8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biên pháp quản lý đã nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của 02 đồng chí trong Ban giám đốc, 10 giáo viên cơ hữu và 03 giáo viên hợp đồng thỉnh giảng về các mức độ (cần thiết, không cần thiết, rất cần thiết) và (khả thi, không khả thi và rất khả thi) của các biện pháp quản lý đã đưa ra. Kết quả thăm dò ý kiến được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp STT Các biện pháp Tính khả thi (%) Mức độ cần thiết (%) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực, trách nhiệm thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên cho cán bộ quản lý, giáo viên.
80 20 - 86,7 13,3 -
2
Tổ chức xây dựng quy trình đánh giá cho các môn học và quản lý các quy trình đánh giá
66,7 26,7 6,6 73,3 26,7 -
3
Đẩy mạnh thực hiện xây dựng câu hỏi đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học
66,7 13,3 20 73,3 13,3 13,4
4
Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên
86,7 13,3 - 93,3 6,7 -
5
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên.
93,3 6,7 - 80 20 -
Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đưa ra đều đạt mức 73,3% trở lên là rất cần thiết, trong đó biện pháp Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực, trách nhiệm thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên cho cán bộ quản lý, giáo viên đạt 86,7% mức rất cần thiết và có 13,3% cho rằng ở mức cần thiết, ngoài ra biện pháp Chỉ đạo việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên đạt 93,3% mức rất cần thiết. Biện pháp Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên cũng đạt 80% ở mức rất cần thiết. Như vậy có thể thấy đội ngũ CBQL, GV trong trung tâm đều nhận ra vai trò và sự cần thiết của các biện pháp quản lý trên. Tuy nhiên khả năng thực hiện các biện pháp đó tại đơn vị có thể đạt ở mức nào, qua kết quả khảo sát cho ta thấy; biện pháp tổ chức xây dựng quy trình đánh giá cho các môn học và quản lý các quy trình đánh giá và biện pháp đẩy mạnh thực hiện xây dựng câu hỏi đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học đều chỉ đạt ở mức rất khả thi là 66,7% và có 20% ở mức không khả thi điều đó cho thấy vẫn có một số ít cán bộ, GV cho rằng việc đó còn khó có thể thực hiện vì nó không phù hợp với đối tượng HV và điều kiện thực tế của đơn vị nhưng số đông 66,7% GV cho rằng biện pháp trên là rất khả thi và phù hợp.
Như vậy các biện pháp quản lý hoạt động ĐG kết quả học tập của HV được đề xuất triển khai tại trung tâm GDTX huyện Ba Bể đều rất cần thiết ở thời điểm hiện tại và có tính khả thi trong điều kiện được thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp trên.
Kết luận chƣơng 3
Qua thực tế về công tác quản lý của Ban giám đốc trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể về công tác Đánh giá kết quả học tập của học viên, ta nhận thấy bên cạnh những kết quả tốt đẹp mà trung tâm đã đạt được vẫn còn không ít những tồn tại cần khắc phục mà nguyên nhân xâu xa đó là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của ban giám đốc. Trên cơ sở những nguyên tắc, những cơ sở pháp lý, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 05 biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời thúc đẩy thực hiện công tác đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển giáo dục hiện nay.
Biện pháp tổ chức tập huấn n â n g cao nhận thức và năng lực, trách nhiệm thực hiện công tác đánh giá kết quả học tập của học viên cho cán bộ quản lý, giáo viên được coi là biện pháp có tính then chốt, tạo động lực thúc đẩy các biện pháp khác thực hiện có hiệu quả. Các biện pháp còn lại gắn liền với điều kiện thực tiễn của đơn vị, nhằm giúp CBQL và GV thực hiện tốt quy trình trong ĐG, phát huy năng lực của đội ngũ GV, thu hút HV tham gia vào quá trình tự ĐG và khắc phục những nhược điểm đang tồn tại.
Mỗi biện pháp trên đều xuất phát từ thực tiễn, có cơ sở lý luận, có mục tiêu, nguyên tắc hoạt động, có nội dung và quy trình thực hiện. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo tại đơn vị đòi hỏi đội ngũ GV thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ, thống nhất và có trách nhiệm cao đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc đặc biệt về tài chính, về cơ sở vật chất và tinh thần.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ