IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng
12. Kinh doanh tài sản
1.3.2.4 Về cơ chế chính sách
Kinh tế dân doanh chưa có chính sách ưu đãi nhất quán so với kinh tế quốc doanh và chưa được khuyến khích động viên đúng mức, hỗ trợ một cách thiết thực.
Việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức quản lý và cung cấp thông tin kinh tế còn hạn chế. Các dịch vụ hiện có chủ yếu chỉ được tiến hành trên cơ sở thương mại.
Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, các hình thức huy động vốn khác như phát hành trái phiếu đô thị, vốn ODA, vốn FDI, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn vay hỗn hợp của các tổ chức tín dụng…chưa được phát huy rộng rãi. Vấn đề xã hội hoá đầu tư chưa cao nên
việc kết hợp đầu tư Nhà nước và đầu tư của các thành phần kinh tế - đặc biệt là kinh tế tư nhân cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao chưa nhiều. Hình thức huy động vốn của các công ty cổ phần chưa linh hoạt nên chưa có khả năng tiếp cận với thị trường vốn.
Trình độ, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư là xã, phường, trường học, bệnh viện…còn yếu nên trong hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, kéo dài.
Công tác giám sát đánh giá đầu tư là nhiệm vụ mới được Bộ Kế hoạch và đầu tư giao nhiệm vụ nên tỉnh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện. Mặc dù các cụm công nghiệp, khu công nghiệp được tiến hành xây dựng từ năm 2001 song đến đầu năm 2004 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định mới đựoc chính thức thành lập; trong khu tình hình thực tiễn cần đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai xây dựng khu công nghệ cao Mỹ Trung.
Có thể nói giai đoạn 2001-2006 đã đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền kinh tế xã hội tỉnh Nam Định, góp phần cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, trong các năm 2005, 2006 tỉnh đã đạt được những thắng lợi vượt bậc trên nhiều ngành, lĩnh vực, tạo tiền đề để đạt và vượt những chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn phát triển 2006 -2010, mở đầu cho thế kỷ mới, sự phát triển mới.
Các nguồn vốn đầu tư thực sự đã phát huy hiệu quả, tạo ra nhiều tài sản cố định cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực tăng lên, đời sống nhân dân từng bước cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế tỉnh cũng như các ngành kinh tế đều có bước tăng trưởng khá và ổn định.. Các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư được tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển
Tuy nhiên, trên chặng đường phát triển của tỉnh Nam Định vẫn còn không ít khó khăn. Vốn đầu tư với quy mô tăng lên hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương còn hạn chế; vốn FDI không đáng kể; tỷ lệ huy động vốn nhàn rỗi chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu chưa tạo được ưu thế riêng cho địa phương. Các tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác tối đa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Năng lực quản lý đầu tư ở một số nơi còn yếu kém, làm giảm hiệu qua đầu tư…Những vấn đề này đã và sẽ được chính quyền và nhân dân Nam Định nỗ lực giải quyết và tháo gỡ để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cơ bản cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010. Bằng những giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, nhất định tỉnh Nam Định sẽ thực hiện thành công những mục tiêu nhiệm vụ đề ra để tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo xã hội và an ninh quốc phòng, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng. 1.3.2.5 Hoạt động quản lý đầu tư còn nhiều bất cập
Hiện nay tình trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư, trong tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Sự thất thoát lãng phí được biểu hiện ở việc thấy thoát về của cải, vật chất, hỏng, mất mát máy móc, nguyên vật liệu, thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động, bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng có khi thừa lao động có khi thiếu lao động trong quá trình thực hiện dự án, thất thoát dưới dạng tiền vốn. Có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 1. 30: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực tế các ngành Đơn vị: triệu đồng STT Năm 2002 2003 2004 2005 Ngành Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát Giá trị thực tế đạt được Giá trị thất thoát 1 Nông nghiệp 48222 32148 48840 32560 51300 34200 56404 37602 2 CN, chế biến, cơ khí 12400 10146 16610 13590 32175 26325 18535 15165 3 Giao thông vận tải 22699 22699 28450 28450 29150 29150 33449 33449 4 Dịch vụ 71238 58359 110055 90045 67815 55485 80934 66219 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Nam Định
Nhìn vào bản trên ta thấy hàng năm có một số lượng lớn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị thất thoát khi xây dựng công trình. Giá trị thực chất của các công trình thường chỉ chiếm 40 – 45% giá trị vốn đầu tư ban đầu được quyết toán. Đặc biệt, ở ngành giao thông vận tải giá trị thất thoát lên tới 50% tương ứng với 113.748 triệu đồng trong giai đoạn 2002 – 2005. Đây là một thực trạng đáng báo động khi mà hệ thống giao thông vận tải còn lạc hậu và hàng năm nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành này là rất lớn. Nguyên nhân của sự thất thoát lãng phí đó có ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản.
Trong quá trình thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định còn bộc lộ một số thiếu sót, khuyết điểm cần được khắc phục, đó là:
- Việc triển khai thực hiện các quy chế, quy định chưa kịp thời, chưa sâu rộng trong các ngành, các cấp; việc phân công lãnh đạo phụ trách lĩnh vực đầu tư của một số ngành, địa phương phụ trách đầu tư lại không có chuyên môn nghiệp vụ XDCB nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư.
phục nên việc bố trí vốn thực hiện dự án còn dàn trải, nhiều dự án nhóm C bố trí kéo dài thời gian thi công 3- 4 năm hoặc phải bố trí vốn để trả nợ nhà thầu sau 1- 2 năm khi công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hơn thế nữa trình tự ghi vốn đầu tư chưa tuân thủ trình tự XDCB (một số dự án chưa có vẫn ghi vốn). Cơ cấu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng còn thấp.
- Một số chủ đầu tư thiếu hiểu biết về chuyên môn xây dựng nên giao nhiệm vụ cho tư vấn lập dự án và nghiệm thu dự án chưa chặt chẽ dẫn đến chất lượng các dự án chưa cao, thiết kế kỹ thuật chưa đồng bộ, các ngành các cấp tham gia thẩm định dự án phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nghiệm thu, giám sát chưa sâu, chưa sát dẫn đến thay đổi, bổ sung , sửa chữa nhiều.
- Trong công tác đấu thầu còn có những gói thầu chưa chặt chẽ về thủ tục, tư vấn chấm thầu chưa nâng cao trách nhiệm nên một số nhà thầu năng lực còn chưa đáp ứng đã trúng thầu những công trình trên năng lực về vốn nên thi công kéo dài.
- Công tác nghiệm thu, lập thủ tục thanh toán vốn chưa đồng bộ dẫn đến việc thanh toán vốn thường chậm, kéo dài. Một số dự án công trình đã bố trí vốn song không thực hiện được hàng năm tỉnh phải điều chỉnh từ 1 đến 2 lần.
- Phân cấp đầu tư như quyết định 84 của tỉnh rất rộng huyện, thị, xã, có rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm song việc quản lý thẩm định về dự án giám định chất lượng thiết kế thi công, tổng dự toán, giám sát thi công, cấp phép xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư đô thị, còn nhiều bất cập (do cán bộ làm công tác quản lý này vừa thiếu vừa yếu).
- Công tác thanh tra có làm, song chưa thực sự thúc đẩy đầu tư xây dựng giám sát đánh giá đầu tư chưa làm được.
- Việc triển khai thực hiện dự án khó khăn nhất là khâu giải phóng mặt bằng, do chính sách đề bù không còn phù hợp, giải pháp bố trí công ăm việc làm cho người lao động khi bị thu hồi đất chưa cụ thể rõ ràng. Một số địa phương chưa đồng tình ủng hộ cao và thiếu kiên quyết trong việc giải phóng mặt bằng, dẫn đến dự án chậm được khởi công, nên chưa phát huy được hiệu quả vốn đầu tư.
- Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB, chủ đầu tư lập quyết toán gửi Sở Tài chính thường còn thiếu các thủ tục có liên quan, gây sự chậm trễ và kéo dài thời gian quyết toán vốn đầu tư. Đến tháng 10/2006 đã quyết toán được 40 công trình, đạt 175 tỷ đồng. Sở tài chính đã chuyển sang kho bạc là 90 tỷ đồng. Số vốn đã thanh toán cho các công trình là 55 tỷ đồng, bằng 32% kế hoạch năm.