IV. Du lịch – dịch vụ
18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền
2.2.2.2 Giải pháp về phát triển công nghiệp
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp ở mức cao và bền vững; tổ chức sắp xếp, đổi mới quản lý sản xuất, kinh doanh và khai thác tối đa những lợi thế của địa phương cho phát triển công nghiệp. Xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở đó phát triển nhanh ngành công nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường; các ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới hướng vào xuất khẩu như chế biến nông thủy sản, may mặc, da giày, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. Tạo điều kiện cho công nghiệp gắn kết với nông nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, đảm bảo có đủ sức cạnh tranh để giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống.
Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư áp dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phát triển những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Duy trì và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Đầu tư những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, các khu, cụm sản xuất công nghiệp tập trung. Lấy công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, tăng cường huy động vốn trong dân để đầu tư phát triển.
Hướng phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh nên tập trung vào 4 ngành quan trọng:Công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Công nghiệp dệt may : Tiếp tục duy trì năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của các Công ty dệt may. Khẩn trương đưa các dự án đầu tư di chuyển địa điểm, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định. đưa nhanh tiến độ các dự án mới và
phát huy hiệu quả các dự án đầu tư của Công ty May Sông Hồng, Công ty Dệt may Sơn Nam, Công ty Cổ phần May Nam Hà. Phấn đấu đến năm 2010 dệt được 95 triệu mét vải các loại, hơn 47 triệu sản phẩm may mặc các loại, đạt 3.385 tỷ đồng.
- Công nghiệp cơ khí, điện tử : Tiếp tục mở rộng sản xuất lắp ráp IKD máy lạnh, điều hoà nhiệt độ, đồ điện dân dụng, các nhà máy đóng tàu. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 3.150 tỷ đồng.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng : Đảm bảo sản xuất gạch Granite theo thiết kế và có chất lượng tại khu công nghiệp. Quản lý chặt chẽ sản xuất gạch thủ công trong toàn tỉnh. Nâng sản lượng bao bì xi măng lên 17-18 triệu cái.
- Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống : Dự kiến đến năm 2010 có sản lượng thịt đông lạnh 9.000 tấn, tôm đông lạnh 920 tấn; bia các loại 47 triệu lít.