Định hướng phát triển vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 71)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

12. Kinh doanh tài sản

2.1.1.2 Định hướng phát triển vùng kinh tế

Vùng kinh tế biển:

Vùng kinh tế biển là một vùng kinh tế quan trọng, một trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh. Ngành thuỷ sản được ưu tiên đầu tư theo hướng: gắn đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến thuỷ sản và các ngành dịch vụ, trong đó nuôi trồng là chủ yếu. Khai thác có hiệu quả các đội tàu đánh bắt xa bờ, đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản ở các bãi ven biển; tích cực chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa, làm muối năng suất và hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ hải sản.

Nâng cấp và xây dựng cảng biển thương mại dịch vụ Thịnh Long; phát triển công nghiệp đóng tàu thuỷ.

Đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ mát tắm biển ở Quất Lâm và Thịnh Long. Hoàn thành đầu tư khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.

Vùng sản xuất nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung thâm canh cây nông nghiệp, cây mùa vụ đông và các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Phát triển mạnh chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến nông thuỷ sản tạo bước chuyển biển mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng nhanh chăn nuôi dịch vụ lên 50%. Đầu tư cho hệ thống giao thông các đường tỉnh lộ và giao thông liên xã, liên thôn trong vùng, các hạ tầng thiết yếu, cấp thoát nước, các trung tâm thương mại, hạ tầng phúc lợi công cộng ở các thị trấn, thị tứ trong vùng. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang kinh tế thị trường, phát triển mô hình doanh nghiệp ở nông thôn

Trung tâm công nghiệp, dịch vụ ở Thành phố Nam Định:

Chỉ đạo xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Nam Định theo hướng trở thành Trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng. Tập trung phát triển mạnh sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ, nhất là công nghiệp cơ khí điện tử, công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, các dự án để phát triển các ngành du lịch dịch vụ. Nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố, hạ tầng các khu di tích văn hoá - lịch sử, hạ tầng phục vụ các lĩnh vực xã hội. Chú trọng công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Xây dựng thêm một số trường đại học , cao đẳng để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tỉnh và khu vực.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w