8. Cấu trúc của luận văn
1.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐG KQHT của
tâm GDTX
- Yếu tố nhận thức: Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động đánh giá và công tác quản lý hoạt động ĐG KQHT của HV. Do vậy, trong quá
trình quản lý hoạt động ĐG cần phải giúp cán bộ quản lý, giáo viên, học viên nhận thức đúng vai trò của ĐG và có kiến thức nhất định về ĐG KQHT của HV thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ĐG .
- Kỹ năng sử dụng phương pháp đánh giá của GV Sử dụng phương pháp ĐG của GV có vai trò hết sức quan trọng tới KQHT của HV. Nên trong quản lý hoạt động đánh giá cần chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra ĐG khác nhau (viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan,…), thực hiện kiểm tra ĐG thường xuyên để có thể sửa lỗi, điều chỉnh, bổ sung những sai sót về kiến thức cho học sinh kịp thời.
- Kỹ năng quản lý hoạt động đánh giá thuần thục sẽ giúp cho quá trình quản lý hoạt động đánh giá trở lên trôi chảy. Có thể đề cập tới một số kỹ năng cơ bản sau: thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện hoạt động ĐG.
- Ý thức tuân thủ các nguyên tắc của đánh giá Trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động ĐG. Thực tế cho thấy hiện nay là đội ngũ những người làm giáo dục đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm nguyên tắc của ĐG. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục đích, ý nghĩa của hoạt động này.
- Chế độ, chính sách dành cho cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động ĐG phù hợp sẽ nâng cao được ý thức, trách nhiệm, khả năng chuyên môn, cũng như hạn chế được những tiêu cực. CSVC trang thiết bị đầy đủ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức ĐG. - Nhận thức của xã hội, của cha mẹ học sinh về ĐG cũng có tác động nhất định. Tâm lý khoa cử, trọng bằng cấp của xã hội, của cha mẹ học sinh đã và đang gây sức ép rất lớn cho giáo dục nói chung và hoạt động ĐG nói riêng. Tâm lý này còn là nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trong thi cử gây nên những nhức nhối trong giáo dục. Tuy nhiên thay đổi tâm lý của xã hội, của cha mẹ học sinh cần phải có thời gian, có những định hướng và cải cách của nhà nước về giáo dục.
Kết luận chƣơng 1
Hiện nay trong các nhà trường phổ thông, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên việc đổi mới PPGD đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ nội dung chương trình, phương dạy học đến kiểm tra, ĐG KQHT. ĐG KQHT là một khâu hết sức quan trọng và có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Kết quả của ĐG là cơ sở để giúp cho giáo viên có giải pháp điều chỉnh hoạt động dạy của bản thân, nhà quản lý điều chỉnh hoạt động quản lý và học sinh thay đổi phương pháp học nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế mắc phải. Nếu việc ĐG không chính xác về KQHT của học viên sẽ dẫn đến những tác hại to lớn đối với người học, đối với giáo viên, với nhà quản lý và cả chất lượng giáo dục và đào tạo của một đơn vị. Vậy việc ĐG đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say nâng cao năng lực, sáng tạo trong học tập.
Trong chương 1, luận văn đã trình bày được tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, một số khái niệm cơ bản có liên quan, những vấn đề lý luận về công tác ĐG KQHT và một số vấn đề về công tác quản lý hoạt động ĐG KQHT của học viên trong trung tâm GDTX đó là cơ sở cho việc phân tích những thực trang về hoạt động ĐG KQHT của HV trong trung tâm GDTX huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và những hoạt động quản lý của Ban giám đốc trung tâm ở chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN