Chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước đã được nhà nước qui định cụ thể ở Nghị định 22 - HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Qui định chế độ thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Quyết định số 110/TTg ngày 20/11/1992 của Thủ tướng chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điểm trong chế độ thu và sử dụng vốn ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 22/HĐBT; Thông tư 33 TC/TCT ngày 13/6/1997 của Bộ Tài chính - Hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
* Thu về sử dụng vốn đối với các tổ chức kinh tế là khoản tiền thu trên vốn bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (được gọi chung là vốn ngân sách nhà nước cấp).
- Vốn ngân sách nhà nước cấp bao gồm:
Vốn cấp phát lần đầu (xác định từ thời điểm giao nhận vốn) Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung
Vốn được tiếp quản từ chế độ cũ
- Vốn có nguồn vốn từ ngân sách (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) hình thành từ các nguồn sau:
Chênh lệch giá tài sản cố định, vật tư hàng hóa tồn kho qua các lần kiểm kê, điều chỉnh giá (kể cả bằng nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng nợ khách hàng).
Các khoản lợi nhuận, khấu hao cơ bản… phải nộp ngân sách được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại để bổ sung vốn.
Khấu hao cơ bản để lại của tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách cấp.
Các nguồn vốn viện trợ: viện trợ nhân đạo, viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, quà tặng theo quy định phải ghi tăng vốn ngân sách cấp.
Tổng số vốn ngân sách cấp bao gồm vốn của doanh nghiệp đang sử dụng khác trong và ngoài nước.
* Đối tượng nộp tiền thu và sử dụng vốn ngân sách nhà nước là các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
* Căn cứ tính và mức thu
Căn cứ để tính số tiền thu về sử dụng vốn ngân sách là tổng số tiền vốn của đơn vị thuộc đối tượng phải tính tiền thu sử dụng vốn và tỉ lệ thu. Tổng số vốn thuộc diện phải tính tiền thu về sử dụng vốn được xác định cụ thể như sau:
Tổng số vốn thuộc diện tính đầu tư sử dụng vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp, được xác định trên cơ sở số liệu và vốn tại thời điểm 31/12 năm trước cộng với tăng, trừ số vốn giảm hàng tháng trong năm (nếu có).
Số vốn tăng trong kỳ bao gồm:
+ Vốn ngân sách cấp phát thêm cho doanh nghiệp (nếu có) bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động, vốn xây dựng cơ bản hoàn thành đã bàn giao, hoàn vốn của các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
+ Vốn ngân sách nhận của đơn vị khác bàn giao.
+ Vốn bổ sung từ chênh lệch giá hàng tồn kho, chênh lệch tỉ giá các khoản bảo toàn vốn tính trên số vốn đã nhận, các khoản tiền thuế được xét giảm, miễn nộp ngân sách nhà nước theo chế độ.
+ Khấu hao cơ bản phải nộp ngân sách nhà nước (nếu có)
+ Điều chuyển vốn cho đơn vị khác, hoàn vốn cho ngân sách nhà nước.
Tổng số vốn phải tính sử dụng vốn trong kỳ = Số vốn phải tính thu tiền sử dụng vốn đầu kỳ - Số vốn tăng trong kỳ + Số vốn giảm trong kỳ
Tỉ lệ thu: Theo điều 2 quyết định số 110/TTg bổ sung một số danh mục ngành nghề sản xuất kinh doanh được áp dụng tỉ lệ thu sử dụng vốn 0,2%/tháng cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm (in - xuất bản, phát hành).
* Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm kê khai và nộp đầy đủ tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Nội dung kê khai quyết toán phải thể hiện các chỉ tiêu chủ yếu như số tiền thu sử dụng vốn phải nộp, số lợi nhuận thực hiện, số lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ thuế lợi tức (nay là thuế thu nhập doanh nghiệp) và thu sử dụng vốn ngân sách.
Nếu số còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn số thu sử dụng vốn phải nộp thì xác định thu sử dụng vốn phải nộp chính thức trong năm. Nếu số lợi nhuận còn lại sau nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ hơn số thu sử dụng vốn phải nộp thì só thu sử dụng vốn chính thức phải nộp trong năm là số lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu số tạm nộp trong năm còn thiếu thì nộp thêm, nếu số tạm nộp trong năm cao hơn số quyết toán thì được trả vào số tạm nộp của kỳ sau.
Trường hợp năm trước bị lỗ, trong năm chưa thực hiện tạm nộp thu sử dụng vốn ngân sách, khi quyết toán có lãi thì phải thực hiện nộp thu sử dụng vốn cùng với thời điểm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu quyết toán năm đơn vị lỗ thì không phải nộp thu sử dụng vốn của năm đó.
Tiền thu về sử dụng
= Tổng số vốn phải tính Tỉ lệ thu Vốn ngân sách trong kỳ thu sử dụng vốn trong kỳ
Trên đây là bốn loại thuế cơ bản mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm thuộc lực lượng nhà nước đang thực hiện. Thực chất của việc thực hiện các loại thuế đối với ngân sách nhà nước là vấn đề cần thiết để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cũng như việc điều tiết thu nhập quốc dân và việc đóng góp trách nhiệm nghĩa vụ công dân đối với quốc gia. Nhưng xét cho cùng thì hàng hóa xuất bản phẩm là hàng hóa đặc biệt, kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động kinh doanh đặc thù vậy nhà nước có nên chăng cũng thực hiện bốn loại thuế kể trên với những mức thuế như đã trình bày. Phát triển và đẩy mạnh nâng cao nhu cầu xuất bản phẩm của con người là nhiệm vụ chiến lược trong việc “xây dựng con người văn hóa và trí tuệ” và nâng cao dân trí xã hội. Chính vì vậy để tạo điều kiện cho nhu cầu xuất bản phẩm phát triển cao hơn nữa trên thị trường và nhu cầu đó có khả năng thanh toán, đòi hỏi giá xuất bản phẩm nói chung phải phù hợp với mức thu nhập chung của dân chúng để “Sách thực sự là người thầy người bạn” dẫn dắt chúng ta trong thế giới tri thức hôm nay và mai sau. Việc làm này là cả một vấn đề hết sức lớn lao không chỉ đối với quản lý vĩ mô của nhà nước mà cả đối với quản lý vi mô của các doanh nghiệp cũng cần xem xét lại. Vấn đề này xin được trình bày cụ thể ở mục 3 của phần này.