Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu côngnghiệp phía Bắc phân

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 25 - 30)

phân theo nguồn vốn:

Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.

- Vốn đầu tư trong nước luôn được coi là nguồn vốn quyết định trong mội hoạt động đầu tư phát triển. Nó bao gồm vốn Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguồn vốn của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng do các KCN ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt sau khi có Luật doanh nghiệp. Mặt khác do các KCN được quy hoạch để phát triển lâu dài, việc thuê đất trong các KCN do không phải đền bù, giải toà, cơ sở hạ tầng có sẵn, thủ tục đơn giản, thuận lợi. Vốn Nhà nước (Ngân sách Nhà nước) được sử dụng vào việc đền bù giải toả có vốn tư nhân thường là đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng hay sản xuất kinh doanh.

- Vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn FDI. Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đối với các nước công nghiệp phát triển. Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không gây nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư. Nhà nước đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư đi vào hoạt động có hiệu quả. Chính điều này đã kích thích các doanh nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, qua thực tế phát triển KCN cho thấy phần lớn các Dự án đầu tư vào KCN được thực hiện bằng nguồn vốn FDI. Điều này nói lên rằng quá trình thu hút đầu tư vào KCN cần chú ý quan tâm đến nguồn vốn này.

Vốn đầu tư là yếu tố tiên quyết và có có tình quyết định trong mọi công cuộc đầu tư. Ước tính trong năm 2009 các KCN phía Bắc đã thu hút 1.741 dự án với tổng số vốn đăng ký là 16.384,32 triệu USD. Trong đó bao gồm 789 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 10.792,45 triệu USD và 951 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 89.469,98 tỷ đồng. Trung bình vốn đầu tư cho một dự án đầu tư vào các KCN đạt khoảng 9.410 nghìn USD/dự án.

Bảng 1.4 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009

ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số Tỷ đồng 62.470 78.692 136.697 202.529 262.629,2 VĐT trong nước Tỷ đồng 16.070 21.028 30.985 54.953 89.470

Tốc độ tăng liên hoàn % 30,85 47,35 77,35 62,81

VĐT nước ngoài Tỷ đồng 46.400 57.664 105.712 147.576 173.159,2

Tốc độ tăng liên hoàn % 24,28 83,32 39,60 17,34

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bảng 1.5 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009

2005 2006 2007 2008 2009

Tổng 100 100 100 100 100

VĐT trong nước 26 27 23 27 34

VĐT nước ngoài 74 73 77 73 66

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 1.3 Vốn đầu tư phát triển KCN phía Bắc phân theo nguồn vốn giai đoạn 2005-2009 (Tỷ đồng)

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2005 2006 2007 2008 2009

VĐT trong nước VĐT nước ngoài

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nhìn biểu đồ trên có thể thấy vốn đầu tư vào các KCN liên tục tăng không chỉ đối với các nguồn vốn trong nước mà còn cả từ các nguồn vốn nước ngoài. Đặc biệt là vào năm 2007 nguồn vốn đầu tư tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Sự khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đối với các KCN nói riêng mà đại diện là các KCN phía Bắc. Tổng số vốn đầu tư năm 2009 chỉ tăng khoảng 20%. Nhưng ngược lại, các nhà đầu tư trong nước lại cho thấy sự ảnh hưởng của mình đến đầu tư phát triển của các KCN khi mà vốn đầu tư trong nước năm 2009 tăng đến 60% so với năm 2005.

Biểu đồ 1.4 Cơ cấu vốn đầu tư của các nước vào các KCN phía Bắc giai đoạn 2005-2009

Đài Loan 21% Nhật Bản 18% Hàn Quốc 13% Anh 6% Hong Kong 5% Singapore 7% Các nước khác 30%

Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Anh Hong Kong Các nước khác

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong các nước đầu tư vào các KCN thì Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những nước có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn. Số vốn đầu tư vào KCN của 3 nước trên chiếm hơn 50% tổng số vốn đầu tư vào các KCN. Tiếp theo là các nước Singapore, Anh , Hong Kong, Thái Lan…..

1.2.3.3 Tình hình thực hiện vốn đầu tư tại các khu công nghiệp phía Bắc phân theo các địa phương: phân theo các địa phương:

Biểu đồ 1.5 Cơ cấuvốn đầu tư phát triển phân theo các địa phương giai đoạn 2005-2009 Hà Nội 25% Bắc Ninh 18% Hải Phòng 11% Ninh Bình 9% Hải Dương 8% Hà Nam 4% Vĩnh Phúc 12% Nam Định 3% Các tỉnh khác4% Bắc Giang 3% Quảng Ninh 3%

Nguồn: Vụ Quản lý các Khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ biểu đồ trên cho thấy, nguồn vốn dành cho các KCN phía Bắc không phân bố đều. Phần lớn số vốn này được tập trung đầu tư cho các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong đó vốn đầu tư tập trung lớn nhất là Hà Nội, chiếm khoảng 25%, sau đó đến Bắc Ninh (18%) và Vĩnh Phúc (12%),....Trong khi đó 11 tỉnh chỉ chiếm 4%, chỉ bằng ¼ vốn đầu tư tại Hà Nội.11 tỉnh này là thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nguyên nhân của sự mất đồng đều về vốn đầu tư là do các KCN phân bố không đồng. Hơn nữa các tỉnh thu hút được vốn đầu tư lớn là các tỉnh có cơ sở hạ tầng, thông tin hiện đại, thị trường lớn, lực lượng lao động có chất lượng cao. Tuy nhiền đây không chỉ là thực trạng đối với riêng các tỉnh phía Bắc mà là tình trạng chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w