MỤC LỤC
Chi nhánh căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra của Thống đốc NHNN và đề cương thanh tra của TTGS Trung ương để xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm từ đó xây dựng kế hoạch và đề cương chi tiết thực hiện thanh tra các đơn vị trên địa bàn. Xác định nội dung thanh tra tại chỗ (trong đó có hoạt động tín dụng), để đánh giá chất lượng một số TCTD một cách toàn diện, đầy đủ hoặc đánh giá sâu đối với một nghiệp vụ nào đó khi tiến hành thanh tra trực tiếp, tuỳ thuộc vào yêu cầu và việc tổ chức mỗi cuộc thanh tra tiến hành xác định nội dung và phương pháp thanh tra toàn diện (thanh tra theo diện rộng) hoặc thanh tra theo chuyên đề (thanh tra theo diện hẹp) đối với các hoạt động của TCTD đó.
Do vậy, hoạt động thanh tra không chỉ bảo đảm cho đối tượng được thanh tra hoạt động lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả, mà còn bảo đảm cho sự an toàn của từng hệ thống, phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và toàn xã hội. Thông qua hoạt động thanh tra giám sát, tạo điều kiện để NHNN giám sát các hoạt động thực thi chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về tiền tệ - tín dụng – thanh toán của các TCTD, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được kịp thời, chính xác và mục tiêu cuối cùng là bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng các cá nhân, tổ chức kinh tế bị phân biệt đối xử sẽ gặp không ít khó khăn dẫn đến ảnh hưởng cạnh tranh và nền kinh tế nói chung. Thông qua thanh tra giám sát hoạt động tín dụng góp phần tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được nhanh chóng, hiệu quả; ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân tổ chức; đảm bảo trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt.
Tuy nhiên khi có sự phân biệt đối xử trong việc cấp tín dụng các cá nhân, tổ chức kinh tế bị phân biệt đối xử sẽ gặp không ít khó khăn dẫn đến ảnh hưởng cạnh tranh và nền kinh tế nói chung. Do vậy cần kiểm soát các TCTD nhằm loại bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như hoạt động tín dụng. Thông qua thanh tra giám sát hoạt động tín dụng góp phần tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được nhanh chóng, hiệu quả; ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân tổ chức; đảm bảo trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt. 1.3 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TÍN. nghề;.) và việc yêu cầu TCTD đó thực hiện các biện pháp, khuyến nghị của TTGS ngân hàng. - Trong giám sát từ xa, việc chuyển từ giám sát thông qua tổng hợp và phân tích các báo cáo nhận được từ TCTD thực hiện thống kê số liệu trong kỳ, so sánh tăng giảm một số chỉ tiêu thuộc nguồn vốn, sử dụng vốn, khả năng thanh toán, thu nhập, chi phí chuyển sang thực hiện đánh giá xếp loại TCTD theo nội dung CAMELS đã thiết lập hệ thống thông tin báo cáo phục vụ giám sát từ xa, dựa trên hệ thống chỉ tiêu cơ bản (định lượng và định tính), thực hiện cho điểm và xếp loại, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đã nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát ngân hàng, giám sát được đầy đủ các yếu tố liên quan hoạt động của TCTD, nhận diện và cảnh báo những rủi ro TCTD có nguy cơ đối mặt.
Việc chuyển bộ phận quản lý, cấp phép hoạt động các TCTD do TTGS chi nhánh đảm nhiệm đã góp phần tăng cường hoạt động tín dụng trên địa bàn, cụ thể việc xin cấp phép mở phòng giao dịch, thành lập đối với chi nhánh NHTM, thành lập và mở rộng địa bàn đối với QTDND cơ sở được thống nhất tại TTGS chi nhánh, việc thẩm định chấp thuận đủ điều kiện cấp phép được rút ngắn giúp TCTD nhanh chóng mở rộng hoạt động, tăng nhanh dư nợ tín dụng và huy động vốn. Trình tự các bước tiến hành 1 cuộc thanh tra trực tiếp: căn cứ yêu cầu thực tế và kế hoạch được duyệt người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra; tiến hành thu thập thông tin phục vụ thanh tra (giám sát từ xa; kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra trước; kết quả thực hiện kiến nghị; các báo cáo của đối tượng TCTD; thông tin khác.); Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định tổ chức họp đoàn triển khai đề cương và kế hoạch thanh tra được duyệt, phân công nhiệm vụ từng thành viên, thống nhất nội dung cụ thể xây dựng kế hoạch thanh tra; Tiếp xúc đối tượng thanh tra để công bố quyết định thanh tra, trao đổi thông tin, yêu cầu cung cấp tài liệu, báo cáo về tình hình hoạt động.; Tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ theo nội dung quyết định thanh tra; Thủ tục xử lý vi phạm; Tổng hợp báo cáo kết quả, ban hành kết luận thanh tra và tiến hành cụng bố kết luận thanh tra.
Kiểm tra việc soạn thảo, ký kết các hợp đồng, phụ lục hợp đồng đối chiếu quy định của pháp luật: chủ thể ký kết hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng (tính chính xác, đầy đủ và tính pháp lý). Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu khách hàng vay phải xuất trình khi giải ngân nhằm chứng minh mục đích vay vốn, nhu cầu giải ngân đã cam kết: hoá đơn, phiếu nhập xuất kho, biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, các hợp đồng mua bán, xây lắp, giao nhận thầu.Xác định tính logic về thời gian, số tiền của khoản vay và chứng từ kèm theo, tính hợp lệ hợp pháp do khách hàng cung cấp. Kiểm tra, xem xột việc hạch toỏn theo dừi trờn cỏc giấy nhận nợ HĐTD) trờn tài khoản vay: có khớp đúng về số tiền, loại vay, lãi suất, ngày vay hạn trả, việc rút số dư trên khế ước kịp thời hay không?.(Các quy định trong công tác kế toán), việc chuyển nợ quá hạn, hạch toán nợ trên tài khoản kế toán phù hợp thực trạng dư nợ theo nhóm hay không. - Căn cứ kết quả thanh tra hồ sơ, xác minh và giải trình, Đoàn thanh tra tổng hợp trong kết luận thanh tra: sử dụng vốn không đúng mục đích (vi phạm nguyên tắc vay vốn); không có phương án khả thi, không có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ do khách hàng lập dự án khống, đối tượng vay vốn đã có từ trước, xác định không đúng sự thật về TSBĐ thực tế không có trạm xăng như mô tả trên hợp đồng thế chấp, thẩm định khống giá trị vốn tự có khách hàng (vi phạm điều kiện vay vốn); định giá TSBĐ của bên thứ 3 với khách hàng vay vốn, nhận tài liệu liên quan là tài liệu phô tô không có bản chính (vi phạm bảo đảm tiền vay); phân loại nợ nhóm 1, yêu cầu phân loại nhóm 5, giá trị TSBĐ bằng 0, trích lập bổ sung dự phòng rủi ro 1.500trđ (vi phạm phân loại nợ).
- Vi phạm về bảo đảm tiền vay: chưa đăng ký giao dịch bảo đảm, TSBĐ không thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm, hợp đồng bảo đảm thiếu chữ ký người sở hữu, tài sản thế chấp thực tế khác với TSBĐ nhận làm bảo đảm tiền vay dẫn đến có sự chênh lệch về giá trị TSBĐ thực tế với giá trị ký kết hợp đồng bảo đảm, không quản lý chặt chẽ TSBĐ dẫn đến khách hàng bán bớt 1 phần TSBĐ nhưng không trả nợ QTD, cho vay vượt giá trị TSBĐ, hợp đồng thế chấp lập không hợp pháp, hợp lý về giấy tờ và thực trạng của tài sản, tài sản thế chấp là đất ở nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không thực hiện chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thực hiện chứng thực không đúng quy định. Qua công tác thanh tra tín dụng tại các QTD đã phát hiện một số các sai phạm, vụ việc nghiêm trọng như: QTD cho vay vượt giới hạn an toàn qui định (tổng dư nợ cho vay một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có) cho vay nhiều khách hàng cá nhân nhưng chỉ dùng 1 hoặc 2 TSBĐ tiền vay và tiền vay được tập trung cho một người sử dụng, không thực hiện đúng qui trình trong thẩm định, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, dư nợ khách hàng này chiếm một phần đáng kể trong tổng dư nợ của QTD, QTD cho vay nhưng cán bộ tín dụng không thực hiện thẩm định trực tiếp đến người vay vốn, hiện trạng của tài sản nhận bảo đảm; Thủ quĩ phát tiền vay không đúng người có tên trên giấy nhận nợ, phiếu chi tiền hoặc không có giấy uỷ quyền hợp pháp những món vay này dấu hiệu rủi ro rất cao.
Hiện nay ngoài một số ít TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được NHNN cho phép hầu hết các TCTD đều thực hiện phân loại nợ theo các tiêu chí định tính chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn nợ gốc và lãi được quy định tại QĐ493/2005/QĐ-NHNN và QĐ18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung không còn phù hợp và đánh giá được chất lượng tín dụng của TCTD từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu thanh tra giám sát hoạt động tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng cũng như hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã có nhiều hoạt động tiêu cực trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh nhiều doanh nghiệp, cá nhân có tầm nhìn, năng lực quản lý, chính sách kinh doanh rừ ràng cũn nhiều doanh nghiệp, cỏ nhõn khụng đủ năng lực hoặc kinh doanh quá quy mô, khả năng hiện có, năng lực kinh doanh yếu dựa vào nguồn vốn vay TCTD có nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh gây khó khăn trong thanh tra giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Đối với giám sát từ xa căn cứ số liệu theo chế độ báo cáo quy định và chương trình giám sát của thanh tra giám sát NHNN Việt Nam thực hiện theo lộ trình đổi mới quy trình giám sát phù hợp sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng tiến tới áp dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng có hiệu quả của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và các chuẩn mực quốc tế vầ giám sát ngân hàng do thanh tra giám sát NHNN thực hiện, thanh tra giám sát chi nhánh tăng cường thu thập, trao đổi, nắm bắt diễn biễn thông tin hoạt động tín dụng để có cảnh báo hoặc thực hiện thanh tra đột xuất kịp thời. Bên cạnh nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng an toàn hoạt động TCTD; Thanh tra giám sát xử lý, giải quyết những tồn tại, sai phạm được phát hiện qua thanh tra trực tiếp hoặc thu thập, nắm bắt qua giám sát bằng các biện pháp nhằm giảm thiểu hậu quả, ổn định tình hình hoạt động của TCTD; Thanh tra giám sát xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong hoạt động tín dụng thực tế;.
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát, cung cấp số liệu đối với các cơ quan quản lý kinh tế của tỉnh, cụ thể như Cục thuế trong việc quản lý doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, tình trạng hoạt động kinh doanh của tổ chức cá nhân có quan hệ tín dụng; Sở tài chính và kế hoạch đầu tư trong việc quản lý, theo dừi cỏc doanh nghiệp nhà nước trờn địa bàn và quy hoạch, quản lý các chương trình dự án đầu tư có sự tham gia của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Thanh tra tín dụng chi nhánh NHTM chú trọng việc thực hiện đúng quy trình tín dụng đảm bảo được kiểm soát, phê duyệt tại đầy đủ các khâu trong quy trình; sự tuân thủ quyền phán quyết tại các chi nhánh NHTM và các phòng giao dịch; mức phán quyết có vai trò như giới hạn cho vay của 1 TCTD và rất dễ bị vi phạm do người điều hành muốn có được những khách hàng quy mô lớn nhưng không phải thông qua cấp trên phê duyệt thông qua tách 1 khoản vay thành nhiều khoản vay của nhóm khách hàng liên quan, cho vay giữa các doanh nghiệp và cá nhân thực chất là một người sử dụng, đánh giá cao giá trị TSBĐ tránh vượt mức phán quyết dư nợ tối đa không được bảo đảm.
Để nợ quỏ hạn được cỏc TCTD phản ỏnh đầy đủ, chớnh xỏc và thể hiện rừ chất lượng tớn dụng của TCTD là cơ sở để thanh tra giỏm sỏt theo dừi, giỏm sỏt chất lượng hoạt động tín dụng, NHNN đã ban hành quyết định 127/2005/QĐ-NHNN thống nhất khái niệm về nợ quá hạn nhưng đồng thời NHNN cần ban hành chế tài xử phạt đối với các TCTD không chuyển nợ quá hạn theo quy định, sửa đổi các văn bản liên quan như hệ thống tài khoản kế toán và văn bản trích dự phòng rủi ro (theo văn bản trích sự phòng rủi ro hiện tại chưa trích dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ được gia hạn nợ). Quan hệ giữa Thanh tra giám sát chi nhánh với Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh theo hướng việc xác định số lượng biên chế cán bộ, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo, thanh tra viên cần có ý kiến thống nhất của Cơ quan TTGS ngân hàng; tranh thủ sự hướng dẫn, tổ chức xây dựng, thực hiện của Cơ quan TTGS để triển khai chương trình, kế hoạch thanh tra; khi kết thúc các cuộc thanh tra gửi báo cáo kết quả thanh tra cho Cơ quan TTGS ngân hàng, định kỳ cung cấp các thông tin, báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả quản lý và giám sát trên địa bàn đối với Cơ quan TTGS và NHNN chi nhánh.
Cỏc Đoàn thanh tra của Trung ương nên tập trung tiến hành những cuộc thanh tra, kiểm tra trọng đỉêm, có tính chất phức tạp và thực hiện công tác phúc tra khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của TCTD đối với công tác thanh tra giám sát NHNN, coi công tác thanh tra giám sát là công việc thường xuyên, tất yếu và các TCTD cần chủ động trao đổi, phối hợp với Thanh tra giám sát NHNN nhằm thực hiện mục tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng.