Yêu cầu và nguyên tắc của ĐG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Yêu cầu và nguyên tắc của ĐG

Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Tính [31] và tác giả Trần Thị Tuyết Oanh [26] ta có thể hiểu:

- Về yêu cầu: Để đảm bảo tiến hành hoạt động ĐG KQHT của học sinh một cách khách quan, công bằng có tác dụng thúc đẩy học sinh học tập thì hoạt động ĐG cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu phải xuất phát từ mục tiêu dạy học.

Mục tiêu của việc dạy học đó là những gì mà người học cần biết, làm được sau khi đã kết thúc một chương học, một học phần hay một chương trình đào tạo. Đối với Trung tâm đó chính là mục tiêu giáo dục và đào tạo của đơn vị, còn đối với học viên đó chính là mục tiêu học tập bao gồm hệ thống các kiến thức khoa học, các ký năng kỹ xảo, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế…Thực tế cho thấy nếu mục tiêu giảng dạy được xác định một cách đúng đắn thì chúng hỗ trợ trong việc ĐG và đạt được yêu cầu đề ra của công việc ĐG KQHT của HV. Mục tiêu môn học là cơ sở cho việc chọn lựa hình thức, phương pháp, quy trình ĐG KQHT của HV. ĐG KQHT dựa trên tiêu trí của mục tiêu dạy học sẽ nhận được những thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiên quá trình giáo dục.

+ Yêu cầu công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định.

Bên cạnh những công cụ ĐG phổ biến như: đề kiểm tra, bài luận, bài tập ở lớp, bài tập ở nhà, bài thực hành, cần thực hiện một số công cụ ĐG như: dự án học tập, báo cáo thực nghiệm, sản phẩm, trình diễn thực, phiếu hỏi, kịch bản phỏng vấn, mẫu biểu quan sát và một số công cụ tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào quá trình ĐG: hồ sơ học tập, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

+ Yêu cầu đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có hệ thống, công khai và phát triển.

- Đảm bảo tính khách quan

Lực lượng cán bộ, giáo viên thực hiện công tác ĐG KQHT của học sinh phải là những cán bộ gương mẫu trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, thiếu trung thực của học sinh. Gạt bỏ được những ý muốn chủ quan đối với hoạt động đánh giá đồng thời nắm vững nội quy, quy chế ĐG xếp loại học sinh.

Nội dung, phương pháp phải phù hợp với các yêu cầu chung của chương trình, phải sát với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, tránh được những định kiến trong ĐG.

Hình thức tổ chức phải đảm bảo nghiêm minh, phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, công cụ chuẩn mực.

Trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo khách quan trong hoạt động ĐG KQHT của học sinh, đội ngũ cán bộ, giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức đảm bảo thực hiện khách quan từ khâu tiến hành kiểm tra như khâu ra đề tới khâu tổ chức kiểm tra, chấm điểm.

- Đảm bảo tính toàn diện

Từ KQHT của học sinh, nhà quản lý thu được các thông tin về người học, người dạy, nhà quản lý và nhìn nhận những bước đi của nhà trường so với mục tiêu đề ra.

Đối với học sinh: Từ KQHT có thể đánh giá được về năng lực nhận thức, thái độ, hành vi và chiều hướng phát triển của mỗi một học sinh.

Đối với người dạy: KQHT của học sinh có thể ĐG được năng lực chuyên môn của người dạy, ĐG được phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống của người dạy và xác định được chiều hướng phát triển của người cán bộ đó.

Đối với nhà quản lý: KQHT có thể đánh giá được một phần về thực trạng về công tác quản lý, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của nhà quản lý.

- Đảm bảo tính hệ thống

Để tiến hành ĐG KQHT của học sinh người ĐG có thể tiến hành ĐG về mặt rèn luyện kỹ năng (học tập) và ĐG về mặt thái độ hành vi (Hạnh kiểm). Một trong những nội dung đó người giáo viên phải dựa vào những kết quả đánh giá trước đó ví dụ như ĐG mặt Hạnh kiểm: Giáo viên căn cứ vào kết quả học sinh đánh giá tại tổ, tại lớp theo từng tuần, từng tháng và học kỳ, kết quả nhận xét đánh giá của hội đồng giáo dục nhà trường từ đó giáo viên mới có kết quả ĐG học sinh. Như vậy để ĐG người học giáo viên phải dựa vào rất nhiều những kết quả đánh giá từ những giai đoạn trước đó làm cơ sở và tiền đề để ĐG giai đoạn sau.

- Đảm bảo tính công khai

Người học phải được biết các tiêu trí, tiêu chuẩn trong ĐG, biết cách tiến hành để đạt được tiêu trí cao nhất trong các tiêu chuẩn đề ra. Quá trình ĐG được

thực hiện theo từng cấp độ từ tổ, từ lớp học, đến hội đồng trước sự chứng kiến của các thành viên trong hội đồng ĐG, học sinh, giáo viên và cả phụ huynh. Kết quả ĐG được công khai trước toàn thể hội đồng, cả người học, giáo viên, phụ huynh và toàn thể xã hội.

- Đảm bảo tính phát triển

ĐG KQHT của học sinh nhằm lấy đó là cơ sở, là động lực giúp cho người học đổi mới cách học, phát huy năng lực nhận thức, giảm bớt những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Giúp cho cán bộ, giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người học và sự phát triển của xã hội.

- Về nguyên tắc

Để đảm bảo thực hiện ĐG mang lại những kết quả góp phần thúc đẩy tinh thần ham học hỏi của học sinh, tính đổi mới sáng tạo của giáo viên thì hoạt động ĐG KQHT của học sinh phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Các nguyên tắc có tính tổng quát như

+ Phải xác định rõ mục tiêu của việc ĐG là gì.

+ Tiến hành ĐG phải được chọn theo mục tiêu đánh giá, phải xác định mục tiêu muốn đánh giá cho rõ ràng.

+ ĐG phải có nhiều hình thức tiến hành đồng thời để có giá trị tổng hợp, tổng quát nhất.

+ Giáo viên cần biết rõ được những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng cho đúng và có hiệu quả.

+ Khi đánh giá giáo viên phải xem nó chỉ là phương tiện để đi đến mục đích chứ bản thân đánh giá không phải là mục đích. Mục đích của việc ĐG là để có những quyết định đúng đắn, tối ưu nhất trong quá trình dạy học.

- Những nguyên tắc cụ thể.

+ ĐG bao giờ cũng gắn với việc học tập của học sinh, nghĩa là trước tiên phải chú ý đến việc học tập của học sinh sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của học sinh, cuối cùng mới ĐG bằng điểm số.

+ ĐG phải kèm theo những nhận xét để học sinh nhận thấy được những thiếu sốt của mình về mặt kiến thức, kỹ năng và đó là cơ sở để học sinh thay đổi cách học của bản thân.

+ ĐG KQHT của học sinh, thầy giáo cần rút kinh nghiệm thông qua kết quả học tập của trò và tích cực chủ động phát hiện ra những sai sót trong việc dạy học và ĐG của mình từ đó thay đổi cách dạy, cách đánh giá cho phù hợp.

+ Trong ĐG, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau nhằm có kết quả chính xác, tăng độ tin cậy.

+ ĐG KQHT của học sinh phải có hình thức tăng cường khuyến khích, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc ĐG và tự ĐG.

+ GV phải thông báo một cách rõ ràng các loại hình câu hỏi để kiểm tra, ĐG nhằm giúp học sinh định hướng được khi trả lời.

+ Phải dựa trên cơ sở của phương pháp dạy học mà xem xét kết quả của một câu trả lời, một bài kiểm tra kết hợp với chức năng chẩn đoán hoặc quyết định về mặt sư phạm.

+ Giáo viên phải nghiêm túc, tích cực và có trách nhiệm khi xây dựng hệ thống câu hỏi “trắc nghiệm khách quan” làm sao để có chất lượng tốt nhất.

+ Trong các câu hỏi xác định về mặt định lượng, giáo viên nên thông qua các câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích bằng lời để xác định rõ nhận thức của học sinh.

+ Khi ĐG theo phương pháp dùng bộ câu hỏi “trắc nghiệm khách quan” nên chú ý đến độ giá trị, và sau đó là độ tin cậy của câu hỏi.

+ Phương pháp và cách thức tiến hành kiểm tra, ĐG phải diễn ra trong hoàn cảnh thoải mái, học sinh cảm thấy tự nguyện, không lo lắng và sợ sệt.

+ Không nên đặt ra những câu hỏi mà bản thân giáo viên cũng không thể trả lời một cách chắc chắn ngay được.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)