III. VẤN ĐỀ RÚT RA SAU KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THUẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM Ở VIỆT NAM
3. đảm bảo sự công bằng hợp lý và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước một cách bền vững ổn định, đòi hỏi chính sách thuế là phải bao quát
nhà nước một cách bền vững ổn định, đòi hỏi chính sách thuế là phải bao quát hết nguồn thu thì mới phát huy đầy đủ tác dụng của nó để quản lý và điều tiết hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong phạm vi cả nước.
Thực tiễn nền kinh tế nói chung cho thấy nếu như các nguồn thu thuế bị bỏ sót thì không những ngân sách nhà nước bị thất thu thuế mà giữa các nguồn thu còn bị cạnh tranh nhau không cân sức và quyết liệt. Thông thường mỗi khi nền kinh tế chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, các nguồn thu thường phát triển, mở rộng, đa dạng, phong phú hơn, dưới nhiều hình thức mới hơn. Do vậy chính sách thuế cần đặc biệt chú ý đến yêu cầu bao quát hết nguồn thu để góp phần quản lý và điều tiết toàn bộ hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm.
Như chúng ta đã biết, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt. Vì vậy bao quát hết nguồn thu có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt quan trọng.
Thứ nhất, đảm bảo công bằng hợp lý giữa các nguồn thu tăng cường nguồn lực cho ngân sách nhà nước một cách bền vững ổn định đảm bảo sự lành mạnh, ổn định và phát triển cho các doanh nghiệp xuất bản phẩm - doanh nghiệp có khả năng đáp ứng và thỏa mãn, định hướng nhu cầu văn hóa sách, xuất bản phẩm cho toàn xã hội.
Thứ hai, là doanh nghiệp đặc thù không chỉ thực hiện hiệu quả kinh tế mà còn phải thực hiện hiệu quả xã hội, hiệu quả chiến lược lâu dài. Cho nên đối với doanh nghiệp này rất cần đến sự trợ giúp cấp phát vốn ban đầu của ngân sách nhà nước. Nhưng trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp xuất bản phẩm không thể chỉ trông chờ nguồn vốn của nhà nước mà trong hoạt động cần phải có quan hệ trở lại với ngân sách nhà nước qua việc nộp thuế, đồng thời bắt buộc với ngân sách nhà nước. Thông qua nguồn thu hợp lý đó, khi có nhu cầu vốn cấp thiết, nhà nước có thể thông qua nguồn thu thuế trở lại bồi dưỡng trợ giúp nguồn thu khi cần thiết.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay với sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước, Việt Nam đang phấn đấu trở thành một “nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng văn minh”, hoạt động xuất bản nói chung đang phấn đấu đạt 4 bản sách / người vào năm 2005 (năm 2000 mới chỉ đạt 2,4 bản sách / người); Nhà nước, Đảng coi trọng “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” thì việc mở các trung tâm sách, hiệu sách nhân dân tại các vùng nông
thôn nghèo, miền núi hải đảo xa xôi là việc làm cần thiết và phải triển khai nhanh chóng. Vì vậy nếu không bao quát hết nguồn thu trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm, nhà nước sẽ khó khăn rất nhiều trong việc đầu tư vốn ban đầu cho hoạt động này và tạo kinh phí cho việc tuyên truyền giới thiệu sách cho những vùng “nghèo đói” vật chất lẫn “đói sách, thiếu sách”… Do đó bao quát hết các nguồn thu không chỉ đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững, tạo điều kiện để ngân sách nhà nước điều tiết nền kinh tế nói chung và hoạt
động kinh doanh xuất bản phẩm ở các vùng, miền, lãnh thổ địa lý khác nhau trên cả nước. Đồng thời nó còn giúp cho Nhà nước nắm chắc cán cân công lý đảm bảo sự công bằng hợp lý giữa các thành phần kinh tế, cùng bình đẳng trước pháp luật và cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhau cùng phát triển.