Đối với thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải có phương pháp tính thuế thống nhất giữa hai thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY (Trang 64 - 67)

III. VẤN ĐỀ RÚT RA SAU KHI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THUẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM Ở VIỆT NAM

2. Đối với thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải có phương pháp tính thuế thống nhất giữa hai thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.

pháp tính thuế thống nhất giữa hai thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân.

Thực trạng nhu cầu cho thấy việc áp dụng phương pháp tính thuế giữa hai thành phần kinh tế còn nhiều điều bất cập. Các doanh nghiệp nhà nước thực

hiện thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với các mức thuế suất 0%; 5%; 10% và thực hiện thuế thu nhập doanh nghiệp 32% tổng số lợi nhuận thu được. Còn các doanh nghiệp tư nhân thực hiện thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất chung là 2,6% doanh thu tiêu thụ ấn định (khoán). Như vậy vấn đề mâu thuẫn ở đây là: cả hai thành phần đều chịu sự tác động và chi phối của các điều kiện môi trường kinh doanh là như nhau và hoàn toàn bình đẳng với nhau.

Nhưng một bên thực thi nghiêm chỉnh thuế GTGT trên phần giá trị gia tăng của hàng hóa phát sinh theo các mức thuế suất theo quy định. Còn một bên (tư nhân) lại chịu mức thuế trên doanh thu ấn định. Thử hỏi các cơ quan có chức năng thẩm quyền ấn định doanh thu hàng tháng của các nhà sách tư nhân là bao nhiêu cho đúng thực tế (?). Và còn sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất áp dụng như trên. Thử làm một bài toán đơn giản sau, chúng ta sẽ thấy rõ:

Giả sử cả hai loại hình doanh nghiệp cùng thu được doanh thu là 100đ/ Chiết khấu bán hàng được hưởng là 30%. Thuế suất GTGT là 5%.

Vậy đối với doanh nghiệp nhà nước số thuế GTGT phải nộp là:

Thuế đầu ra = 100đ - 100đ = 100đ - 95,238đ = 4,762đ 1,05 Thuế đầu vào = 70đ - 70đ = 70đ - 66,667đ = 3,333đ 1,05

Số thuế GTGT doanh nghiệp nhà nước phải nộp là: Thuế đầu ra - Thuế đầu vào = 4,762đ - 3,333đ Số thuế GTGT phải nộp = 1.429đ.

Thông thường chi phí lưu thông (chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) hiện nay chiếm khoảng 20% doanh thu tiêu thụ, vậy lợi nhuận trước thuế

sẽ là 10đ. Do đó thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước phải nộp ngân sách nhà nước là: 10đ x 32% = 3,2đ.

Như vậy trong 100đ doanh thu thu được doanh nghiệp nhà nước phải nộp tổng thuế vào ngân sách nhà nước là: 1,429đ + 3,2đ = 4,629đ.

Cũng với doanh thu tiêu thụ 100đ như trên nhưng với phương pháp tính thuế khoán, doanh nghiệp tư nhân phải nộp cả hai loại thuế với mức 2,6% doanh thu là: 2,6% x 100đ = 2,6đ.

Rõ ràng với bài toán đơn giản trên và với con số đưa ra hết sức nhỏ nhoi, chúng ta cũng thấy được sự chênh lệch quá lớn và tỉ lệ nộp ngân sách nhà nước giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân hiện nay. Điều bất cập ở đây không chỉ thể hiện ở phép tính giản đơn trên, mà nó còn biểu hiện ở nhiều khía cạnh:

Thứ nhất: các doanh nghiệp tư nhân không và chưa thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn chứng từ, cho nên nhà nước, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không kiểm soát hết số lượng xuất bản phẩm bán ra cũng như doanh thu tiêu thụ hàng tháng của họ. Vì vậy doanh thu tiêu thụ không được kê khai đầy đủ dẫn đến tình trạng ngân sách nhà nước thất thu thuế rất lớn.

Thứ hai: vì không phải bỏ một lượng chi phí lớn về thuế nộp ngân sách nhà nước nên doanh nghiệp tư nhân có khả năng giảm giá, hạ giá, tăng chiết khấu một cách tùy tiện, cạnh tranh giá cả với doanh nghiệp nhà nước, rõ ràng họ thu hút lượng khách hàng đông đảo trên thị trường. Ngược lại các doanh nghiệp nhà nước vì thực hiện đầy đủ nghiêm túc các chế độ chính sách của nhà nước, không thể giảm giá, tăng chiết khấu như tư nhân, cho nên ngày càng bị co hẹp, bị lép vế trên thị trường. Nếu cố dùng các biện pháp giảm giá, tăng chiết khấu như tư nhân sẽ khó có thể tồn tại vì không đảm bảo nguồn thu nhập, lợi nhuận.

Thứ ba: chính vì hai điều bất cập trên đây dẫn đến tình trạng khi thực hiện luật thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn về tài chính, đầu tư cho kinh doanh giảm sút, nhiều lúc, nhiều nơi các công ty phát hành sách tỉnh, thành phố không thể cạnh tranh nổi với các cửa hàng của tư nhân. Cũng phải thừa nhận sự năng động linh hoạt của tư nhân trong cơ chế thị trường. Bộ máy hoạt động và cơ chế kinh doanh của họ “gọn nhẹ và thoáng” rất nhiều so với nhà nước.

Do vậy, để đảm bảo sự công bằng hợp lý, kích thích sự đầu tư, cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh xuất bản phẩm - loại hình kinh doanh đặc thù đòi hỏi phải có phương pháp tính thuế thống nhất giữa hai thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân. Và đưa về một phương pháp tính thuế duy nhất: phương pháp khấu trừ thuế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT BẢN PHẨM HIỆN NAY (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w