MỤC LỤC
Đây cũng là vùng có kết cấu hạ tầng phát triển phát triển, đường bộ có quốc lộ lớn 1A nối liền Bắc Nam, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi, Hải Phòng và các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân… Hệ thống cơ sở hạ tầng này càng ngày càng được đầu tư và phát triển mạnh hơn trong tương lai tới. - Rút ngắn thủ tục xin xúc tiến; phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư từ 26 đầu mối xuống còn 5 đầu mối chính đối với các dự án có quy mô vốn lớn, sử dụng đất rộng gồm: cung cấp thông tin, tiếp nhận dự án, thẩm định cấp giấy phép đầu tư( Sở kế hoạch đầu tư); giới thiệu đất, hướng dẫn về quy hoạch (kiến trúc sư trưởng); ký hợp đồng thuê đất (Sở địa chính - nhà đất); đền bù và giải phóng mặt bằng (Ban giải phóng mặt bằng); thẩm định thiết kế và cấp phép xây dựng (Sở xây dựng).
- Rút ngắn thủ túc xúc tiến, phê duyệt và cấp giáy phép đầu tư từ 26 đầu mối xuống còn 1 đầu mối đối với các dự án có quy mô nhỏ, sử dụng đất hẹp (chủ đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ dự án đến Sở kế hoạch đầu tư và được xem xét phê duyệt cấp giấy phép đầu tư, sau khi đã xin ý kiến các Bộ chuyên ngành và trình UBND tỉnh, thành phố phê chuẩn). - Rút ngắn quy trình thẩm định dự án đầu tư nước ngoài từ 22 nội dung xem xét đánh giá xuống còn 5 nội dung cơ bản: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư, mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch ; lợi ích kinh tế- xã hội ; trình độ khoa học và công nghệ; tính hợp lý của việc sử dụng đất.
Nguồn vốn của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt sau khi có Luật doanh nghiệp. Mặt khác do các KCN được quy hoạch để phát triển lâu dài, việc thuê đất trong các KCN do không phải đền bù, giải toà, cơ sở hạ tầng có sẵn, thủ tục đơn giản, thuận lợi.
Sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đối với các KCN nói riêng mà đại diện là các KCN phía Bắc. Nhưng ngược lại, các nhà đầu tư trong nước lại cho thấy sự ảnh hưởng của mình đến đầu tư phát triển của các KCN khi mà vốn đầu tư trong nước năm 2009 tăng đến 60% so với năm 2005.
Như các số liệu nêu trên ta có thể thấy phần vốn đầu tư phát triển dành cho việ sản xuất – kinh doanh vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển của các KCN phía Bắc. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lý thuận lợi, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình.
Một trong yếu tố để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư phát triển vào các KCN chính là tỷ lệ lấp đầy. Diện tích đất của vùng tăng không ngừng trong các năm qua, nhưng tỷ lệ lấp đầy lại giảm đi là do các KCN của vùng trong giai đoạn xây dựng cơ bản là khá cao.
Năm 2009 tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN phía Bắc đạt 7.706 triệu USD chiếm 34% doanh thu các doanh nghiệp trong KCN của cả nước và chiếm khoảng 40% tổng doanh thu toàn khu vực phía Bắc, nộp ngân sách nhà nước 237.87 triệu USD. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và KCN với mục đích được thụ hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi và các điều kiện hoàn hảo về hạ tầng, kỹ thuật nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới.
Mặt khác, các hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN còn tạo ra nhiều doanh nghiệp vệ tinh nhằm sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ, linh kiện và các dịch vụ cho các công ty lớn trong KCN và các doanh nghiệp vệ tinh này tạo việc làm cho một số lượng lao động khá lớn. Ngoài ra lực lượng lao động làm việc sau một thời gian sẽ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng của nền sản xuất hiện đại, do đó tay nghề của họ ngày một nâng cao.
Giấy phép đầu tư cấp cho các Nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào KCN tập trung (đã được ủy quyền của các cấp có thẩm quyền cho Ban quản lý) nhưng thực tế có ngành chưa thừa nhận tính pháp lý Giấy chứng nhận đầu tư cho các Nhà đầu tư (doanh nghiệp) dẫn đến các Nhà đầu tư muốn được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp vừa và nhỏ cần phải hai chữ ký của cấp Lãnh đạo thành phố (hai phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cùng ký).Cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN & CX với các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện và các Ban quản lý dự án quận, huyện chưa đồng bộ và chặt chẽ, còn có nơi, có khâu, có cán bộ công chức chưa quán triệt tinh thần khẩn trương, quyết liệt của thành phố đối với các công trình trọng điểm nên để kéo dài thời gian trong chỉ đạo thực hiện các bước công việc của qui trình thực hiện dự án. Mặt khác, thực tế là đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng khu (cụm) công nghiệp bao giờ cũng thấp so với một số loại dự án khác (xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ công cộng), do vậy nhiều KCN từ khi có Quyết định thành lập Hội đồng bền bù giải phóng mặt bằng cho đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài hàng nhiều năm, trong thời gian đó nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây tâm lý ức chế cho Nhà đầu tư.
Các KCN, KCX đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Các KCN, KCX cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX nhằm thích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, nó cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những mục tiêu khắc phục các yếu kém, hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của KCN, KCX trong các giai đoạn tới, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ngoài ra còn có một số qui định của pháp luật điều chỉnh hoạt động phát triển các KCN và quản lý đất đai như: Luật đặt vị trí các nhà máy qui định điều kiện sử dụng đất để xây dựng nhà máy, theo đó các cơ sở sản xuất phải đảm bảo diện tích trồng cây xanh nhất định; Luật qui hoạch đô thị và các qui định khác kiểm soát việc sử dụng đất đai theo các tiêu chuẩn xây dựng; Luật và qui định về bảo vệ môi trường nhằm kiểm soát chất lượng nước và không khí do các nhà máy thải ra, bao gồm cả qui định đánh giá tác động môi trường của dự án. Trong đó, mô hình khu công nghiệp (KCN) được coi là chiến lược tạo thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Đài Loan. Chính sách phát triển KCN của Đài Loan. Về quy hoạch phát triển: Công tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN ở Đài Loan được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Trước hết, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng kết hợp với việc dự báo, đánh giá về xu hướng phát triển khoa học công nghệ, triển vọng thị trường đầu tư và thương mại quốc tế trong thời gian 10 - 20 năm để xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân, định hướng. phát triển ngành nghề theo vùng và khu vực).
Việc đa dạng hóa phương thức huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đang gặp phải một bất cập lớn đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng không phải là để các tỉnh, thành phố thu ngân sách từ các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng cơ sở mà chủ yếu là để tạo điều kiện phát triển công nghiệp một cách tập trung, có quy hoạch, thu hút công nghệ mới, trong khi đó mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng lại chính là lợi nhuận. Việc đa đạng hóa và lựa chọn phương thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với từng KCN cụ thể cần thực hiện theo nội dung sau : Các tỉnh, thành phố cần cân đối ngân sách nhằm tạo ra một nguồn ngân sách thường xuyên hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN; các Ban quản lý KCN các tỉnh, thành phố; các chủ đầu tư xây dựng KCN cần xác định điều kiện của từng KCN để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư hợp lý nhất.