1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA

44 460 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 88,72 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng Lâm trường quốc doanh trước thời kỳ đổi mới. Lâm trường quốc doanh được thành lập đầu tiên ở miền Bắc vào năm 1958 với nhiệm vụ trồng rừng chống cát bay ở Nam Quảng Bình. Vào đầu thập kỷ 60, đã phát triển thêm nhiều Lâm trường quốc doanh trồng rừng ở những vùng đồi trọc thuộc nhiều tỉnh khác ở miền Bắc nhất là ở Thái Nguyên, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Ninh. Vào thời kỳ khôi phục kinh tế, Lâm trường quốc doanh là loại hình sản xuất có số lượng đơn vị nhiều nhất, được bố trí ở nhiều vùng rừng có điều kiện khó khăn, được giao quản lý gần như hầu hết diện tích rừng của đất nước và thực hiện nhiều nhiệm vụ cơ bản nhất của ngành Lâm nghiệp. Trong suốt giai đoạn 1960- 1975, các Lâm trường quốc doanh ở ngành Lâm nghiệp đã được thành lập và phát triển liên tục. Đến năm 1975, trên miền Bắc đã có gần 200 Lâm trường quốc doanh và đến đầu năm 1978, ở các tỉnh miền Nam đã thành lập được 60 Lâm trường quốc doanh. Hệ thống Lâm trường quốc doanh xây dựng thời kỳ này có đặc điểm chính như sau 1 :  Phần lớn các Lâm trường quốc doanh đều thành lập ở những vùng nhiều rừng hoặc nhiều đất trống đồi trọc.  Tổ chức và xây dựng theo mô hình quản lý Lâm trường quốc doanh đã tồn tại trong thời kỳ trước năm 1975. 1 Nguyễn Văn Đẳng, Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB Nông nghiệp, 2001. 1 1 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42  Phát triển từ những công trình khai thác gỗ do cán bộ nhân viên Nhà nước quản lý và sử dụng lực lượng thiết bị và công nhân tư nhân, sau đó tuyển dụng công nhân cố định, ăn lương Nhà nước, hoạt động theo kế hoạch Nhà nước giao và hạch toán kinh tế theo chế độ quản lý xí nghiệp công ty vật tư lâm sản của Nhà nước theo kế hoạch giao nộp sản phẩm.  Phần lớn cán bộ kỹ thuật và cán bộ chủ chốt của các Lâm trường quốc doanh ở miền Nam đều được bổ sung từ các Lâm trường quốc doanh ở miền Bắc.  Phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân các huyện trực tiếp quản lý phần lớn các Lâm trường quốc doanh. Cũng trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách kinh tế vĩ mô có tác động đến việc xây dựng và quản lý Lâm trường quốc doanh như: Chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện định canh, định cư (Quyết định số 272 CP ngày 3/10/1977), Nghị quyết số 52 CP về cải tiến quản lý Lâm trường quốc doanh, các chính sách về cải tiến quản lý Hợp tác xã như khoán sản phẩm đến nhóm người lao động, đẩy mạnh giao đất giao rừng cho Hợp tác xã,….Tất cả hệ thống chính sách đó đã tác động lớn đến quá trình quản lý và hoạt động của các hệ thống cơ sở quốc doanh, nhất là các Lâm trường quốc doanh. Trong khi đó, điều kiện và thủ tục để thành lập Lâm trường quốc doanh chưa được quy định rõ ràng, nên gần như địa phương nào có rừng, có nhu cầu lâm sản hoặc có kế hoạch trồng rừng đều tổ chức Lâm trường quốc doanh để sản xuất lâm sản và trồng rừng. Đồng thời, ngành Lâm nghiệp cũng đã thành lập nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh để hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp như: xí nghiệp xây dựng cầu đường, công ty vận chuyển lâm sản, xưởng cơ khí,…Do vậy mà tổ chức lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi phát triển rất nhanh, cả về lực lượng sản xuất và cơ cấu tổ chức sản xuất. 2 2 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 Đến đầu năm 1989, hệ thống Lâm trường quốc doanh ở nước ta đã có 413 đơn vị thuộc các cấp quản lý như sau: - Trung ương quản lý: 76 lâm trường - Cấp tỉnh quản lý: 199 lâm trường - Cấp huyện quản lý: 138 lâm trường. 2.1.1 Một số kết quả đạt được. 2  Lâm trường quốc doanh giữ vai trò chủ lực trong các khâu sản xuất: khai thác gỗ, lâm sản, trồng rừng tập trung (50 % tổng diện tích rừng trồng). . Thể hiện ở mức tăng trưởng sản xuất lâm nghiệp khá nhanh: - Đã hoàn thành điều tra quy hoạch rừng, phân định các khu rừng cấm và các khu kinh tế lâm nghiệp cần mở mang, nhất là các tỉnh Tây Nguyên. - Thời kỳ 1961-1965, sản lượng khai thác gỗ tăng liên tục, đến năm 1964 đã đạt sản lượng cao nhất là 1.107.474 m 3 , tăng gần 1,53% so với năm 1960. Trong các thời kỳ 1965-1975 và thời kỳ 1976-1980 đã khai thác hơn 8,1 triệu m 3 gỗ trong từng thời kỳ để cung cấp cho các ngành kinh tế đặc biệt là giao thông vận tải và quốc phòng. Đến thời kỳ 1981-1985 đã khai thác được gần 7 triệu m 3 gỗ tròn, bình quân mỗi năm khoảng 1,3 đến 1,4 triệu m 3 gỗ; 3,5 triệu m 3 gỗ củi, 48 triệu cây tre luồng và 96 triệu cây tre nứa, hơn nửa triệu tấn giấy và cũng đạt sản lượng gỗ xẻ đạt được khá cao, đã sản xuất hơn 2.011.053 m 3 . - Thời kỳ 1976- 1980 trồng được 528.151 ha rừng tập trung, đưa mức trồng rừng hàng năm đạt trên 137.000 ha (năm 1978). Đến thời kỳ 1981-1985 đã trồng được trên 492.000 ha, trong đó các đơn vị trung ương đạt được trên 55.000 ha, các địa phương đạt trên 436.000. Tốc độ trồng rừng tăng dần từ gần 53.000 (1981) đến năm cao nhất đạt hơn 152.000 ha. Trong thời kỳ này, 2 Nguyễn Văn Đẳng, Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB Nông nghiệp, 2001. 3 3 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 điển hình là các tỉnh ở miền Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tuyên, Vĩnh Phúc, Hoàng Liên Sơn, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh là những tỉnh đạt diện tích trồng rừng cao và hình thành 3 vùng trồng rừng tập trung có quy mô lớn, đó là: Vùng nguyên liệu giấy sợi ở các tỉnh Trung tâm Bắc Bộ, vùng gỗ trụ mỏ ở các tỉnh Đông Bắc, vùng rừng thông tập trung ở các tỉnh Khu IV cũ, ….  Là lực lượng tiên phong mở mang nhiều vùng kinh tế lâm nghiệp, góp phần tích cực xây dựng kinh tế xã hội miền núi, thực hiện định canh định cư và an ninh quốc phòng thu hút đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm nghề rừng. Thực hiện Nghị quyết số 38 CP ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chính phủ về công tác định canh định cư nhằm ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc hiện còn du canh du cư, rất nhiều biện pháp đã được đề ra như: phương hướng sản xuất, xây dựng ruộng đất canh tác ổn định, xây dựng các công trình thuỷ lợi, hướng dẫn nhân dân bảo vệ rừng, xây dựng đời sống mới ở các bản làng, tạo ra một số điển hình về định canh, định cư về phấn đấu tự túc giải quyết lương thực, đẩy mạnh trồng rừng nhất là các loại cây đặc sản (như Quế, Hồi) để tăng nguồn thu nhập như ở vùng đồng bào dân tộc Dao xã Viễn Sơn (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), xã Tủa Phình (huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai Châu), xã Noong Lai (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), …. Phát huy vai trò của Lâm trường quốc doanh trong cuộc vận động định canh định cư được thể hiện rõ nhất ở Lâm trường Púng Luông ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.  Lâm trường quốc doanh là nòng cốt trong quản lý và bảo vệ rừng, dịch vụ lâm nghiệp cho hợp tác xã và hộ gia đình. Nhất là từ những năm 1981 trở đi, các tổ chức lâm nghiệp, đặc biệt là các Lâm trường quốc doanh phải xác định rõ vốn rừng được giao quản lý, phải xem nhiệm vụ xây dựng vốn rừng là nhiệm vụ cơ bản nhất của mình để bố trí kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời kỳ 1981-1985 và những thời kỳ tiếp theo. 4 4 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 2.1.2 Mặt tồn tại, yếu kém 3 . Tuy các Lâm trường quốc doanh đã có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân về các mặt như: nâng cao sản lượng lâm sản, nâng cao diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng, mở mang các vùng kinh tế lâm nghiệp mới, làm nòng cốt trong việc phát triển kinh tế xã hội miền núi. Nhưng Lâm trường quốc doanh vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm như: bao chiếm một diện tích rừng quá lớn, tài nguyên rừng ở các lâm trường vẫn giảm sút, đời sống công nhân viên chức vẫn có nhiều khó khăn, trong khi đó chưa thu hút nhân dân địa phương vào kinh doanh nghề rừng. Tổ chức quản lý Lâm trường quốc doanh chính là đơn vị kinh tế cơ sở đảm nhiệm khâu xây dựng rừng và tổ chức các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản. Tuy là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm lâm nghiệp nhưng lại yếu kém, chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa xây dựng rừng và chế biến lâm sản. Cơ chế quản lý và phân công sản xuất giữa các loại hình xí nghiệp chưa rõ ràng; trong quá trình xây dựng và tổ chức lâm nghiệp, các Lâm trường quốc doanh chưa được kiện toàn để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đó. Chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng các hình thức tổ chức thu hút lao động xã hội kinh doanh lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Những yếu kém chủ yếu là:  Phần lớn các Lâm trường quốc doanh chưa được giao đất lâm nghiệp cụ thể, không làm chủ được vốn rừng, diện tích rừng và tài nguyên rừng đã suy giảm nghiêm trọng. Nguy cơ mất rừng còn tồn tại ở nhiều nơi và đang có xu hướng tăng thêm. Theo số liệu điều tra của Dự án 5 triệu ha rừng thì diện tích rừng qua các lần kiểm kê càng ngày càng giảm, do đó độ che phủ của rừng giảm từ 43% năm 1943 và xuống còn 28,2% năm 1995; diện tích đất trống, đồi núi 3 Nguyễn Văn Đẳng, Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB Nông nghiệp, 2001. 5 5 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 trọc của cả nước vào năm 1993 là 11.420.391 ha bằng 34,5% so với diện tích tự nhiên của cả nước là 32.894.398 ha). Xem số liệu bảng 1 Bảng 1 : Biến đổi về diện tích rừng qua các lần kiểm kê Đơn vị: 1000 ha Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng số Độ che phủ của rừng(%) 1943 14.300 0 14.300 43,0 1976 11.077 92 11.169 33,8 1980 10.486 422 10.908 32,1 1985 9.308 584 9.892 30,1 1990 8.430 745 9.175 27,8 1995 8.252 1.050 9.305 28,2 2000 9.444 1.471 10.915 33,2 2003 10.644 1.856 12.500 38,0 Nguồn: Dự án 5 triệu ha rừng, Bộ Kế hoạch và đầu tư.  Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư còn nghèo nàn, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực thấp, điều kiện sản xuất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn  Hiệu qủa sản xuất kinh doanh thấp, hiện tượng “lãi giả, lỗ thực” là phổ biến. Để tồn tại rất nhiều lâm trường đã có những bản báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh không rõ ràng. Hơn nữa, chu kỳ kinh doanh của cây rừng là dài, đầu tư một lượng vốn nhưng phải hàng chục năm mới thu hồi được sản phẩm, nếu lâm trường nào không có kế hoạch “lấy ngắn, nuôi dài” thì khó có thể tồn tại nếu không có sự cấp vốn của ngân sách Nhà nước.  Chậm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được thể hiện ở: 6 6 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 - Việc trồng rừng, bảo vệ rừng vẫn hoàn toàn thủ công, máy móc được đưa vào rất ít. - Việc khai thác gỗ chỉ hầu hết là cắt gỗ, chưa đưa thiết bị mới vào khai thác. - Các lâm trường là đơn vị nòng cốt trong việc chế biến gỗ, cung cấp dịch vụ đầu vào cho sản xuất nhưng hiện nay việc chế biến cũng rất thụ động, một số lâm trường chỉ có xưởng cưa xẻ đơn thuần.  Đời sống của người lao động nghề rừng thấp kém. Vào năm 1990, thu nhập của người lao động đạt vào khoảng 230.000 đ/người, tài sản để lại không có gì ngoài thu nhập trên, mâu thuẫn trong quá trình sản xuất ngày càng cao. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những tồn tại và yếu kém trên, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:  Nhận thức về rừng của các ngành và người dân chưa đúng; coi rừng là của tự nhiên, vô chủ, nặng về khai thác, coi nhẹ bảo vệ rừng và trồng mới. Nhà nước chưa có quy hoạch đất nông, lâm ổn định. Lâm trường quốc doanh được giao quản lý một diện tích đất quá lớn, chưa làm chủ được được rừng và đất rừng.  Sản xuất độc canh, chỉ coi trọng khai thác gỗ, chưa thực hiện được nông lâm kết hợp, ít chú trọng xây dựng vốn rừng, chưa có phương án kinh doanh cụ thể và dài hạn.  Trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, thực hiện chế độ giao khoán sản phẩm chưa toàn diện.  Phân cấp Lâm trường quốc doanh cho cấp huyện không hiệu quả, phần lớn rừng bị mất, lâm trường yếu kém. 7 7 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42  Tình trạng lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh lâm nghiệp đã tồn tại từ lâu. Hầu hết các Lâm trường quốc doanh chưa nhận thức rõ và đúng nội dung quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở cấp mình, công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp gặp nhiều lúng túng và buông lỏng. Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa thì các Lâm trường quốc doanh cần được đổi mới để thích ứng với nền kinh tế, để khắc phục và xoá bỏ những yếu kém do cơ chế kế hoạch hoá tập trung để lại. Như vậy đổi mới các Lâm trường quốc doanh cũng như đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước là một công việc cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới các Lâm trường quốc doanh cần hướng tới mục tiêu là 4 :  Nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, vườn cây lâu năm và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần xoá đói, giảm nghèo.  Thiết lập cơ chế quản lý mới và hình thức tổ chức phù hợp theo hướng phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích để thúc đẩy và ứng dụng nhanh, có hiệu quả các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phăn bổ lại lao động và dân cư, làm điểm tựa cho phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. 2.2 Thực trạng đổi mới Lâm trường quốc doanh. 4 Ban chấp h nh Trung à ương, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xép, đổi mới v à phát triển các Nông, Lâm trường quốc doanh, ng y 16/6/2003.à 8 8 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 2.2.1 Biến động về số lượng lâm trường. Việc đổi mới các Lâm trường quốc doanh bắt đầu từ đầu những năm 90, đại đa số Lâm trường quốc doanh chuyển từ doanh nghiệp do trung ương quản lý sang cho doanh nghiệp do địa phương quản lý. Tuy nhiên, các cấp chính quyền tỉnh cũng không đủ sức hỗ trợ cho các Lâm trường quốc doanh làm ăn không hiệu quảtrong hoàn cảnh thiếu bảo hiểm xã hội, các Lâm trường quốc doanh phải thực hiện các hoạt động để tồn tại với chí phí tối thiểu 5 như chi trả cho việc nghỉ mất sức, …Các nỗ lực nhằm chuyển Lâm trường quốc doanh thành các doanh nghiệp công ích cho đến hiện tại vẫn chưa thành công, theo Nghị định về Lâm trường quốc doanh, các Lâm trường quốc doanh tuyệt đối không được chuyển thành “các doanh nghiệp Nhà nước làm dịch vụ công ích” 6 . Sau khi đăng ký lại doanh nghiệp theo Nghị định số 388/HĐBT (1991), cả nước có 412 lâm trường. Trong đó có 69 lâm trường (16,7%) do trung ương quản lý và 343 lâm trường (83,3%) do địa phương quản lý. Đến năm 2002, cả nước còn 368 lâm trường so với sau khi đăng ký lại doanh nghiệp đã giảm 10,7%. Trong số 368 lâm trường, các tổng công ty (trung ương) quản lý 40 lâm trường chiếm 10,9% (riêng Tổng công ty Lâm nghiệp quản lý 19 lâm trường), các địa phương quản lý 328 lâm trường chiếm 81,9 % tổng số lâm trường. Các lâm trường phân bố 7 vùng tự nhiên của đất nước, nhiều nhất ở các vùng Tây Nguyên là 108 lâm trường (chiếm 29,34%), Miền núi phía Bắc 105 lâm trường (chiếm 28,5%), Bắc Trung Bộ 70 lâm trường (chiếm 19%), Đông Nam Bộ 35 lâm trường, Duyên Hải Nam Trung Bộ 30 lâm trường, Đồng bằng sông Cửu Long 16 lâm trường , ít nhất là Đồng bằng sông Hồng là 4 lâm trường. 5 V o nhà ững năm 90 chi trả cho việc nghỉ chế độ (mất sức) theo quy định l 1 tháng là ương cho 1 năm công tác. 6Theo Nghị định 56/ CP – 1996, về tổ chức v hoà ạt động của các doanh nghiệp công ích không bao gồm các Lâm trường quốc doanh, đó l các doanh nghià ệp được cấp vốn to n bà ộ v trà ực tiếp từ tổ chức th nhà lập ra nó. 9 9 Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Ho - Là ớp KTPT K42 Bảng 2: Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh giai đoạn 1991-2001. Chỉ tiêu 1991 2001 2001/1991 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chênh lệch số lượng % Tổng số LT 412 100 368 100 - 44 89,3 Trung ương 69 16,7 40 10,9 - 29 58 Địa phương 343 83,3 328 81,8 - 15 95,6 Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hiện nay các lâm trường được tổ chức theo 4 loại hình sau:  Một số Lâm trường quốc doanh chỉ làm nhiệm vụ chủ dự án 327, được giao vốn ngân sách để bảo vệ và phát triển rừng, tuy vẫn giữ tên là Lâm trường quốc doanh nhưng chỉ làm vai trò chủ dự án 327 và hoạt động như một đơn vị sự nghiệp kinh tế.  Một số Lâm trường quốc doanh có rừng trồng đã đến thời kỳ khai thác, hoặc được khai thác rừng tự nhiên thì tổ chức sản xuất kinh tổng hợp, vừa trồng rừng vừa kinh doanh các ngành nghề khác. Một số đã chuyển thành tổng công ty.  Một số Lâm trường quốc doanh được giao quản lý bảo vệ rừng tự nhiên, nhưng không được khai thác, chế biến gỗ, chỉ thực hiện công tác lâm sinh, điều tra, thiết kế rừng và bán cây đứng cho đơn vị khai thác khác. Tiền thu nộp cho ngân sách Nhà nước (như hầu hết các Lâm trường Tây Nguyên), lâm trường hoạt động như một đơn vị sự nghiệp kinh tế.  Một số được chuyển thành Ban quản lý rừng hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp để giữ rừng, chuyển thành lâm trường công ích. Thực hiện Quyết định số 187/TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý Lâm trường quốc doanh, các tỉnh đã nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của việc phân định rõ chức năng kinh 10 10 [...]... Thị Hoà- Lớp KTPT K42 lâm trường chỉ có diện tích rừng trồng không quá 100 ha (Lâm trường Mộc Châu II, Lâm trường Sông Mã- Sơn La) ,Lâm trường Quỳ Châu (Nghệ An), nhưng có lâm trường có trên 5.000 ha rừng trồng như: Lâm trường Đình Lập (Lạng Sơn), Lâm trường Xuyên Mộc (Bà Rịa- Vũng Tàu) và một số lâm trường ở tỉnh Cà Mau Diện tích rừng trồng của các lâm trường góp phần hình thành các vùng nguyên liệu... triệu đồng, trong khi đó thời gian từ lúc trồng rừng đến lúc khai thác phải mất từ 8-9 năm Trong đó số lâm trường có lãi từ 500 đến 1.000 triệu đồng chỉ chiếm 2,0% số lâm trường hiện có; có 36 lâm trường kinh doanh thua lỗ, chiếm tỷ lệ 8,9% số lâm trường với số tiền là 2.144 triệu đồng (59,5 triệu đồng /lâm trường) ; còn lại 96 lâm trường không phát sinh lỗ, lãi, chiếm tỷ lệ 36,1% vì các lâm trường này... đó số lâm trường có vốn sản xuất dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 55%, số lâm trường có vốn sản xuất trên 5 tỷ đồng chỉ chiếm tới 7% tổng số lâm trường cả nước Như vậy, vốn sản xuất của các lâm trường rất thấp, bình quân 1 lâm trường là 1.839 triệu đồng; nếu tính cả vốn trồng rừng bình quân mỗi lâm trường có 3.733 triệu đồng; Theo báo cáo của các tỉnh, năm 2001 trong số 368 lâm trường, có 236 lâm trường, chiếm... xếp lại các Lâm trường quốc doanh - Nhìn chung việc triển khai sắp xếp các lâm trường còn chậm, cho đến nay mới có 48,8% số tỉnh phê duyệt đề án và chỉ có 20,5% số lâm trường hoàn thành đầy đủ các bước công việc theo yêu cầu của Quyết định số 187/QĐ- TTg - Việc sắp xếp, đổi mới lâm trường chưa nhất quán về tiêu chí và nội dung; căn cứ chủ yếu để sắp xếp lâm trường là diện tích các loại rừng lâm trường. .. của rừng, góp phần nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh của lâm trường như: các lâm trường thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, các lâm trường vùng nguyên liệu giấy, công ty lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh),… 2.2.3.2 Các hình thức khoán đất lâm nghiệp Các lâm trường thường áp dụng những hình thức khoán như sau: khoán ổn định, lâu dài theo chu kỳ kinh doanh của cây rừng hoặc tối đa là 50 năm 11 ,... hình thức8:  Các Lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt động theo cơ chế kinh doanh Các Lâm trường quốc doanh được chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng  Các Lâm trường quốc doanh chuyển đổi sang các hình thức kinh doanh khác 7 Ngân hàng thế giới, Đổi mới Lâm trường quốc doanh ở Việt Nam phát huy tiềm năng trồng rừng lấy gỗ vì mục đích thương mại, 5-2003 8 Chính... xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh, ngày 3/9/2003 11 11 Nguyễn Thị Hoà- Lớp KTPT K42 Luận văn tốt nghiệp  Các Lâm trường quốc doanh phải giải thể nếu làm ăn thua lỗ 2.2.2 Tình hình quản lý đất đai của lâm trường Thực hiện Nghị định số 12/CP của Chính phủ, các lâm trường đã tiến hành rà soát, giảm bớt diện tích đất quản lý giao cho các địa phương và các hộ gia đình quản lý để sử dụng... đất Lâm trường quốc doanh giảm đi chủ yếu là do chủ trương rà soát, sắp xếp lại Lâm trường quốc doanh giao lại cho địa phương là chính: 232 lâm trường trả lại cho 47 tỉnh, thành phố 1.262.732 ha, trong đó đất chưa sử dụng chiếm 43,63% và đất lâm nghiệp có rừng chiếm 43,0% Cụ thể, nguyên nhân quỹ đất lâm trường giảm là do 9: - Chính quyền địa phương đã điều chỉnh đất đai của lâm trường để thành lập các. .. những thay đổi trong tổ chức quản lý, sử dụng đất ở các Lâm trường quốc doanh là việc áp dụng các hình thức giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, với các loại hình tổ chức sử dụng như: lâm trường tự tổ chức các đơn vị trực thuộc để sản xuất; khoán; liên doanh; cho thuê; cho mượn Bảng 4: Cơ cấu hình thức quản lý, sử dụng đất của các lâm trường năm 2001 Loại đất Tổng cộng(ha) Tỉ lệ% Đất lâm nghiệp Tỉ lệ... khoán trong lâm trường Do số lượng lao động trong lâm trường giảm cùng với thay đổi về cơ chế quản lý nên bộ máy quản lý của lâm trường cũng thay đổi Số phòng, ban của lâm trường giảm, có nơi không còn phòng, ban Giám đốc lâm trường sử dụng một số nhân viên quản lý kinh tế, kỹ thuật giúp việc; nhiều lâm trường ban giám đốc chỉ còn giám đốc và 1 phó giám đốc Việc điều hành sản xuất thông qua các phòng, . KTPT K42 THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng Lâm trường quốc doanh trước thời kỳ đổi mới. Lâm trường quốc doanh được. 200 Lâm trường quốc doanh và đến đầu năm 1978, ở các tỉnh miền Nam đã thành lập được 60 Lâm trường quốc doanh. Hệ thống Lâm trường quốc doanh xây dựng thời

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh giai đoạn 1991-2001. - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
Bảng 2 Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh giai đoạn 1991-2001 (Trang 10)
Tình hình quản lý của các lâm trường - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
nh hình quản lý của các lâm trường (Trang 13)
Bảng 4: Cơ cấu hình thức quản lý, sử dụng đất của các lâm trường năm 2001. - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
Bảng 4 Cơ cấu hình thức quản lý, sử dụng đất của các lâm trường năm 2001 (Trang 17)
Chia ra các hình thức khoán - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
hia ra các hình thức khoán (Trang 21)
Trong tổng diện tích 724.044 ha đất các lâm trường đã áp dụng hình thức khoán, thì khoán hàng năm có diện tích lớn nhất 390.738 ha (chiếm  53,97%), sau đó đến khoán lâu dài 226.057 ha(31,22%); khoán công đoạn  62.782 ha (8,67%), và khoán theo công việc 44 - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
rong tổng diện tích 724.044 ha đất các lâm trường đã áp dụng hình thức khoán, thì khoán hàng năm có diện tích lớn nhất 390.738 ha (chiếm 53,97%), sau đó đến khoán lâu dài 226.057 ha(31,22%); khoán công đoạn 62.782 ha (8,67%), và khoán theo công việc 44 (Trang 21)
Bảng 8: Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001 - THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TRONG  THỜI GIAN QUA
Bảng 8 Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001 (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w