Tiểu luận "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động của AFTA đến Việt Nam".
Trang 1Trờng đại học ngoại thơng
Khoa kinh tế ngoại thơng
Khoá luận tốt nghiệp
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)và những tác động của AFTA
Trang 2MụC LụC
Lời Cảm ơn
Lời nói đầu 1
Chơng I: Quá trình tự do hoá thơng mại ở ASEAN 3
I Xu hớng khu vực hoá, toàn cầu hoá và tự do hoá thơng mại 3
1.1 Cơ sở lí luận của khu vực hoá, toàn cầu hoá 3
1.2 Tự do hoá thơng mại 5
1.2.1 Khái niệm và nội dung của tự do hoá thơng mại 5
1.2.2 Tự do hoá thơng mại khu vực 7
1.3 Tự do hoá thơng mại, thiết lập khu vực mậu dịch tự do - nhu cầu cấpthiết để phát triển kinh tế ở các nớc Đông Nam á 9
II Quá trình tự do hoá thơng mại ở ASEAN 10
2.1 Sự chuyển hớng từ chính sách bảo hộ mậu dịch sang chế độ TM tự dovà các chơng trình cải cách TM đơn phơng 11
2.2 Các chơng trình tự do hoá thơng mại khu vực: từ PTA đến AFTA 14
III Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 16
3.1 Quá trình hình thành và phát triển khu vực mậu dịch tự do ASEAN 163.2 Những mục tiêu chính của AFTA 18
3.3 Những qui định của AFTA/CEPT 19
3.3.1 Vấn đề về thuế quan 20
3.3.2 Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lợng, các rào cản phi thuếquan 23
3.3.3 Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan 24
3.3.4 Quy định về tổ chức 26
3.4 Những vấn đề đặt ra đối với AFTA 27
Chơng II: Những ảnh hởng của việc tham gia AFTA đến nền kinhtế Việt Nam 31
I Những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi tham gia vào khuvực mậu dịch tự do AFTA 32
1.1 Những thuận lợi trong tiến trình thực hiện CEPT/AFTA để hội nhậpvào khu vực 34
1.2 Những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiệnCEPT/AFTA 36
II Quá trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam 39
2.1 Về tổ chức 40
2.2 Lĩnh vực cắt giảm thuế quan 41
2.2.1 Những điểm thuận lợi và bất lợi trong biểu thuế xuất nhập khẩuhiện hành của Việt Nam 41
2.2.2 Các danh mục hàng hoá theo qui định của CEPT 43
2.2.3 Lịch trình cắt giảm thuế 46
2.3 Những cải tiến trong lĩnh vực hải quan 50 2.3.1 Điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan của các nớc
Trang 3ASEAN 50
2.3.2 Điều hoà về hệ thống tính giá hải quan 51
2.3.3 Hệ thống hành lang xanh cho các sản phẩm của CEPT 54
2.3.4 Hiệp định ASEAN về Hải quan 54
III Những ảnh hởng của việc tham gia vào Khu vực mậu dịch tự do AFTAtới nền kinh tế Việt Nam 55
3.2 Tác động tới thu hút đầu t nớc ngoài 61
3.3 Tác động tới nguồn thu ngân sách 63
Chơng III: Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Việt Nam trong hội nhập AFTA 67
I Quan điểm phát triển thơng mại quốc tế của Việt Nam 67
II Khả năng cạnh tranh của Việt Nam 72
2.1 Khả năng cạnh tranh quốc gia 72
2.2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 75
2.2.1 Chi phí đầu vào đối với các doanh nghiệp Việt Nam 75
2.2.2 Hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộlãnh đạo 77
2.2.3 Tình trạng thiếu thông tin, lờ mờ về hội nhập khu vực 79
2.3 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá 80
III Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Namtrong hội nhập AFTA 82
3.1 Một số biện pháp của Nhà nớc để nâng cao năng lực cạnh tranh tronghội nhập AFTA 82
3.1.1 Xây dựng định hớng chiến lợc phát triển trong quá trình hộinhập 82
3.1.2 Xây dựng chính sách bảo hộ sản xuất trong nớc một cách có lựachọn, có điều kiện và có thời hạn đi đôi với công bố lộ trình giảm thuếnhập khẩu 83
3.1.3 Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới công táchành chính, tổ chức liên quan 84
3.1.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin 86
3.1.5 T vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về thị trờng khuvực và quốc tế 86
3.1.6 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh trong hội nhập 86
3.2 Một số biện pháp của doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao nănglực cạnh tranh trong hội nhập AFTA 87
3.2.1 Chủ động tiếp cận và chuẩn bị cho tiến trình hội nhập AFTA 87
3.2.2 Tăng cờng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lợc kinhdoanh của các doanh nghiệp 88 3.2.3 Đổi mới và hoàn thiện môi trờng kinh doanh của doanh
Trang 5Những từ viết tắt
ACCSQ Asean Consultative Committee on Standards and Quality
Uỷ ban t vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lợng
AEM Asean Economic Ministers Meeting
Hội nghị bộ trởng kinh tế ASEAN
AFTA Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AHTM ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature
Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN
AIA Asean Investment Area
Khu vực đầu t ASEAN
AICO Asean Industry Cooperation
Hợp tác công nghiệp ASEAN
AIJV Asia Industrial Joint Venture
Liên doanh công nghiệp ASEAN
AIP Asean Industrial Project
Dự án công nghiệp ASEAN
AISP Asean Integration System of Preferences
Hệ thống u đãi hội nhập ASEAN
APEC Asia and Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dơng
ASEAN Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
ASEAN-CCI ASEAN Chamber of Commercial and Industry
Phòng Thơng Mại Công nghiệp ASEAN
CCCA Coordinating Committee on CEPT for AFTA
Uỷ ban điều phối về CEPT của AFTA
CCEM Concessionary CEPT Exchange Material
Tài liệu trao đổi u đãi CEPT
CEPT Common Effectively Preferential Tariffs
Hiệp định chung về u đãi thuế quan mậu dịch
CIF Cost, Insurance and Freight
Giá gốc, chi phí bảo hiểm và cớc phí vận chuyển
CVA Customs Value Agreement
Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO
FOB Free On Board
Giao hàng lên tàu
FTP Fast Track Programs
Lộ trình giảm thuế nhanh
GATT General Agreement on Trade Tariffs
Hiệp định chung về thuế quan mậu dịch
GEL General Exclusion List
Trang 6Danh mục loại trừ hoàn toàn
GTV GATT Transaction Value
Giá trị trao đổi ngoại thơng theo HĐ GATT
IL Inclusion List
Danh mục giảm thuế ngay
ISM Code International Safe Management Code
Hệ thống quản trị an toàn quốc tế
ISO International Standard Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
MFN Most Favoured Nation
Qui chế đối xử tối huệ quốc
MOP Margin of Preferences
Mức thuế quan u đãi
NTBs Non Tariff Barriers
Biện pháp phi thuế quan
NTP Normal Track Programs
Chơng trình cắt giảm thuế thông thờng
PTA Preferential Trade Agreement
Hiệp định u đãi mậu dịch
QRs Quantity Restrictions
Hạn chế về số lợng
SEOM Senior Economic Officer Meeting
Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN
SL Sensitive List
Danh mục hàng nhạy cảm
TEL Temporary Exclusion List
Danh mục loại trừ tạm thời
TQM Total Quality Management
Quản trị chất lợng đồng bộ
UNCTAD United Nation Conference on Trade and Development
Hội nghị LHQ về thơng mại và phát triển
VAT Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thơng mại thế giới
Trang 7Lời cảm ơn
Em xin đợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầygiáo cô giáo đã dạy dỗ và truyền thụ kiến thức cho emtrong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trờng Đặc biệt
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phạm Duy
Liên, ngời thầy đã cho em nhiều lời khuyên bổ ích, định ớng và chỉ dẫn tận tình cho em trong thời gian làm khoáluận tốt nghiệp Em cũng xin đợc cảm ơn gia đình, bạn bèvà những ngời đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
h-Cuối cùng, em mong muốn nhận đợc sự ủng hộ tíchcực và sự hợp tác giúp đỡ của tất cả những ai quan tâmđến đề tài này để có thể nghiên cứu bổ sung thêm, làm chođề tài ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8Lời mở đầu
Ngày nay, mọi ngời đều nhận thức đợc rằng một quốc gia không thểphát triển đầy đủ và giàu có nếu không có sự giao lu về chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội với cộng đồng thế giới Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia xoábỏ hận thù, hiềm khích, vợt qua không gian và những bất đồng về quan điểm để thực hiện hợp tác và phát triển các quan hệ kinh tế
Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài qui luật này Trải quachiến tranh với Pháp, Mỹ, Nhật nhng giờ đây các quốc gia này không nhữnglà bạn hàng kinh tế lớn mà còn không thể thiếu của Việt Nam Đã có lúc ViệtNam bị nhiều nớc thế giới cũng nh trong khu vực Đông Nam á hiểu lầm trongchiến tranh biên giới phía Tây Nam nhng nhu cầu hợp tác phát triển giữa cácquốc gia đã khiến Việt Nam xích lại gần hơn với Đông Nam á và trở thànhmột thành viên quan trọng trong Hiệp hội ASEAN Là một quốc gia có nềnkinh tế cha phát triển còn kém so với Singapore, Thái Lan, Indonesia,Malaysia nhng Việt Nam vẫn luôn cố gắng hoàn thành mọi chơng trìnhtrong khuôn khổ Hiệp hội: từ các chơng trình hợp tác trong lĩnh vực xã hộicho đến các chơng trình hợp tác kinh tế nh AFTA, CEPT Có thể nói, việcViệt Nam gia nhập vào ASEAN cũng nh thực hiện CEPT/AFTA là phù hợpvới xu hớng chung của thời đại Việc gia nhập này không những có lợi choViệt Nam mà còn cho cả các nớc ASEAN trên phơng diện chính trị lẫn kinhtế Việc gia nhập này sẽ mang lại những cơ hội mới đồng thời cũng đặt rakhông ít khó khăn thử thách trong quá trình phát triển khi mà hiệu quả và sứccạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Nắm bắt cơ hội, vợt qua thách
thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì đổi mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sốngcòn đối với Đảng và nhân dân ta Nhiều thay đổi chắc chắn sẽ diễn ra tronghoạt động kinh tế - xã hội, ảnh hởng trực tiếp đến công tác điều hành vànguồn thu của Chính phủ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngời tiêu dùng vàcác tầng lớp xã hội ” Xuất phát từ tình hình và các vấn đề thực tế trên, em đã
chọn đề tài “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và những tác động
của AFTA đến Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luậntốt nghiệp đợc trình bày trong 3 chơng, đi từ lí luận đến thực tiễn và từ đó đara những phơng hớng và biện pháp phát triển Yếu kém lớn nhất của Việt Namtrong quá trình hội nhập khu vực AFTA nói riêng và thế giới nói chung là
Trang 9năng lực cạnh tranh Vì vậy em muốn dành chơng III của khoá luận để phântích và đa ra các biện pháp để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ViệtNam trong hội nhập AFTA
Chơng I : Quá trình tự do hoá thơng mại ở ASEAN
Chơng II : Những ảnh hởng của việc tham gia AFTA đến nền kinh tếViệt Nam
Chơng III : Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaViệt Nam trong gia nhập AFTA.
Chơng I:
Quá trình tự do hoá thơng mại ở ASEAN
I Xu hớng khu vực hoá, toàn cầu hoá và tự do hoá ơng mại
th-1.1 Cơ sở lí luận của khu vực hoá, toàn cầu hoá
Cách đây hơn 150 năm, Các Mác đã nhắc tới toàn cầu hoá nh là một xu
hớng phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại Theo ông, “xu hớng toàn cầu
hóa, mà trớc hết là toàn cầu hóa kinh tế, bắt nguồn từ quá trình xã hội hóalao động, xã hội hóa sản xuất và cùng với nó là việc mở rộng nền sản xuấthàng hóa” [1, 20].
Ngày nay, các quốc gia trên hành tinh chúng ta trong quá trình pháttriển đã từng bớc tạo lập nên các mối quan hệ song phơng và đa phơng nhằmtừng bớc tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khácnhau, nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên Chính các liên kết kinh tếquốc tế là sự biểu hiện rõ nét của xu hớng khu vực hoá, toàn cầu hoá đangdiễn ra hết sức sôi động và quan trọng hiện nay [2,7]
Trang 10Khu vực hoá, toàn cầu hoá đều là sản phẩm của cuộc cách mạng khoahọc và công nghệ, nhất là công nghệ tin học, giao thông vận tải, bu chính viễnthông và là xu thế phát triển mới nảy sinh trong kỷ nguyên mới của khoa họcvà công nghệ hiện đại Xu thế này đẩy sự vật phát triển vợt ra khỏi phạm vibiên giới của một quốc gia riêng lẻ để trở nên một hiện tợng bao trùm lên toànthế giới Khu vực hoá, toàn cầu hoá dùng để chỉ tập hợp những hiện tợng chacó tính khu vực và toàn cầu nhng đang vận động để vơn lên thành hiện tợngtoàn khu vực và thế giới nhờ sử dụng những thành tựu mới của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trờng thế giới thống nhất,
một hệ thống tài chính, tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phâncông lao động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lu kinh tế và khoahọc - công nghệ giữa các nớc trên qui mô toàn cầu Trong khi đó, khu vực hoákinh tế chỉ diễn ra trong không gian địa lý nhất định dới nhiều hình thức nh:khu vực mậu dịch tự do, đồng minh tiền tệ, thị trờng chung, đồng minh kinhtế nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng bớc xoá bỏnhững cản trở trong việc di chuyển t bản, lực lợng lao động, hàng hoá dịchvụ tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nớc thànhviên trong khu vực Việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực và sự hộinhập của từng quốc gia vào nền kinh tế các nớc trong khu vực với nhiều mứcđộ khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực liên kết và hình thức liên kết Cácliên kết khu vực phổ biến [2,10] [13,24] thờng là:
- Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do (FTAs): Sự thành lập
khu vực mậu dịch tự do là giai đoạn đầu của quá trình hội nhập kinh tế khuvực Đây là một liên minh kinh tế giữa một hay nhiều quốc gia nhằm mụcđích tự do hoá việc buôn bán đối với một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó.Đặc trng của khu vực mậu dịch tự do là xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phithuế quan nhằm tạo lập một thị trờng thống nhất khu vực Nhng mỗi quốc giathành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thơng độc lập đối với các quốc giangoài liên minh.
- Liên minh thuế quan (Custom Union) đây là giai đoạn hai của sự hội
nhập nhằm tăng cờng mức độ hợp tác kinh tế giữa các nớc thành viên Theothoả thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh bên cạnh việc xoá bỏthuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc gia thành viên,còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các quốc giangoài liên minh, tức là phải thực hiện một chính sách cân đối mậu dịch với cácnớc không phải là thành viên.
Trang 11- Thị trờng chung (Common Market)
Đây là một liên minh quốc tế ở mức độ cao hơn liên minh thuế quan, tức làngoài việc áp dụng các biện pháp tơng tự nh liên minh thuế quan trong traođổi thơng mại, hình thức liên minh này còn cho phép t bản và lực lợng laođộng tự do di chuyển giữa các nớc thành viên thông qua từng bớc hình thànhthị trờng thống nhất
- Liên minh tiền tệ: Đây là một liên minh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ.
Theo thoả thuận này các nớc thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ vớinhau và cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khốithống nhất đồng tiền dự trữ và đồng tiền sử dụng chung trong khối.
- Liên minh kinh tế: Đây là một liên minh quốc tế với một mức độ cao
hơn về sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, t bản và lực lợng lao động giữacác quốc gia thành viên Ngoài ra, các nớc thành viên còn thực hiện thốngnhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ
Bảng 1 - Phân biệt các hình thức liên kết A1
A2
Khu vực mậu dịch tự doLiên minh thuế quanThị trờng chungLiên minh tiền tệLiên minh kinh tếA1: Đặc trng
A2: Cấp độ liên kết
(1): Hàng hoá dịch vụ di chuyển tự do
(2): Thống nhất chính sách thuế quan với các nớc không phải là thành viên(3): Sức lao động và t bản di chuyển tự do
(4): Phát hành đồng tiền tập thể thống nhất(5): Hình thành trung tâm kinh tế mới
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đợc toàn cầu hoá ngày càngsôi động và mạnh mẽ thì bất cứ nớc nào, dù đã phát triển hay chậm phát triểnđều không thể tách riêng, cô lập, đứng ngoài các giao lu kinh tế quốc tế Hộinhập, tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới trở thành một ”tràolu”, một xu hớng tất yếu mà các quốc gia không thể cỡng lại đợc
1.2 Tự do hoá thơng mại:
1.2.1 Khái niệm và nội dung của tự do hoá thơng mại:
Trong quá trình toàn cầu hoá diễn biến ngày càng mạnh mẽ và hội nhậpkinh tế quốc tế là một xu hớng không thể tránh khỏi đó thì tự do hoá thơng
mại lại càng là vấn đề đợc nhiều ngời quan tâm Có thể hiểu sơ bộ rằng tự do
Trang 12hoá thơng mại thực chất là một công cụ để hội nhập kinh tế quốc tế [16,25].
Vậy xét về bản chất thì tự do hoá thơng mại là gì?
Tự do hoá thơng mại là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động loại bỏ
các cản trở hiện hành đối với thơng mại hàng hoá và dịch vụ [3, 40] Thuật
ngữ này có thể bao hàm cả việc loại bỏ các cản trở đối với đầu t nếu nh thị ờng đợc nghiên cứu cần đầu t để tiếp cận thị trờng Mục đích cuối cùng của tựdo hoá thơng mại là xoá bỏ hoàn toàn mọi cản trở đối với thơng mại, tức làđạt đợc chế độ thơng mại tự do Có thể nói, khó có thể xác định đợc một địnhnghĩa chuẩn xác về tự do hoá thơng mại, bởi vì xoá bỏ một cách triệt để tất cảcác hạn chế đối với thơng mại không đợc coi là khả thi mà chỉ là cái đích đểvơn tới Hiện tại, việc di chuyển hàng hoá dịch vụ, vốn, lao động giữa cácquốc gia vẫn là mục tiêu điều chỉnh của các chính phủ
tr-Khi nghiên cứu về chủ nghĩa bảo hộ ở các nớc đang phát triển vào thậpkỉ 70, hai nhà kinh tế học Anne Krueger và Jagdich Bhawati đã đa ra địnhnghĩa khác về tự do hoá thơng mại [4,157] Trên cơ sở phân tích sự không t-ơng đồng giữa việc bảo hộ bằng hạn ngạch và thuế quan, các nhà kinh tế cho
rằng tự do hoá thơng mại ở các nớc đang phát triển là “một quá trình dịch
khỏi các hạn chế bằng hạn ngạch với những tỉ giá hối đoái mất cân bằng”.
Điều đó hàm ý rằng quá trình tự do hoá thơng mại đợc tiến hành đồng thời vớinhững cải cách về thuế, tỷ giá hối đoái hay nói bao quát hơn, với những cảicách chính sách trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Định nghĩa thứ ba đợc Michael Mussa sử dụng, khi ông nghiên cứu vềmối quan hệ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và tự do hoá thơng mại ở các n-
ớc phát triển ông viết: “Tự do hoá thơng mại đợc hiểu là giảm mức bảo hộ
nói chung và thu hẹp khoảng chênh lệch mức bảo hộ giữa các ngành khácnhau” [5, 61-77] Mục đích của những nỗ lực cải cách này là thể hiện phúc lợi
kinh tế thông qua phân bổ tốt hơn các nguồn lực, tức chuyển dịch chúng từcác ngành thay thế nhập khẩu sang các ngành có định hớng xuất khẩu Điềunày có nghĩa rằng mục tiêu sẽ đạt đợc trong dài hạn, còn trong ngắn hạn tự dohoá thơng mại thờng tác động lên ngân sách chính phủ, tổng lợng việc làm,giá cả, cán cân thanh toán.
1.2.2 Tự do hoá thơng mại khu vực
Khối thơng mại tự do khu vực
Các nớc có thể tiến tới thơng mại tự do thông qua việc thực hiện các ơng trình cải cách với các cấp độ khác nhau quốc gia, khu vực hay quốc tế(toàn cầu) Chúng đợc gọi là các chơng trình tự do hoá thơng mại đơn phơng,song phơng hay đa phơng Các nớc có thể đạt tới chế độ tự do thơng mại một
Trang 13ch-cách đơn phơng thông qua việc xoá bỏ mọi rào cản đối với hàng hoá, dịch vụnhập khẩu từ tất cả các bạn hàng của mình (tức là không phân biệt) hoặc từnhững bạn hàng nhất định (tức là có phân biệt đối xử dựa trên việc áp dụngqui chế tối huệ quốc MFN).
Tự do hoá thơng mại có thể tiến hành theo GAAT (điều XXIV) rằng
các rào cản thơng mại có thể đợc xoá bỏ hoàn toàn hoặc một cách cơ bản đốivới thơng mại trong phạm vi một nhóm nớc có lựa chọn, nhng vẫn duy trì việcáp dụng thuế quan cũng nh mọi công cụ khác của chính sách thơng mại vớicác nớc không phải là thành viên
Tác động của khối thơng mại tự do khu vực
Sự tác động của khối thơng mại khu vực lên nền kinh tế của từng quốcgia là rất khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nền kinh tế nhng nhìn
chung về mặt lí thuyết thì khối thơng mại này có hai tác động chủ yếu là tác
động tĩnh và tác động động.
- Tác động tĩnh bao gồm hai loại tác động:
+ Tác động tạo lập thơng mại: tác động này xuất hiện khi có một vài
ngành sản xuất trong một nớc thành viên đợc thay thế bằng việc nhập khẩucác hàng hoá tơng tự với chi phí rẻ hơn từ các nớc thành viên khác Nh vậy nólàm tăng của cải của nớc thành viên do tăng cờng chuyên môn hoá trong sảnxuất Nếu các nớc thành viên mở rộng xuất khẩu sang các nớc thứ ba, thì cácnớc này cũng có lợi từ việc hình thành khối tự do thơng mại trên.
+ Tác động chệch hớng thơng mại: tác động này xuất hiện khi những
hàng hoá nhập khẩu với chi phí thấp từ bên ngoài khối đợc thay thế bởi nhữnghàng hoá nhập khẩu với chi phí cao hơn từ nội bộ khối Khi đó tác động nàylàm tổn thất cho các thành viên vì phải phát triển nhập khẩu những hàng hoákém hiệu quả hơn từ đó tạo nên những thay đổi trong cơ cấu sản xuất [11,5][12,214].
- Tác động động: là những tác động xảy ra theo thời gian của việc hình
thành khối thơng mại tự do Các tác động này gồm tăng khả năng cạnh tranh,tiến tới nền kinh tế theo qui mô, khuyến khích đầu t và sử dụng tốt hơn cácnguồn lực trong đó tác động thúc đẩy cạnh trạnh là thách thức lớn nhất, đặcbiệt đối với các nớc đang phát triển Khi cha thành lập khối thơng mại tự do,các nhà sản xuất kém hiệu quả trong nớc đợc bảo hộ bằng hàng rào thơng mạinên hàng hoá sản xuất ra vẫn chiếm u thế trên thị trờng, vẫn có thể thu đợc lợinhuận Nhng khi khu vực mậu dịch tự do đợc thành lập thì hàng hoá của cácnớc thành viên sẽ đợc luân chuyển tự do trên thị trờng nội địa Đồng thờinhững hàng rào thơng mại cũng bị dỡ bỏ nên hàng hoá của các nhà sản xuất
Trang 14nội địa sẽ phải trực tiếp cạnh tranh với hàng ngoại nhập Tồn tại đợc haykhông là phụ thuộc vào chất lợng, mẫu mã và giá cả thị trờng Chính vì vậy,tác động động của khu vực mậu dịch tự do đối với nền kinh tế của một nớc cóthể tốt hoặc xấu Tốt khi các nhà sản xuất có thể thích ứng đợc tức là phải tựnâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại Khi đó thì khu vực mậudịch tự do đã làm cho nền sản xuất nội địa phát triển, hàng hoá có thể đứngvững trên thị trờng nội địa và dần dần vơn ra thị trờng nớc ngoài Tác độngđộng là xấu khi các nhà sản xuất trong nớc không thể cạnh tranh đợc, bị hànghoá các nớc khác chiếm lĩnh thị trờng và dần dần đa sản xuất nội địa đến phásản
Hiện nay nền sản xuất của nhiều ngành ở Việt Nam còn thụ động, chabiết tạo cho mình khả năng cạnh tranh bằng các mẫu mã riêng, chất lợng tốtvà giá cả rẻ nên việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do là rất nhiều chônggai thử thách Vì vậy, Việt Nam phải xem xét kĩ lỡng, phải vạch ra kế hoạchvà biện pháp cụ thể trớc khi tham gia vào khu vực thơng mại tự do
1.3 Tự do hoá thơng mại, thiết lập khu vực mậu dịch tự do - nhu cầu cấpthiết để phát triển kinh tế ở các nớc Đông Nam á.
Thứ nhất, có thể thấy rằng công nghiệp hoá trong 2 thập kỉ qua đã làm
tăng nhanh chóng qui mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN.Vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạchxuất khẩu của nhóm đã ngày càng trở nên mạnh mẽ Các nền kinh tế ASEANđã mang lại đặc tính hớng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết chúngcó nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiếm và liên kết thị trờng, trớc hết là cácthị trờng láng giềng kề cận [6,12] Hơn nữa, trong điều kiện của xu hớng toàncầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vấn đề đặt ra là kinh tếcủa mỗi quốc gia không thể tách rời hệ thống kinh tế thế giới Các chính phủcủa từng nớc ASEAN cũng thấy rõ trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịchtrong việc thích ứng với hệ thống kinh tế thế giới, đã đi đến nhất trí cởi bỏ nóbằng việc theo đuổi các chiến lợc tự do hoá theo hớng xuất khẩu, thích ứngvới nhu cầu phát triển của các nớc trong khu vực và xu hớng phát triển chungcủa thế giới Do đó, về thực chất chính sự chuyển đổi trong chiến lợc pháttriển và tình hình kinh tế của các nớc ASEAN đã khiến cho đề xuất về mộtkhu vực mậu dịch tự do ASEAN mang tính khả thi
Thứ hai, trớc sự xuất hiện của EU (Liên minh Châu Âu), NAFTA (Khối
mậu dịch tự do Bắc Mỹ) và những biến đổi của nền kinh tế thế giới, các nềnkinh tế ASEAN ngày càng có nguy cơ mất đi các lợi thế cạnh tranh, vị thế vàtriển vọng tăng trởng của các nền kinh tế này cũng sẽ không đợc củng cố và
Trang 15thúc đẩy nếu nh toàn hiệp hội không tạo dựng nỗ lực chung Tiến trình xâydựng khu vực mậu dịch tự do sẽ đợc giải thích trên hai góc độ:
- Liên kết thị trờng trong khu vực nh một trung tâm sản xuất và thơngmại quốc tế là điều kiện căn bản để cải thiện thế thơng lợng cạnh tranh củaASEAN trong việc thu hút vốn đầu t nớc ngoài - một nhân tố đợc coi là độnglực tăng trởng và tạo ra sự năng động của Châu á trong những năm gần đây.
- Nhu cầu cải thiện thế thơng lợng cạnh tranh của ASEAN để thu hútvốn đầu t nớc ngoài sẽ buộc ASEAN không thể trở thành các nhà bảo hộ mậudịch và hơn nữa ASEAN cần phải mở cửa mạnh mẽ thị trờng của mình với tấtcả các thành phần còn lại của thế giới chứ không chỉ khuôn hẹp ở việc xóa bỏcác hàng rào thơng mại trong ASEAN
Thứ ba, thông qua khu vực mậu dịch tự do thì các nớc thành viên
ASEAN sẽ tạo ra một đối trọng mới trong quá trình cạnh tranh ngày càng tănglên trớc các đối thủ ở ngay trong khu vực nh khối liên kết Đông á, TrungQuốc, Nhật Bản, Nam á Mặt khác, sự hình thành AFTA sẽ là cầu nối để cácnớc khu vực có đủ điều kiện tham gia vào APEC cũng nh hội nhập vào WTO.Vì vậy, AFTA không chỉ đơn thuần là sự hợp tác trong nội bộ khối mà nó sẽlà cơ sở quan trọng để các nớc ASEAN trong tơng lai tiếp tục vơn đến nhữnghình thức liên kết cao hơn nh thị trờng chung, liên minh kinh tế
Thứ t, AFTA là cơ sở để cho ASEAN thực hiện các hợp tác kinh tế khác
mà trớc đó thực hiện không hiệu quả Một mặt, AFTA giúp kích thích cạnhtranh trong quá trình phát triển kinh tế của từng nớc thành viên [20,19] Cạnhtranh là động lực của tăng trởng vì vậy từng thành viên cố gắng dàn xếp nhữngkhiếm khuyết và nhanh chóng cải tổ cơ cấu kinh tế, vơn lên đạt bằng các tiêuchuẩn kinh tế quốc tế Mặt khác AFTA giúp các thành viên củng cố thêm cácmối quan hệ về an ninh chính trị, khoa học kĩ thuật, văn hoá xã hội trong khuvực.
II Quá trình tự do hoá thơng mại ở ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đợc đánh giá là một khối kinh tế thơng mại thành công nhất trong số các tổ chức liên kết kinh tế khu vực củacác nớc đang phát triển Trong nhiều thập kỉ qua, tốc độ tăng trởng GDP củacác nớc thành viên trong khối luôn đạt đợc mức cao hơn mức tăng trởng trungbình của toàn thế giới Đây là kết quả của một đờng lối phát triển kinh tế đúngđắn - chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu, mà trong đó hoạt độngkinh tế đối ngoại giữ một vai trò vô cùng quan trọng [17,25] Để thực hiệnchiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu, các thành viên ASEAN đã xác
Trang 16-định là phải xây dựng một chế độ thơng mại tự do hơn và đây là một lựa chọnmang tính dài hạn Chính vì lẽ đó, trong suốt thời gian qua, các nớc đang pháttriển Đông Nam á đã rất tích cực tiến hành cải cách thơng mại theo hớng tựdo hoá thơng mại Ban đầu, các quốc gia này thờng tiến hành các chơng trìnhcải cách đơn phơng, trong phạm vi nội bộ nền kinh tế Nhng sau đó, do đòi hỏicủa quá trình phát triển và hợp tác kinh tế, họ đã quan tâm hơn đến tự do hoáthơng mại khu vực với các chơng trình u đãi thuế quan đối với hàng hoá traođổi nội bộ thông qua các hiệp định về u đãi thơng mại (PTA) vào năm 1977 vàchơng trình Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1992 Sau mỗichơng trình cải cách, các rào cản thơng mại đợc dần dần xoá bỏ, giúp cho việctrao đổi hàng hoá nói riêng và các hoạt động hợp tác nói chung trong nội bộkhu vực ngày càng đợc mở rộng và phát triển Vì vậy, chúng ta có thể nói rằngquá trình tự do hoá thơng mại ở các nớc ASEAN là một quá trình phát triển từthấp đến cao, tơng xứng với những điều kiện cụ thể của từng giai đoạn pháttriển.
2.1 Sự chuyển hớng từ chính sách bảo hộ mậu dịch sang chế độ thơngmại tự do và các chơng trình cải cách thơng mại đơn phơng.
Các nền kinh tế ASEAN trong thập niên 60, 70 đã chọn công nghiệphoá làm chiến lợc phát triển kinh tế Công nghiệp hoá ở các nớc ASEAN chialàm hai giai đoạn - ban đầu là thay thế nhập khẩu sau chuyển sang định hớngxuất khẩu Đây chính là cơ sở để các nớc này chuyển từ chế độ thơng mại đợc
bảo hộ nặng nề sang chế độ thơng mại tự do Nhờ đó, các nớc này đạt đợc “sự
thần kì” trong phát triển kinh tế và “mô hình Châu á” đã đợc nhiều nớc noitheo Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu đợc tiến hành ở tất cả các nớcASEAN, nhng họ bắt đầu vào những thời điểm khác nhau, mức độ can thiệpcủa chính phủ vào phát triển công nghiệp khác nhau Nớc tiến hành côngnghiệp hoá sớm nhất là Philippin Trong thời gian này, các công cụ cơ bản đểbảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ ở ASEAN là hạn ngạch nhập khẩu,thuế quan, chính sách quản lí ngoại hối, cấp giấy phép nhập khẩu, những utiên trong đầu t
Tuy đã mang lại cơ hội phát triển cho các nớc ASEAN nhng chiến lợccông nghiệp hoá dựa vào thay thế nhập khẩu không thể kéo dài đợc mãi Dothị trờng nội địa nhỏ bé nên sau một thời gian các sản phẩm thay thế nhậpkhẩu đã trở nên d thừa, làm xuất hiện nhu cầu xuất khẩu ra thị trờng nớcngoài Thế nhng thị trờng thế giới không đơn giản là nơi tiêu thụ sản phẩm dthừa Hàng hoá chỉ có thể tiêu thụ trên thị trờng này nếu nó đáp ứng đợc yêucầu của ngời mua và đợc chấp nhận về giá Thực tế này đã làm cho các nớc
Trang 17ASEAN hiểu rằng chỉ có hớng ra bên ngoài thế giới rộng lớn hơn mới có thểcó cơ hội phát triển lâu dài hơn và muốn vậy, họ bắt buộc phải giảm bớt cáchàng rào bảo hộ công nghiệp để tạo nên những sản phẩm có đủ sức cạnh tranhtrên thị trờng.
Bảng 2 - Mốc thời gian thực hiện công nghiệp hoá của các nớc ASEAN
Thực hiện chiến lợc công nghiệp hoá
Thay thế nhập khẩu Khuyến khích xuất khẩu
Nguồn: World Bank, “Several countries- specific report”, UNCTAD 1987
Chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu đã đòi hỏi các quốc giaASEAN phải có một chế độ thơng mại tự do hơn Do mức bảo hộ là khác nhaunên mỗi nớc buộc phải bắt đầu quá trình tự do hoá chế độ thơng mại của mìnhở các thời điểm khác nhau Mở đầu là Singapore vào giữa những năm 60, tiếpsau là Malaysia, Philippin và Thái Lan vào cuối những năm 60 rồi Indonesiavào đầu những năm 80 Vào thời điểm này kể cả thập kỉ 70, khi hiệp hội cácquốc gia Đông Nam á đã đợc thành lập, mọi cải cách thơng mại đều đợc cácnớc tiến hành đơn phơng và cũng chỉ đạt đợc những kết quả hạn chế Nớc tiếnhành xoá bỏ bảo hộ công nghiệp nhanh nhất và có hiệu quả nhất là Singapore.Nhất quán với quan điểm hớng ngoại của mình, vào giữa những năm 60Singapore đã giảm hoặc bỏ các mức thuế nhập khẩu ban hành trong giai đoạnthay thế nhập khẩu và đã loại bỏ hoàn toàn các hạn ngạch nhập khẩu Ngoàira, nớc này còn u tiên áp dụng một mức thuế suất u tiên 4% (thay vì 40% nhthông thờng) trên lợi tức xuất khẩu, khuyến khích tái xuất khẩu, áp dụng bảohiểm xuất khẩu, cung cấp tín dụng u đãi nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Những cải cách theo hớng tự do hoá ở Philippin và Malaysia vào cuốithập kỉ 60, 70 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuế quan Trớc cải cách, hệthống thuế ở các nớc này rất tản mạn: cơ cấu thuế quan của Philippin có tớihơn 36 mức với tỷ lệ thuế đợc sắp xếp từ 0% đến 250% và của Malaysia cònlên tới hàng trăm mức thuế khác nhau Sau cải cách năm 1973, cơ cấu thuếcủa Philippin đã đợc sửa đổi lại chỉ còn 6 tỉ lệ thuế là 10, 20, 30, 50, 70 và100% theo giá trị Sau đó, năm 1981 có một sửa đổi quan trọng trong qui chếthuế quan của Philippin: tỷ lệ thuế quan cao nhất đợc ấn định là 50%, còn tỉ lệthấp nhất vẫn là 10% Tuy nhiên do duy trì giá đồng peso quá cao nên việc đổimới về thuế quan không tác động mạnh đến xuất khẩu của Philippin Còn cải
Trang 18ở Malaysia thực tế chỉ nhằm giảm bớt tỉ lệ bảo hộ hiệu quả và thu hẹp sự khácbiệt về tỷ suất thuế.
Còn ở Thái Lan và Indonesia thì những cải cách về thuế không nhận ợc nhiều sự quan tâm Ngợc lại, trong nửa cuối thập niên 60, 70 thuế quan lạicó phần tăng lên ở Thái Lan nhằm bù đắp những nhợng bộ khác về thuế vìmục đích khuyến khích xuất khẩu Còn ở Indonesia, sau năm 1965 có ba cáchphân loại hàng hoá và tỷ lệ thuế quan khác nhau - tỷ suất cao nhất dành chohàng tiêu dùng (40-270%), giảm dần đối với hàng trung gian (15-30%) vàthấp nhất là đối với t liệu sản xuất và nguyên liệu thô (0-10%).
đ-Có thể thấy rằng các cải cách ở các nớc ASEAN trong những năm đầutiên thực hiện công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu mới chỉ tập trung vào lĩnhvực thuế quan và diễn ra với mức độ khác nhau trong mỗi nớc thành viên
2.2 Các chơng trình tự do hoá thơng mại khu vực: từ PTA đến AFTA
Thập niên 70, chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu đã mang lạinhững kết quả ban đầu Tỷ trọng của hàng chế tạo trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu, cũng nh tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu trong toàn bộ sản phẩm của ngànhchế tạo có xu hớng gia tăng trong tất cả các nớc thành viên Kết quả này đãảnh hởng tốt đến tốc độ tăng trởng kinh tế Tốc độ tăng trởng tổng sản phẩmquốc dân trung bình hàng năm trong thập kỉ này ở các nớc Indonesia,Malaysia, Thái Lan đã đạt mức 7-8%, cao hơn nhiều so với các thập kỉ trớcđó Bên cạnh đó mức độ chuyên môn hoá sản xuất đợc tằng cờng mạnh trongkhu vực Tỷ lệ buôn bán trong nội bộ ngành giữa các nớc ASEAN khôngngừng đợc tăng lên Điều đó đã làm tăng đáng kể sự quan tâm của các nớc nàyvào việc thúc đẩy buôn bán nội bộ khu vực
Cố gắng đầu tiên của các nớc ASEAN trong việc thúc đẩy buôn bán nộibộ là việc kí hiệp định thơng mại PTA (Hiệp định u đãi thơng mại ASEAN)vào năm 1977 tại Manila (Philippin) Mục tiêu chính của PTA là tự do hoá th-ơng mại, đẩy mạnh trao đổi thơng mại nội bộ khu vực thông qua hàng loạt cácthoả thuận u đãi nh kí kết các hợp đồng dài hạn về số lợng, những điều kiện uđãi về cung cấp tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu, u đãi về thuế quan vàthúc đẩy việc xoá bỏ các rào cản phi thuế quan trong buôn bán nội bộ khu vực[4, 50] PTA ra đời đã đánh dấu một bớc tiến mới trong quá trình tự do hoá th-ơng mại của các nớc ASEAN - từ chơng trình đơn phơng đã chuyển sang thựchiện các chơng trình khu vực Với PTA, các nớc hi vọng sẽ mở ra một thời kìmới trong hợp tác khu vực, “thời kì mà trong đó việc cắt giảm thuế sẽ đợc tiếnhành sâu hơn, rộng hơn” Khi thực hiện cam kết PTA, các nớc ASEAN đã coigiảm thuế là biện pháp hàng đầu.
Trang 19Các u đãi thuế quan trong PTA đợc đa ra theo nguyên tắc tự nguyện vàtheo từng sản phẩm với tốc độ tự do hoá mà các thành viên có thể chấp nhậnđợc Trong vòng đàm phán đầu tiên, mức giảm thuế u đãi (MOP) từ 10-30%đợc áp dụng với 71 sản phẩm và có hiệu lực từ 01/01/1978 Sau đó số mặthàng trong diện giảm thuế tăng dần và đến 04/08/1978 thì tằng lên đến 8529mặt hàng Bên cạnh đó còn áp dụng việc cắt giảm thuế ở mức 20-25% đối vớihàng hoá có giá trị nhập khẩu không quá 500.000 USD với một danh mục loạitrừ kèm theo Mốc tính thuế thu giá trị nhập khẩu này tăng lên đến 1 triệuUSD vào giữa năm 1982, 2.5triệu USD vào cuối năm 1982 và lên tới 10 triệuUSD vào năm 1983 Việc mở rộng này đã làm tăng đáng kể số lợng hàng hoáhởng u đãi thuế theo PTA, đến tháng 03/1983 lên tới 18.000 mặt hàng Tiếpđó mức thuế u đãi cũng tăng 50% Cuối năm 1987, khoảng 20.000 mặt hàngđợc hởng MOP ở mức 20-25%.
Vào thời gian này, một cuộc đánh giá kết quả 10 năm hoạt động củaPTA đã đợc tiến hành và các nhà nghiên cứu đã cho rằng mặc dù các nớc đềutích cực hoạt động theo hớng tăng cờng tự do hoá thơng mại trong khu vực,song kết quả mở rộng thơng mại nội bộ khu vực đã không đạt đợc kết quả nhý muốn Nguyên nhân là do:
- Danh mục loại trừ đối với các hàng hoá nhạy cảm mà các nớc đa ratrên cơ sở thực trạng sản xuất của mình bao gồm một số lợng lớn hàng hoátrao đổi trong khu vực của mỗi nớc, ngoại trừ Singapore là 2%, Thái Lan:63%, Indonesia: 54%, Malaysia: 39%, Philipin: 25%
- Chủng loại các mặt hàng đa vào diện giảm thuế của các nớc khác nhaukhá lớn cũng làm hạn chế hiệu quả PTA.
Tại hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần thứ 3 năm 1987 ở Manila(Philippin), các thành viên đã thông qua những sửa đổi quan trọng đối vớiPTA nhằm nâng cao hơn nữa tác động của nó trong việc phát triển buôn bánnội bộ: giảm danh mục loại trừ xuống 10% tổng số hàng hoá trao đổi và hoặcbằng 50% giá trị trao đổi nội bộ ASEAN Những hàng hoá mới chuyển sangdiện giảm thuế này có mức giảm thuế u đãi là 25%, hàng hoá đã nằm trongdiện giảm thuế hởng mức 50% phải đa ra yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ vàthủ tục đàm phán về việc xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan Quyết định nàyđợc thực hiện trong thời gian 5 năm và nếu cần thiết, hàng năm sẽ có điềuchỉnh phù hợp.
Mặc dù đã đợc sửa đổi, song trên thực tế, đến cuối thập niên 80, việcthực hiện PTA vẫn đợc tiến hành rất chậm chạp, mậu dịch nội bộ không tănglên mấy do sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các nớc tham gia và một số bất hợp
Trang 20lí trong qui định của những hiệp định này, trong đó chủ yếu là cách tiếp cậnsản phẩm và nguyên tắc tự nguyện Đến lúc này thì các nớc ASEAN phải xemxét lại một cách nghiêm túc chính sách tự do hoá thơng mại của mình Quátrình công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu trong hơn hai thập kỉ qua đã chứngtỏ quan hệ thơng mại khu vực ngày càng quan trọng Kim ngạch xuất khẩucủa các nớc ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã chiếm tới 20% nhngnhu cầu tìm kiếm và mở rộng thị trờng vẫn còn rất lớn Hơn nữa, nhiều thayđổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới, trớc hết là xu thế toàn cầu hoá, khu vựchoá và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đã góp phần làm nhucầu nội tại của các nớc ASEAN về tăng cờng tự do hoá thơng mại khu vực đãtrở thành hành động Chính vì vậy, tại Hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần thứ 4tháng 01/1992 tại Singapore, 6 nớc ASEAN là Singapore, Malaysia, Thái Lan,Indonesia, Philippin và Brunei đã kí hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tựdo ASEAN (AFTA) đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác kinh tế khuvực Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) đợc coi là cơ chế chính đểthực hiện AFTA Sự lựa chọn này thể hiện nguyện vọng của các nớc ASEANmuốn kế thừa mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu của PTA
III Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
3.1 Quá trình hình thành và phát triển khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Giữa thập niên 60, để giải quyết những thách thức về kinh tế chính trịtrong khu vực đồng thời giải toả những khó khăn và sức ép chính trị từ bênngoài, ngày 08/08/1967 tại Thái Lan 5 nớc khu vực Đông Nam á gồm TháiLan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Singapore đã cùng nhau ký tuyên bốBankok- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) chính thức đợc thànhlập Sau hơn 30 năm hoạt động, đến nay số thành viên hiệp hội đã tăng lên là10 thành viên với hơn 604,9 triệu dân, GDP đạt khoảng 632, 5 tỷ USD vàtổng kim ngạch xuất khẩu là 339,2 tỷ USD (thêm Brunei, Việt Nam, Lào,Campuchia, Myama).
Trong những năm đầu, hoạt động giữa các nớc ASEAN chỉ giới hạntrong lĩnh vực chính trị quốc tế và an ninh nội bộ Hợp tác kinh tế trong hiệphội chỉ bắt đầu vào năm 1987, và đặc biệt đến đầu những năm 90 mới bắt đầutiến hành các nỗ lực để thúc đẩy sự liên kết kinh tế với t cách nh một cộngđồng quốc tế Tuy vậy, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế,nhng kết quả của những nỗ lực đó đã không đạt đợc nh mục tiêu mong đợi.Chỉ đến năm 1992, khi các nớc thành viên ASEAN ký kết một hiệp định vềkhu vực mậu dịch tự do AFTA, thì hợp tác kinh tế giữa các nớc ASEAN mớithực sự đợc đa lên một tầm mức mới.
Trang 21Trớc khi AFTA ra đời, hợp tác kinh tế ASEAN đã trải qua nhiều kếhoạch hợp tác kinh tế khác nhau, đó là:
Thoả thuận thơng mại u đãi (PTA) Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).
Kế hoạch kết hợp công nghiệp ASEAN và kết hợp từng lĩnh vực. Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV).
Các kế hoạch kinh tế trên tuy đã thể hiện nỗ lực để thúc đẩy sự liên kếtkinh tế nhng tác động của nó chỉ ảnh hởng đến một phần nhỏ trong thơng mạinội bộ khối và không đủ khả năng ảnh hởng đến đầu t trong khối Có nhiều lýdo khác nhau dẫn đến sự không thành công này Đó là sự yếu kém tronghoạch định kế hoạch, quản lý thiếu hiệu quả và trong nhiều trờng hợp, hoạtđộng của chính tổ chức phụ thuộc vào ý chí của các chính phủ chứ không phảivào nhu cầu khách quan của thị trờng.
Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác kinh tế của ASEAN đã có khuynh ớng tiến đến hiệu quả hơn từ AIP đến AIJV Khu vực t nhân đã đợc chú trọnghơn, quy luật thị trờng dần đợc tuân thủ, các thủ tục liên quan đã đợc đơn giảnhoá và một số trờng hợp các thủ tục rờm rà đã đợc loại bỏ, mức u đãi đợc tăngcờng Do đó, tuy không đạt đợc kết quả mong đợi nhng các kế hoạch hợp táckinh tế này thực sự là những bài học quý báu cho việc hợp tác kinh tế giữa cácnớc đang phát triển AFTA đã ra đời trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những kếhoạch hợp tác kinh tế trớc AFTA.
h-3.2 Những mục tiêu chính của AFTA
Việc thành lập AFTA năm 1992 là một mốc quan trọng trong lịch sử tựdo hoá thơng mại nội bộ ASEAN, đánh dấu sự phát triển về chất trong hợp tácthơng mại khu vực
Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do Thủ ớng Thái Lan đa ra vào năm 1991 [8,70], sau đó đợc Thủ Tớng Singapore ủnghộ Tháng 07/1991, Hội nghị Ngoại Trởng ASEAN tại Kualalumpur(Malaysia) đã hoan nghênh sáng kiến này mặc dù có nhiều nớc còn tỏ ra dèdặt Hội nghị Bộ trởng Kinh tế ASEAN lần thứ 23 tháng 10/1991 đã nhất tríthành lập Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN và Hội nghị cấp cao ASEANlần thứ IV tháng 01/1992 họp tại Singapore quyết định thành lập AFTA với 3mục tiêu cơ bản sau:
t Tự do hoá thơng mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế
quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi thuế quan.
- Thu hút các nhà đầu t nớc ngoài vào khu vực bằng việc đa ra một khối
thị trờng thống nhất Đây là mục tiêu trung tâm của việc thành lập AFTA.
Trang 22AFTA tạo ra một nền tảng sản xuất thống nhất trong ASEAN, điều đó chophép hợp lí hoá sản xuất, chuyên môn hoá trong nội bộ khu vực và khai tháccác thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau
- Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang
thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hoá thơng mại [9,10]
Lúc mới thành lập, khu vực mậu dịch tự do dự kiến sẽ thành lập trongthời hạn 15 năm, bắt đầu từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 2008 Hội nghịAEM năm 1992 đã chuẩn bị các phơng cách nhằm thực hiện AFTA, thôngqua việc xây dựng Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) đợcbắt đầu thực hiện từ 01/01/1993 Tuy nhiên, kết quả tích cực của vòng đàmphán Uruguay sau hơn 7 năm (từ tháng 9-1986) đã kết thúc ngày 15-12-1993,với quyết định chuyển đổi cơ chế thơng mại quốc tế từ GATT sang WTO,cùng với sự tiến triển nhanh của APEC, khiến cho các nớc ASEAN e ngại việckéo dài quá trình thực hiện sẽ làm cho AFTA trở nên kém ý nghĩa hơn Vì thế,Hội nghị Bộ trởng kinh tế các nớc ASEAN lần thứ 26 ( tháng 9-1994) họp ởChiangmai đã quyết định đẩy nhanh thời gian thực hiện AFTA xuống còn 10năm, tức là vào năm 2003
Với AFTA, các nớc ASEAN hy vọng rằng sẽ nâng cao hơn nữa khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mở rộng thị trờng ngay trong nội bộ tổchức ASEAN bằng cách giảm thiểu hàng rào quan thuế và phi quan thuế trongquan hệ mậu dịch giữa các nớc thành viên với nhau Nhng quan trọng hơn hếtlà tạo ra một môi trờng kinh doanh thuận lợi hơn để thu hút đợc nhiều hơn nữavốn đầu t nớc ngoài và làm cho kinh tế ASEAN có thể thích nghi đợc với điềukiện kinh tế quốc tế đang thay đổi theo hớng gia tăng quá trình tự do hoá Tuynhiên, AFTA mới chỉ là nấc thang đầu tiên trong tiến trình khu vực hóa Vớisức ép của các hợp tác kinh tế khu vực và các tổ chức thơng mại quốc tế khácnh APEC,WTO “liệu AFTA có bị lu mờ hay không? Đứng trớc tình hình này,AFTA buộc phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện và không chỉ dừng lại ở một liênminh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do mà trong tơng lai sẽ tiếp tụctiến tới những tầm cao mới nh thị trờng chung, liên minh kinh tế.
3.3 Những qui định của AFTA/CEPT
Khu vực mậu dịch tự do sẽ trở thành hiện thực thông qua những cơ chếhoạt động sau:
- Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common effectivePreferential Tariff: CEPT).
- Hoà hợp chuẩn mực giữa các nớc ASEAN.
Trang 23- Công nhận công tác kinh tế và cấp chứng nhận của nhau.- Xoá bỏ những quy định hạn chế đầu t nớc ngoài.
- Nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng
- Khuyến khích vốn kinh doanh [18,104].
Tuy nhiên, công cụ quan trọng và chủ yếu để biến ASEAN thành khuvực mậu dịch tự do và thực hiện các mục tiêu của AFTA là Hiệp định u đãi về
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) Về thực chất, CEPT là một thoả thuận
giữa các nớc thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong thơng mại nội bộkhu vực xuống còn 0-5% thông qua các kế hoạch giảm thuế khác nhau Vàtrong vòng 5 năm sau khi đã đạt mức thuế u đãi cuối cùng, các thành viên sẽtiến hành xoá bỏ những hạn ngạch nhập khẩu và các hàng rào phi quan thuếkhác [17,30] Nh vậy, bên cạnh vấn đề cắt giảm thuế quan, việc loại bỏ các rào
cản thơng mại và việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan cũng đóng vai trò quantrọng và không thể tách rời khi xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.
3.3.1 Vấn đề thuế quan.
Ban đầu, CEPT đợc áp dụng chủ yếu đối với các sản phẩm công nghiệpchế biến, bao gồm các hàng hóa có hàm lợng vốn cao và các nông sản đã quachế biến Sau đó, Hội nghị các Bộ trởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 26(tháng 9-1994) đã quyết định sẽ dần dần đa hết các sản phẩm nông nghiệp chachế biến vào chơng trình CEPT
Các danh mục sản phẩm và tiến trình giảm thuế theo CEPT
*Danh mục các sản phẩm giảm thuế (IL) bao gồm các mặt hàng đợc
đa vào cắt giảm thuế ngay với lịch trình:
- Giảm thuế nhanh (FTP) Danh mục này gồm việc giảm thuế đánh vào
15 loại hàng hóa của khối ASEAN Việc giảm thuế xuống 0-5% sẽ có hiệu lựcvào năm 1998 đối với các mặt hàng hiện có mức thuế dới 20% và vào năm2000 với các mặt hàng có mức thuế trên 20%.
- Giảm thuế bình thờng (NTP) Theo danh mục này, các nớc ASEAN sẽ
giảm mức thuế quan đánh vào sản phẩm do các nớc này làm ra xuống còn 5% vào năm 2000 đối với những mặt hàng có mức thuế suất từ 20% trởxuống, và vào năm 2003 đối với mặt hàng có mức thuế hiện hành trên 20%[19,10]
0-* Danh mục sản phẩm tạm thời cha giảm thuế ( TEL)
Danh mục gồm những mặt hàng tạm thời cha phải giảm thuế vì lý do làđể tạo thuận lợi cho các nớc thành viên có một thời gian ổn định trong một sốlĩnh vực cụ thể nhằm tiếp tục các chơng trình đầu t đã đợc đa ra trớc khi tham
Trang 24gia kế hoạch CEPT cũng nh là có thời gian chuyển hớng đối với một số sảnphẩm tơng đối trọng yếu Tuy nhiên, sau một thời gian là 3 ănm các quốc giaASEAN phải chuyển dần các mặt hàng từ danh mục tạm thời cha giảm thuếTEL sang danh mục giảm thuế IL [9,20] Cụ thể là trong vòng 5 năm, từ1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản phẩm trong danh mụcloại trừ tạm thời sang danh muc cắt giảm thuế Khi chuyển một mặt hàng vàodanh mục này thì các nớc phải đồng thời chỉ ra lịch trình giảm thuế của mặthàng đó đến khi hoàn thành CEPT
* Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL).
Danh mục này bao gồm những sản phẩm không có nghĩa vụ phải giảmthuế quan Các nớc thành viên có quyền đa ra danh mục các mặt hàng này trêncơ sở nhằm bảo vệ an ninh quốc gia hay tinh thần, đạo đức xã hội, sức khoẻ conngời, động vật, thực vật, bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và khảo cổ Việc cắtgiảm thuế cũng nh xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan đối với các mặt hàng nàysẽ không đợc xét đến theo chơng trình CEPT.
* Đối với các hàng nông sản cha chế biến nhạy cảm (SL).
Theo hiệp định CEPT -1992, sản phẩm nông sản cha qua chế biến khôngđợc đa vào kế hoạch thực hiện CEPT Tuy nhiên, theo hiệp định CEPT sửa đổi,các sản phẩm nông sản cha chế biến này sẽ đợc đa vào 3 loại danh mục khácnhau là : danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời và một danh mục đặcbiệt là danh mục các sản phẩm nông sản cha chế biến nhạy cảm Hàng nôngsản cha chế biến trong danh mục cắt giảm thuế ngay đợc chuyển vào chơngtrình cắt giảm thuế nhanh hoặc cắt giảm thuế bình thờng voà 1/1/1996 và sẽ đ-ợc giảm thuế xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 Các sản phẩm trong danh mục tạmthời loại trừ của hàng nông sản cha chế biến sẽ đợc chuyển sang danh mục cắtgiảm thuế trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003 với mức độ là 20% mỗinăm Các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm đợc xếp vào hai danh mục tuỳthuộc vào mức độ nhạy cảm bao gồm:
- Danh mục mặt hàng cha chế biến nhạy cảm
- Danh mục các mặt hàng nông sản cha chế biến nhạy cảm cao.
Các qui định về cơ chế cắt giảm thuế đối với mặt hàng trong hai danhmục này nh thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành việc cắt giảm thuế, mứcthuế suất cuối cùng đạt đợc cũng đã đợc đa ra thảo luận
Hình 1 - Mối quan hệ giữa danh mục các sản phẩm thực hiện CEPT
Trang 25Nguồn: [9,23] Nguyễn Thanh Hải, “Hỏi đáp hợp tác kinh tế ASEAN ”, 2001
Cơ chế trao đổi nhợng bộ của kế hoạch CEPT
Những nhợng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia đợc trao đổi trênnguyên tắc có đi có lại Một sản phẩm muốn đợc hởng u đãi về thuế quan phảicó ba điều kiện sau:
Thứ nhất, sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả
nớc nhập khẩu và nớc xuất khẩu và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằnghoặc thấp hơn 20%
Thứ hai, sản phẩm đó phải có chơng trình giảm thuế đợc Hội đồng
AFTA thông qua
Thứ ba, sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN và phải
thoả mãn yêu cầu hàm lợng xuất xứ từ các nớc thành viên ASEAN (hàm lợngnội địa) ít nhất là 40%.
Công thức tính hàm lợng nội địa nh sau: * 100% < 40%
A: Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập khẩutừ nớc không phải là thành viên ASEAN (là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu).
B: Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào không xácđịnh xuất xứ (là giá xác định ban đầu trớc khi đa vào chế biến trên lãnh thổcủa nớc xuất khẩu là thành viên ASEAN).
Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hởng u đãi thuế quan theochơng trình CEPT hay không, mỗi nớc thành viên hàng năm xuất bản Tài liệutrao đổi u đãi CEPT (CCEM) của nớc mình, trong đó thể hiện các sản phẩm cómức thuế quan theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện hởng u đãi thuếquan của các nớc thành viên khác.
3.3.2 Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lợng và các rào cản phi thuế quan
Bên cạnh việc tiến hành cắt giảm thuế quan, vấn đề loại bỏ các hạn chế sốlợng nhập khẩu, các rào cản phi thuế quan khác là hết sức quan trọng để có thểthiết lập đợc khu vực mậu dịch tự do Các hạn chế về số lợng nhập khẩu có thể đ-ợc xác định dễ dàng, do đó đợc quy định loại bỏ ngay đối với các mặt hàng trongChơng trình CEPT đợc hởng các nhợng bộ từ các thành viên khác.
Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, vấn đề phức tạp hơnrất nhiều và việc loại bỏ chúng sẽ có rất nhiều cách và ý nghĩa khác nhau.
Trang 26Chẳng hạn đối với các phụ thu thì đơn giản chỉ cần phải loại bỏ, song đối vớicác tiêu chuẩn chất lợng lại không thể loại bỏ một cách đơn giản nh vây, bởi vìcó rất nhiều lý do để duy trì chúng nh các lý do về an ninh xã hội, bảo vệ môitrờng, sức khoẻ… Trong các trờng hợp này, việc loại trừ này sẽ có ý nghĩa làphải thống nhất các tiêu chuẩn chất lợng hàng hóa, hay các nớc phải thoả thuậnđể đi đến công nhận về tiêu chuẩn của nhau Và đối với các biện pháp độcquyền Nhà nớc, việc loại bỏ chúng sẽ có nghĩa là phải tạo điều kiện cho các n-ớc thành viên khác có thể cạnh tranh và thâm nhập vào thị trờng.
Vì vậy, Hiệp định CEPT đã quy định:
- Các nớc thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lợng đối với
các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hởng u đãi áp dụng cho sản phẩm đó.- Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ đợc xoá bỏ dần dần trong vòng 5năm sau khi sản phẩm đợc hởng u đãi.
- Các hạn chế ngoại hối mà các nớc đang áp dụng sẽ đợc u tiên đặcbiệt đối với các sản phẩm đợc hởng u đãi CEPT.
- Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lợng, công khai chính sách vàthừa nhận các chứng nhận chất lợng của nhau.
- Trong trờng hợp khẩn cấp (số lợng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây ơng hại đến sản xuất trong nớc hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nớc cóthể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng nhập khẩu.
ph-Nh vậy, mặc dù tinh thần chung của các nớc ASEAN là mong muốnthực hiện sớm CEPT, giảm tối đa các hàng rào thuế quan và phi thuế quansong do thực tiễn cơ cấu sản xuất của các nớc ASEAN tơng đối giống nhau,trình độ phát triển còn kém, nên quá trình hợp tác mở cửa thị trờng vẫn cònnhiều khó khăn Tiến trình cắt giảm các hàng rào phi thuế quan theo quy địnhhiện nay có nhiều khả quan song đối với các mặt hàng nhạy cảm thì vấn đềbảo hộ còn rất tiềm ẩn và các hàng rào phi thuế quan sẽ là những công cụ hếtsức quan trọng của các nớc ASEAN để bảo hộ sản xuất trong thời gian tới
(tham khảo các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam tại Bảng 14, Phụ lục).
3.3.3 Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
Thống nhất biểu thuế quan
Các nớc thành viên hiện đang sử dụng biểu thuế quan theo Hệ thốngđiều hoà của Hội đồng hợp tác Hải quan (HS) ở mức độ khác nhau, từ 6 đến10 chữ số Hội nghị các Bộ trởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 tháng 9/1994 đãquyết định sẽ thống nhất biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số và dựđịnh sẽ hoàn thành vào cuối năm 1996 để áp dụng từ năm 1997 Tuy nhiên quyếtđịnh này đã đợc lùi lại một năm để bắt đầu áp dụng từ năm 1998.
Trang 27Thống nhất hệ thống tính giá hải quan.
Các nớc thành viên ASEAN đã cam kết trong vòng đàm phán Urugoaycủa GATT (trừ Việt Nam cha phải là thành viên của WTO) vào năm 2000 sẽthực hiện phơng pháp xác định giá hải quan theo GATT- GTV đợc nêu trongHiệp định thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về thơng mại và thuếquan (GATT) 1994 để tính giá hải quan Hội nghị Hội đồng AFTA lần th 7 đãquyết định rút ngắn thời gian thực hiện hệ thống tính giá hải quan theo GATTvào năm 1997.
Xây dựng hệ thống Luồng hải quan xanh.
Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện Chơng trình CEPT, Hội nghị Hộiđồng AFTA lần thứ 8 đã thông qua khuyến nghị của Hội đồng Tổng cục trởngHải quan ASEAN xây dựng hệ thống Luồng hải quan xanh và thực hiện từ1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hóathuộc diện đợc hởng u đãi theo Chơng trình CEPT Hàng hoá thuộc diện CEPTlàm thủ tục ở hành lang xanh đợc hởng mọi thuận lợi hơn hẳn các thủ tục dànhcho các hàng hoá khác, có điều kiện để giải phóng nhanh một cách đơn giản,gọn nhẹ Các thành viên đã tiến hành thử nghiệm cho đến tháng 6/1996 và bắtđầu từ tháng 7-1996 hành lang xanh đã chính thức đợc đa vào hoạt động ở tấtcả các nớc thành viên Có thể nói hành lang xanh là một cố gắng lớn của sựhợp tác trong lĩnh vực hợp tác hải quan ASEAN, góp phần thúc đẩy buôn bánhàng hoá thuộc CEPT giữa các thành viên Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là hảiquan ASEAN phải tăng cờng hợp tác để kiểm soát đợc xuất xứ của hàng hoá,chống lại việc lợi dụng u đãi của hành lang xanh để trốn thuế, để biến thị tr-ờng Đông Nam á thành khu vực tiêu thụ hàng hoá chất lợng kém của các nớccông nghiệp phát triển, cũng nh lợi dụng hành lang xanh để buôn lậu các mặthàng gây tổn hại lớn cho an ninh quốc gia, môi trờng và sức khỏe cộng đồng
Thống nhất thủ tục hải quan.
Do sự khác biệt giữa hàng hóa đợc hởng nhợng bộ theo Chơng trìnhCEPT và các hàng hóa khác nh tiêu chuẩn về hàm lợng xuất xứ, mức thuếsuất…nên cần thiết phải đơn giản hoá và thống nhất thủ tục hải quan giữa cácnớc thành viên Hai vấn đề đã đợc các nớc thành viên u tiên trong việc thống
nhất thủ tục hải quan là mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hóa thuộc diện
CEPT: tất cả các hàng hóa giao dịch theo Chơng trình CEPT trớc tiên bắt buộc
phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để xác nhận mặt hàng đó có ít nhất40% hàm lợng ASEAN Sau đó, hàng hóa này phải đợc hoàn thành thủ xuấtnhập khẩu (Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập khẩu) Do
Trang 28các tờ khai hải quan của các nớc thành viên tơng tự nhau nên thủ tục có thểđơn giản hoá bằng cách gộp 3 loại tờ khai trên thành một mẫu khai hải quanchung cho hàng hóa CEPT.
Thủ tục xuất nhập khẩu chung
Để xây dựng thủ tục xuất nhập khẩu chung cho khối ASEAN, các nớcthành viên đang tập trung vào vấn đề:
1 Các thủ tục trớc khi nộp tờ hải quan hàng hóa xuất khẩu.2 Các thủ tục trớc khi nộp tờ hải quan hàng hóa nhập khẩu.3 Các vấn đề về giám định hàng hóa.
4 Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ đợc cấp sauvà có hiệu lực hồi tố.
5 Các vấn đề liên quan đến hoàn trả…
3.3.4 Quy định về tổ chức
Nhằm theo dõi, phối hợp và đánh giá việc thực hiện Hiệp định CEPT,Hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần thứ 4 đã quyết định thành lập Hội đồngAFTA (AFTA council) Hội đồng là một cơ quan bao gồm đại diện là các Bộtrởng từ các nớc thành viên và Tổng th ký ASEAN Hội đồng có trách nhiệmbáo cáo lên Hội nghị Các Bộ trởng kinh tế ASEAN (AEM) Hội nghị các quanchức cấp cao ASEAN ( SEOM) có nghĩa vụ giúp Hội đồng thực hiện nhiệm vụnày SEOM họp đều đặn hàng quý để phối hợp thực hiện Hiệp định CEPT tạimỗi nớc thành viên Dới SEOM là Uỷ ban điều phối CEPT để thực hiện AFTA(CCCA) Thành viên của Uỷ ban này gồm đại diện từ các cơ quan Chính phủkhác nhau liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Hiệp định CEPT
Hình 2 - Mô hình tổ chức CEPT/AFTAAEM
Trang 29ASEAN (ASEAN-CCI) có vai trò khuyến khích khu vực t nhân tham gia vàthực hiện CEPT.
Ngoài ra, để triển khai thực hiện AFTA, một bộ phận AFTA tại Ban thký ASEAN và các cơ quan AFTA quốc gia tại các nớc thành viên đã đợcthành lập, tạo ra một kênh liên lạc giữa Ban th ký ASEAN và các nớc thànhviên, đảm bảo Chơng trình CEPT thực hiện trôi chảy.
3.4 Những vấn đề đặt ra đối với AFTA
Sự ra đời khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ đem lại cho các quốc giathành viên những động lực mới để phát triển Tuy nhiên tiến trình thực hiệnAFTA để đi tới việc cho ra đời khu vực mậu dịch tự do còn rất nhiều khókhăn
Thứ nhất, với tính cách là một tổ chức hợp tác kinh tế có thể chế, AFTA
dờng nh một dạng của “mô hình phát triển rút ngắn” của liên kết kinh tế khuvực và trên thực tế nó không có những điều kiện chuẩn bị chín muồi về các b-ớc liên kết khu vực nh EU, NAFTA Do đó, AFTA hình thành chỉ nh mộthiệp định khung, có phần hơi giản đơn, nội dung, lịch trình của hiệp định lạichỉ đợc soạn thảo, sửa đổi, bổ sung đồng thời với tiến trình thực hiện, tổ chứcchúng Chẳng hạn, ban đầu khi thành lập AFTA các nớc ASEAN đã đặt rathời hạn là 15 năm kết thúc vào năm 2008 nhng trớc những biến động của nềnkinh tế thế giới lúc bấy giờ thì thời hạn 2008 đối với AFTA không còn phùhợp Ngay tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tháng 9/1995 tại Bangkok[15,3] thời hạn thực hiện AFTA đã đợc rút ngắn xuống còn 10 năm Tại Hộinghị Bộ trởng Ngoại giao lần thứ 28 tháng 7/1995, Quốc vơng Brunei đã lêntiếng kêu gọi các nớc ASEAN hãy rút ngắn thời hạn này về năm 2000 Đâyquả là một đề xuất đúng đắn nhng cũng gây nhiều lo ngại cho các thành viêncòn lại Nh vậy, những bớc hoàn chỉnh hiệp định là hoàn toàn cần thiết và dễhiểu vì các vấn đề chỉ nảy sinh và đợc phát hiện trong quá trình thực hiện.Song sẽ là khó khăn và bất lợi nếu một trong các qui định bổ sung đó lại cóảnh hởng tới sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thơng mại và thậm chí cóthể gây ra các phản ứng tiêu cực từ phía các nớc gặp bất lợi [6,31].
Thứ hai, sự mở rộng ASEAN từ ASEAN-6 lên ASEAN-10 đã tạo nên
một cấu trúc kinh tế “song tầng” giữa một ASEAN-6 tơng đối phát triển vàmột ASEAN-4 kém phát triển [44,174] Cơ cấu “song tầng” khiến cho hợp tác
nội bộ ASEAN, trớc hết là việc thực hiện điều khoản của AFTA càng trở nênkhó khăn hơn Ngay cả đối với các thành viên sáng lập AFTA nh Indonesia,Philippin, thực hiện AFTA cũng rất khó khăn bởi trớc đây họ thực hiện chínhsách bảo hộ công nghiệp quá nặng nề Các quốc gia nh Việt Nam, Lào,
Trang 30Campuchia vừa là những nớc kém phát triển hơn, vừa lại mới gia nhập vàoASEAN cũng nh AFTA nên chắc chắn sẽ không thích ứng ngay đợc vớinhững chuyển đổi quá nhanh nh vậy Việc kết thúc nhanh AFTA trên ý nghĩalà “sự bắt kịp” với các chuyển đổi nhanh chóng của APEC, WTO và nâng caothế thơng lợng cạnh tranh của ASEAN với EU, AFTA cũng cần phải tính đếnsự lớn mạnh của bản thân từng quốc gia trong khu vực Các nớc có trình độphát triển nh Singapore, Malaysia, Thái Lan cũng không thể kéo đợc các quốcgia khác khi mà các nớc đó không đủ khả năng để tiếp nhận tự do hoá Tínhbất cập của sự liên kết nội bộ ASEAN còn đợc nhân lên khi mà điều kiện hoàncảnh cụ thể của mỗi quốc gia thành viên, lộ trình AFTA ở các nớc bắt đầu vàkết thúc không giống nhau nên điều kiện đợc hởng u đãi AFTA giữa các nớcsẽ có sự khác nhau về trật tự, mức độ và thời gian Một vấn đề đáng lu ý nữa làvề nội dung cam kết cắt giảm thuế theo hiệp định CEPT của các nớc thànhviên Theo các nguyên tắc 6X, 7X, 10X của CEPT [14], các nớc thành viên cóthể quyết định cha thực hiện cam kết giảm thuế đối với các sản phẩm ở cáclĩnh vực mà họ cảm thấy vẫn cha chuẩn bị để đối mặt với sự cạnh tranh của n-ớc ngoài Lợi dụng nguyên tắc này, một số thành viên ASEAN xuất phát từ lợiích cục bộ để tính toán, cân nhắc trong quá trình cắt giảm quan có lợi cho nớcmình hơn là lợi ích chung cho toàn khối
Thứ ba, các công ty đa quốc gia bên ngoài ASEAN sẽ chỉ đầu t trực tiếp
nhiều hơn vào những nớc có môi trờng đầu t thuận lợi Do đó, để cho toàn khuvực ASEAN trở nên hấp dẫn đầu t và phát huy đợc lợi thế so sánh của tất cảcác nớc thì các thành viên ASEAN phải có chiến lợc sắp xếp cơ cấu sản xuấthợp lí, tham gia vào sự phân công lao động khu vực ASEAN theo hớngchuyên môn hoá, hiện đại hoá, từng bớc nâng cao lợi thế để có thể thực hiệncạnh tranh bình đẳng trên cả thị trờng thế giới Vấn đề này còn đợc qui địnhtrực tiếp bởi hai khía cạnh của AFTA Một mặt, theo qui định của AFTA, mộtsản phẩm đợc coi là có xuất xứ ASEAN nếu 40% hàm lợng giá trị của sảnphẩm này có xuất xứ từ một nớc ASEAN bất kì nào Theo đó, việc đầu t đểsản xuất tại một nớc nằm bên trong ASEAN và bán sản phẩm cho các nớcthuộc AFTA cũng mang lại lợi ích cho các nhà đầu t nhờ đợc hởng các u đãicủa nó Vì vậy khi đầu t vào các nớc ASEAN, nhà đầu t nớc ngoài đã khôngchỉ xem xét thị trờng tiêu thụ của nớc đó mà còn tính tới thị trờng của cảASEAN Mặt khác, việc xem xét thị trờng ASEAN còn giúp các nhà đầu t nớcngoài có chiến lợc xây dựng các cơ sở của mình ở các nớc ASEAN theo một
mạng lới chung nhằm “tối u hoá” việc khai thác các lợi thế so sánh của từng
quốc gia và việc sử dụng các nguồn lực theo hớng chuyên môn hoá Tuy nhiên
Trang 31cũng từ đây nẩy sinh một vấn đề rất đáng quan tâm là tình trạng thay vì hợptác trong đầu t, nguy cơ cạnh tranh về thu hút đầu t nớc ngoài của ASEANcàng quyết liệt và làm chậm lại tiến trình.
Thứ t, thị trờng bên trong ASEAN tơng đối nhỏ và bản thân sự tăng
tr-ởng của các nền kinh tế ASEAN lại lệ thuộc đáng kể vào các thị trờng Mỹ,Nhật, NIEs Đông á Do đó, có thể nói rằng, AFTA không phải là một sự lựachọn để hội nhập thế giới nhng đó là con đờng tốt nhất để cải thiện năng lựccạnh tranh của ASEAN cũng nh thúc đẩy thơng mại và đầu t vào ASEAN.Hiện tại, hầu hết các thành viên ASEAN, đặc biệt các nớc có trình độ pháttriển cao nh Singapore, Malaysia đang hớng mạnh vào con đờng phát triển chếđộ thơng mại đa biên - một xu hớng chung của tự do hoá thơng mại và đầu ttoàn cầu Điều này không mâu thuẫn với AFTA nhng gây cản trở cho AFTAnếu một nớc nào đó trong khi theo đuổi các quan hệ thơng mại đa biên rời xadần nguyên tắc AFTA Đó là cha kể tình trạng trì hoãn hoặc đi ngợc lại cácqui định của AFTA khi họ đang thực hiện t cách thành viên trong các quan hệhiệp định thơng mại khác Do đó, để tiến hành vững chắc lộ trình AFTA, cácthành viên ASEAN còn phải luôn luôn tính đến các tiêu chí, các yêu cầu vàchiều hớng phát triển của tổ chức thơng mại thế giới WTO Các cam kết củaAFTA phải nhất quán với cam kết WTO và cần tránh tạo ra các hàng rào mớicho các quốc gia không phải là thành viên
Vấn đề cuối cùng cũng là vấn đề rất dễ dàng gây cản trở tiến trìnhAFTA, đó là những qui định tạm thời cho phép các nớc ASEAN tiếp tục duytrì bảo hộ thị trờng trong nớc AFTA là một quá trình trong đó từng nớc đợcphép có một lịch trình giảm thuế và phi thuế quan cụ thể của mình Tuy nhiêntrên thực tế, trong lộ trình AFTA ở mỗi nớc, những mặt hàng nào có giá trịxuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc có khối lợng tiêu thụ lớntrong nớc đều đợc phép tạm thời cha đa vào danh mục giảm thuế vừa để tạonguồn thu vừa để có thời gian chuyển hớng sản xuất, do đó nghiễm nhiênchúng đợc bảo hộ Các biện pháp bảo hộ thuế quan này chỉ là các biện pháptình thế Nó sẽ bị triệt tiêu khi lộ trình giảm thuế đợc thực hiện đồng thời ở tấtcả các nớc thành viên Tuy nhiên thuế quan không phải là một công cụ duynhất để duy trì bảo hộ của nhà nớc đối với một ngành công nghiệp nào đó màcòn tồn tại các biện pháp phi thuế quan Các biện pháp phi thuế quan này th-ờng khó xác định, thờng ẩn dấu sau các chiến thuật điều chỉnh vĩ mô của cácquốc gia nh chính sách, kiểm định hàng hoá, tiêu chuẩn kĩ thuật hay hạnngạch Nếu không giải quyết một loạt các vấn đề về đầu t, tài chính, dịch vụ,sở hữu trí tuệ thì AFTA sẽ chỉ nh một hiệp định thơng mại đơn thuần và nếu
Trang 32không có sự hỗ trợ của các lĩnh vực này thì tiến trình thực hiện và hoàn tấtAFTA sẽ gặp khó khăn do một số quốc gia vẫn lạm dụng những góc độ khôngcó qui định và cha có nguyên tắc phối hợp để thực hành các biện pháp bảo hộnày
Tham gia vào hoạt động kinh tế có 3 chủ thể: Nhà nớc, doanh nghiệp vàngời tiêu dùng [18,104] Nếu xét một cách tách rời lợi ích của ba chủ thể đóthì việc tham gia AFTA có ảnh hởng khác nhau:
- Lợi ích trực tiếp của Nhà nớc là nguồn thu thuế xuất nhập khẩu sẽ bịgiảm sút, nếu nh AFTA không có tác dụng kích thích tăng lợng buôn bán đếnmức mà số lợng thuế thu đợc do tăng doanh thu không bù đắp đợc sự cắt giảmdo giảm thuế suất.
- Doanh nghiệp sản xuất và buôn bán chịu hai tác động ngợc chiều: đợchởng lợi do tăng khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh lớnhơn do sự xoá bỏ hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan Việc cắt giảmthuế xuất nhập khẩu không ảnh hởng trực tiếp tới tài chính doanh nghiệp bởivì thuế nhập khẩu là thuế gián thu, một phần của giá thành sẽ do ngời tiêudùng chi trả.
- Ngời tiêu dùng thì có cơ hội tiếp cận với nhiều hàng hoá khác nhau vàgiá cả rẻ hơn.
Trang 33Có thể nói rằng thiệt hại lợi ích trực tiếp của Nhà nớc về thuế và sự đợclợi trực tiếp của ngời tiêu dùng do giảm thuế trong giá cả là hai khoản bù trừcho nhau Đây là sự thay đổi trong phân phối thu nhập: phần thu nhập củachính phủ chuyển sang cho t nhân Tác động hai mặt của việc xoá bỏ hàng ràobảo hộ mậu dịch đối với các doanh nghiệp tuy dễ thấy về định tính song khódự báo định lợng Xoá bỏ bảo hộ có thể buộc doanh nghiệp phải cải tổ toàndiện để đối đầu trực tiếp với sức ép cạnh tranh từ các nớc trong AFTA Cạnhtranh có thể thúc đẩy sản xuất phát triển, nhng đồng thời cũng có thể làm điêuđứng và phá sản hàng loạt doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành Xoá bỏbảo hộ chắc chắn dẫn đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế.
So với tác động của CEPT/AFTA thì tác động dài hạn của toàn bộ quátrình tham gia vào liên kết khu vực tới cơ cấu kinh tế có mức độ quan trọnghơn nhiều vì nó quyết định việc lựa chọn một chiến lợc cơ cấu thích ứng vớitình thế của một nền kinh tế không có hàng rào bảo hộ mậu dịch che chắn, từđó quyết định diện mạo nền kinh tế trong tơng lai và vị thế của Việt Namtrong nền kinh tế mở của khu vực Đông Nam á
I Những thuận lợi và khó khăn Đối với Việt Nam khitham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Ngay từ những ngày đầu mới giành đợc độc lập, đất nớc đang còn phải
đối mặt với nhiều thứ giặc “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhận thức rõ vai trò của mở cửa giao lu buôn bán với các nớctrên thế giới đối với sự phát triển kinh tế trong nớc Trong lời kêu gọi gia nhập
Liên hợp quốc năm 1946, Chủ tịch có viết “Nớc Việt Nam sẵn sàng thực thi
chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
- Nớc Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu t của các nhà tbản, kinh tế nớc ngoài trong tất cả các ngành, lĩnh vực của mình.
- Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng sân bay và đờng sá giao thôngcho việc và buôn bán quá cảnh quốc tế
- Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dớisự lãnh đạo của Liên hợp quốc” [21,11].
Tuy nhiên mãi đến tháng 12/1986, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lầnthứ VI mở ra một bớc ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam.Nghị quyết Đại hội đã khẳng định tiến hành đổi mới trên ba lĩnh vực:
- Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị ờng có sự quản lý của Nhà nớc theo định hớng XHCN.
Trang 34tr Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thểsang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thực hiện tự do kinh doanh theopháp luật.
- Chuyển từ nền kinh tế xây dựng theo hớng có cơ cấu hoàn chỉnh ngoạithơng với Liên Xô và các nớc CNXH khác sang một nền kinh tế mới đa dạnghoá và đa phơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại
Đối với Việt Nam, trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã khẳng định: Nội
lực là nhân tố quyết định nhng ngoại lực cũng là nhân tố rất quan trọng chosự phát triển đất nớc Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng đã nêu rõ: "Trong hoàn cảnh mới, chúng ta chủ trơng xây dựng một nền
kinh tế mở, đa phơng hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, hớngmạnh về xuất khẩu", "Điều chỉnh cơ cấu thị trờng để vừa hội nhập khu vực,vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ độngtham gia cộng đồng thơng mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các địnhchế quốc tế một cách có chọn lọc với bớc đi thích hợp" [22,21] Chỉ trong một
thời gian ngắn, quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ợc mở rộng và thu nhiều kết quả tốt: Tháng 6/1994, Việt Nam đợc công nhậnlà quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và thơng mại GATT (hiệnnay là tổ chức thơng mại thế giới WTO từ ngày 01/01/1995), ngày 04/01/1995chúng ta đã nộp đơn xin gia nhập WTO Tiếp đó, ngày 28/7/2002, Việt Namtrở thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), cùngnăm đó ta bình thờng hoá quan hệ với Mỹ Tháng 11/1998, Việt Nam đợccông nhận là thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dơng (APEC).
đ-Trong những nỗ lực hội nhập của Việt Nam thì việc gia nhập Hiệp hộicác quốc gia Đông Nam á đợc đánh giá cao hơn cả bởi đây sẽ là quá trình hộinhập với các nớc láng giềng kề cận trong khu vực Ngay từ khi là thành viênchính thức của Hiệp hội thì Việt Nam đã tích cực tham gia vào mọi hoạt độngcủa tổ chức này, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và thơng mại Trọngtâm của hợp tác kinh tế những năm gần đây là hợp tác phát triển thơng mạitrong đó cốt lõi là việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)với chơng trình thuế quan có hiệu lực chung CEPT là hạt nhân Ngày15/12/1995, tại Hội nghị thợng đỉnh ASEAN lần thứ VI, Việt Nam đã kí Nghịđịnh th về thực hiện CEPT nhằm hoàn thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN.Việc gia nhập AFTA và tiến tới cắt giảm thuế quan trong khu vực vừa tạo choViệt Nam nhiều cơ hội nhng cũng không ít khó khăn.
Trang 351.1 Những thuận lợi mở ra đối với Việt Nam khi tham gia vàoAFTA/ASEAN
Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ góp phần quan trọng cho một viễn cảnhvề một Đông Nam á thống nhất Việt Nam đã đang và sẽ tích cực tham giavào mọi hoạt động của tổ chức này trong đó đáng chú ý hơn cả là việc hìnhthành khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Thực hiện chơng trình thuếquan có hiệu lực chung CEPT hình thành một thị trờng thống nhất cho mọi n-ớc thành viên Việc tham gia vào chơng trình này là điều kiện để tăng nhanhtốc độ phát triển sản xuất công nghiệp, thơng mại, dịch vụ và nông nghiệp tạonên một cơ cấu kinh tế thích hợp cho sự phát triển bền vững [24] và thúc đẩynhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nớc [35,13]
- Một lợi ích rất dễ dàng nhận thấy khi hội nhập vào kinh tế khu vực đólà: Việt Nam sẽ có một thị trờng thơng mại rộng lớn hơn nhiều so với trớc đây[27] Hàng hoá Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập vào các thị trờng các nớctrong khu vực Đông Nam á Hơn thế nữa, AFTA sẽ mở rộng quan hệ với cáckhu vực kinh tế, các tổ chức kinh tế khác do đó các thành viên của AFTAtrong đó có Việt Nam cũng sẽ có điều kiện quan hệ buôn bán rộng mở hơn.
- Tham gia AFTA Việt Nam có cơ hội thu hút đợc nhiều nguồn đầu t ớc ngoài hơn nữa Đầu t vào nớc nào, lĩnh vực nào để mang lại hiệu quả là sựcân nhắc của các nhà đầu t nớc ngoài Thu hút dự án đầu t đợc hay không phụthuộc vào nhiều yếu tố nh: sự ổn định về chính trị, môi trờng thuận lợi, thủ tụcđơn giản, rõ ràng Việt Nam tham gia AFTA là sự biểu hiện cụ thể của sựhoà nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực do đó chắc chắn sẽ thu hút đợcnhiều đầu t vào Việt Nam Giữa các nớc ASEAN đang có những chơng trìnhhợp tác chung nhằm xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng cho nhữngcông ty đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất Việt Nam gia nhập AFTA sẽ có cơ hộinghiên cứu học hỏi các mô hình này và sẽ sớm áp dụng vào thực tiễn của ViệtNam để nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn đầu t.
n Khi nhắc tới hội nhập, chúng ta thờng liên tởng ngay tới cụm từ “nâng
cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành” [25] “Hội nhập kinh tế làquá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh” [26,17] Vũ khí để đấu tranh trong hội
nhập chính là năng lực cạnh tranh Một sản phẩm có thể tồn tại đợc trên thị ờng hay không là do sức hấp dẫn về giá cũng nh khả năng thoả mãn nhu cầungời tiêu dùng Trớc mắt việc hội nhập AFTA cũng sẽ gây cho nền sản xuấtcủa Việt Nam những khó khăn nh mất thị trờng, bị sản phẩm của các nớcthành viên khác chèn ép nhng xét về lâu dài thì sự hội nhập AFTA sẽ nh mộtđộng lực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi t tởng dựa dẫm vào
Trang 36tr-sự bảo hộ của Nhà nớc, tự vơn lên để tồn tại trong cuộc chiến cạnh tranh đầykhắc nghiệt Cạnh tranh trong điều kiện sống còn sẽ trở thành một tác nhânquan trọng không những thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ và hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, mà hơn thế, còn bắt buộcchúng ta điều chỉnh cơ cấu sản xuất bằng cách ngừng sản xuất những mặthàng không đủ sức cạnh tranh
- Tham gia vào AFTA, ASEAN sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp ViệtNam nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào rẻ hơn và có chất lợng tốt hơn Từ trớcđến nay Việt Nam nhập phần lớn nguồn nguyên liệu và hàng hóa trung gian từASEAN nên sự hội nhập với ASEAN sẽ là một nhân tố quan trọng nhằm giảmgiá thành và nâng cao chất lợng sản phẩm, từ đó hàng hóa của Việt Nam sẽcó tính cạnh tranh cao hơn trên thị trờng thế giới.
- Tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN giúp Việt Nam nâng caohiệu quả kinh tế [28,57] Khi thị trờng rộng lớn mở ra sẽ cho phép các công tykhai thác lợi ích từ nền kinh tế tăng dần theo qui mô Nó đẩy nhanh quá trìnhchuyên môn hoá giữa các ngành công nghiệp, từ đó làm tăng các hoạt độngthơng mại giữa các ngành Do giảm thuế quan dẫn tới cạnh tranh trong nớc sẽlàm tăng năng suất lao động và đẩy mạnh đổi mới về công nghệ, thông tin ởcác xí nghiệp trong nớc Tự do hóa mậu dịch sẽ gây áp lực đối với các ngànhxuất khẩu và buộc các nhà kinh doanh phải giữ giá tơng đối thấp và áp dụngnhững công nghệ mới vào sản xuất Đồng thời hoạt động xuất khẩu sẽ có xuhớng tập trung nguồn lực vào những ngành có hiệu quả nhất của nền kinh tếvà do đó, nâng cao đợc hiệu quả kinh tế của mỗi doanh nghiệp cũng nh củatoàn bộ nền kinh tế.
- Do giảm hàng rào thuế quan nên thị trờng Việt Nam phong phú và đadạng hơn với nhiều hàng hóa chất lợng cao, giá rẻ Điều này sẽ có lợi cho ngờitiêu dùng Một thị trờng phong phú sôi động sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự pháttriển của thơng mại trong nớc Mặt khác, chính do hàng xuất khẩu rẻ sẽ tạo áplực cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nớc phải tăng cờng các hoạt độngdịch vụ để củng cố thị trờng truyền thống và thúc đẩy việc sản xuất hàng xuấtkhẩu và tăng lu lợng buôn bán hàng hóa trong khu vực.
- Tham gia AFTA Việt Nam có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đàotạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nớc đó đang cầnchuyển giao Sử dụng vốn và kỹ thuật cao của các nớc trong khu vực để khaithác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Một trong những quy định về sản phẩm đợc hởng quy chế Hệ thống u
đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ là “trị giá nguyên liệu cho phép nhập để
Trang 37sản xuất hàng hóa đó phải dới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vàolãnh thổ hải quan Mỹ” và “giá trị một sản phẩm đợc chế tạo ở hai nớc hoặctrên hai nớc là hội viên của một hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khumậu dịch tự do thì đợc coi là sản phẩm của một nớc” [23,13] Vì vậy, việc
Việt Nam tham gia AFTA sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vẫn có thể nhậpnguyên liệu của các nớc ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn đợc h-ởng GPS của Mỹ.
1.2 Những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt khi thực hiệnCEPT/AFTA
Hội nhập vào nền kinh tế khu vực thông qua chơng trình CEPT, ViệtNam sẽ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhng cũng đứng trớc những thửthách không nhỏ.
Trớc hết, đó là sự khác biệt về thể chế và cơ chế quản lý kinh tế Hiện
nay nớc ta đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang kinh tế thị trờng, các yếu tố của kinh tế thị trờng còn cha đợc tạo lậpđồng bộ, còn nhiều khiếm khuyết Thị trờng với nhiều loại hàng hóa còn lànhững thị trờng địa phơng cha thống nhất cả nớc, càng cha có thể vơn ra đợcthị trờng khu vực và thị trờng thế giới Thị trờng lao động, thị trờng vốn, thị tr-ờng chứng khoán mới chỉ hình thành sơ khai Lãi suất và tỷ giá hối đoái cũngcha hoàn toàn đợc hình thành theo cơ chế thị trờng Hệ thống pháp luật, côngcụ quan trọng để quản lý Nhà nớc trong kinh tế thị trờng vừa thiếu vừa chađồng bộ lại chồng chéo, cha tạo đợc môi trờng pháp lý bình đẳng cho cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Các chính sách tài chính tiền tệ,chính sách xuất nhập khẩu đều trong tình trạng tơng tự nh vậy… Do đó đã dẫnđến hậu quả là mức độ sẵn sàng tham gia tiến trình AFTA của Việt Nam chacao xét về mặt cơ chế quản lý Hơn nữa gia nhập AFTA trong điều kiện nhvậy cũng tạo cho Việt Nam yếu về nhiều mặt so với các nớc thành viên khácđặc biệt là các nớc ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippin, TháiLan, Brunei).
Thứ hai, Gia nhập AFTA, hàng hoá Việt Nam đợc hởng các u đãi của
CEPT trên nguyên tắc “dễ ngời dễ ta, khó ngời khó ta”, “có đi có lại” [29,79],
tức là nếu hàng hoá Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trờng nớcngoài thì hàng hoá nớc ngoài cũng vào đợc thị trờng Việt Nam dễ dàng Điềuđó có nghĩa là hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranhgay gắt với hàng hoá của các doanh nghiệp nớc khác trên cả thị trờng trong n-ớc và quốc tế Hội nhập vừa đem lại động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh
Trang 38của Việt Nam nhng cũng đồng thời tạo sức ép cho cạnh tranh của Việt Nam.Với nền kinh tế kém phát triển, công nghệ lạc hậu, nếu không có chiến lợcphát triển đúng, phát huy đợc lợi thế so sánh của đất nớc, nâng cao hiệu quảvà sức cạnh tranh của các sản phẩm thì nền kinh tế sẽ không thể đứng vững đ-ợc trớc sức ép cạnh tranh gay gắt của các nớc phát triển hơn Từ đó, chẳngnhững chúng ta không khai thác đợc những lợi thế, cơ hội của sự hội nhập khuvực mà còn không làm chủ đợc thị trờng nội địa trớc sự xâm nhập của hànghóa nớc ngoài, của các công ty nớc ngoài.
Thứ ba, Việt Nam hiện nay đang nhập siêu từ các nớc ASEAN Trong
lĩnh vực nhập khẩu, việc tham gia thực hiện AFTA, xoá bỏ hàng rào thuế quanvà phi thuế quan có thể trở thành một nguy cơ [30,85] Một trong các lí do làcơ cấu sản và xuất khẩu của Việt Nam và một số nớc ASEAN không khácnhau nhiều lắm Có nhiều mặt hàng cùng sản xuất có thể cạnh tranh nhau trênthị trờng Việt Nam và cả thị trờng ngoài ASEAN nh các loại nông sản cha chếbiến và đã chế biến, ô tô, xe máy, xe đạp, máy móc gia dụng (máy giặt, điềuhoà, quạt điện), sắt thép, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt và may,đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm [35,15] Hiện tại, sản xuất trong nớc của Việt Namcòn kém sức cạnh tranh so với các nớc ASEAN bởi thua về giá thành sản xuất,chất lợng, chủng loại và về cả số lợng Vì thế các nớc này đang cố gắng chiếmlấy một thị phần lớn hơn ở Việt Nam Việc ứng dụng AFTA sẽ tạo điều kiệnthuận lợi hơn cho các nớc ASEAN nâng cao sức cạnh tranh về giá cả so vớihàng hoá Việt Nam, chiếm u thế hơn về giá cả và về các thủ tục hải quan sovới của các nớc ngoài ASEAN nh Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cùngcạnh tranh trên thị trờng Việt Nam Chiếm lấy một thị phần ở thị trờng ViệtNam là điều các nhà kinh doanh nớc ngoài quan tâm bởi vì thị trờng Việt Namcó dung lợng lớn lại thuộc loại không đòi hỏi cao về chất lợng hàng hoá.Chính vì vậy, nếu chúng ta không có bớc đi chủ động trong việc thực hiệnCEPT thì chính việc tham gia AFTA lại làm cho Việt Nam trở thành một thịtrờng tiêu thụ của các nớc thành viên ASEAN và dẫn đến sự đình đốn và phásản của các ngành sản xuất trong nớc cùng các ảnh hởng xã hội phức tạp khác.
Thứ t, Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, thiếu
vốn kinh doanh cũng nh trình độ quản lý, tín nhiệm và bề dày kinh nghiệm.Phần lớn các doanh nghiệp đều mới bớc vào thơng trờng nên có nhiều hạnchế, thể hiện ở các mặt nh: kinh doanh trên diện mặt hàng rộng nhng thiếuchuyên ngành; mạng lới tiêu thụ còn mỏng; thiếu thông tin, thiếu hiểu biết vềthị trờng và khách hàng; thiếu các hoạt động xúc tiến thơng mại dới nhiềuhình thức nh thông tin thơng mại, hỗ trợ triển lãm, quảng cáo, t vấn về thị tr-
Trang 39ờng, môi trờng đầu t, tìm đối tác kinh doanh… Ngoài ra, tác động khôngthuận lợi đến các doanh nghiệp còn có những vấn đề về một môi trờng vĩ môthiếu ổn định với một hệ thống các thủ tục hành chính phức tạp và không rõràng Thủ tục thành lập doanh nghiệp, lập chi nhánh, đại diện, mạng lới kinhdoanh trong tỉnh, ngoài tỉnh, ngoài nớc nói chung có tác dụng kìm hãm hơn làkhuyến khích kinh doanh.
Tóm lại, có thể nhận thấy những lợi thế so sánh của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ khách quan Nhng những khó khăn lại chủ yếu là
những yếu tố bắt nguồn từ chính nội lực của nền kinh tế Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình hội nhập khu vực, nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổnthơng nhất so với các nớc thành viên và đó chính là thách thức lớn nhất, đòi hỏi chúng ta phải có những bớc đi hợp lý để chiến thắng trong cuộc chạy đua và cạnh tranh kinh tế này.
II QUá trình thực hiện cept/AFTA của Việt Nam
Việt Nam tham gia vào ASEAN và kí kết hiệp định CEPT vào thời điểmmà các nớc ASEAN-6 đã có 3 năm để thực hiện Theo qui chế của ASEANđối với một thành viên mới, thời hạn để Việt Nam hoàn thành quá trình thamgia thiết lập AFTA sẽ muộn hơn các nớc thành viên khác 3 năm Có nghĩa làViệt Nam sẽ bắt đầu giảm thuế từ 01/01/1996 và kết thúc vào năm 2006 Cácmặt hàng trong Danh mục loại trừ tạm thời sẽ đợc chuyển dần sang Danh mụccắt giảm thuế quan theo 5 bớc, mỗi bớc áp dụng cho 20% số mặt hàng củaDanh mục loại trừ tạm thời và bớc đầu tiên đợc bắt đầu thực hiện từ năm 1998và sẽ kết thúc vào năm 2003 Nh vậy so với các nớc thì thời gian để Việt Namnghiên cứu, chuẩn bị cho việc tham gia hiệp định CEPT là rất ít, chỉ khoảngnửa năm kể từ khi gia nhập ASEAN Trên thực tế, Việt Nam đã là quan sátviên của ASEAN từ tháng 12/1992 nhng ý đồ chỉ đạo các Bộ, ngành chuẩn bịđể tham gia ASEAN, và nhất là thực hiện AFTA chỉ đợc đa ra từ giữa năm1995 Thời gian chuẩn bị rất bị động, đặc biệt là đối với thời hạn đệ trình cácDanh mục hàng hoá theo Chơng trình CEPT là trong tháng 12/1995.
Việc tham gia AFTA của Việt Nam thực chất ở giai đoạn đầu chỉ làthực hiện các cam kết theo hiệp định u đãi thuế quan có hiệu lực chung(CEPT) theo hớng hạn chế một các tối đa các ảnh hởng tiêu cực chủ yếu đốivới ngân sách, bảo hộ nền sản xuất trong nớc và phát huy tối đa các ảnh hởngtích cực trong điều kiện riêng của Việt Nam.
2.1 Về tổ chức
Để có thể phân tích rõ tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam, trớc hết cầnlàm rõ về mặt tổ chức tham gia thực hiện AFTA của Việt Nam Nh đã đề cậpở trên, AFTA đợc thực hiện thông qua các yếu tố sau:
- Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
- Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các thành viên.
Trang 40- Công nhận việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của nhau.- Xoá bỏ những qui định hạn chế đối với ngoại thơng.
- Hoạt động t vấn kinh tế vĩ mô (hoạt động này cho đến nay hầu nh vẫncha đợc tiến hành)
Nh nguyên Thủ tớng Võ Văn Kiệt đã trình bày tại Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 5, Việt Nam đã và sẽ cố gắng để không là gánh nặng của
ASEAN, góp phần cùng các nớc thành viên khác củng cố vai trò của ASEANtrên trờng quốc tế Để mau chóng hội nhập và tham gia một cách bình đẳng,
hiệu quả vào các chơng trình hoạt động của ASEAN, Việt Nam đã xác địnhđây không chỉ là vấn đề đối ngoại mà thực sự là vấn đề chung, đòi hỏi sự thamgia, phối hơp của các bộ, các ngành, địa phơng cả nớc.
Ngày 06/10/1995, Thủ tớng chính phủ ra quyết định 651/TTG thành lậpUỷ ban quốc gia về ASEAN để chỉ đạo, điều phối bộ máy cơ chế trong nớcnhằm huy động nguồn lực các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, đoàn thểthực hiện nghĩa vụ và tham gia một cách toàn diện trong ASEAN.
Mặc dù vai trò chủ trì đợc giao cho Bộ Tài Chính, nhng về cơ bản, cácvấn đề về AFTA vẫn thuộc về trách nhiệm của ba cơ quan chính sau:
- Bộ Tài chính giữ vai trò đầu mối thực hiện các vấn đề liên quan đến
chơng trình cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT
- Bộ Thơng mại vừa là cơ quan chịu trách nhiệm ban hành Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá mẫu D áp dụng cho hàng hoá thuộc diện CEPT, vừachịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện loại bỏ các hạn chế về số lợngnhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác Nhiệm vụ này cũng bao gồmcả những vấn đề thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nớcthành viên, vấn đề xoá bỏ những qui định hạn chế đối với ngoại thơng.
- Tổng cục Hải quan tham gia chỉ đạo các vấn đề về hợp tác trong lĩnh
vực hải quan Công nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của nhau cũng làmột trong những vấn đề kỹ thuật khi thực hiện các nghiệp vụ hải quan.
2.2 Lĩnh vực cắt giảm thuế quan
Khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Việt Nam gặpkhông ít khó khăn trong việc xây dựng chơng trình giảm thuế theo Hiệp địnhCEPT do xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam thấp hơn so với các nớcthành viên khác Hơn nữa về mặt kỹ thuật, ngoài sự khác biệt về hệ thống thuếáp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và hệ thống mã số thuế của Biểuthuế Việt Nam so với các nớc ASEAN khác, các mức thuế suất của Biểu thuếhiện hành cũng đang đòi hỏi phải đợc điều chỉnh cơ bản để phù hợp với sựthay đổi của các ngành sản xuất trong nớc.