Để quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Căn cứ điều 83 của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ra đời năm 1991, luật này qui định về thuế của hoạt động xuất nhập khẩu.
* Đối tượng chịu thuế và nộp thuế xuất nhập khẩu được luật xuất nhập khẩu quy định như sau bao gồm:
- Hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam đều là đối tượng chịu thuế. Trừ một số trường hợp sau:
+ Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam. + Hàng chuyển khẩu.
+ Hàng viện trợ nhân đạo.
- Các tổ chức ,doanh nghiệp có hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, khi xuất khẩu nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo điều ước quốc tế.
* Căn cứ tính thuế:
- Số lượng mặt hàng ghi trong tờ khai - Giá tính thuế
- Thuế suất từng mặt hàng
Trong đó cơ sở để định giá tính thuế:
Đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng
Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp đồng.
Trong trường hợp khác, giá trong hợp đồng quá thấp so với giá mua thì giá tính thuế do Hội đồng Bộ trưởng quy định (nay là Chính phủ quy định).
Thuế suất thuế xuất nhập khẩu của từng mặt hàng thực hiện tại Biểu thuế xuất nhập khẩu.
Cùng với thuế GTGT, thuế xuất khẩu nhập khẩu hiện hành trong hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đang là vấn đề nổi cộm, còn nhiều những tranh luận của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý. Thuế suất thuế xuất khẩu trong kinh doanh xuất bản phẩm là 0% (ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong nước). Còn thuế suất thuế nhập khẩu hiện là vấn đề bức xúc và hết sức nan giải. Thuế suất quá cao với mặt hàng xuất bản phẩm đặc biệt.
Thuế suất 0% với các loại sách khoa học kỹ thuật, thiếu nhi, khoa giáo. Thuế suất từ 0% đến 45% với các loại sách khác: văn học nghệ thuật.
Thuế suất từ 25% đến 60% cho các loại sách điện tử, sách kèm băng, sách quảng cáo, văn hóa phẩm các loại…
Đó là mức thuế suất quá cao cho xuất bản phẩm nước ngoài muốn được du nhập, truyền bá ở thị trường Việt Nam hiện nay. Điều này cũng phản ánh rõ nguyên nhân tại sao nhu cầu khách hàng trong nước về sách, văn hóa phẩm ngoại nhập là quá thấp trong điều kiện nước ta “đang mở rộng giao lưu quốc tế” và toàn cầu hóa toàn thế giới như hiện nay. Xuất bản phẩm ngoại nhập vốn đã có mức giá thành cao (vì chất lượng giấy, mực in…) cộng thêm thuế nhập khẩu cao nên giá bán của chúng là quá cao so với khả năng thanh toán của người Việt Nam.
Ngoài ra luật thuế cũng quy định các trường hợp được miễn thuế: - Hàng viện trợ không hoàn lại.
- Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm.
- Hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo.
Thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được xác định như sau:
Thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng XNK x Giá tính thuế x Thuế suất Các doanh nghiệp xuất bản phẩm có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu các xuất bản phẩm phải thực hiện đầy đủ các qui định của luật thuế xuất nhập khẩu nhà nước ban hành; Kê khai và nộp thuế đầy đủ, mỗi lần được phép xuất khẩu hay nhập khẩu các xuất bản phẩm.