng Đầu tư kiên cố hoá kênh mương đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn: tiết kiệm diện tích đất canh tác, giảm diện tích chiếm đất của kênh mương, nâng cao hệ số lợi dụng kênh mương từ 0.5- 0.6 lên 0.85- 0.95, tiết kiệm nguồn nước, giảm diện tích nước rò rỉ từ 15-20%, nâng cao năng lực tưới, đưa nước tới những vùng mà trước đây kênh đất chưa dẫn tới được, tiết kiệm điện, giảm thời gian đưa nước xuống còn 40- 50%, giảm nhân lực phục vụ tưới và chi phí dồn ép nước, giảm khối lượng nạo vét, đắp bờ, tu sửa hàng năm…
Trang 40Bảng 1 19: Năng lực mới tăng của một số ngành, lĩnh vực chủ yếu năm 2006
Đơn vị: triệu đồng
Ngành, lĩnh vựcĐơn vị tínhNăng lực mới tăng
I Nông nghiệp, lâm nghiệp
II Công nghiệp chế biến
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấyTấn/năm600
III Giao thông vận tải
Cầu, đường bộ làm mới các loạiCái/m11/231
IV Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
Nhà ở các loại xây dựng mới mở rộngM2607254
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định
Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, hệ thống kho bãi, mạng lưới giao thông cầu đường bộ được đầu tư làm mới, sửa chữa và nâng cấp; tăng số lượng bưu cục, nhà văn hoá xã Về hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng thông qua quỹ tái tạo nhà ở và vốn tự có của dân cư, hàng loạt nhà ở các loại được làm mới, nâng cấp và mở rộng Vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ đúng mức và kịp thời đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ nguồn nhân lực và tạo điều kiện áp dụng ngày càng rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất kinh doanh.