1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc

77 867 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 624 KB

Nội dung

Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc

Trang 1

Mục lục 1Lời mở đầu 3Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phíaBắc 41.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc 4

1.1.1 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp Việt Nam 41.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp phíaBắc: 6

1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc 19

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư phát triển tại các Khu côngnghiệp 19

1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp: 191.2.1.2 Đặc điểm của các Khu công nghiệp : 20

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền Bắc có ảnh hưởng tới hoạtđộng đầu tư phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc 211.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc 24

1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc 241.2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắcphân theo nguồn vốn 251.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắcphân theo các địa phương 291.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theo nộidung đầu tư 301.2.3.4.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN: 311.2.3.4.2 Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN 34

Trang 2

1.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp phía

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 59

2.3 Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc 60

2.3.1 Giải pháp vĩ mô 60

2.3.2Cácgiảiphápvimô 68

2.3.2.1 Đối với Ban quản lý Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố 68

2.3.2.2 Đối với các Khu côngnghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp 72

Kết luận 74

Phụ lục 75

Danh mục tài liệu tham khảo 78

Trang 3

Lời mở đầu

Trong quá trình thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đạt hóa nền kinhtế quốc dân và thực hiện chính sách mở cửa, chủ động tham gia hội nhập kinh tếquốc tế, việc xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam nói chungcũng như các tỉnh phía Bắc nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, sự phát triển nàykhông những nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoàimà còn nhằm nhanh chóng tạo nên một khu vực công nghiệp năng động có trình độcông nghệ tiên tiến, hiện đại, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốcdân và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn để nảy sinh trong quá trình đầu tư pháttriển Khu công nghiệp phía Bắc Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mangtính thực tế cao về những thành công và hạn chế còn tồn tại trong suốt qua để từ đótìm ra giải pháp tăng cường đầu tư phát triển Khu công nghiệp

Với tầm quan trọng của những vấn đề có liên quan đến đầu tư phát triển khu

công nghiệp phía Bắc, em xin phép được lựa chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển tạicác Khu công nghiệp phía Bắc: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu

thực tập Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 2 chương:

Chương I : Thực trạng đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía BắcChương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại các Khucông nghiệp phía Bắc.

Trang 4

Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại cácKhu công nghiệp phía Bắc

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu công nghiệp phía Bắc:

1.1.1 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp Việt Nam:

Ngày 24/09/1991, Khu chế xuất Tân Tạo – khu chế xuất đầu tiên của ViệtNam do Đài Loan và Việt Nam liên doanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đượchình thành tại Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh Sự đầu tư phát triển Khu côngnghiệp (KCN) trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địaphương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sau 18 năm hình thành và phát triển số lượng KCN trên toàn lãnh thổ ViệtNam đã lên đến 238 KCN gần gấp đôi so với năm 2005 (131 KCN) Diện tích trungbình của mỗi KCN cũng tăng lên từ 220 ha/KCN năm 2005 lên 250 ha/KCN Tỷ lệlấp đầy của các KCN đạt trung bình 47% Địa phương có nhiều KCN nhất là ĐồngNai với 28 KCN, kế đến là Bình Dương có 27 KCN và TP Hồ Chí Minh có 16KCN

Bảng 1.1 Số lượng và diện tích các KCN của Việt Nam (2005-2009)

Trang 5

Tốc độ tăng liên hoàn % 31,37 9,12 33,22 3,95

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.1 Số lượng và diện tích KCN của Việt Nam (2005-2009)

Số KCN Diện tích (ha)

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các KCN đóng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.Chỉ tính riêng năm 2009 các KCN trên toàn lãnh thổ đã thu hút được 6.802 dự ánđầu tư trong đó bao gồm 3.223 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là42.264,5 triệu USD và 3.579 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký251.101,9 tỷ đồng Các dự án đầu tư vào KCN chiếm 30% về số dự án và 25% vềvồn đầu tư vào nước ta Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN cả nướcnăm 2009 đạt 361.210,4 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 14.325,76 tỷ đồng, giá trịxuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD tăng so 48% so với năm 2005, giá trị nhập khẩu 7,9 tỷ

Trang 6

USD giảm 0,3% so với năm 2005.Tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp tạicác KCN là 1.319 nghìn người.

Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển KCN Đầu tiên phải kể đến phínhân công khá thấp Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội xúc tiến thương mại NhậtBản - JETRO, chi phí nhân công của Việt Nam thấp nhất trong 10 quốc gia tại ChâuÁ, mức lương tối thiểu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ ChíMinh và Hà Nội là 70 USD/tháng Giá thuê đất trong các KCN Việt Nam có giá chothuê thấp hơn nhiều so với Trung Quốc Cùng thời gian cho thuê 50 năm, giá thuêđất KCN trung bình của Việt Nam từ 50-100 USD, của Trung Quốc từ 70-200USD.Theo nhận định Việt Nam, thị trường KCN Việt Nam có nhiều lợi thế như chế độchính trị ổn định, nền kinh tế đang phát triển, lực lượng lao động dồi dào Tuy vậy,nhìn chung Việt Nam vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn về hạ tầng như các cảngsông, cảng biển đang quá tải nghiêm trọng do hạn chế về công suất hoạt động và cơsở hạ tầng; sân bay hoạt động hết công suất; không có kho lạnh tích hợp dù nhu cầuthuê gia tăng Nhưng hạn chế này cũng tạo cơ hội hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tưvào các khu logistics (vận chuyển, lưu hành, kho bãi ) do phân khúc này còn bỏngõ Những điều này cho thấy tiềm năng của các KCN ở Việt Nam trong tương laicòn rất lớn.

1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:

Hơn mười năm năm kể từ khi 2 khu công nghiệp đầu tiên phía Bắc đượcthành lập (KCN Nội Bài - Hà Nội và Nomura - Hải Phòng), đến nay các KCN phíaBắc đã có những đóng góp ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế của vùng nóiriêng và cả nước nói chung Đến hết năm 2009, toàn vùng đã có 74 KCN với tổngdiện tích trên 16.274 ha được thành lập trên 21 tỉnh, thành phố phía Bắc theo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 1.2 Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố Phía Bắc năm 2009

Trang 8

máy quản lý, đầu tư hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý chất thải và khả năng liên kếtcủa các doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất phát triển các KCN có liên quanchặt chẽ đến hạ tầng cơ sở (sân bay, bến cảng, đường bộ,…), dự báo dòng vốn đầutư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài và Việt Nam theo đinh hướng phát triển kinhtế-xã hội, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và kết quả sản xuất, kinhdoanh của các KCN hiện có Về cơ bản, một số địa phương đã có quy hoạch sửdụng đất hợp lý để phát triển KCN theo hướng đưa đất chưa sử dụng hoặc sử dụngkhông có hiệu quả vào phát triển các KCN Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương sửdụng đất chuyên trồng lúa, đất trồng cao su, đất có khả năng săn xuất nông nghiệp,đất đang có dân cư tại những vị trí có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt đẻ xây dựng cácKCN ( Hưng Yên, Hải Dương, ) trong khí đó có thể lửa chọn giải pháp đầu tưthêm hạ tầng kỹ thuật để đưa các loại đất khác vào việc xây dựng cơ các KCN mới.

Một số Khu công nghiệp tiêu biểu tại phía Bắc:

* Khu công nghiệp Nomura-Hải Phòng:

Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng với diện tích 153 ha là khu côngnghiệp đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam Đây là Khu công nghiệp liên doanh giữathành phố Hải Phòng và Tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản với mục tiêuchiến lược là thu hút các nhà đầu tư lớn về kỹ thuật, có thương hiệu nổi tiếng từNhật Bản

Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố cảng Hải Phòng, KCN Nomura- HảiPhòng có vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường lý tưởng, phù hợp cho việc xâydựng một KCN tập trung và phát triển lâu dài, phù hợp về khoảng cách với đô thịtrung tâm Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại đã giúp cho các nhà đầu tưtiết kiệm được thời gian, chi phí đầu tư, vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo tốt cảnh quan môi trường xung quanh.Chođến nay, Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng là Khu công nghiệp được đánh giálà hiện đại, đồng bộ nhất tại Việt Nam nói chung.

Trang 9

Với cơ chế chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo mọi điềukiện cho các nhà đầu tư của UBND Thành phố Hải Phòng cũng như của chủ đầu tưKCN – NHIZ, KCN Nomura- Hải Phòng đã và đang trở thành một địa chỉ lý tưởngcủa các nhà đầu tư Đây là KCN có tỉ lệ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cao nhất(gần 5 triệu USD/ha), với nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, tạo nguồn hàng xuất khẩu lớnvà đặc biệt đây là điểm đến của các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tại thành phố HảiPhòng, đúng như là những gì phía Việt Nam mong đợi, và lãnh đạo Tập đoànNomura Nhật Bản đã cam kết.

Từ năm 1997- 2000 KCN Nomura- Hải Phòng chỉ thu hút được 5 dự án đầutư với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD Trước những khó khăn tưởng chừngnhư không vượt qua được, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo, tích cực kịp thời củalãnh đạo hai bên, công ty liên doanh đã đưa ra được nhiều giải pháp nhằm đạt đượcnhững kết quả tối ưu trong việc xúc tiến đầu tư vào KCN như: điều chỉnh thích hợpgiá cho thuê đất, đưa ra phương thức thanh toán phù hợp với năng lực của nhà đầutư, nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng Kết quả từ năm 2001 đãđánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của KCN Nomura- HảiPhòng, KCN đã thu hút được 4 dự án đầu tư mới, qua đó tạo đà cho xúc tiến và thuhút đầu tư những năm tiếp theo Ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi, KCN với sựhỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Nomura, với nhiều thuận lợi cơ bản KCN Nomura- HảiPhòng đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà đầu tư Đến nay, KCNNomura- Hải Phòng đã thu hút được 53 nhà đầu tư vào KCN, nâng tổng số kimngạch đầu tư vượt 1 tỷ USD với tỷ lệ thực hiện cao; tạo công ăn việc làm cho hơn20 nghìn người lao động Việt Nam làm việc trong KCN; giá trị sản xuất của cáccông ty, xí nghiệp trong KCN đã lên tới 500 triệu USD trong năm, đạt 10% GDP,30% kim ngạch mậu dịch của Thành phố Hải Phòng.

Trong thời gian tới để phát triển KCN Nomura- Hải Phòng nói riêng và cácKCN Hải Phòng nói chung tương xứng với vị thế của một trung tâm công nghiệp-động lực tam giác trọng điểm của Bắc Bộ, cùng với UBND thành phố Hải Phòng,BQL KKT Hải Phòng, CBCNV Công ty Phát triển KCN Nomura- Hải Phòng càngcần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng,thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạtđộng như tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tổ chức các buổi hội thảo …

Trang 10

* Khu công nghiệp tập trung Nam Thăng Long – Hà Nội :

KCN Nam Thăng Long nằm ở Tây Bắc Thành phố Hà Nội, cách trung tâmThành phố 6km, cách cảng sông Hồng 300m, cách trung tâm giao lưu hàng hoá3km về phía Bắc, cách cầu Thăng Long 2km, sân bay Nội Bài 16km Đây là KCNtập trung mới có vị trí gần trung tâm thành phố nhất và có đường vành đai chạyquanh thành phố qua KCN dài 70km Năm 1998, UBND Thành phố Hà Nội đã chophép Công ty Phát triển hạ tầng Hiệp hội Công thương Hà Nội làm chủ đầu tư hạtầng dự án “KCN tập trung Nam Thăng Long” và đến tháng 2/2001 được Thủ tướngChính phủ chính thức ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng KCN NamThăng Long và hoạt động theo quy chế Khu công nghệp - Khu chế xuất và Khucông nghệ cao ban hành theo Nghị Định số 36/CP.

Tổng diện tích quy hoạch của KCN Nam Thăng Long là 260,87 ha với tổngvốn đầu tư lên tới 400 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.

KCN Nam Thăng Long được phân thành 2 khu riêng biệt:

+ Khu A: khu công nghệ hỗ trợ sản xuất với diện tích 98,59 ha+ Khu B: khu có các xí nghiệp công nghiệp với diện tích 120 ha trong đó diện tích xây dựng các nhà máy : 71,5 ha; diện tích xây dựng khu kỹthuật : 5,65 ha; khu hành chính : 6,43 ha; đường lề: 18,9 ha; cây xanh: 12,4ha; mặt hồ : 4,5 ha

KCN được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễmmôi trường, ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm 3 nhóm ngành:

+ Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dung : nhà máy dệt, may; sản xuất đồ giadụng, văn phòng; sản xuất đồ chơi; hàng thủ công, chế tác mỹ nghệ.

+ Nhóm ngành sản xuất kỹ thuật cao: đồ điện, thiết bị gia dụng; sản xuất linhkiên, đồ điện tử; sản xuất thiết bị y tế và đo kiểm; sản xuất lương thực, thực phẩm,đồ uống, thiết bị cho ngàng năng lượng mặt trời, gió.

Trang 11

+ Nhóm ngành chế tạo dụng cụ cơ khí dân dụng: sản xuất dao kíp, nồi xoongbằng inox; săn xuất bản lề, móc cửa, kim khí nhỏ; xí nghiệp lắp ráp và bảo trì xemáy

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Thăng Long được thiết kế và xây dựngđồng bộ, tiên tiến, hiện đại với đầy đủ các hệ thống: cấp điện, cấp nước, thoát nước,rác thải, thông tin liên lạc.

Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnhvực , rất đa dạng: nhà máy in, nhà máy sản xuất tã giấy trẻ em, sản xuất phụ kiểmvề nước, sản xuất bánh kẹo…hiện các nhà máy đang hoạt động có hiệu quả và chora thị trường các sản phẩm có uy tín.

Hiện nay, KCN tập trung Nam Thăng Long đã lấp đầy được gần 100% diệntích đất trong KCN, thu hút được 30 nhà đầu tư thứ cấp, dự kiến hết quý III/2009 sẽlấp đầy 100% diện tích đất trong KCN

KCN tập trung Nam Thăng Long là một KCN có vị trí lý tưởng, gần ngaytrung tâm Thành phố Hà Nội và thuận lợi cho giao thong bằng đường bộ, biển, sắt,hàng không, vì vậy nơi đây đã và đang trở thành một địa điểm hấp dẫn của các nhàđầu tư trong và ngoài nước.

*KCN Thạch Thất Quốc Oai – Hà Nội :

KCN Thạch Thất Quốc Oai được thành lập theo Quyết định số2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là thành phố HàNội) cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc thành lập, phê duyệt dự án và choCông ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanhkết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai và xãPhùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có thời hạn đến năm 2056.

KCN Thạch Thất Quốc Oai thuộc thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá,huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có diện tích 150,12 ha với phạm vi, ranh giớiđược xác định như sau:

Trang 12

- Phía Bắc : Giáp khu dân cư xã Phùng Xá- Phía Nam : Giáp đường cao tốc Láng Hoà Lạc- Phía Đông : đường gom Khu công nghiệp- Phía Tây : Giáp tuyến đường liên huyện

KCN Thạch Thất Quốc Oai nằm giáp đường cao tốc Láng - Hoà Lạc,trục đường cao tốc quan trọng và hiện đại nhất thủ đô Hà Nội, liền kề với các Khuđô thị hiện đại và Khu công nghệ cao Hoà Lạc cách Sân bay quốc tế Nội Bài 30 km,cách trung tâm Thành phố Hà Nội 17 km, cách Cảng Hải Phòng 130 km, cách Cảngnước sâu Quảng Ninh – Cái Lân 150 km.Vị trí của KCN rất thuận tiện cho việc vậnchuyển hàng hoá.

Đây là KCN đa ngành, ít gây ô nhiễm môi trường bao gồm các ngành nghềchính: Công nghiệp lắp ráp cơ khí điện tử; chế biến thực phẩm; công nghiệp nhẹ,hàng tiêu dùng; Chế biến đồ trang sức; Sản xuất linh kiện điện tử chính xác, xemáy, ôtô; Đồ điện gia dụng; Cơ khí

* Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh:

Khu công nghiệp Yên Phong thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là mộtphần của dự án Tổ hợp Khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy mô của đôthị loại V, dân số khoảng 45.000 người Đây là Khu công nghiệp tập trung đanghành, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễmmôi trường, bao gồm các nghành nghề sau: Dược phẩm, thuốc thú y, thức ăn giasúc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơkhí.

Đây là dự án do Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) (Bộ

xây dựng) làm chủ đầu tư theo văn bản số 303/TTg-CN ngày 20 tháng 02 năm 2006của Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập và đầu tư KCN được xây dựng hiệnđại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường,đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, sản xuất công nghiệp và kinh tế- xã hội của tỉnh BắcNinh phù hợp với chủ trương Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà nước.

Trang 13

Tạo tiền đề cho sự phát triển các khu đô thị mới, góp phần đẩy nhanh tiến tình đôthị hóa của tỉnh Bắc Ninh.

Diện tích quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp khoảng 761ha, trong đó:+Giai đoạn 1 là 351.33ha.

+ Giai đoạn 2 là 410ha (dự kiến khởi công xây dựng vào Q4/2008).

Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 1 ST

5 Đất các công trình đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ

Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một trongsố ít các Khu công nghiệp có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưuthế và thuận tiện cho lưu thong, nằm trên giao điểm giữa 2 tuyến giao thông: hànhlang Bắc - Nam là các Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B nối Hà Nội với Lạng Sơn; hànhlang Đông - Tây là Quốc lộ 18 (mới) có mặt cắt gấp đôi Quốc lộ 18 A (cũ) và nốiSân bay Quốc tế Nội Bài với Cảng biển nước sâu Cái Lân, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh- Hải Dương - Hải Phòng, giáp tuyến đường sắt quốc tế từ Miền Nam qua cửa khẩuHữu Nghị - Lạng Sơn sang Trung Quốc; và tuyến đường sắt cao tốc Yên Viên - CáiLân nằm gần cảng Sông Cầu, một trong các tuyến đường thuỷ quan trọng của hệthống đường sông các tỉnh phía Bắc.

* Khu công nghiệp Thuận Thành II – Bắc Ninh:

Trang 14

Khu công nghiệp, đô thị Thuận Thành II thuộc địa phận các xã: An Bình,Mão Điền, Hoài Thượng, và thị trấn Hồ - Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Vị trícụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp kênh Bắc và tỉnh lộ 280.+ Phía Tây quốc lộ 38.

Tổng diện tích trong ranh giới quy hoạch khoảng 304,405 ha trong đó: Đấtxây dựng Khu công nghiệp khoảng 252,184 ha: đất xây dựng đô thị khoảng 52,2206ha Lối chính vào Khu công nghiệp từ đường QL.38, mở trục giao thông từ Đôngsang Tây chạy qua Khu đô thị và là trục giao thông chính qua Khu công nghiệp Đôthị.

Đây là Khu công nghiệp tập trung gồm các ngành sản xuất công nghiệp ítgây ô nhiễm độc hại:Công nghiệp công nghệ cao: máy tính và các sản phẩm linhkiện đi kèm; công nghiệp thông tin nối mạng truyền dẫn; công nghiệp điện tử, tiêudùng cao cấp…

Khu công nghiệp, được chia thành hai khu chức năng riêng biệt:

- Khu công nghiệp: Bố trí ở phía Đông với diện tích 252,184 ha và có dải câyxanh cách ly với khu đô thị và dân cư lân cận.

+ Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và kho tàng: Chiếm khoảng 59,9% diện tích Khu công nghệp.

+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế110/22KV; trạm sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải được bố trí thuận tiện choviệc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện ccác nguồn cungcấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.

+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Các công trình trạm biến thế110/22 KV: trạm khai thác và sử lý nước ngầm: trạm sử lý nước thải đực bố tríthuận tiện cho việc đáp ứng các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận thuận tiện cácnguồn cung cấp và nguồn xả, đảm bảo về điều kiện môi trường.

Trang 15

+ Đất cây xanh có diện tích tối thiểu 16.6% Diện tích cây xanh trong khuvực được bố trí tập trung và phân tán các dải cây xanh cách ly.

+ Đất giao thông: các tuyến giao thông trong Khu công nghiệp được bố trítheo dạng ô cờ với trục giao thông chính từ tây sang đông Đảm bảo cho việc tiếpcận thuận lợi các ô đất xây dựng Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp khôngnhững đáp ứng nhu cầu về vận chuyển mà còn có ý nghĩa là các trục tổ hợp khônggian, đảm bảo cho không gian kiến trúc cảnh quan của Khu công nghiệp trật tự vàthống nhất.

Cơ cấu sử dụng đất KCN

2 Đất thương mại DV và giới thiệu sảnphẩm

Trang 16

- Khu đô thị: được bố trí tại phía Tây tiếp giáp với QL 38 có diện tíchkhoảng 52,2206 ha được xây dựng các công trình công cộng dịch vụ và thương mạivà các khu dân cư.

* Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên:

Khu công nghiệp dệt may Phố Nối đặt tại tỉnh Hưng Yên có diện tích 120,6ha, do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làmChủ đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX)với sự tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Áchâu (ACB).

Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục đườnggiao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, nối liềncác trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km,cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt LạcĐạo 15km (đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm thông quan của tỉnh HưngYên trên đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu đô thị Thăng Long đang đầu tư.

Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay nghềtừ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại vùng này vàvùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.

Khu công nghiệp dệt may Phố Nối có tổng diện tích 120,6 ha chia làm 2 giaiđoạn:

- Giai đoạn I là 25 ha, đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩnbao gồm: hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xửlý nước thải, hệ thống thoát nước mưa, đường giao thông nội bộ và đã lấp đầy hếtphần diện tích đất cho thuê, hiện nay có 10 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất.

Trang 17

- Giai đoạn II là 95,6 ha, đang chuẩn bị triển khai xây dựng hệ thống cơ sởhạ tầng đồng bộ (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc) Vớicác nhà đầu tư đăng kí sớm sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí và diện tích theo mong muốnvà có nhiều ưu đãi thuận lợi.

Các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sớm trong Khu công nghiệp dêt may PhốNối giai đoạn II sẽ có cơ hội lựa chọn vị trí, diện tích và có nhiều ưu đãi thuận lợi:

+ Được hỗ trợ làm các thủ tục đầu tư vào Khu công nghiệp.+ Hỗ trợ, tư vấn lựa chọn lao động địa phương.

+ Được tạo điều kiện về hành lang pháp lý.

+ Được hưởng đầy đủ các ưu đãi theo pháp luật hiện hành của Nhà nước ViệtNam, của tỉnh Hưng Yên đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Khu công nghiệp Đại An – Hải Dương:

KCN Đại An là một trong những KCN đầu tiên tại tỉnh Hải Dương đượcthành lập ngày 24/3/2003 KCN có vị trí thuận lợi nằm trong vùng trọng điểm pháttriển kinh tế Bắc Bộ, dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đô Hà Nội vớicảng Hải Phòng, cạnh ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sông Tiên Kiều 2 km

Với vị trí giao thông thuận lợi đó, các doanh nghiệp trong KCN Đại An cóthể dễ dàng thông thương với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước bằng đường bộ,cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, đường sắt, vừa tiết kiệm được thời gian vàgiảm chi phí vận chuyển hàng hóa

KCN Đại An do Công ty cổ phần KCN Đại An làm chủ đầu tư có tổng diệntích 666 ha với tổng vốn đầu tư hơn 1300 tỷ đồng Trong đó diện tích khu I là193,22 ha (174,22 ha đất khu công nghiệp và 18.22 ha đất khu dân cư phục vụ côngnghiệp) Năm 2007 KCN Đại An đã mở rộng khu II là 474 ha, trong đó diện tích đấtcông nghiệp là 403 ha, diện tích đất Khu dân cư là 71 ha Tại đây sẽ hình thành mộtkhu liên hợp công nghiệp – tiểu khu nhà ở đồng bộ và hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹthuật gắn liền với hạ tầng xã hội- KCN gắn liền với khu dân cư và các dịch vụ phụcvụ cho công nhân và chuyên gia làm việc trong KCN.

Trang 18

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Đại An được đầu tư xây dựng đồng bộ, vàhiện đại bao gồm các hạng mục công trình: hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước,xử lý nước thải, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm khovận, an ninh, môi trường và cây xanh Ngoài lợi thế về vị trí đầu tư và lợi thế vềthương mại cùng với cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh với các dịch vụ hoàn hảo,KCN Đại An còn hấp dẫn các nhà đầu tư bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào cóthể đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tư, vì vậy chỉtrong một thời gian ngắn KCN đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư lớn.

Trước năm 2007 KCN Đại An đã thu hút được 24 dự án đầu tư nước ngoàivới tổng vốn đầu tư 346 triệu USD) Năm 2008 mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởngnặng nề của tình hình suy thoái kinh tế trên thế giới nhưng KCN Đại An vẫn thu hútđược 8 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 92 triệu USD Năm 2009 tình hình kinhtế thế giới, có dấu hiệu phục hồi nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, songKCN Đại An vẫn tiếp tục thu hút thêm 4 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 106.3 triệuUSD; vốn thực hiện: 270 triệu USD/549 triệu USD, đạt 53,5%; vốn đầu tư bìnhquân cho 1 dự án khoảng 15,25 triệu USD; vốn đầu tư trung bình cho 1 ha đất: 5,2triệu USD Tính đến nay, tổng số các dự án đã thu hút vào KCN Đại An là 36 dự ánvới tổng vốn đầu tư đạt 549 triệu USD Các dự án đến từ 10 quốc gia và vùng lãnhthổ: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Canada, Đài Loan,Việt Nam Trong số 36 dự án có 16 nhà máy đã đi vào sản xuất, 20 nhà máy đangxây dựng hoặc đang làm thủ tục cấp phép, đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấychứng nhận đầu tư.

Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môitrường, vì vậy công tác môi trường trong KCN được Công ty cổ phần Đại an đặcbiệt quan tâm và coi trọng Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là thu hút nguồn vốn FDI,KCN Đại An luôn hướng tới sự cân bằng giữa thu hút đầu tư và bảo vệ môi trườngbền vững, vì vậy các ngành nghề thu hút vào KCN cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn:không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến môi trường, bên cạnh đó Công ty khôngngừng cải tạo môi trường xung quanh KCN và thực hiện nghiêm túc Luật Môitrường Hiện KCN đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngàyđêm để phục vụ cho khu I Do làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong KCN, nên

Trang 19

KCN Đại an đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và Bộ TàiNguyên và Môi trường đánh giá cao.

1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại các KCN phía Bắc:

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về đầu tư phát triển tại các Khu côngnghiệp :

1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư phát triển các Khu công nghiệp:

Trước khi tìm hiểu về thực trang đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệpphía Bắc chúng ta phải tìm hiểu khái quát về Khu công nghiệp, đầu tư phát triển tạicác Khu công nghiệp và đặc điểm của các Khu công nghiệp.

Điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ nền sản xuất công nghiệp của các nướclà rất khác nhau Sự khác biệt này dẫn đến những sự khác nhau về mục đích hìnhthành cũng như chức năng của KCN ở mỗi nước, từ đó tạo nên những quan điểm vàcách hiểu khác nhau về KCN

Định nghĩa 1: “KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công

nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở ”KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt nhưKCN Thương mại Indonesia, các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan vàmột số nước Tây Âu.

Định nghĩa 2: “KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập

trung các doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dâncư sinh sống.” Theo quan điểm này, ở một số nước như Malaixia, Indonesia, TháiLan, Đài Loan đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau.

Trang 20

Việt Nam tiến hành phát triển công nghiệp, thực hiện quá trình công nghiệphóa và hội nhập kinh tế quốc tế tương đối muộn so với các nước trong khu vực vàtrên thế giới Do đó, sự hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam đã có điều kiệnhọc hỏi và kế thừa được những kinh nghiệm của các nước đi trước Trên cơ sở kinhnghiệm quốc tế cũng như gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam,

Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997 đã đưa ra khái niệm về KCN như sau: “Khucông nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàngcông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lýxác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủquyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”.

Còn đầu tư phát triển KCN chính là tổng thể các hoạt động về huy động vàsử dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi khônggian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định, gắn với sự tác động tổng hợp các yếutố tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng Đó là quá trình tiến hành xây dựng và thực hiệncác dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cùng nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vựcsản xuất, dịch vụ trong KCN.

Vậy các Khu công nghiệp có những đặc điểm gì?

1.2.1.2 Đặc điểm của các Khu công nghiệp:

Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết ở tất cả các quốc gia, đặc biệtlà các nước đang phát triển Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm và phươngthức xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếusau đây:

- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất

công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọichung là doanh nghiệp KCN) KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuấtsản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị doanh nghiệp dịch vụ gắn liền với sản xuấtcông nghiệp Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định 36/CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam, thuộc mọi thànhphần kinh tế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia hợpđồng, hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh trong các

Trang 21

lĩnh vực cụ thể sau: Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng; sảnxuất gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trongnước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình côngnghệ; nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩmvà tạo ra sản phẩm mới; dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng,

tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá; hệ thốngđiện nước, điện thoại Ở Việt Nam, thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầngtrong KCN do là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàihoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện Các Công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCNsẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng và sau đó được phép cho các doanh nghiệp khácthuê lại.

- Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các KCN đều thành lập hệ thống Ban quản

lý KCN cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương để trực tiếp thực hiện các chứcnăng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Ngoài ratham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhều Bộ như: Bộ kế hoạch và Đầu tư, BộThương mại, Bộ Xây dựng

1.2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của miền Bắc có ảnh hưởng tớihoạt động đầu tư phát triển của các Khu công nghiệp phía Bắc:

Có rất nhiều yếu tố tác động tới sự hình thành và phát triển các KCN songtiêu biểu là một số yếu tố: luật pháp, định hướng, quy hoạch phát triển các KCN,phương hướng đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, các vấn đề vềlao động, về cơ sở hạ tầng xã hội ngoài hàng rào Nên nếu những yếu tố trên đượcquan tâm và quản lý tốt, hướng chúng theo chiều hướng tích cực sẽ có tác dụng lớntrong việc phát triển KCN.

Trang 22

Các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã có được rất nhiều thuận lợi để thúc đẩy việcđầu tư phát triển vào các KCN Là khu bao gồm 31 tỉnh , thành phố trực thuộcTrung ương với diện tích đất tự nhiên 127,54 nghìn km2, chiếm 38,7% diện tích cảnước được chia làm hai khu vực nhỏ : trung du, miền núi phía Bắc và đồng bằngsông Hồng Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, giáp với Lào, Trung Quốc vàbiển Đông thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán giữa các nước Đây cũng là vùngcó kết cấu hạ tầng phát triển phát triển, đường bộ có quốc lộ lớn 1A nối liền BắcNam, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phốkhác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng và các cảng lớn nhưcảng Hải Phòng, cảng Cái Lân… Hệ thống cơ sở hạ tầng này càng ngày càng đượcđầu tư và phát triển mạnh hơn trong tương lai tới Đây chính là một trong nhữngđiều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư không chỉ các nhà đầu tư trong nướcmà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài.

Với dân số lên đến 34.575,1 nghìn người chiếm hơn 40% dân số cả nước tạora một thị trường rộng lớn cho các sản phẩm của các KCN Hơn nữa trong đó phầnlớn là người trong độ tuổi lao động trẻ (chủ yếu là từ 18-35 tuổi) có khả năng nhanhchóng tiếp thu kỹ thuật hiện đại kết hợp với các phương thức truyền thống hứa hẹnsẽ là nguồn cung lực lượng lao động dồi dào với tay nghề cao cho các KCN khôngchỉ trong vùng mà còn cả các KCN của các vùng lân cận.

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng không ngừng tăng lên qua các năm.Năm 2009 giá trị sản suất công nghiệp của các tỉnh phía Bắc đạt khoảng hơn 482nghìn tỷ đồng chiếm 28.3% giá trị công nghiệp của cả nước, tăng gấp đôi so với giátrị công nghiệp năm 2005 (khoảng 240 nghìn tỷ đồng) Trong giai đoạn khủnghoảng của nên kinh tế toàn cầu, đây được đánh giá là mức tăng trưởng khá cho thấysự phát triển công nghiệp ổn định của vùng.

Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hànhrất nhiều chính sách để khuyến khích thu hút đầu tư Đây đều là những chính sáchthông thoáng tạo nhiều điều kiện ưu đã khi đầu tư vào các tỉnh phía Bắc như:

- Đối với các dự án khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư, cóquy mô lớn (từ 50 triệu USD trở lên) và sử dụng nhiều diện tích đất (từ 5 ha trở lên)

Trang 23

miễn tiền thuê đất từ 07 năm đầu (không tính thời gian xây dựng cơ bản) và giảm50% trong 03 năm tiếp theo.

- Miễn tiền thuê đất trong thời gian dài đối với dự án khuyến khích và đặcbiệt khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực đang cần để tạo nên những bước đột phálàm động lực phát triển nền kinh tế- xã hội của khu vực

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài ứng tiến đền bù, giải phóng mặt bằngđể xây dựng công trình dự án, thành phố cho phép trừ số tiền chi phí ứng trước đóvào tiền thuê đất, tương ứng giữa tổng số tiền chi phí với thời gian thuê đất (trên cơsở giá thuê đất cơ bản)

- Hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào được chính quyền hỗ trợ đầu tư

- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân, cán bộ ở các ngành nghề trìnhđộ cao, công nghệ hiện đại, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư ( nếu nhà đầu tưyêu cầu)

Quy trình về xét duyệt thẩm định cấp giấy phép đầu tư cũng đã có nhiều thayđổi theo hướng tích cực như :

Trang 24

- Rút ngắn thủ túc xúc tiến, phê duyệt và cấp giáy phép đầu tư từ 26 đầu mốixuống còn 1 đầu mối đối với các dự án có quy mô nhỏ, sử dụng đất hẹp (chủ đầu tưnước ngoài nộp hồ sơ dự án đến Sở kế hoạch đầu tư và được xem xét phê duyệt cấpgiấy phép đầu tư, sau khi đã xin ý kiến các Bộ chuyên ngành và trình UBND tỉnh,thành phố phê chuẩn).

* Nội dung thẩm định

- Rút ngắn quy trình thẩm định dự án đầu tư nước ngoài từ 22 nội dung xemxét đánh giá xuống còn 5 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý, năng lực tài chính củachủ đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch ; lợi ích kinh tế- xã hội ; trìnhđộ khoa học và công nghệ; tính hợp lý của việc sử dụng đất

Một trong những cơ chế đáng lưu ý, được các nhà đầu tư đặc biệt là các nhàđầu tư nước ngoài hoan nghênh đó chính là cơ chế “một cửa” Cơ chế này đã giảmbớt được những thủ tục phiền hà, cồng kềnh cũng như rút ngắn được thời gian xincho phép đầu tư Từ sau khi ban hành cơ chế “một cửa” số dự án đầu tư cũng nhưgiá trị đầu tư không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho sự phát triển của các KCN

1.2.3 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển các Khu công nghiệpphía Bắc:

1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu công nghiệp phía Bắc :

Bảng 1.3 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009

Trang 25

Biểu đồ 1.2 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009

(tỷ USD)

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tể - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Tính đến hết năm 2009, tổng vốn đăng ký đầu tư vào các KCN phía Bắc đạt16,14 tỷ USD với 1.749 dự án Vốn đầu tư phát triển của các KCN phía Bắc luônđạt tỷ lệ tăng khá cao Tốc độ tăng của giai đoạn năm 2005-2009 trung bình đạt35% Trong đó vốn đầu tư tăng nhanh nhất vào năm 2007 (73%) Đây là giai đoạnbùng nổ các KCN ở phía Bắc với nhiều dự án lớn Vốn đầu tư trung bình của mộtdự án ngày càng cao, từ 7.96 triệu USD/dự án năm 2005 lên 9.22 triệu năm 2009.Điều đó chứng tỏ việc đầu tư vào các KCN không chỉ tăng về số dự án mà cả vềquy mô của một dự án.

1.2.3.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắcphân theo nguồn vốn:

Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trong nướcvà vốn đầu tư nước ngoài.

- Vốn đầu tư trong nước luôn được coi là nguồn vốn quyết định trong mộihoạt động đầu tư phát triển Nó bao gồm vốn Nhà nước, vốn của các doanh nghiệpngoài quốc doanh Nguồn vốn của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xuhướng ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước,

Trang 26

đặc biệt sau khi có Luật doanh nghiệp Mặt khác do các KCN được quy hoạch đểphát triển lâu dài, việc thuê đất trong các KCN do không phải đền bù, giải toà, cơ sởhạ tầng có sẵn, thủ tục đơn giản, thuận lợi Vốn Nhà nước (Ngân sách Nhà nước)được sử dụng vào việc đền bù giải toả có vốn tư nhân thường là đầu tư vào các côngtrình cơ sở hạ tầng hay sản xuất kinh doanh.

- Vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI Đây là nguồn vốn quantrọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với cácnước công nghiệp phát triển Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với cácnguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không gây nợ cho nước tiếp nhận.Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư Nhà nước đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuậnthích đáng khi dự án đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả Chính điều này đã kíchthích các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả Mặt khác, qua thực tế phát triểnKCN cho thấy phần lớn các Dự án đầu tư vào KCN được thực hiện bằng nguồn vốnFDI Điều này nói lên rằng quá trình thu hút đầu tư vào KCN cần chú ý quan tâmđến nguồn vốn này.

Vốn đầu tư là yếu tố tiên quyết và có có tình quyết định trong mọi công cuộcđầu tư Ước tính trong năm 2009 các KCN phía Bắc đã thu hút 1.741 dự án với tổngsố vốn đăng ký là 16.384,32 triệu USD Trong đó bao gồm 789 dự án nước ngoàivới tổng vốn đầu tư đăng ký 10.792,45 triệu USD và 951 dự án đầu tư trong nướcvới tổng số vốn đăng ký là 89.469,98 tỷ đồng Trung bình vốn đầu tư cho một dự ánđầu tư vào các KCN đạt khoảng 9.410 nghìn USD/dự án.

Bảng 1.4 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn

262.629,2

Trang 27

0 4 2 6 2

Tốc độ tăng liên

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giaiđoạn 2005-2009

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.3 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai

đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng)

VĐT trong nước VĐT nước ngoài

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 28

Nhìn biểu đồ trên có thể thấy vốn đầu tư vào các KCN liên tục tăng khôngchỉ đối với các nguồn vốn trong nước mà còn cả từ các nguồn vốn nước ngoài Đặcbiệt là vào năm 2007 nguồn vốn đầu tư tăng gần gấp đôi so với năm 2006 Sựkhủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam nói chung và đối với các KCN nói riêng mà đại diện là các KCN phíaBắc Tổng số vốn đầu tư năm 2009 chỉ tăng khoảng 20% Nhưng ngược lại, các nhàđầu tư trong nước lại cho thấy sự ảnh hưởng của mình đến đầu tư phát triển của cácKCN khi mà vốn đầu tư trong nước năm 2009 tăng đến 60% so với năm 2005.

Biểu đồ 1.4 Cơ cấu vốn đầu tư của các nước vào các KCN phía Bắc giai đoạn

Đài Loan21%

Nhật Bản18%

Hàn Quốc13%Anh

6%Hong Kong

Singapore7% Các nước

Đài LoanNhật BảnHàn QuốcSingaporeAnhHong KongCác nước khác

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 29

Trong các nước đầu tư vào các KCN thì Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫnlà những nước có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn Số vốn đầu tư vào KCN của 3nước trên chiếm hơn 50% tổng số vốn đầu tư vào các KCN Tiếp theo là các nướcSingapore, Anh , Hong Kong, Thái Lan…

1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắcphân theo các địa phương:

Biểu đồ 1.5 Cơ cấuvốn đầu tư phát triển phân theo các địa phương giaiđoạn 2005-2009

Hà Nội25%

Bắc Ninh18%Hải Phòng

11%Ninh Bình

9%Hải Dương

8%Hà Nam

Vĩnh Phúc12%Nam Định

3% Các tỉnh khác4%Bắc Giang

Quảng Ninh3%

Trang 30

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ biểu đồ trên cho thấy, nguồn vốn dành cho các KCN phía Bắc khôngphân bố đều Phần lớn số vốn này được tập trung đầu tư cho các tỉnh thuộc Vùngkinh tế trọng điểm phía Bắc Trong đó vốn đầu tư tập trung lớn nhất là Hà Nội,chiếm khoảng 25%, sau đó đến Bắc Ninh (18%) và Vĩnh Phúc (12%), Trong khiđó 11 tỉnh chỉ chiếm 4%, chỉ bằng ¼ vốn đầu tư tại Hà Nội.11 tỉnh này là thuộc cáctỉnh miền núi phía Bắc.

Nguyên nhân của sự mất đồng đều về vốn đầu tư là do các KCN phân bốkhông đồng Hơn nữa các tỉnh thu hút được vốn đầu tư lớn là các tỉnh có cơ sở hạtầng, thông tin hiện đại, thị trường lớn, lực lượng lao động có chất lượng cao Tuynhiền đây không chỉ là thực trạng đối với riêng các tỉnh phía Bắc mà là tình trạngchung của cả nước.

1.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theonội dung đầu tư:

Hoạt động đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp bao gồm hai nội dungđầu tư chủ yếu đó là: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất –kinh doanh.

Bảng 1.6 Vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu tưgiai đoạn 2005-2009

22.785 44.353 34.633,4

Tốc độ tăng liênhoàn

227.995,8

Trang 31

Tốc độ tăng liênhoàn

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 1.7 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc phân theo nội dung

đầu tư giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.6 Vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu

tư giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng)

VĐT XD CSHTVĐT SX-KD

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 32

Như các số liệu nêu trên ta có thể thấy phần vốn đầu tư phát triển dành choviệ sản xuất – kinh doanh vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tưphát triển của các KCN phía Bắc Phần vốn này trong giai đoạn 2005-2009chiếm khoảng 83% tổng số vốn Và vốn trong nội dung này vẫn tăng đều quacác trong khi đó vốn trong nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng bắt đầu có xu hướnggiảm dần Nguyên nhân chính là do các KCN phía Bắc đã gần hoàn tất việc xâydựng và đang trong quá trình khai thác, sử dụng

1.2.3.4.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN:

Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc triểnkhai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lý thuận lợi, việcxây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tưcó ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ra môitrường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiến hành xây dựngngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sảnxuất kinh doanh chính của mình Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm các giaiđoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, hệ thốnggiao thông, liên lạc,…Thông thường thời gian dành cho đầu tư xây dựng các KCNcó quy mô diện tích 50-100 ha kéo dài từ 2-3 năm, quy mô diện tích trên 100 ha kéodài 4-5 năm Nói chung, các dự án đầu tư xây dựng KCN đạt được tiến độ như đãđược phê duyệt của Chính phủ.

Bảng 1.8 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía Bắc phân theo

nguồn vốn giai đoạn 2005-2009

Trang 33

Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theonguồn vốn giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.7 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía Bắc phân theo

nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng)

VĐT trong nước VĐT nước ngoài

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong năm 2009, 34.153,48 tỷ đồng đã được đầu tư vào việc xây dựng cơ sởhạ tầng Vốn đầu tư này chủ yếu vẫn là từ nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài(1,35 tỷ USD năm 2009) Năm 2009, do phần lớn các KCN đã gần như hoàn thành

Trang 34

giai đoạn xây lắp và bắt đầu đi vào giai đoạn khai thác, các KCN mới hình thànhcũng không nhiều, vì vậy vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng đã giảm hơn so với cácnăm trước.

* Đầu tư cho bảo vệ môi trường trong KCN:

Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, nhưng hiện nay vấn đề này chưa được quan tâm một cách thích đáng Chỉ cókhoảng 33% KCN tại các tỉnh phía Bắc đã xây dựng xong công trình xử lý nướcthải tập trung So với các trạm xử lý nước thải trên phạm vi cả nước, số trạm xử lýnước thải trong các KCN tại miền Bắc chiếm 24,2%.

Tổng vốn đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải đang vận chiếm khoảng30,4% tổng vốn đầu tư trạm xử lý nước thải trên cả nước; suất đầu tư trung bình1.000 m3/ngày đêm là 5,27 tỷ đồng Trong đó, trạm xử lý nước thải loại A của KCNThăng Long có vốn đầu tư 70 tỷ đồng, 7 trạm xử lý loại B có tổng vốn đầu tư155,625 tỷ đồng Trạm xử lý nước thải ở KCN Đình Trám có vốn đầu tư 29 tỷđồng; tổng vốn đầu tư của 15 trạm xử lý dự kiến xây dựng ước tính là 514,57 tỷđồng, suất đầu tư trung bình là 4,4 tỷ đồng/1.000 m3/ngày đêm.

Phần lớn các trạm xử lý nước thải được xây dựng trong vòng từ 1-2 năm vớinguồn vốn chủ yếu là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc hỗ trợ từ nguồn vốnODA của chính phủ các nước.

Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các trạm xử lýnước thải mà còn cả về việc xử lý chất thải rắn, khí, bụi và tiếng ồn Những gần nhưtất cả các KCN trong vùng hoàn toàn không tính đến trong quá trình xây dựng dựán Chính vì vậy vấn đề ô nhiễm trong các KCN ngày càng trở nên nghiêm trọngảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của lực lượng lao đông trong khu công nghiệpmà còn ảnh hưởng đến cả dân cư của các khu vực lân cận.

1.2.3.4.2 Đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN:

Trang 35

Sau khi quá trình đầu tư và cơ sở hạ tầng của các KCN hoàn thiện, các nhàđầu tư sẽ bắt đầu đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh Đôi khi hai quá trình nàyđược thực hiện song song đối với KCN lớn Việc xây dựng các KCN sẽ được chialà nhiều giai đoạn và đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của giai đoạn sau sẽlà hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các vùng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầngtrong KCN.

Tỷ lệ vốn đầu tư cho sản xuất - kinh doanh năm 2009 chiếm khoảng 83%tổng vốn đầu tư Và tỷ lệ vốn thực hiện cũng đạt khoảng 80% so với vốn đăng kýban đầu.

Bảng 1.10 Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các KCN phía Bắc phân theo

nguồn vốn giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo

nguồn vốn giai đoạn 2005-2009

Trang 36

Biểu đồ 1.8 Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các KCN phía Bắc phân

theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng)

VĐT trong nước VĐT nước ngoài

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vốn đầu tư phát tiển sản xuất - kinh doanh từ nguồn vốn nước ngoài năm2009 9,4 tỷ USD tăng hơn gấp 4 lần so với năm 2005 và từ nguồn vốn trong nướchơn 76 nghìn tỷ đồng gấp gần 7 lần so với năm 2009 Đây là thời gian nhiều KCNhoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu đi vào quá trình sản xuất - kinhdoanh.

Trang 37

Việc đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh trong các KCN bao gồm cả sảnxuất công nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp Các ngànhcông nghiệp được đầu tư chủ yếu hiện này là điện tử, cơ khí,…chiếm hơn 50% tổngvốn đầu tư cho các ngành công nghiệp trong KCN.

1.3 Đánh giá chung về hoạt động đầu tư tại các Khu công nghiệp phíaBắc:

1.5.1 Những kết quả đạt được của các KCN phía Bắc:

Tiến trình phát triển KCN ở các tỉnh phía Bắc sau gần 20 năm qua đã đạtđược nhiều thành tựu cơ bản:

Tỷ lệ lấp đầy:

Một trong yếu tố để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư phát triển vào cácKCN chính là tỷ lệ lấp đầy Đến hết 2009, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng phía Bắc là40,76% giảm so với các năm trước Đây cũng là tỷ lệ khá thấp so với 2 vùng KTTĐcòn lại, tỷ lệ này của phía Nam là 53,3% và miền Trung đạt cao nhất, lên đến67,8% Diện tích đất của vùng tăng không ngừng trong các năm qua, nhưng tỷ lệ lấpđầy lại giảm đi là do các KCN của vùng trong giai đoạn xây dựng cơ bản là khá cao.

Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009

Đất tựnhiên

Đất có thể chothuê

Đất đã chothuê

Tỷ lệ lấp đầy(%)

Trang 38

Biểu đồ 1.9 Tình hình sử dụng đất ở các KCN phía Bắc (ha) giai đoạn

Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%)

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

* Góp phần tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai

đoạn 2005-2009

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu côngnghiệp phía Bắc: - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các Khu côngnghiệp phía Bắc: (Trang 4)
Bảng 1.1 Số lượng và diện tích các KCN của Việt Nam (2005-2009) - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.1 Số lượng và diện tích các KCN của Việt Nam (2005-2009) (Trang 4)
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu côngnghiệp phía Bắc: - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
1.1.2 Tình hình phát triển của các Khu côngnghiệp phía Bắc: (Trang 6)
Bảng 1.2 Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố Phía Bắc năm 2009 STT Tỉnh, Thành phố Số KCN Diện tích (ha) - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.2 Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố Phía Bắc năm 2009 STT Tỉnh, Thành phố Số KCN Diện tích (ha) (Trang 6)
1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu côngnghiệp phía Bắc: - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
1.2.3.1 Tình hình vốn đầu tư tại các Khu côngnghiệp phía Bắc: (Trang 24)
Bảng 1.3 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 VĐT phát triển Tỷ USD 3,9 4,92 8,54 12,65 16,14 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.3 Tổng vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc 2005-2009 ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 VĐT phát triển Tỷ USD 3,9 4,92 8,54 12,65 16,14 (Trang 24)
Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Trang 26)
Bảng 1.4 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.4 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn (Trang 26)
Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn (Trang 26)
1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu côngnghiệp phía Bắc phân theo các địa phương: - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu côngnghiệp phía Bắc phân theo các địa phương: (Trang 28)
1.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu tư: - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
1.2.3.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu tư: (Trang 30)
Bảng 1.6 Vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.6 Vốn đầu tư phát triển các KCN phía Bắc phân theo nội dung đầu (Trang 30)
Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Trang 32)
Bảng 1.8 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía Bắc phân theo - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.8 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN phía Bắc phân theo (Trang 32)
Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theo - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.9 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN phía Bắc phân theo (Trang 32)
Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Trang 35)
Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.11 Cơ cấu vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh KCN phía Bắc phân theo (Trang 35)
Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 (Trang 37)
Bảng 1.12  Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%) - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%) (Trang 37)
Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009đoạn 2005-2009 (Trang 38)
Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai (Trang 38)
Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 (tr USD) - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 (tr USD) (Trang 40)
Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía (Trang 40)
Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại KCN phía Bắc năm giai đoạn 2005-2009giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại KCN phía Bắc năm giai đoạn 2005-2009giai đoạn 2005-2009 (Trang 42)
Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại KCN phía Bắc năm  giai đoạn 2005-2009 - Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại KCN phía Bắc năm giai đoạn 2005-2009 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w