1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tíndụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ

69 878 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 498,5 KB

Nội dung

Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, quan trọngvà phức tạp nhất và được ưu tiên hàng đầu trong công tác thanh tra giám sátcác TCTD. Điều này bắt nguồn từ các lý do: quy mô hoạt động tín dụngchiếm phần lớn trong tài sản Có của TCTD; thu nhập từ hoạt động tín dụngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập; quy trình cấp tín dụng đòi hỏi kỹthuật phức tạp, sản phẩm tín dụng đa dạng, khách hàng vay vốn thuộc nhiềungành nghề khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau, điều kiện kinhdoanh khác nhau, trình độ và phẩm chất đạo đức của các nhà quản trị khácnhau, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt độngkhác của các TCTD.. dẫn đến ẩn chứa trong đó nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng làloại rủi ro cơ bản trong hoạt động ngân hàng và nếu xảy ra sẽ có tác động rấtlớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD. Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những nămqua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, dohoạt động tín dụng liên tục tăng trưởng về quy mô, đa dạng ngành nghề, lĩnhvực đầu tư; nhiều TCTD trên địa bàn chạy vì theo chỉ tiêu kinh doanh và lợiích kinh tế đã tập trung vào tăng trưởng dư nợ không đi đôi với nâng cao chấtlượng tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, khả năng quản trị, quảntrị rủi ro tín dụng còn yếu; hệ thống QTDND cơ sở còn nhiều hạn chế về nănglực vốn, quy mô, khả năng quản lý điều hành, dễ bị tổn thương khi bị rủi rotín dụng; nên tuy nợ xấu trên địa bàn vẫn ở mức trung bình nhưng chất lượngtín dụng vẫn còn ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro.

LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng và phức tạp nhất và được ưu tiên hàng đầu trong công tác thanh tra giám sát các TCTD. Điều này bắt nguồn từ các lý do: quy mô hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong tài sản Có của TCTD; thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập; quy trình cấp tín dụng đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, sản phẩm tín dụng đa dạng, khách hàng vay vốn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, loại hình doanh nghiệp khác nhau, điều kiện kinh doanh khác nhau, trình độ và phẩm chất đạo đức của các nhà quản trị khác nhau, tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động khác của các TCTD dẫn đến ẩn chứa trong đó nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro cơ bản trong hoạt động ngân hàng và nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi TCTD. Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, do hoạt động tín dụng liên tục tăng trưởng về quy mô, đa dạng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; nhiều TCTD trên địa bàn chạy vì theo chỉ tiêu kinh doanh và lợi ích kinh tế đã tập trung vào tăng trưởng dư nợ không đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, khả năng quản trị, quản trị rủi ro tín dụng còn yếu; hệ thống QTDND cơ sở còn nhiều hạn chế về năng lực vốn, quy mô, khả năng quản lý điều hành, dễ bị tổn thương khi bị rủi ro tín dụng; nên tuy nợ xấu trên địa bàn vẫn ở mức trung bình nhưng chất lượng tín dụng vẫn còn ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro. Trên cơ sở nhận thức sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng và xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng tại Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau đây: • Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng của Ngân hàng nhà nước. • Đánh giá, phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động của thanh tra giám sát tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đưa ra những mặt tích cực cũng như hạn chế, nguyên nhân của công tác này. 1 • Căn cứ định hướng, mục tiêu hoạt động đề ra một số giải pháp định hướng và giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ • Phạm vi nghiên cứu: công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng từ năm 2003 đến nay đối với các chi nhánh NHTM, QTDND cơ sở, QTDND Trung ương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN • Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng. • Hoàn thiện quy trình, nội dung, phương pháp thanh tra giám sát hoạt động tín dụng. • Góp phần nâng cao chất lượng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ. VI. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I : Những vấn đề cơ bản về thanh tra giám sát hoạt động tín dụng Chương II : Thực trạng công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương III : Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát hoạt động tín dụng ngân hàng tại NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ. 2 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1 THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Thanh tra giám sát ngân hàng - Thanh tra giám sát ngân hàng là một hoạt động của NHNN nhằm đảm bảo cho các TCTD có các hoạt động kinh doanh lành mạnh, an toàn, ít rủi ro và tránh được đổ vỡ. + Thanh tra ngân hànghoạt động thanh tra của NHNN đối với rủi ro trong hoạt động ngân hàng và đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý của NHNN. + Gíam sát ngân hànghoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về các đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, các vi phạm quy định về chuyên môn – kỹ thuật, an toàn hoạt động ngân hàng và quy định pháp luật khác có liên quan. Thanh tra giám sát ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành trong hệ thống thanh tra Nhà nước thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi trách nhiệm quản lý ngân hàng của NHNN và quản lý công tác thanh tra đối với các đơn vị thuộc NHNN, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thống đốc NHNN và thanh tra nhà nước về công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra. Thanh tra giám sát ngân hàng tại chi nhánh NHNN là một bộ phận của thanh tra giám sát ngân hàng đặt tại tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ngân hàng đối với các đối tượng thanh tra trên địa bàn, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc chi nhánh NHNN. Thanh tra giám sát ngân hàng thực hiện việc giám sát thường xuyên và tiến hành các cuộc thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của TCTD, về hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được NHNN cho phép, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lý Nhà nước của NHNN, nhằm phát hiện, ngăn chặn các vi phạm, kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thanh tra giám sát ngân hàng cũng thực hiện việc thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành ngân hàng, giúp lãnh đạo ngành về chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật trong ngành ngân hàng. 1.1.1.2 Thanh tra giám sát hoạt động tín dụng Thanh tra hoạt động tín dụng là một nội dung, hoạt động trong thanh tra ngân hàng đối với rủi ro trong hoạt động tín dụng và có liên quan tín dụng và đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về 3 chuyên môn – kỹ thuật, quy định của nhà nước về tín dụng thuộc thẩm quyền quản lý của NHNN. Giám sát hoạt động tín dụng là một nội dung, hoạt động trong giám sát ngân hàng trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về tín dụng của các đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các rủi ro liên quan hoạt động tín dụng gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, các vi phạm quy định về chuyên môn – kỹ thuật trong hoạt động tín dụng ảnh hưởng sự an toàn hoạt động ngân hàng và quy định pháp luật khác có liên quan hoạt động tín dụng. - Mối quan hệ thanh tragiám sát hoạt động tín dụng Thanh tragiám sát hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hỗ trợ cho công tác của nhau, cụ thể kết quả và các cảnh báo, phát hiện từ giám sát làm định hướng trọng điểm, trọng tâm cho thanh tra và từ kết quả giám sát đề xuất đối tượng phải thanh tra hoạt động tín dụng. Ngược lại, kết quả các đợt thanh tra trực tiếp bổ sung thông tin phục vụ giám sát, giám sát thực hiện việc đôn đốc, theo dõi quá trình khắc phục chỉnh sửa, thực hiện kiến nghị kết luận thanh tra. Chất lượng của từng hoạt động ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động kia. Thanh tra trực tiếp hiệu quả, đánh giá được tổng thể các tồn tại trọng yếu và rủi ro tín dụng giúp giám sát chặt chẽ, đầy đủ thông tin và toàn diện. Ngược lại giám sát hiệu quả, đưa ra cảnh báo kịp thời và đúng đắn dẫn đến thanh tra trực tiếp xác định rõ những tồn tại, xử lý và kiến nghị kịp thời. Thanh tragiám sát hoạt động tín dụng có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của TCTD. Thanh tra mang tính đột xuất hoặc định kỳ, nhưng giám sát được thực hiện thường xuyên liên tục. Giám sát mang tính tổng thể và thông tin giám sát hướng đến cảnh báo. Thanh tra trực tiếp mang tính cụ thể, đánh giá thực chất vấn đề của TCTD đang phải đối đầu và làm rõ những tồn tại, sai phạm trong hoạt động của TCTD. 1.1.2 Đối tượng thanh tra giám sát hoạt động tín dụng Theo quy định pháp luật hiện hành ở nước ta, đối tượng của thanh tra giám sát hoạt động tín dụng bao gồm: + Hoạt động tín dụng của các TCTD, trong đó các TCTD bao gồm: Các TCTD Nhà nước: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách và TCTD phi ngân hàng. Các TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Các TCTD nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Các TCTD hợp tác. + Hoạt động tín dụng của các tổ chức không phải là TCTD được NHNN cho phép. + Hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động. + Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng. 1.1.3 Cơ quan thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng 4 thanh tra giám sát ngân hàng đặt tại NHNN Việt Nam đối với hoạt động tín dụng trên cả nướcThanh tra giám sát chi nhánh tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với hoạt động tín dụng trên địa bàn. 1.1.4 Mục đích của thanh tra giám sát hoạt động tín dụng Nhằm thực hiện mục đích chung của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là công cụ quan trọng của NHNN trong việc tăng cường pháp chế, kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng. Mục đích thanh tra giám sát hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm tính an toàn – hiệu quả - bền vững trong hoạt động tín dụng, quản lý và giám sát những rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng, tăng cường pháp chế, kỷ cương, kỷ luật, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong thanh tra trực tiếp, mục đích thanh tra tín dụng nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng, đánh giá những mặt được, những thiếu sót, phát hiện các vi phạm và xử lý theo quy định đồng thời qua thanh tra phát hiện những nội dung cơ chế, chính sách chưa phù hợp để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững 1.1.5 Phạm vi thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng Đối với Thanh tra giám sát NHNN Việt Nam thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng chung của toàn hệ thống các TCTD. Đối với Thanh tra giám sát tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng của các TCTD và chi nhánh TCTD đóng trên địa bàn quản lý. TTGS hoạt động tín dụng tập trung tại các lĩnh vực: các khoản cho vay của các TCTD đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân không phải là TCTD; các khoản bảo lãnh, cam kết ngoại bảng; hoạt động phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (đánh giá thực trạng và chất lượng dư nợ tại TCTD, việc sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để hạch toán các khoản vay ngoại bảng). Phạm vi TTGS hoạt động tín dụng ngân hàng không bao gồm các hoạt động cho vay các TCTD khác, cho vay uỷ thác, tín dụng nhà nước thông qua Ngân hàng phát triển, tín dụng giữa cá nhân, doanh nghiệp 1.1.6 Nội dung thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng - Nội dung thanh tra hoạt động tín dụng : + Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động tín dụng, việc thực hiện các quy định, quy trình tại văn bản chế độ, chính sách do cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền và tổ chức, đơn vị ban hành. + Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng. + Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. 5 + Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra giám sát ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động tín dụng ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật. + Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tín dụng ngân hàng. - Nội dung giám sát hoạt động tín dụng : + Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát tín dụng ngân hàng. + Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tín dụng; việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát tín dụng ngân hàng. + Phân tích, đánh giá tình hình tín dụng và mức độ rủi ro tín dụng, mức độ ảnh hưởng đến rủi ro của đối tượng giám sát ngân hàng. + Phát hiện, cảnh báo các rủi ro tín dụng và hậu quả kèm theo gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. + Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín dụng. 1.1.7 Nguyên tắc thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng Thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng tuân thủ nguyên tắc chung trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng bao gồm: + Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. + Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao với thanh tra, giám sát rủi ro của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. + Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên đoàn thanh tra phải tuân theo quy định của pháp luật về thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. + Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất trong chỉ đạo và triển khai công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. 1.1.8 Các phương pháp thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng 1.1.8.1 Gíam sát từ xa hoạt động tín dụng - Gíam sát từ xa (còn gọi là thanh tra trên báo cáo) là việc Thanh tra giám sát ngân hàng tổ chức phân tích, đánh giá tình hình của TCTD dựa trên cơ sở các bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu thống kê định kỳ do TCTD gửi đến TTGS ngân hàng theo quy định, dựa trên cơ sở đó báo động cho những TCTD những vấn đề cần thiết hoặc kiến nghị biện pháp khắc phục kịp thời. Mục tiêu của giám sát từ xa hoạt động các TCTD là: 6 + Gíam sát các TCTD có bảo đảm an toàn trong hoạt động. + Gíam sát việc TCTD có thực hiện nghiêm túc luật pháp và quy chế ngân hàng hay không. + Gíam sát các TCTD kinh doanh có hiệu quả hay không. - Gíam sát từ xa là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo để đánh giá các nội dung sau đây của TCTD: + Diễn biến về cơ cấu tài sản Nợ và tài sản Có + Chất lượng tài sản Có + Vốn tự có + Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh + Việc thực hiện các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định khác của pháp luật + Các vấn đề liên quan khác. - Giám sát từ xa hoạt động tín dụng là việc gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo nhằm đánh giá các nội dung diễn biến về cơ cấu danh mục tín dụng, chất lượng và mức độ rủi ro tín dụng, việc thực hiện các quy định về an toàn hoạt động tín dụng và các quy định khác của pháp luật, các vấn đề liên quan khác. - Phương pháp giám sát từ xa hoạt động tín dụng: căn cứ các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do TCTD gửi đến theo chế độ báo cáo thống kê đối với các TCTD, Thanh tra giám sát ngân hàng xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với từng TCTD và toàn hệ thống ngân hàng theo các nội dung trên. - Gíam sát từ xa (bao gồm giám sát hoạt động tín dụng) trong hệ thống NHNN được phân công trách nhiệm như sau: + Thanh tra giám sát NHNN thực hiện giám sát toàn hệ thống đối với các TCTD của Nhà nước; chi nhánh ngân hàng nước ngoài, TCTD liên doanh; TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài; QTDND Trung ương + Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giám sát đối với các TCTD cổ phần của Nhà nước và nhân dân; các chi nhánh của TCTD; các chi nhánh TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài; QTDND cơ sở. - Nội dung phương pháp giám sát từ xa hoạt động tín dụng bao gồm: * Đối với toàn hệ thống của các TCTD: + Diễn biến về cơ cấu tài sản Có liên quan tín dụng bao gồm: Quan hệ với khách hàng không phải TCTD Quan hệ với TCTD khác Các khoản bảo lãnh, giá trị các hợp đồng cam kết tín dụng ngoại bảng Đánh giá cơ cấu tài sản Có thuộc hoạt động tín dụng có hợp lý và hiệu quả, hạn chế được rủi ro xem xét một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường đầu tư như chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn của TCTD và cơ cấu đầu tư theo khu vực kinh tế + Chất lượng tín dụng, bảo lãnh 7 Phân tích số liệu từ báo cáo do TCTD gửi đến, Thanh tra giám sát NHNN sẽ phân tích và phân loại theo một số tiêu thức và theo dõi chi tiết về khách hàng có nợ quá hạn lớn (phù hợp với quy mô của TCTD). Căn cứ kết quả giám sát về chất lượng tín dụng Thanh tra giám sát NHNN có những giải pháp để hạn chế rủi ro hoặc hạn chế kinh doanh ở các lĩnh vực đang có chất lượng kém. Nếu nợ quá hạn của TCTD cao hoặc có chiều hướng gia tăng, Thanh tra giám sát NHNN sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết như: yêu cầu giải trình, tự kiểm tra để báo cáo hoặc tiến hành thanh tra tại chỗ để chấn chỉnh hoạt động của TCTD đó. Trong trường hợp xu hướng diễn biến ngày càng xấu thêm, Thanh tra giám sát NHNN sẽ kiến nghị Thống đốc NHNN áp dụng các biện pháp hạn chế về hoạt động tín dụng hoặc các biện pháp cần thiết. + Gíam sát việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn kinh doanh liên quan hoạt động tín dụng: tập trung các chỉ tiêu về giới hạn tín dụng, tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tín dụng trung dài hạn * Đối với Thanh tra giám sát chi nhánh NHNN giám sát từ xa hoạt động tín dụng đối với chi nhánh TCTD theo các nội dung sau: +Diễn biến cơ cấu tín dụng trong tài sản Có. + Chất lượng tín dụng, bảo lãnh + Các chỉ số phản ánh thực trạng hoạt động của nhánh TCTD liên quan tín dụng. Những nội dung giám sát từ xa đối với chi nhánh TCTD được thực hiện tương tự đối với toàn hệ thống TCTD về nội dung mẫu biểu, cách lấy số liệu. Tuy nhiên cách đánh giá đối với chi nhánh TCTD có một số điểm khác với đánh giá toàn hệ thống TCTD. Khi giám sát từ xa đối với chi nhánh TCTD kết hợp phân tích số liệu với việc xem xét và đánh giá những vấn đề có liên quan khác, thông qua thu thập thông tin từ chi nhánh TCTD và các thông tin liên quan khác, hoặc yêu cầu báo cáo giải trình bổ sung. Đánh giá cơ cấu tài sản có cần xem xét sự chỉ đạo của trung tâm điều hành và đặc thù hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Việc giám sát chất lượng tài sản có đối với chi nhánh TCTD thực hiện như đối với toàn hệ thống TCTD, tuy nhiên có quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chi nhánh (việc tính dự phòng thực hiện ở chi nhánh, chi nhánh chịu sự chỉ đạo trung tâm tín dụng theo chỉ định ) Nợ quá hạn của chi nhánh TCTD phải được kiểm soát thường xuyên. Nếu nợ quá hạn của chi nhánh TCTD ở mức cao, Thanh tra giám sát NHNN sẽ áp dụng biện pháp để theo dõi hoạt động của chi nhánh như đối với toàn hệ thống TCTD nêu ở phần trên. 1.1.8.2 Thanh tra tại chỗ hoạt động tín dụng Thanh tra tại chỗ là việc tổ chức thanh tra tại nơi làm việc của các đối tượng thanh tra, trên cơ sở kiểm tra, xem xét tài liệu liên quan như các báo cáo kế toán, thống kế, chứng từ, tài liệu, sổ sách, hợp đồng cam kết của ngân hàng và các đơn vị liên quan. Thanh tra tại chỗ hoạt động tín dụng là một nội dung thanh tra quan trọng và chủ yếu trong công tác thanh tra tại chỗ của TTGS ngân hàng. * Nội dung và phương pháp thanh tra tại chỗ hoạt động tín dụng 8 - Đánh giá chất lượng dư nợ Xem xét kỹ từng khoản vay về các yếu tố như: sự chấp hành các quy định của NHNN trong thể lệ tín dụng, việc thực hiện quy trình tín dụng, đầu tư sự phù hợp về mục đích, đối tượng khách hàng vay ngân hàng và thực tế sử dụng tiền vay của khách hàng, các nội dung khác như thời hạn, lãi suất hoặc vấn đề gia hạn nợ, quá hạn, tình trạng đảo nợ không lành mạnh. Đánh giá tình trạng kinh doanh và khả năng tài chính của một số khách hàng tại TCTD. Tiến hành đối chiếu để xác định chính xác số nợ khách hàng trong tài sản của ngân hàng. Đồng thời xem xét việc thanh toán nợ gốc, lãi và số chưa thanh toán còn lại (lãi treo) của các khoản nợ đã tín dụng trước khi thanh tra để xem xét việc thực hiện cam kết trả nợ gốc, lãi của khách hàng có đúng như hợp đồng thoả thuận với TCTD hay không. Căn cứ hồ sơ vay vốn khách hàng Xác định tính hợp pháp, hợp lệ về tư cách pháp nhân của khách hàng vay khi ký hợp đồng vay vốn TCTD. Báo cáo phân tích tình trạng tài chính của từng khách hàng gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, thanh tra việc phân tích, đánh giá xếp loại khách hàng tốt hay xấu. Phân tích đánh giá tình trạng tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng vay Đánh giá tài chính khách hàng vay Trên cơ sở số liệu và các thông tin thu thập được về khách hàng vay để phân tích so sánh và xác định: Tài sản có thực của doanh nghiệp; vốn tự có và coi như tự có thực còn; các khoản nợ phải thu (có khả năng thu); tồn kho hàng hoá (loại trừ tồn kho cố định, kém mất phẩm chất). Các số liệu trên được so sánh với dư nợ và các khoản nợ phải trả tại thời điểm phân tích, ngoài ra có thể xác định một số tỷ lệ: lãi phải trả/doanh thu, tài sản ngắn hạn/giá trị tài sản nợ ròng hoặc các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động(d.thu bình quân/hàng tồn kho bình quân ) để đánh giá sự lành mạnh về tài chính và khả năng thanh toán trả nợ của khách hàng. Từ việc đánh giá sự lành mạnh về tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng vay, kết hợp với kết quả trả gốc, lãi của khách hàng để xác định mức rủi ro của khoản vay của khách hàng đó. Đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng vay Trực tiếp kiểm tra khách hàng vay để xác định việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích đã cam kết với TCTD hay không bởi vì đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn của khoản vay, thực hiện thông qua kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hoá tồn kho thực tế, hoặc đánh giá giá trị, khả năng tiêu thụ tài sản thế chấp Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng vay 9 Xem xét kỹ từng khoản tín dụng để đánh giá mục đích, đối tượng vay vốn của khách hàng, trên cơ sở đối tượng vay vốn, xác định kỳ hạn TCTD đã xác lập có phù hợp với chu kỳ luân chuyển của đối tượng vay hay không để tránh rủi ro về thanh toán (quá hạn, gia hạn ) Tổ chức phân loại dư nợ Tổ chức phân loại dư nợ tín dụng khách hàng theo các nhóm nhằm phục vụ cho việc tính toán vốn khả năng, đánh giá việc thực hiện phân tán tủi ro và rủi ro chi trả, đánh giá thựuc hiện chính sách chủ trương của nhà nước trong tín dụng để phát triển kinh tế xã hội. Dư nợ tín dụng phân loại gồm: + Theo tiền tệ (VND và các ngoại tệ) + Theo đối tượng thành phần kinh tế (pháp nhân, thể nhân) + Theo thời hạn (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) + Theo chất lượng dư nợ (nợ lưu hành, nợ quá hạn). Kiểm tra mức lãi suất TCTD áp dụng đối với tín dụng khách hàng để tính toán, xác định rủi ro lãi suất. Xác định những khách hàng vay vốn cần tập trung xem xét Xem xét cân đối chi tiết xác định trọng tâm những khách hàng vay cần đi sâu kiểm tra những khoản có dư nợ vô lý, kéo dài. Xem xét tài khoản cho vay xác định những khách hàng có doanh số vay lớn trong kỳ thanh toán; những khách hàng có phát sinh nợ nhiều trong khi doanh số trả nợ ít, bất bình thường. Xem xét sao kê dư nợ xác định thêm những khách hàng cần đi sâu kiểm tra. Tập trung những khách hàng có nợ quá hạn, nợ khó đòi; khách hàng có dư nợ lớn; khách hàng không có tài sản thế chấp hoặc có tài sản thế chấp không bảo đảm đủ điều kiện; khách hàng được ngân hàng cho gia hạn nợ nhiều lần vượt quy định. - Những nội dung cụ thể tiến hành kiểm tra tín dụng Cơ sở pháp lý: dựa trên văn bản pháp luật, các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng của ngân hàng và các văn bản pháp luật có liên quan khác (về quản lý đất đai, tài sản, hợp đồng kinh tế ) Các thủ tục theo quy định trong hồ sơ xin vay: Việc thẩm định (do TCTD thực hiện), chú trọng các điều kiện vay vốn, đặc biệt là thẩm định thế chấp tài sản gồm xem xét điều kiện tài sản bảo đảm; đánh giá lại tài sản thế chấp; thẩm định trực tiếp tại đơn vị vay vốn. Giải quyết tín dụng: thủ tục cuối cùng quy trình tín dụng trực tiếp là ký hợp đồng tín dụng giữa đối bên để cấp tiền. Kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý vi phạm: do cán bộ thực hiện định kỳ hoặc đột xuất. Đánh giá lại tín dụng (đánh giá giá trị món tín dụng và đánh giá giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và xác định rủi ro). 1.1.9 Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng 1.1.9.1 Tổ chức thực hiện giám sát từ xa hoạt động tín dụng Tổ chức bộ phận giám sát: thực hiện giám sát theo 2 cấp gồm Thanh tra giám sát NHNN, Thanh tra giám sát chi nhánh NHNN. Tại Thanh tra giám sát 10

Ngày đăng: 04/11/2013, 15:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w