Các hình thức, phương pháp, quy trình ĐG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.Các hình thức, phương pháp, quy trình ĐG

1.3.3.1. Các hình thức đánh giá thường hay sử dụng

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [26] quá trình dạy học trong nhà trường thường sử dụng ba dạng ĐG cơ bản là: Đánh giá thường xuyên; Đánh giá định kỳ; đánh giá tổng kết.

- ĐG thường xuyên được GV tiến hành hàng ngày, nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động của cả GV và học sinh, thúc đẩy học sinh cố gắng, tích cực học tập một cách liên tục. Kiểm tra hàng ngày được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống

hoạt động học tập của học sinh qua việc lĩnh hội tri thức mới, ôn tập và củng cố tri thức cũ và vận dụng vào thực tiễn. ĐG thông qua các bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra vấn đáp sử dụng kiến thức thường xuyên trong giảng dạy để theo dõi mức độ hiểu bài của học sinh. Hình thức ĐG này thực hiện tốt chức năng hỗ trợ, hướng vào nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

- ĐG định kỳ kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, là dạng ĐG thường được thực hiện sau khi học một phần chương trình hoặc giữa kỳ, cuối một học kỳ để xác định kết quả học tập của học sinh. ĐG định kỳ có tác dụng giúp học sinh và GV nhìn nhận lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố và mở rộng nội dung đã học, tạo cơ sở để từ đó định hướng tiếp tục cho quá trình dạy học tiếp theo. ĐG định kỳ sử dụng phương pháp như: Kiểm tra vấn đáp, quan sát học sinh học tập hoặc hoạt động, bài tập thực hành, kiểm tra tự luận , kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

- ĐG tổng kết được thực hiện vào cuối mỗi năm học nhằm đánh giá kết quả chung, củng cố và mở rộng những điều đã học từ đầu năm học. ĐG này xác định mức độ học sinh đạt được theo mục tiêu học tập đã đặt ra, hay xếp loại theo mục đích nào đó. Các mẫu ĐG phải căn cứ vào những gì mà học sinh đã học trước đó. Đây là ĐG mang tính tổng hợp, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin công bằng về KQHT của học sinh. Kết quả ĐG nó tác động trực tiếp đến việc xếp loại, công nhận đạt hay không đạt, khen thưởng…sau một quá trình học tập.

1.3.3.2. Các phương pháp đánh giá

Trên thực tế có nhiều phương pháp ĐG KQHT của học sinh tùy thuộc vào mục tiêu ĐG mà lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, không có phương pháp nào là tối ưu cho tất cả các mục tiêu, cũng theo Trần Thị Tuyết Oanh [26], ĐG KQHT của học sinh ở lĩnh vực kiến thức và kỹ năng có thể thực hiện bằng các phương pháp:

- Phương pháp kiểm tra viết tự luận

Phương pháp kiểm tra viêt tự luận được sử dụng phổ biến và đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm. Một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu trả lời và phải cần nhiều thời gian. Thông thường mỗi bài tự luận yêu cầu học sinh thu thập nhiều thông tin, thực hiện phân tích, giải thích các thông tin phức tạp, đưa ra những ĐG, tiến hành lập luận, kết hợp với các sự kiện riêng lẻ thành một chỉnh thể. Câu hỏi ở bài kiểm tra dạng tự luận

được ra ở dạng các câu hỏi có sự trả lời mở rộng, hoặc câu tự luận có giới hạn, tùy theo từng đối tượng mà GV vận dụng một cách linh hoạt các câu hỏi trên.

+ Ưu điểm

Học sinh có thời gian để có thể trình bày theo ý hiểu của bản thân và thể hiện rõ kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết.

Giáo viên có thể ĐG được nhiều học sinh trong cùng một thời điểm và cùng nội dung kiểm tra, có thể so sánh về trình độ nhận thức của từng nhóm học sinh trong một lớp hoặc từng cá nhân học sinh. Thuận tiện cho việc chuẩn bị, ra đề.

Nội dung để ĐG có thể bao quát được nhiều vấn đề trong một bài hay một chương học.

+ Nhược điểm

Có thể ĐG không chính xác do học sinh học tủ, học lệch

Không rèn luyện được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình cho học sinh. Đánh giá thiếu chính xác do có thể xẩy ra tình trạng gian lận trong công tác kiểm tra, thi cử.

Chấm bài tự luận thường khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn, độ chính xác không cao bằng trắc nghiệm khách quan.

- Phương pháp trắc nghiệm khách quan.

Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ, một cụm từ. Trong lĩnh cực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi cách phân loại đều dựa trên những cơ sở nhất định. Như căn cứ vào mục đích trắc nghiệm, căn cứ váo sử dụng kết quả trắc nghiệm, căn cứ váo mục đích và quá trình tiến hành trắc nghiệm, căn cứ vào phạm vi và quy trình tiến hành trắc nghiệm…Trong ĐG KQHT của học sinh ta sử dụng trắc nghiệm kết quả học tập để đánh giá tri thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình học tập ở các môn học, các cấp học trong nhà trường.

+ Ưu điểm: Tránh được tình trạng học lệch, học tủ ở các phương pháp trên giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi kiến thức rộng có tính bao quát toàn chương trình học, thuận tiện cho giáo viên chấm bài và sử dụng các phương tiện hỗ trợ đảm bảo được công bằng, khách quan đồng thời phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.

ngôn ngữ nói hoặc viết; công tác ra đề khó khăn vì cần thêm phương tiện hỗ trợ; hạn chế khả năng tư duy lôgic của học sinh; việc thực hiện coi thi không tốt học sinh có thể sử dụng kết quả của nhau; hạn chế đo được các biểu hiện về thái độ, kỹ năng của người học.

- Phương pháp kiểm tra vấn đáp

Là phương pháp hỏi, đáp giữa người dạy và người học nhằm giúp giáo viên biết được mức độ nắm tri thức của người học qua câu trả lời của họ. Khi kiểm tra vấn đáp GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời đồng thời dựa vào câu trả lời của học sinh để hỏi thêm nhằm thu thập những thông tin làm cơ sở cho ĐG. Phương pháp vấn đáp được sử dụng trước, trong, sau khi kết thúc bài học cũng như sau khi kết thúc nhiều bài học.

+ Ưu điểm

Giáo viên có được thông tin và ĐG đúng và nhanh chóng kết quả, năng lực của người học. Đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, kích thích tính chủ động tự tin trong học tập, kịp thời giúp học sinh tự kiểm tra tri thức của bản thân.

+ Nhược điểm

Giáo viên chỉ có thể đánh giá được một người trong một khoảng thời gian nhất định.

Vấn đề được hỏi chỉ là một chi tiết nhỏ trong một nội dung không bao quát được toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài hoặc chương học.

Đối với những học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp hoặc chưa tự tin thì kết quả không phản ánh đúng thực trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp kiểm tra thực hành

ĐG thực hành là yêu cầu học sinh thể hiện những gì mà họ có thể làm được chứ không chỉ đơn thuần là yêu cầu học sinh nói về những cái đã biết hay sẽ làm. ĐG thực hành được dựa trên ngữ cảnh của thực tiễn, quá trình này có thể quan sát được. Tùy theo mục tiêu học tập mà có thể ĐG học sinh về kỹ năng như: lập luận, truyền đạt, vận dụng trí óc, các bước vận dụng lý thuyết vào thực tiễn (Làm việc với các thiết bị thí nghiệm, vẽ, sử dụng máy vi tính…) có thể ĐG sản phẩm mà họ tạo nên, đó là kết quả cuối cùng.

+ Ưu điểm.

Giáo viên có thể nhận thấy trực tiếp năng lực của học sinh từ sản phẩm thực tế mà người học tạo ra. Kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp các bộ môn học tập hấp dẫn hơn, học sinh học tập năng động hơn.

Học sinh có thể tự ĐG năng lực của bản thân qua kết quả thực hành và có biện pháp nhanh chóng thay đổi phương pháp học tập của bản thân.

Học sinh có thể bọc lộ sự sáng tạo, thông minh, năng động trong các sản phẩm của mình làm ra.

+ Nhược điểm.

ĐG KQHT của học sinh có thể thiếu chính xác vì sản phẩm làm ra không đạt do những yếu tố khách quan mang lại.

Giáo viên mất nhiều thời gian để thiết kế bài tập, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ thực hành …và quan sát ĐG học sinh thực hiện thao tác.

Sản phẩm thực hành chỉ ĐG được ở một mức độ kiến thức nhất định, không ĐG được trên diện rộng và bao quát.

Giáo viên mất nhiều thời gian để phản hội lại kết quả thực hành của học sinh.

1.3.3.3. Quy trình đánh giá

Quy trình ĐG KQHT có thể được thực hiện qua nhiều bước, công đoạn khác nhau tuy nhiên theo Bộ giáo dục và đào tạo [6] ta có thể thực hiện bởi ba công đoạn cơ bản là: Thu thập thông tin; phân tích và xử lý thông tin; xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Bước 1: Thu thập thông tin.

Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau…); lựa chọn những nội dung ĐG cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kỹ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng…)căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ ĐG khác nhau (Đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà…) Thiết kế các công cụ ĐG đúng kỹ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm

khách quan hoặc tự luận, cấu trúc đề khoa học và phù hợp…)tổ chức thu thập các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho HS những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia vào ĐG và cải tiến quá trình dạy học.

Bước 2: Phân tích và xử lý thông tin

Các thông tin mang tính định tính về thái độ, năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn … được phân tích theo nhiều mức độ, nhiều tiêu trí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm qua thang điểm đáp án hướng dẫn chấm (hướng dẫn chấm đảm bảo chính xác, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực… theo đúng quy chế ĐG, xếp loại ban hành).

Bước 3: Xác nhận kết quả học tập

Trên cơ sở kết quả định lượng, định tính với những chứng cứ cụ thể, rõ ràng; tiến hành phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HV trên lớp; ra các quyết định quan trọng đối với HV (lên lớp, thi lại hoặc ở lại lớp, khen thưởng…) thông báo KQHT của HV cho các bên có liên quan (Cha mẹ HV, Hội đồng giáo dục nhà trường, cơ quan quản lý cấp trên…) góp ý và kiến nghị với cấp trên về chương trình SGK, cách tổ chức thực hiện các hoạt động GD…

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 29)