Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trung tâm GDT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của trung tâm GDT

Trung tâm GDTX huyện Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ - UBND ngày 16/8/1996 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập Trung tâm GDTX huyện Ba Bể đến năm 1997 tỉnh Bắc Kạn tái thành lập và huyện Ba Bể trở thành một huyện của tỉnh Bắc Kạn.

Từ khi thành lập trung tâm thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 1660/GD - ĐT ngày 20/5/1997 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX cấp huyện và nay là quyết định số 01/2007/QĐ - BGDĐT ngày 02/1/2007 của bộ trưởng bộ GD&ĐT. Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm là tổ chức mở các lớp bổ túc văn hóa THCS và bổ túc văn hóa THPT, mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ GV trên địa bàn huyện. Hằng năm trung tâm đã mở được nhiều lớp học bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu cho các cán bộ công chức cấp xã, thanh niên tự do và lực lượng công nhân lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất. Mở các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ công chức công tác trên địa bàn.

Trong những năm qua trung tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mở các lớp văn hóa hệ GDTX cấp THPT ngoài ra trung tâm thực hiện nhiệm vụ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương; Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập. Với thành tích đạt được Trung tâm đã nhiều năm được Sở GD&ĐT Bắc Kạn phong tặng danh hiệu là tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc.

2.1.3. Về đội ngũ giáo viên

Hiện nay, mặc dù thực hiện nhiều nhiệm vụ nhưng số lượng cán bộ, GV, nhân viên trong trung tâm vẻn vẹn chỉ có 16 đồng chí, trong đó có 02 đồng chí là cán bộ

quản lý, 13 đồng chí là giáo viên và một đồng chí là nhân viên với 100% có trình độ đại học trở lên. Tỉ lệ giáo viên nam chiếm 53%, nữ là 46,7%. Dân tộc kinh chiếm 26,6%, dân tộc thiểu số chiếm 73,4%.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trung tâm đều có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác, luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ. Luôn chú trọng đến sự đổi mới trong hoạt động giảng dạy. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trong sáng. Đơn vị có 9 GV đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trung tâm và 6 GV đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trong những năm học vừa qua. Do đội ngũ GV của trung tâm còn thiếu về số lượng, trung tâm đã tổ chức hợp đồng thỉnh giảng thêm 03 giáo viên thuộc trường THPT Ba Bể để đảm bảo chất lượng chuyên môn và tiến độ chương trình.

2.1.4. Tình hình về học viên học văn hóa GDTX cấp THPT

Học viên của trung tâm phần lớn là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, là thanh niên tự do, công nhân tham gia lao động trong các khu chế xuất, là cán bộ công chức cấp xã, phường.

Để thuận tiện cho giáo viên thực hiện các phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm đối tượng HV. Trung tâm đã tổ chức chia HV thành ba đối tượng. Đối tượng thuộc những lớp A là những HV sau khi tốt nghiệp bậc THCS không tham gia thi vào các trường THPT hoặc thi nhưng không đỗ vào các trường THPT trên địa bàn. Đối tượng HV thuộc những lớp B là những HV lao động tự do đã bỏ học dài ngày hoặc không có điều kiện theo học các lớp bậc THPT từ trước có nhu cầu học lại. Đối tượng lớp C là những HV là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, là cán bộ công chức cấp xã.

Thời điểm tuyển sinh từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm trung tâm tổ chức thông báo tuyển sinh, HV đăng ký, nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định và được trung tâm phân bổ vào các lớp. Các lớp được tổ chức khai giảng vào ngày 05/9 hàng năm. Do trung tâm có HV thuộc nhiều đối tượng khác nhau nên HV có nhiều điểm còn hạn chế gấy khó khăn cho công tác giáo dục của đơn vị như:

- Chất lượng học tập của HV đầu vào không đồng đều và đa phần ở mức thấp, HV rỗng kiến thức nhiều, nhận thức không đồng đều và chậm.

- Nhiều HV có đồ tuổi không đồng đều trong một lớp, một khối học hay có tính tình cục cằn, dễ nổi nóng.

- Đa phần HV ít đọc sách báo hay xem ti vi, nghe đài, ít dành thời gian cho học tập …

- Một số em có xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về cả kinh tế và tinh thần rất dễ mặc cảm, tự ti thường an phận.

- Nhiều HV không hòa đồng với mọi người, ngại giao tiếp với bạn bè.

Bảng 2.1. Tình hình về học viên

Lớp Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014

Số HV Số lớp Số HV Số lớp Số HV Số lớp

1 Lớp 10 111 3 82 2 104 3

2 Lớp 11 89 2 109 3 80 2

3 Lớp 12 85 2 87 2 107 3

4 Tổng số 285 7 278 7 291 8

2.2. Thực trạng về nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về hoạt động đánh giá KQHT của học viên tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể

Để đánh giá được nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và cả HV về hoạt động ĐG kết quả học tập của học viên tại trung tâm. Chúng tôi đã tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về hoạt ĐG KQHT của HV, các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bắc Kạn, các quy định của trung tâm và các báo cáo sơ kết, tổng kết của Trung tâm về hoạt động giảng dạy và giáo dục của trung tâm, đồng thời tiến hành trao đổi, nói chuyện với GV và cả HV về hoạt động kiểm tra, ĐG của đơn vị. Trên cơ sở đó chúng tôi đã thành lập các phiếu điều tra tình hình thực tế, tổ chức lấy ý kiến của 100 học viên của cả ba khối lớp, lớp 10A (30 HV) lớp 11A (25 HV) và lớp 12B (45HV) và 15 CBQL, GV trong trung tâm.

2.2.1. Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá

ĐG KQHT của học viên có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra ĐG là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra ĐG thiếu chính xác dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lớn trong việc thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục và đào tạo tại đơn vị, ảnh hưởng đến uy tín và truyền thống của cơ sở GD với xã hội, gây giảm sút tinh thần học tập của HV.

Vậy đổi mới kiểm tra ĐG trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. ĐG đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập, kích thích HV tham gia vào quá trình tự ĐG, GV có cơ sở để thực hiện các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lương giáo dục và đào tạo tại đơn vị.

Qua thực hiện khảo sát điều tra nhận thức của CBQL, GV và HV tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể về vai trò của hoạt động ĐG KQHT của HV đối với các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập của HV ở các mức độ rất quan trọng (Q1), quan trọng (Q2) và ít quan trọng (Q3) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV và HV về vai trò của hoạt đông ĐG ST

T

Vai trò của hoạt động ĐG Mức độ % Q1 Q2 Q3 CBQL GV HV CBQL GV HV CBQL GV HV

1 Đổi mới hoạt động Quản

lý 76,9 45 15,3 37 7,8 18

2 Đổi mới phương pháp

giảng dạy 84,6 45 7,6 30 7,8 25

3

Thu hút sự quan tâm của phụ huynh, các tổ chức xã hội. 69,2 30 23 24 7,8 46 4 Hình thành kỹ năng tự học, tự đánh giá bản thân. 84,6 50 15,4 42 - 8 5 Củng cố tính kiên định, lòng tự tin vào năng lực của bản thân

61,5 43 23 37 15,5 20

6 Nâng cao ý thức tập thể 69,2 36 15,3 31 15,5 33 7 Phát huy năng lực tư duy,

Qua kết quả điều tra ta nhận thấy số đông CBQL, GV đều nhận thức được ĐG có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới hoạt động quản lý của cán bộ quản lý, với số lượng 76,9% và 45% HV đồng tình với kết quả trên tuy nhiên vẫn có 7,8% GV và 25% HV cho rằng ĐG kết quả học tập của học viên còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan không phụ thuộc vào hoạt động quản lý của CBQL do đó sự tác động của ĐG đến hoạt động quản lý không nhiều chỉ ở mức quan trọng ít.

ĐG KQHT của học viên còn giúp cho GV thu được tín hiệu ngược ngoài và đó là cơ sở để GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất và đặc thù của môn học. Qua kết quả điều tra cho thấy có 84,6% cán bộ GV và 45% HV đều nhất trí ĐG có vai trò rất quan trọng. Một số ít 7,8%GV cho rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy để thực hiện được còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng thiết bị giảng dạy nên nó chỉ ở mức ít quan trọng.

ĐG kết quả học tập của học viên còn là việc giúp nhà trường công khai hóa kết quả giáo dục và đào tạo của nhà trường trước toàn thể xã hội và phụ huynh học viên, tạo sự quan tâm của các tổ chức chính trị xã hội và phụ huynh học viên. Có 69,2% CBQL, GV và 30% HV đều cho rằng ĐG KQHT có vai trò rất quan trọng và có 23% GV cho rằng ĐG KQHT chỉ ở mức quan trọng.

Có 84,5% CBQL,GV cho rằng ĐG KQHT rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng tự học và tự đánh giá bản thân. Có 76,9% GV cho rằng ĐG có vai trò rất quan trọng trong việc phát huy năng lực tư duy, sáng tạo ở học viên. Ngoài ra nhiều CBQL, GV và HV đều nhận thấy việc ĐG KQHT của học viên có vai trò quan trọng trong việc củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực và khả năng của bản thân, phát huy được ý thức tập thể, tạo dựng được dư luận lành mạnh và đấu tranh chống lại các biểu hiện sai trái…

Nhìn chung CBQL và giáo viên đều đã nhận thức đúng tầm quan trọng và vai trò của vấn đề ĐG kết quả học tập của học viên, bước đầu đã tiếp cận việc thực hiện đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên và thu thập các thông tin qua các hoạt động thi, kiểm tra nhằm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục học viên. Các hoạt động thi, kiểm tra đánh giá bám sát với mục tiêu môn học,

theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, đảm bảo chính xác khách quan hơn, coi trọng việc hướng dẫn HV tự đánh giá. Chất lượng các đề kiểm tra được nâng lên theo hướng vừa kiểm tra kiến thức lý thuyết, vừa kiểm tra năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức thực tế vào cuộc sống.

2.2.2. Nhận thức về yêu cầu của hoạt động đánh giá

Như chúng ta biết việc đánh giá KQHT của học viên không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Tuy nhiên để thực hiện hoạt động ĐG đạt được kết quả như mong muốn điều trước tiên yêu cầu đội ngũ nhà giáo và CBQL phải hiểu được những yêu cầu của hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên. Qua khảo sát thực tế tại cơ sở về nhận thức của CBQL và nhà giáo về vấn đề trên với các mức độ rất quan trọng (Q1), quan trọng (Q2) và ít quan trọng (Q3) chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, GV và HV về yêu cầu của hoạt động ĐG

STT Yêu cầu của hoạt động ĐG KQHT của HV

Mức độ % CBQL, GV HV Q1 Q2 Q3 Q1 Q2 Q3

1 ĐG phải xuất phát từ mục tiêu dạy học 69,2 30,8 - 72 21 7

2 Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ

chính xác nhất định 61,5 15,3 23,2 67 15 18

3 ĐG phải mang tính khách quan, toàn

diện có hệ thống và công khai 84,6 15,3 - 75 21 4 4 ĐG phải đảm bảo tính thuận tiện của

việc sử dụng công cụ ĐG 61,5 30,7 7,8 65 23 12

Kết quả khảo sát cho thấy có 69,2% cán bộ GV cho rằng ĐG phải suất phát từ mục tiêu dạy học là điều rất quan trọng, số còn lại cho rằng quan trọng điều đó cho thấy đội ngũ CBQL, Giáo viên và HV đều nhận thức rất rõ về vai trò của mục tiêu

dạy học đối với hoạt động ĐG kết quả học tập của học viên. Như vậy việc thực hiện hoạt động ĐG kết quả học tập ở đây đảm bảo đi đúng hướng và không bị sai lệch.

Những công cụ GV ở đây hay sử dụng đánh giá phổ biến như: đề kiểm tra, bài tập ở lớp, bài tập ở nhà, bài thực hành, báo cáo thực nghiệm, sản phẩm thực hành, trình diễn thực, hồ sơ học tập…những công cụ trên yêu cầu phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định nếu thiếu chính xác thì những thông tin giúp cho việc đánh giá kết quả học tập của học viên bị ảnh hưởng và những nhận định lệch lạc thiếu chính xác về công tác giáo dục HV. Tuy nhiên ở đây có 61,5%GV và 67% HV nhận định tính chính xác của công cụ ĐG là rất quan trọng.

ĐG kết quả học tập phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, toàn diện có hệ thống và công khai. Qua kết quả khảo sát ta nhận thấy có 84,6% GV và 75% HV cho rằng điều đó có vai trò rất quan trọng.

Việc sử dụng công cụ trong ĐG phải đảm bảo mức độ chính xác những cũng phải phù hợp với đối tượng và phải thuận tiện trong quá trình sử dụng. Qua khảo sát có 61,5% GV và 65% HV cho rằng rất quan trọng. Có 7,8% GV cho rằng ít quan trọng.

Như vậy nhìn chung đa số CBQL, GV và HV ở đây đều có nhận thức đúng đắn về những yêu cầu của hoạt động ĐG kết quả học tập của học viên. Mặc dù vậy yêu cầu đặt ra với Ban giám đốc vẫn thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động ĐG kết quả học tập của HV đối với giáo viên đồng thời tổ chức tuyên truyền, triển khai đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ ĐG KQHT và những yêu cầu cơ bản để thực hiện tốt hoạt động trên.

2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)