1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY

72 590 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 137,01 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY I. KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨMHOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẶC THÙ 1. Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt Xuất bản phẩm vừa là sản phẩm vật chất vừa là sản phẩm tinh thần trí tuệ. Là sản phẩm vật chất bởi nó cũng được mua bán trao đổi trên thị trường. Tuy nhiên sự trao đổi mua bán loại hàng hóa này chỉ diễn ra trong những điều kiện nhất định. Là sản phẩm tinh thần trí tuệ bởi trong nó chứa đựng và kết tinh tri thức của con người. Nó giải quyết và đáp ứng nhu cầu về thượng tầng kiến trúc xã hội. Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa văn hóa tinh thần và trí tuệ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm con người và góp phần hình thành nhân cách con người. Đọc xong một tác phẩm nghệ thuật hay một công trình khoa học làm cho con người thêm yêu cuộc sống, mềm lòng trước cái đẹp, vươn tới cái đẹp, chìm đắm trong cái đẹp để chau chuốt hoàn thiện bản thân. Hay người ta lại có cái nhìn đúng đắn, khoa học bao quát trước các vấn đề của cuộc sống, trước các hiện tượng sự vật đã gặp, đang gặp hay chưa gặp bao giờ. Mỗi một “công trình tri thức nhân loại” luôn đem lại cho con người những cách nhìn mới, khoa học và chính xác. Nó đem lại cho con người những niềm vui, niềm yêu, niềm hứng khởi với cuộc sống hiện tại, tương lai và quá khứ dù khó khăn gian khổ đã qua đi. Đắm mình trong dòng văn học 1930 - 1945 làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh đời nô lệ đen tối của người dân mất nước, cảnh đời cay nghiệt, hà khắc và sự ngu dốt của lũ cường hào bán nước, … Hình tượng một bà cụ già đau khổ trong “Một bữa no”, một chị Dậu trong “Tắt đèn”, đến cả một thằng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, đến một anh giáo làng tên Thứ, một anh Hoàng, anh Độ trong “Đôi mắt”… Tất cả đều là hình ảnh của một đất nước thuộc địa lầm than dưới ách thống trị của đế quốc, hình ảnh của những người dân mất nước cơ cực tủi nhục bần hàn… tất cả, tất cả cảnh đời hiện thực đó là sức mạnh vĩ đại đưa nhân dân ta vùng lên giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của hàng ngàn năm phong kiến và hàng trăm năm thuộc địa của đế quốc thực dân vào mùa thu tháng 8 năm 1945. Và sau đó là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chiến thắng lịch sử vào mùa xuân năm 1975… Trở về với những câu thơ của nhà thi hào Nga Puski , lòng người trở nên thanh thản êm dịu trong cái “Tình yêu say đắm, nồng nàn” của lứa đôi. Chúng ta như sống lại cái “tuổi đôi mươi, trai tráng, má hồng” trong tình con người nhân hậu chứa chan… Nó giáo dục con người sống phải biết yêu, phải có tình yêu và phải biết yêu như thế nào cho đúng nghĩa, đúng đạo làm người…. Chính vì vậy xuất bản phẩm không đơn giản là hàng hóa tinh thần mà nó là hàng hóa văn hóa và trí tuệ. Nó tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm và góp phần trong việc hình thành nhân cách con người. Do đó loại hàng hóa này chỉ được lưu thông phổ biến trên thị trường khi xã hội phát triển và có trình độ nhận thức nhất định. Xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt, hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng nhưng giữa chúng không đồng nhất với nhau. Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm thường lớn hơn rất nhiều giá trị của nó. Tuy nhiên giá trị sử dụng của nó lại rất khó nhận biết, nếu không qua quá trình đọc và sử dụng. Mọi hiện tượng sự vật có thể bị thời gian làm phai mờ nhưng những tri thức thể hiện trong xuất bản phẩm thì vẫn sống mãi với thời gian. Nó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói về vai trò của xuất bản phẩm nói chung, vai trò của sách nói riêng, nhà lý luận Ghecxen đã nhấn mạnh: “Sách là lời di huấn về tinh thần của thế hệ này với thế hệ khác, đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ sắp bước vào cuộc sống, đó là mệnh lệnh của người gác đến giờ nghỉ truyền lại cho người đến thay. Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là phương tiện giúp chúng ta làm chủ tương lai, nắm bắt lấy mọi chân lý và sức mạnh tìm ra qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu. Sách còn là cương lĩnh của tương lai” * . Qua nhận định ngắn gọn trên đây, chúng ta thấy vai trò của xuất bản phẩm nói chung là rất lớn, giá trị sử dụng của nó rõ ràng là lớn hơn nhiều so với giá trị của nó. Nhu cầu về xuất bản phẩm của khách hàng lại là nhu cầu không bức xúc như các nhu cầu vật chất khác. Do vậy nếu xuất bản phẩm có giá trị lớn, tức giá cao sẽ rất khó tiêu thụ (nhu cầu thị trường không chấp nhận). Lý do cũng thật dễ hiểu, con người có thể chưa cần đọc sách, chưa cần tiêu dùng các vật phẩm văn hóa nhưng người ta không thể không tiêu dùng các vật phẩm tiêu dùng dăm bữa nửa tháng được. Do vậy giá trị và giá trị sử dụng của xuất bản phẩm không đồng nhất cũng là điều đơn giản dễ hiểu. Hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt còn thể hiện ở chỗ, để có nhu cầu về xuất bản phẩm không dễ dàng mà phải trải qua một quá trình vận động của người bán và nhận thức của người mua. Để có thể được thị trường chấp nhận một loại xuất bản phẩm nào đó buộc nhà kinh doanh ngoài những chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh phải có, còn là người có sự am hiểu tốt về xã hội chính trị văn hóa và pháp luật. Tìm hiểu nhu cầu, dẫn dắt nhu cầu khách hàng và đáp ứng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng là cả một quá trình vận động lâu dài và dẻo dai của mỗi nhà kinh doanh. Không phải bất cứ ai cũng có nhu cầu về xuất bản phẩm, và cũng không phải bất cứ nhu cầu nào cũng được thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Để có nhu cầu và để được thỏa mãn nhu cầu tốt nhất phải được người bán tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo một cách khoa học và đúng đắn. Người mua phải nhận thức được hàng hóa mà mình sử dụng và nhu cầu đó phải là nhu cầu chính đáng lành mạnh. Điều này cũng đồng * * Hoàng Sơn Cường. Lịch sử sách. Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa - H, 1991, tr 29. nghĩa với việc mỗi loại xuất bản phẩm chỉ có thể phù hợp với một nhóm đối tượng chứ không phải tất cả các khách hàng. Và đây chính là đặc điểm thứ tư của hàng hóa xuất bản phẩm - hàng hóa đặc biệt. Đối với hàng hóa tiêu dùng thông thường khác , chúng là hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng trong xã hội, hiếm khi phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay trình độ. Chỉ có một phân biệt duy nhất của chúng đó là: khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Còn đối với hàng hóa xuất bản phẩm mỗi một loại xuất bản phẩm chỉ có thể phù hợp với một vài nhóm đối tượng nhất định. Khách hàng có khả năng thanh toán nhưng không có khả năng nhận thức hay trình độ chuyên môn cũng không thể sử dụng chúng được. Do đó mà phạm vi sử dụng của mỗi loại xuất bản phẩm cũng rất hạn chế trên thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kinh doanh xuất bản phẩm đang chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội và luật pháp) cũng làm hạn chế số lượng tiêu thụ trên thị trường so với các hàng hóa khác. Xuất phát từ các đặc điểm trên đây của loại hàng hóa đặc biệt, vì vậy mà hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm cũng là hoạt động kinh doanh đặc thù. 2. Kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh đặc thù. Như trên chúng ta đã phân tích xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt trên thị trường cho nên hoạt động kinh doanh loại hàng hóa nàyhoạt động kinh doanh đặc thù. Nó đồng thời cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu: xã hội và kinh tế, lấy mục tiêu kinh tế làm mục tiêu trước mắt, làm cơ sở nền tảng để đạt mục tiêu xã hội. Mục tiêu xã hội là mục tiêu cơ bản, lâu dài và là đích hướng tới của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay. Kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh đặc thù bởi trong quá trình kinh doanh trên thị trường nó có những yếu tố, công đoạn rất đặc biệt. Nhưng tựu chung lại, có thể bao quát đầy đủ các yếu tố, công đoạn đặc biệt đó trong hai đặc trưng cơ bản: - Kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt. - Kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh đồng thời cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu: xã hội và kinh tế. Thứ nhất, kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt. Ngoài những đặc điểm về tính chất của loại hàng hóa đặc biệt đã nêu ở phần trên, trong kinh doanh xuất bản phẩm, việc đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng là nhiệm vụ chiến lược và trọng yếu của hoạt động này. Bởi lẽ việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu xuất bản phẩm cho khách hàng là một quá trình hoàn toàn khác so với việc thỏa mãn nhu cầu các hàng hóa khác. Nhu cầu xuất bản phẩm là nhu cầu đặc biệt trong các nhu cầu của con người. Đó là nhu cầu về văn hóa tinh thần trí tuệ của con người thông qua nội dung xuất bản phẩm. Nhu cầu về xuất bản phẩm hoàn toàn khác với các nhu cầu hàng hóa thông thường khác. Nhu cầu xuất bản phẩm được hình thành trong quá trình hoạt động có ý thức của con người và chịu tác động mạnh mẽ của xã hội. Để có nhu cầu xuất bản phẩm con người phải chịu sự giáo dục nhất định và trải qua những khoảng thời gian nhất định. Nghĩa là, khi con người phải có một trình độ, một nhận thức nào đó, có một môi trường hoạt động nhất định mới có đòi hỏi mua và sử dụng các xuất bản phẩm. Khả năng nhận thức càng cao, hoạt động nghề nghiệp càng phù hợp thì nhu cầu xuất bản phẩm càng phát triển, phong phú, đa dạng. Mặt khác môi trường xã hội là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu xuất bản phẩm của mỗi con người phát triển. Các nhân tố giữ vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhu cầu xuất bản phẩm của con người như: nhân tố chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa xã hội. Nhu cầu xuất bản phẩm khi được thỏa mãn sẽ có tác động tích cực và mạnh mẽ tới tâm tư tình cảm của con người và góp phần tích cực tới việc hình thành nhân cách con người trong xã hội. Đây là đặc trưng mà nhu cầu vật chất hoàn toàn không có được. Do vậy mà bất kỳ loại xuất bản phẩm nào cũng cần đảm bảo nội dung theo định hướng. Nội dung xuất bản phẩm tốt sẽ góp phần giáo dục xã hội tốt và ngược lại, nội dung xuất bản phẩm không tốt sẽ là nguy cơ cho nền tảng đạo đức xã hội. Xuất phát từ đặc điểm tính chất của hàng hóa xuất bản phẩm, do đó hàng hóa xuất bản phẩm là nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần trí tuệ nên nó thuộc loại nhu cầu ở thượng tầng kiến trúc. Đây là nhu cầu nhiều khi không bức thiết như những nhu cầu vật chất tiêu dùng khác. Khi mà điều kiện vật chất chưa được thỏa mãn thì nhu cầu tinh thần khó có thể thực hiện được, nhất là trong các trường hợp cụ thể với con người, môi trường sống và không gian nhất định. Vì thế để có nhu cầu xuất bản phẩm và có nhiều nhu cầu xuất bản phẩm, ngoài việc phụ thuộc vào các nhân tố khách quan ở trên, cần phải có sự tuyên truyền quảng cáo tích cực của người bán, định hướng nhu cầu khách hàng. Mặt khác nhu cầu xuất bản phẩm không giản đơn thuần tuý mà vô cùng phức tạp. Sự phức tạp được biểu hiện ở những đòi hỏi xuất bản phẩm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Trong đó nội dung, hình thức và thể loại xuất bản phẩm chỉ có thể đáp ứng đòi hỏi đối với một hoặc vài nhóm đối tượng khách hàng mà thôi. Điều này được qui định bởi giá trị về mặt khoa học cũng như mức độ tri thức khoa học dưới góc độ ngành nghề khác nhau không phải bất cứ ai, khách hàng nào cũng có nhu cầu và phát huy giá trị sử dụng của nó. Ngoài ra, giá cả xuất bản phẩm cũng thể hiện rõ tính đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. Mặc dù trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa nói chung và giá cả xuất bản phẩm nói riêng là giá cả thị trường, nó chịu tác động của nhiều nhân tố như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Giá xuất bản phẩm được tính bằng lao động sáng tạo ra xuất bản phẩm và chi phí quá trình sản xuất lưu thông xuất bản phẩm. Nhưng lao động sáng tạo ra xuất bản phẩm là lao động rất đặc thù, khó có thể lượng hóa một cách chính xác. Một điều chắc chắn rằng, nếu tính đủ đầu vào của xuất bản phẩm thì đầu ra giá của nó rất cao. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua và sử dụng xuất bản phẩm trong xã hội. Chính bởi đặc trưng này mà nhiều nước trên thế giới đã có chính sách trợ giá cho một số mặt hàng sách và không đánh thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng sách nói chung. Trên thực tế giá cả có tác động lớn đến nhu cầu mua xuất bản phẩm của xã hội: Giá tăng nhì cầu giảm, giá giảm thì cầu tăng lên. Vì thế để đảm bảo định hướng giáo dục, nhiều loại xuất bản phẩm sẽ phải bán với giá thấp (so với giá thành của nó). Đây là đặc trưng của hoạt động kinh doanh đặc thù. Thứ hai, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đồng thời cùng lúc phải thực hiện hai mục tiêu: xã hội và kinh tế. Để đạt mục tiêu xã hội, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phải hoàn thành tốt việc phổ biến, tuyên truyền tri thức để nâng cao dân trí toàn xã hội. Kinh doanh xuất bản phẩm hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nên phải đảm bảo tính chất xã hội và nhằm vào mục tiêu chung của tiến bộ xã hội. Kinh doanh xuất bản phẩm phải thực hiện tốt việc đưa sách đến mọi đối tượng trong khắp các ngành nghề trên mọi lãnh thổ ,địa lý, quốc gia. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng những tri thức phổ thông trong dân chúng, đưa đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước đến với mọi người dân trong phạm vi cả nước, nâng cao dân trí xã hội. Mặc dù là một hoạt động kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường phải đảm bảo kinh doanh có lãi để có thể tồn tại phát triển cạnh tranh trên thị trường nhưng kinh doanh xuất bản phẩm lại là kinh doanh đặc thù. Cơ cấu mặt hàng xuất bản phẩm rất phong phú và đa dạng. Trong cơ cấu đó có những loại xuất bản phẩm có nhu cầu rất cao, sức tiêu thụ lớn và khả năng sinh lời lớn; còn có những loại xuất bản phẩm ít có nhu cầu, thậm chí không có nhu cầu, không có khả năng tiêu thụ, thậm chí nhiều lúc bị lỗ… Nhưng kinh doanh xuất bản phẩm mang tính đặc thù nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước nên vẫn đảm bảo lưu thông các mặt hàng sách đó trên thị trường. Điều này cũng có nghĩa là trong kinh doanh xuất bản phẩm (xét ở góc độ kinh tế) cũng đồng thời cùng lúc diễn ra hoạt động đầu tư có lợi và hoạt động đầu tư không có lợi. Mặc dù nguồn vốn kinh doanh rất hạn hẹp nhưng để đảm bảo hiệu quả (mục tiêu) xã hội mà Đảng, Nhà nước giao phó vừa phải đảm bảo kinh doanh có lãi (đầu tư vốn vào những mặt hàng có nhu cầu cao, đem lại lợi nhuận lớn), vừa phải đảm bảo hiệu quả xã hội nâng cao dân trí (đầu tư vốn vào những mặt hàng ít có thậm chí không có nhu cầu để nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền tri thức và đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước). Trong đặc trưng này, tính đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm còn thể hiện ở chỗ: Nhu cầu xuất bản phẩm mặc dù là nhu cầu thuộc lĩnh vực thượng tầng kiến trúc xã hội, nhưng hàng hóa này không dừng lại lưu thông ở các trung tâm thành phố, tỉnh, thị xã. Nó được lưu thông trên khắp mọi miền đất nước. “Sách đi tìm bạn đọc ”. Kinh doanh xuất bản phẩm không dừng lại ở chỗ là đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu và có khả năng thanh toán. Thậm chí kinh doanh xuất bản phẩm còn phải đảm đương cả việc đi tìm bạn đọc, gợi ý thuyết phục bạn đọc và thỏa mãn tốt các khách hàng không có khả năng thanh toán (mảng sách phục vụ bạn đọc tại các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, miền núi và nông thôn nghèo). Đây là những nét cơ bản khác biệt hình thành nên đặc trưng thứ hai của hoạt động kinh doanh đặc thù so với các hoạt động kinh doanh thương mại khác trong nền kinh tế. Như vậy đạt mục tiêu (hiệu quả) xã hội đối với kinh doanh xuất bản phẩm chính là việc đưa và giới thiệu xuất bản phẩm - “tri thức, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước” đến sâu rộng quảng đại các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Và tính phản hồi trở lại của quảng đại quần chúng: các tri thức được nâng cao, dân trí xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày càng tăng lên, pháp luật được tuân thủ nghiêm minh… Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong đời sống xã hội hiện nay cũng thể hiện tính đặc thù của hoạt động kinh doanh này. Bên cạnh đồng thời với việc thực hiện đạt mục tiêu xã hội, để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kinh doanh xuất bản phẩm còn phải thực hiện mục tiêu kinh tế. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phải tạo ra và phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần phục vụ cho xã hội thông qua các mối quan hệ trao đổi trên thị trường. Một mặt, kinh doanh xuất bản phẩm phải đảm bảo cơ cấu mặt hàng kinh doanh theo định hướng. Mặt khác phải tích cực đầu tư kinh doanh những mặt hàng có nhu cầu thị trường cao, đem lại lợi nhuận lớn. Lấy thu bù đắp những chi phí bỏ ra, hạch toán kinh doanh có lãi, từ đó có thể bù đắp thâm hụt cho mặt hàng phục vụ sự nghiệp chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó. Mặt khác kinh doanh xuất bản phẩm còn phải thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế hiện hành (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng vốn). Phần lợi nhuận ròng thu được sẽ được trích lập các quĩ doanh nghiệp hoặc trực tiếp bổ sung vốn kinh doanh đảm bảo cho quá trình tái kinh doanh tiếp theo… Hơn bao giờ hết, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm giữ một trọng trách vô cùng lớn lao trước xã hội, Đảng và Nhà nước: vừa phải thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí xã hội, lại vừa phải thực hiện kinh doanh có lãi để tồn tại và phát triển kinh doanh. Do đó trong quá trình kinh doanh xuất bản phẩm phải có sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Và đây chính là đặc trưng cơ bản nhất tạo nên tính đặc thù của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm. 3. Đòi hỏi tất yếu phải có chính sách thuế phù hợp a. Sự cần thiết phải có chính sách thuế phù hợp đối với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay. Trên đây đã trình bày rất rõ về khái niệm, bản chất, các hình thức của thuế cũng như phân tích khá kỹ về hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm - hoạt động kinh doanh đặc thù. Qua đó ta thấy thuế thực chất là nguồn tài chính được động viên từ một phần thu nhập của doanh nghiệp hoặc thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa trong xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước nhằm phục vụ các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước. Đồng thời thuế cũng là nguồn tài chính quan trọng của ngân sách nhà nước dùng để đầu tư và tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua chính sách thuế, nhà nước có thể điều tiết thu nhập quốc dân, cấp phát và bổ sung vốn cho các hoạt động kinh tế xã hội… Tóm lại thuế là nguồn tài chính và là công cụ tài chính quốc gia vô cùng quan trọng. Mặt khác như chúng ta đã biết, kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh đặc thù, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt, đồng thời cùng lúc thực hiện hai mục tiêu kinh tế và xã hội… Chính vì vậy để thuế thực sự là công cụ tài chính có hiệu lực của nhà nước, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập nền kinh tế quốc dân, và đồng thời để cho kinh doanh xuất bản phẩm thực sự là hoạt động kinh doanh đặc thù, làm tròn nhiệm vụ phổ biến, truyền bá những tri thức tinh hoa nhân loại và khoa học đến với quảng đại quần chúng… Rõ ràng nhà nước cần có chính sách thuế thật phù hợp với đặc điểm tính chất của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm vừa khuyến khích phần động viên tài chính cho ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích kinh doanh xuất bản phẩm, mở rộng phạm vi qui mô kinh doanh trong và ngoài nước. Góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí xã hội, đưa Việt Nam thành một nước văn minh hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và [...]... HIỂU THỰC TRẠNG THUẾ TRONG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY Kinh doanh xuất bản phẩmhoạt động kinh doanh đặc thù, song cũng giống như các hoạt động kinh doanh thương mại khác, trên thị trường xuất bản phẩm cũng có nhiều lực lượng, thành phần cùng tham gia kinh doanh, cạnh tranh nhau Các thành phần này có khả năng kinh doanh độc lập và đều bình đẳng trước pháp luật Xuất phát từ nhiều lực lượng kinh. .. kinh doanh trên thị trường, cho nên, trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước hiện nay có sự khác biệt cơ bản giữa hai lực lượng chính: các doanh nghiệp xuất bản phẩm nhà nước và lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm tư nhân Sự khác biệt đó được thể hiện rõ nét ở phần trình bày sau đây: 1 Chính sách thuế hiện hành đối với lực lượng kinh doanh xuất bản. .. tế nói chung và hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng - Hệ thống chính sách thuế phải phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay Ở phần trên chúng ta đã đề cập rất nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm - hoạt động kinh doanh đặc thù Một vấn đề nổi cộm ở đây chúng ta thấy rõ: Đối tượng mà kinh doanh xuất bản phẩm thực hiện trao đổi mua bán, lưu thông trên thị trường... như sau: Thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế x Thuế suất Các doanh nghiệp xuất bản phẩm có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu các xuất bản phẩm phải thực hiện đầy đủ các qui định của luật thuế xuất nhập khẩu nhà nước ban hành; Kê khai và nộp thuế đầy đủ, mỗi lần được phép xuất khẩu hay nhập khẩu các xuất bản phẩm c Thuế thu nhập doanh nghiệp Cùng với thuế GTGT thuế tư nhân doanh nghiệp... trong thực tế thi hành chính sách thuế đối với lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm tư nhân, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp như đã nói ở phần đầu mục nàythuế khoán Số thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau: Số thuế GTGT và thuế = Doanh thu kinh doanh tính thuế (ấn định)  Thuế suất TNDN phải nộp (2,6%) Rõ ràng với phương pháp tính thuế của lực lượng kinh doanh nhà nước (Thuế. .. so với giá mua thì giá tính thuế do Hội đồng Bộ trưởng quy định (nay là Chính phủ quy định) Thuế suất thuế xuất nhập khẩu của từng mặt hàng thực hiện tại Biểu thuế xuất nhập khẩu Cùng với thuế GTGT, thuế xuất khẩu nhập khẩu hiện hành trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đang là vấn đề nổi cộm, còn nhiều những tranh luận của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý Thuế suất thuế xuất khẩu trong kinh doanh. .. hàng về xuất bản phẩm cũng là nhu cầu đặc biệt của con người và là nhu cầu thuộc “thượng tầng kiến trúc xã hội” Giá cả của xuất bản phẩm cũng là giá cả tương đối ít khi tương đương với giá trị sử dụng của nó Hiệu quả kinh doanh của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế… Chính vì vậy trong các loại thuế hiện nay đang sử dụng trong kinh doanh xuất bản phẩm không... mục 3 của phần này 2 Chính sách thuế hiện hành đối với các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm tư nhân Bên cạnh lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm nhà nước là đông đảo các lực lượng kinh doanh xuất bản phẩm tư nhân trên thị trường Phạm vi quy mô kinh doanh của họ cũng đa dạng: Lớn, vừa, nhỏ không kém lực lượng quốc doanh Tuy nhiên đặc điểm kinh doanh của họ là hoàn toàn tự chịu... sản xuất kinh doanh, hậu quả của việc trốn thuế, gian lận thuế là không thể lường trước được Nó sẽ gây sự cạnh tranh hỗn loạn trên thị trường, giá cả bất ổn định, thậm chí làm khủng hoảng kinh doanh, các doanh nghiệp chịu nộp thuế sẽ khó có thể cạnh tranh kinh doanh với các đối tượng gian lận hay trốn thuế Hơn thế nữa, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù, nếu các doanh nghiệp xuất. .. khác để thuế góp phần điều tiết vĩ mô hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, nhà nước cần phải có chính sách thu cân đối giữa các thành phần kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường Có bình ổn về các loại thuế thu và mức thuế suất từng loại mới đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh, ổn định nhu cầu khách hàng trên thị trường xuất bản phẩm Từ đó mới nâng cao được hiệu quả xã hội của hoạt động kinh doanh đặc . THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY I. KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM LÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẶC THÙ 1. Hàng hóa xuất bản phẩm. tiết kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng. II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG THUẾ TRONG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY. Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh

Ngày đăng: 05/11/2013, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (Trang 40)
Biểu 5: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước - Kỳ báo cáo năm 1998. - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 5: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước - Kỳ báo cáo năm 1998 (Trang 45)
24.696.000 24.696.000 (Thuế nhà đất, tiền - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
24.696.000 24.696.000 (Thuế nhà đất, tiền (Trang 45)
Biểu 7: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Chỉ tiêuSố còn - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 7: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Chỉ tiêuSố còn (Trang 46)
Biểu 9: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Chỉ tiêuSố còn - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 9: Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Chỉ tiêuSố còn (Trang 48)
Biểu 11: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước năm 1998. - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 11: Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước năm 1998 (Trang 51)
Biểu 12: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 1999 - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 12: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 1999 (Trang 51)
Biểu 13: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 2000 - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 13: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước năm 2000 (Trang 53)
chưa phát huy được. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản của tình hình thực hiện chính sách thuế và kết quả kinh doanh của một số các công ty tỉnh thành. - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
ch ưa phát huy được. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản của tình hình thực hiện chính sách thuế và kết quả kinh doanh của một số các công ty tỉnh thành (Trang 55)
Biểu 16: Kết quả kinh doanhvà tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty phát hành sách Hải Dương năm 1999 - 2000. - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 16: Kết quả kinh doanhvà tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty phát hành sách Hải Dương năm 1999 - 2000 (Trang 56)
Biểu 18: Kết quả kinh doanhvà tình hình thực hiện chính sách thuế của Công ty phát hành sách Đà Nẵng năm 1999 - 2000. - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
i ểu 18: Kết quả kinh doanhvà tình hình thực hiện chính sách thuế của Công ty phát hành sách Đà Nẵng năm 1999 - 2000 (Trang 57)
Qua tìm hiểu và thống kê tình hình kinh doanhvà thực hiện chính sách thuế của lực lượng tư nhân đối với nhà nước cho thấy: Cơ chế kinh doanh của lực lượng tư nhân “thoáng hơn” rất nhiều so với lực lượng nhà nước - THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY
ua tìm hiểu và thống kê tình hình kinh doanhvà thực hiện chính sách thuế của lực lượng tư nhân đối với nhà nước cho thấy: Cơ chế kinh doanh của lực lượng tư nhân “thoáng hơn” rất nhiều so với lực lượng nhà nước (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w