1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA

5 2,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 17,47 KB

Nội dung

Quá trình hình thành phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA. ASEAN (Asscociation of Southeast Asian Nation), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập từ năm 1976 với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị, khoa học, xã hội. Đến nay, ASEAN đã phát triển lớn mạnh với 10 thành: Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Singapore, Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Lào Mianmar. Tuy vậy là một khu vực kinh tế phát triển vào loại năng động nhất thế giới, vấn đề hợp tác kinh tế trong khu vực lại được ra đời khá muộn, năm 1992, 25 năm sau khi thành lập ASEAN. Từ năm 1976, vấn đề hợp tác kinh tế ASEAN đã được chú trọng với kế hoạch hợp tác kinh tế mà lĩnh vực ưu tiên là cung ứng sản xuất các hàng hoá cơ bản, các xí nghiệp công nghiệp lớn, các thoả thuận thương mại ưu đãi các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN nhưng kết quả của những nỗ lực đó không đạt được các mục tiêu mong đợi. Chỉ đến năm 1992, khi các nước thành viên ASEAN ký kết một hiệp định về khu vực mậu dich tự do AFTA hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một tầm mức mới.Mục tiêu của AFTA là : Tự do hoá thương mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực cuối cùng là các rào cản phi thuế quan. Thu hút các nhà đầu nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra một khối thị trường thống nhất. Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là việc phát triển của các thoả thuận thương mại khu vực (Regional trade arrangement - RTA) trên thế giới. II. Những cơ hội thách thức của nền thương mại Việt Nam khi gia nhập AFTA. 1. Thách thức. Qua phân tích cụ thể những lợi thế so sánh của Việt Nam các nước, chúng ta có thể thấy được những khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Trước hết đó là sự khác biệt về thể chế cơ chế quản lý kinh tế. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Các quan hệ thị trường trong nền kinh tế Việt Nam thực sự chưa trưởng thành (cái quán tính của cung cách quan liêu, bao cấp trong quản lý còn nặng nề). Điều này thể hiện mức độ sẵn sàng đón nhận tiến trình AFTA chưa cao xét về mặt cơ chế quản lý. Quan trọng hơn nữa khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam các nước ASEAN (về thu nhập bình quân trên đầu người, dự trữ ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát, vốn đầu tư, trình độ công nghệ . ) cho thấy sự cách biệt quá lớn bất lợi cho Việt Nam cũng là mối lo ngại cho quá trình hội nhập này. Trình độ công nghệ sản xuất hiện nay ở ta, đặc biệt trong các ngành chủ chốt như công nghiệp chế tạo, chế biến, còn ở mức yếu kém thì liệu có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường hay chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá của các nước ASEAN thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp theo đó tăng . Do cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam phần lớn các nước ASEAN tương đối giống nhau, vì vậy có thể gây ra sự cạnh tranh nội bộ khu vực trong việc thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường công nghệ (ở mức độ khác nhau). Ngoài ra cò phải kể đến sự cạnh tranh của cả khối với Trung Quốc trong cả thương mại đầu nước ngoài. Một trong những khó khăn có lẽ đây là khó khăn lớn nhất mà Việt Nam sẽ phải đương đầu trong quá trình hội nhập là nhân tố về con người do trình độ, kể cả cán bộ quản lý kinh tế các doanh nhân còn chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra của tình hình mới. Nếu chỉ xét riêng về thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường cạnh tranh thì phần lớn các doanh nghiệp còn rất non trẻ, thiếu vốn kinh doanh cũng như trình độ quản lý, tín nhiệm bề dày kinh nghiệm. Phần lớn các doanh nghiệp đều mới bước vào thương trường nên có nhiều hạn chế, thể hiện ở các mặt như: kinh doanh trên diện mặt hàng rộng nhưng thiếu chuyên ngành; mạng lưới tiêu thụ còn mong manh; các doanh nghiệp còn chưa quan tâm ít thành công trong việc xây dựng khối các khách hàng tin cậy lâu bền; thiếu thông tin thiếu hiểu biết về thị trường khách hàng; Thiếu các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức như thông tin thương mại, hỗ trợ triển lãm quảng cáo, vấn về thị trường, môi trường đầu tư, tìm đối tác kinh doanh . Ngoài ra, tác động không thuận lợi đến các doanh nghiệp còn có những vấn đề về môi trường vĩ mô thiếu ổn định với một hệ thống các thủ tục hành chính phức tạp không rõ ràng. Thủ tục lập doanh nghiệp, lập chi nhánh, đại diện, mạng lưới kinh doanh trong tỉnh, ngoài tỉnh, ngoài nước nói chung có tác dụng kìm hãm hơn là khuyến khích kinh doanh. Tóm lại, có thể thật sự hội nhập được với khu vực, chúng ta phải vượt lên những trì trệ của chính mình, đạt được sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội đi kèm với sự tăng trưởng về kinh tế. Sự tăng trưởng cùng nhịp độ với các nước trong khu vực sẽ là cơ sở đảm bảo về lâu dài để có sự liên kết giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được bền chặt trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Bên cạnh những khó khăn rất lớn, chúng ta cũng có những thuận lợi nhất định khi hội nhập với ASEAN. Việt Nam các nước ASEAN là những nước láng giềng đã có truyền thống giao lưu kinh tế, văn hoá tương đối hiểu biết lẫn nhau. Bên cạnh đó, đường lối đổi mới của Việt Nam đang tiến tới để hội nhập trong sự thống nhất của khu vực. Liên kết kinh tế giữa Việt Nam ASEAN là xu thế tất yếu của mỗi nước trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực toàn cầu, bởi lẽ nó phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia. 2. Cơ hội. Tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực, Việt Nam có thể thu được một số cơ hội thuận lợi sau đây: Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN là sự kiện đánh dấu bước phát triển của Việt Nam trong quan hệ quốc tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực thế giới. Có Việt Nam trong ASEAN sẽ góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất mới trong ASEAN, từ đó tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam các nước thành viên. Trọng tâm của hợp tác kinh tế trong ASEAN những năm gần đây là hợp tác phát triển thương mại, trong đó cốt lõi là việc hình thành AFTA, thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT, hình thành nên một thị trường thống nhất cho mọi nước thành viên. Việc tham gia vào chương trình này là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế thương mại, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khi các nước cắt giảm dần thuế thì hàng hoá Việt Nam sẽ có cơ hội tốt hơn để xâm nhập vào thị trường khu vực thế giới. Thứ hai, Việt Nam có điều kiện để mở rộng thị trường ưu đãi của AFTA. Kinh nghiệm các nước trong khối cho thấy rằng, gia nhập ASEAN, Việt Nam có đủ điều kiện để mở rộng thị trường sang các nước trong ngoài khu vực. Hiện nay, khoảng 30% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là từ các nước thuộc ASEAN. Các mặt hàng được Nhà nước ưu tiên nhập khẩu như máy móc, thiết bị nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp khi tham gia vào AFTA, CEPT thì các mặt hàng này sẽ giảm thuế nhập khẩu tới 5%. Như vậy, khi đó luồng hàng nhập khẩu sẽ được mở rộng nhanh chóng. Hơn nữa, do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô nông sản chế biến nên nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm về thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu sang ASEAN các nước ngoài khu vực. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng dung lượng cung hàng hoá của mình trên thị trường tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới . Thứ ba, tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực, Việt Nam có điều kiện thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Thứ tư, có điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu từ những nước thừa vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít nhân công trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan . Thứ năm, có điều kiện để tiếp thu công nghệ đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần chuyển giao. Sử dụng vốn kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để khai thác khoáng sản xây dựng cơ sở hạ tầng Thứ sáu, tận dụng ưu thế về lao động rẻ có hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các nước trong khu vực. Thứ bảy, một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) của Mỹ là "trị giá nguyên liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan Mỹ" "giá trị một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu mậu dịch tự do thì được coi là sản phẩm của một nước". Vì vậy, việc Việt Nam tham gia AFTA sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam vẫn có thể nhập nguyên liệu của các nước ASEAN khác để sản xuất sản phẩm đó vẫn được GPS. KẾT LUẬN Việc nhìn nhận được những cơ hội thách thức đóng một vai trò hết sức quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nó giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được những mặt còn yếu kém phát huy những mặt mạnh đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ những nền kinh tế phát triển.Qua đó sẽ giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng cho mình trên đấu trường quốc té.Sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng của nền kinh tế của Việt Nam nói chung như khẳng định một cách đúng đắn chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn. . Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA. ASEAN (Asscociation of Southeast Asian. khu vực mậu dich tự do AFTA hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN mới thực sự được đưa lên một tầm mức mới.Mục tiêu của AFTA là : Tự do hoá thương mại ASEAN

Ngày đăng: 26/10/2013, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w