Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 58 - 60)

Việc phát triển các KCN của Nhật Bản, Đài Loan diễn ra trong những thập niên đầu và giữa thế kỷ 20, trong bối cảnh thế giới khác nhiều so với thời kỳ hiện nay - thời kỳ của toàn cầu hoá, thương mại tự do và động lực tri thức. Tuy nhiên, đối với nước ta – một nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì những bài học kinh nghiệm về hoạch định chính sách đầu tư phát triển các KCN của các nước này vẫn rất bổ ích đối với Việt Nam.

Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KCN, tiến tới ban hành Luật về KCN làm cơ sở pháp lý ổn định và thống nhất cho việc tổ chức và hoạt động của các KCN ở Việt Nam. Các công cụ chính sách đầu tư phát triển KCN phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phải nhất quán, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc rất kỹ mục tiêu công nghiệp hoá cho từng thời kỳ.

Thứ hai, qui hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với qui hoạch tổng thể các KCN trên cả nước và qui hoạch phát triển công nghiệp, qui hoạch phát triên kinh tế – xã hội vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các KCN. Cần tăng cường cơ chế phối hợp và tạo sự liên thông giữa các KCN của các địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển theo một qui hoạch chung thống nhất của cả nước, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương, làm phá vỡ mặt bằng ưu đãi chung và môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững lâu dài của các KCN.

Các KCN cần được qui hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị, dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn trong đó phát triển khu công nghiệp là trọng tâm, còn các khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của các khu công nghiệp tại địa phương.

Thứ ba, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ tăng trưởng cao và sức lan toả nhanh tới các ngành kinh tế khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cơ cấu đầu tư trong các KCN phải tính tới lộ trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tận dụng các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ tư, sớm hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về KCN theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền trực tiếp cho các Ban quản lý các KCN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Nhà nước cần có chiến lược ưu tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các KCN tại các địa phương.

Thứ năm, đổi mới vai trò hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước trong đầu tư phát triển KCN, chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp vào các quan hệ thị trường, phát triển của các KCN, đảm bảo cơ cấu các nguồn lực cơ bản được phân bố theo cung cầu thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước theo các mục tiêu đã

xác định. Nhà nước chỉ hỗ trợ phát triển các KCN ở các khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, môi trường đầu tư hạn chế trong giai đoạn phát triển ban đầu và với những hình thức hỗ trợ đa dạng, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác để đảm bảo đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp phía Bắc Thực trạng và giải pháp .doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w