Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.1.2 Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện nay và trong thời gian tới, tỉnh Nam Định cần mở rộng hơn nữa các biện pháp tăng cường khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: nghiên cứu để đa

minh bạch các chính sách, thực hiện ưu đãi về tài chính và thuế theo đúng luật khuyến khích đầu tư nước ngoài... Tiến dần tới thực hiện bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng cứng (đường, điện, nước, thông tin...) cũng như hạ tầng mềm (tài chính, xã hội, dịch vụ kỹ thuật, công nghệ...) để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, đội ngũ cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tỉnh chủ trương trọng tâm là thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang được tiến hành đầu tư xây dựng trong tỉnh. Vốn FDI được thu hút vào các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng, du lịch – dịch vụ để khắc phục dần tình trạng mất cân đối về quy mô và cơ cấu vón đầu tư trực tiếp nước ngoài trước đây; đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hướng vào xuất khẩu. bên cạnh các dự án huy động vốn FDI trên địa bàn TP Nam Định và các khu công nghiệp, tỉnh đã có quy hoạch, xây dựng danh mục các dự án thu hút vốn FDI vào địa bàn các huyện ven biển (Nghĩa Hưng, Giao Thuỷ, Hải Hậu) để khai thác tiềm năng vùng ven biển, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản.

Đối với nguồn vốn huy động từ nguồn vay nợ, viện trợ mà một phần lớn là vốn ODA sẽ được huy động để đầu tư cho các huyện phát triển làng nghề đồng thời xử lý, bảo vệ môi trường và một số dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng….với số vốn xin tài trợ khoảng 75% tổng vốn đầu tư. Phần còn lại tỉnh sẽ huy động từ nội lực để thực hiện các dự án khi đã xin được tài trợ. Cần sớm ban hành chính sách thuế thống nhất áp dụng đối với các dự án ODA của tất cả các nhà tài trợ theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ theo nhóm hoạch toán song phương, trong lúc lựa chọn các khâu công việc có tính khả thi cao như hài hoà kết cấu nội dung và hình thức, hài hoà các quy trình và thủ tục

đấu thầu, hài hoà hệ thống báo cáo định kỳ về tình hình triển khai các dự án ODA.

2.2.2 Các giải pháp sử dụng vốn

Trong việc thực hiện công cuộc đầu tư không những cần chú trọng vào việc tăng về số lượng vốn mà điều cần thiết hơn cả đó là chất lượng của đồng vốn bỏ ra. Hiệu quả của đồng vốn được biểu hiệu qua hệ số ICOR, hệ số này càng nhỏ thì chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra sinh ra càng được nhiều lợi. Để nâng cao hiệu quả của đầu tư phát triển thì trước hết chúng ta cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý. Tức là một cơ cấu đầu tư thúc đẩy đước nền kinh tế phát triển.

Trong điều kiện nguồn lực về vốn còn nhiều hạn chế, các ban ngành lãnh đạo tỉnh Nam Định cần xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế ở địa phương cũng như xu hướng phát triển chung của cả nước. Trước hết cần xác định vai trò mang tính chất định hướng của nguồn vốn Nhà nước, chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Ưu tiên sử dụng vốn từ NSNN cho các dự án có tính định hướng. Tập trung sức cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin bưu điện, cung cấp điện nước, các trung tâm công nghệ và nhà ở... Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách và nguồn viện trợ ODA để cơ sở hạ tầng thực sự đi trước một bước. Các ngành dịch vụ như tài chính – ngân hàng, thương mại, thông tin viễn thông, du lịch khách sạn cần được phát triển cấp bách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Có xây dựng được cơ sở hạ tầng vững chắc thì mới kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w