IV. Du lịch – dịch vụ
18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền
2.2.2.1 Giải pháp về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
nhu cầu trong nước đồng thời tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao.
Rà soát lại các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng để gắn vùng sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ. Quy hoạch lại sản xuất một số vùng trồng lúa, làm muối có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất. Từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển chăn nuôi và hàng hoá nông sản xuất khẩu ngày càng tăng.
Các sản phẩm chủ yếu và tiềm năng phát triển :
Nam Định là quê hương của các giống lúa đặc sản như tám xoan, tám hạt tiêu, nếp bắc, nếp cái hoa vàng... Các giống lúa đặc sản năng suất không cao nhưng giá trị kinh tế bằng 2 - 2,5 lần so với lúa tẻ thường. Tiềm năng mở rộng diện tích vụ đông còn rất lớn cùng với những tiến bộ kỹ thuật về giống, cơ cấu mùa vụ tạo điều kiện cho cây trồng vụ đông phát triển mạnh, phong phú và đưa dạng với các sản phẩm: Ngô, khoai lang, khoai tây, đậu đỗ, rau củ quả các loại.
Phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng, cải tạo giống để nâng cao chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao. Tỉnh đã có một số mô hình chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ mang lại hiệu quả.
Giữ vững và phát triển các ngành nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm, thủ công mỹ nghệ ở một số vùng như Nam Trực, Xuân Trường, Trực Ninh, Ý Yên.
Lâm nghiệp: Nâng diện tích rừng trồng từ 7.000 ha (năm 2005) và 9.000-10.000 ha (năm 2010). Kết hợp việc trồng rừng gắn với bảo vệ cảnh quan, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.
Phát huy những lợi thế của vùng biển và kinh nghiệm lực lượng lao động ngư nghiệp phát triển toàn diện ngành thủy sản trên tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ đưa ngành thủy sản tăng trưởng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Tập trung mọi nguồn vốn phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo phương pháp nuôi bán công nghiệp và công nghiệp, kết hợp áp dụng các công nghệ kỹ thuật nuôi tiên tiến. Quy hoạch các vùng nuôi, năm 2005 có 30% diện tích phấn đấu năm 2010 có 50% diện tích nuôi trồng bán công nghiệp và công nghiệp. Cụ thể: năm 2005 toàn tỉnh có diện tích nuôi trồng mặn lợ 6.100 ha, trong đó diện tích nuôi công nghiệp 610 ha, bán công nghiệp 1.000 ha, nuôi ngao vạng 600 ha. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng mặn lợ là 7.000 ha, trong đó nuôi công nghiệp 800 ha, bán công nghiệp 2.000 ha.
Giải quyết đồng bộ các khâu giống, kiểm dịch, thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, chế biến đông lạnh, chủ động sản xuất giống. Song song với phát triển nuôi tôm sú cần nuôi trồng các loại thủy đặc sản: Cua biển, cá bống, cá bớp, rong câu chỉ vàng, ngao vạng... Chú trọng nuôi trồng các loài thủy sản nội đồng có khả năng xuất khẩu như tôm càng xanh, rô phi đơn tính...
Phấn đấu đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2007 là 32 ngàn tấn, trong đó sản lượng tôm khoảng 3,3 ngàn tấn đến năm 2010 lên 48-50 ngàn tấn, trong đó tôm từ 7-10 ngàn tấn. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị toàn ngành thủy sản bình quân trong 10 năm 14,3% năm.
Giảm dần khai thác vùng ven bờ và phát triển hợp lý khai thác xa bờ, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Phát triển đồng bộ giữa khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần cho nghề cá với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Phấn đấu đưa sản lượng khai thác thủy sản năm 2007 đạt 35-37 ngàn tấn đến năm 2010 đạt từ 54-55 ngàn tấn, trong đó