Những kết quả đạt được của các KCN phía Bắc

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 36 - 44)

Tiến trình phát triển KCN ở các tỉnh phía Bắc sau gần 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản:

Tỷ lệ lấp đầy:

Một trong yếu tố để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư phát triển vào các KCN chính là tỷ lệ lấp đầy. Đến hết 2009, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng phía Bắc là 40,76% giảm so với các năm trước. Đây cũng là tỷ lệ khá thấp so với 2 vùng KTTĐ còn lại, tỷ lệ này của phía Nam là 53,3% và miền Trung đạt cao nhất, lên đến 67,8%. Diện tích đất của vùng tăng không ngừng trong các năm qua, nhưng tỷ lệ lấp đầy lại giảm đi là do các KCN của vùng trong giai đoạn xây dựng cơ bản là khá cao.

Bảng 1.12 Tỷ lệ lấp đầy (%) ở các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009

Đất tự nhiên Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%)

2005 3.994,85 2.732,35 1.319,54 48,29

2006 4.600,74 3.122,3 1.681,85 53,87

2007 8.404,49 5.611,81 2.671,06 47,6

2008 12.092,12 7.307,73 2.993,88 40,97

2009 15.627,42 10.466,41 4.265,68 40,76

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.9 Tình hình sử dụng đất ở các KCN phía Bắc (ha) giai đoạn 2005-2009

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2005 2006 2007 2008 2009 0 10 20 30 40 50 60

Đất có thể cho thuê Đất đã cho thuê Tỷ lệ lấp đầy (%)

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

* Góp phần tăng trưởng kinh tế:

Bảng 1.13 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị doanh thu Tr USD 1.050 2.010 4.658 6.305 7.706,1

Tốc độ tăng % 91,4 131,7 35,3 22,2

Nộp ngân sách Tr USD 60 120 196 200 237,87

Tốc độ tăng % 100 50 11 18

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.10 Giá trị doanh thu và nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc (triệu USD) giai đoạn 2005-2009

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 1 2 3 4 5

Giá trị doanh thu Nộp ngân sách

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đều đạt ở mức cao. Năm 2009 tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN phía Bắc đạt 7.706 triệu USD chiếm 34% doanh thu các doanh nghiệp trong KCN của cả nước và chiếm khoảng 40% tổng doanh thu toàn khu vực phía Bắc, nộp ngân sách nhà nước 237.87 triệu USD. Doanh thu này tăng gấp gần 8 lần so với doanh thu của năm 2005. Tốc độ tăng trung bình của giai đoạn 2005-2009 là 56,2%, một tốc độ tăng lý tưởng. Sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển (nhờ cung cấp sản phẩm đầu vào và dịch vụ cho KCN). Do đó các KCN ngoài việc trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế còn gián tiếp tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia và KCN với mục đích được thụ hưởng những cơ chế, chính sách ưu đãi và các điều kiện hoàn hảo về hạ tầng, kỹ thuật nhằm phát triển thị trường cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới. Những ưu đãi và điều kiện này chỉ là điều kiện cần, sự phát triển thị trường còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất cho xuất khẩu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN phát triển ngày càng cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh lớn với các sản phẩm từ nước ngoài. Hơn nữa, các sản phẩm sản xuất trong KCN đều là những sản phẩm tinh chế (đã qua quá trình chế biến) nên đóng góp không nhỏ vào việc sản xuất khẩu hàng hóa thô.

Bảng 1.14 Giá trị xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009 (tr USD)

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Giá trị xuất khẩu Tr USD 900 1.908 2.010 2.897 3.651,6

Tốc độ tăng % 112 5,34 44,13 26,048

Giá trị nhập khẩu Tr USD 1.400 2.450 2.700 2.650 2.496,43

Tốc độ tăng % 75 10,24 -1,85 -5,80

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biều đồ 1.11 Kim ngạch xuất nhập khẩu của các KCN phía Bắc (triệu USD) giai đoạn 2005-2009

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1 2 3 4 5

Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Như biểu đồ trên ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong khi có kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng chậm dần và bắt đầu giảm. Đặc biệt năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của các KCN phía Bắc đạt 3.651 triệu USD cao hơn gần 50% so với kim ngạch nhập khẩu (2.496 triệu USD). Đây là dấu hiệu rất đáng mừng cho các sản phẩm sản xuất của các KCN.

* Tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư:

KCN là cái nôi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện tượng này tạo ra một hệ quả tất yếu là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập tương đối cao. Mặt khác, các hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN còn tạo ra nhiều doanh nghiệp vệ tinh nhằm sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ, linh kiện và các dịch vụ cho các công ty lớn trong KCN và các doanh nghiệp vệ tinh này tạo việc làm cho một số lượng lao động khá lớn. Các lao động này không chỉ là người dân trong vùng mà còn cả từ các vùng lân cận. Ngoài ra lực lượng lao động làm việc sau một thời gian sẽ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng của nền sản xuất hiện đại, do đó tay nghề của họ ngày một nâng cao. Hơn nữa, sự nâng

cao trình độ tay nghề đến lượt nó sẽ tạo điều kiện cho họ có thể tham gia các hoạt động sản xuất ở những nơi khác ngoài KCN.

Bảng 1.15 Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tạiKCN phía Bắc năm giai đoạn 2005-2009

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Tống số LĐ L Đ 110.500 117.000 124.000 177.000 313.040

Tốc độ tăng liên hoàn % 5,88 5,98 43,54 75,87

Tốc độ tăng định gốc % 5.88 12.22 60.18 183.29

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.12 Lao động tại các KCN phía Bắc (lao động) giai đoạn 2005-2009

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Lao động làm việc trong KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là trong 5 năm đầu, tốc độ tăng hàng năm đều đạt trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ lao động giảm hơn trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã dần ổn định. Trong giai đoạn 2007-2009 mức tăng lao động lại bắt

đầu tăng cao do đây là giai đoạn bùng nổ các KCN phía Bắc. Tính đến hết năm 2009, tổng số lao động làm việc trong các KCN 313.040 người.

Thực tế, nếu so sánh với khả năng tạo việc làm của các KCN thì đây chưa phải là con số lớn và chưa tương xứng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng hơn đó là số lao động này được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, có bài bản. Đây là diều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cho công cuộc CNH, HĐH đất nước ta.

Tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho người lao động, vì phần lớn lao động được thu hút vào làm việc trong KCN là lao động chưa qua đào tạo và một bộ phận không nhỏ là từ các khu vực nông thôn. Theo điều tra thì hiện nay có khoảng 40% số lao động làm việc trong KCN là những người nghèo tư các địa phương. Do đó, việt tạo ra chỗ làm việc trong KCN đã tác động tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

*Tăng cường chuyển giao công nghệ:

Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước như thu hút vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. Trong thực tế Việt Nam là nước đang phát triển và đang gặp phải những khó khăn như thiếu hụt vốn để nâng cấp hạ tầng cơ sở, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề kỹ thuật. Sự hình thành và phát triển KCN đã tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Các KCN đều là những nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và còn là những nơi được áp dụng chính sách ưu đãi về cơ chế quản lý tài chính, thuế nên càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với việc thu hút vồn đầu tư, việc tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng sẽ được thực hiện. Khi các nhà đầu tư các nước tiến hành đầu tư vào các KCN thì đồng thời cũng mang theo các công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, Mỹ, các nước từ

khối liên minh EU. Trong bối cảnh công nghệ nước ta còn lạc hậu, việc chuyển giao công nghệ tiên tiến góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH nước ta. Một số ngành nhờ thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường khu vực và quốc tế.

* Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tạo cơ sở cho phát triển bền vững:

Sự phát triển KCN sẽ tác động trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước thông qua khai thác và sử dụng nguyên vật liệu trong vùng một cách có hiệu quả, khai thác và phát huy tối đã các lợi thế so sánh. Ở các vùng nông thôn, việc cải tạo, nâng cao trình độ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp.

Các KCN ra đời với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống xử lý chất thải được trang bị đồng bộ và hiệu quả, vừa tạo điều kiện di dời các nhà máy cũ, góp phần bảo vệ môi trường, nhất là các khu vực có đông dân cư.Ngoài ra, các KCN phía Bắc còn tạo lập được một cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế vùng, đóng góp cho phát triển chung của cả nước. Sự hình thành các KCN cũng làm cho mật độ dân cư tại các khu công nghiệp gia tăng nhanh chóng, nên nhu cầu về sinh hoạt và văn hoá cũng phải gia tăng. Từ đó cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng như hành chính, chính trị, thương nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, văn hoá giáo dục, giáo dục đào tạo , du lịch - nghỉ dưỡng - thể thao; Cụ thể cơ sở hạ tầng là nhà ở, các công trình phục vụ y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, công viên cây xanh, công cộng, mặt nước, thương nghiệp dịch vụ... đã được quan tâm đầu tư ngày càng tăng trong cơ cấu vốn đầu tư tại các KCN.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w