1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010

98 902 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế có vị trí quan trọng nhấttrong hệ thống tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp, được giao quản lý vàsử dụng đại bộ phận tài nguyên rừng tự nhiên hiện còn của nước ta Lâmtrường quốc doanh đã từng giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện nhiệm vụcủa ngành lâm nghiệp: khai thác, cung ứng lâm sản đáp ứng nhu cầu của nềnkinh tế quốc dân, trồng rừng mới, bảo vệ rừng và góp phần phát triển kinh tếxã hội trên địa bàn, miền núi, vùng dân tộc.

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng vàNhà nước, Lâm trường quốc doanh đã có những chuyển biến quan trọng cả vềtổ chức và cơ chế quản lý nhằm góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triểnnghề rừng bền vững Tuy nhiên với đặc thù của loại hình doanh nghiệp lâmnghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan chặt chẽ đến tư liệu sản xuấtlà rừng và đất rừng, bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái, giữ vững anninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi Việc đổimới tổ chức và quản lý Lâm trường quốc doanh vừa qua vẫn còn nhiều vấn đềchưa rõ dẫn đến tình trạng khó khăn trong hoạt động và phát triển của nhiềulâm trường, hiệu quả khai thác toàn diện tiềm năng tài nguyên rừng và đấtlâm nghiệp còn thấp , đời sống của người lao động đang gặp nhiều khó khăn.Lâm trường chưa làm tốt vai trò nòng cốt trong quản sản xuất, trung tâm dịchvụ khoa học kỹ thuật trên địa bàn.

Tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý,chính sách đối với Lâm trường quốc doanh nhằm phát hiện những vấn đềvướng mắc và đề xuất những giải pháp, chính sách nhằm hoàn thiện đổi mớihệ thống Lâm trường quốc doanh là vấn đề cần thiết góp phần thúc đẩy quátrình thực hiện công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực lâm

nghiệp Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng và những giải pháp chủ

Trang 2

yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốcdoanh trong giai đoạn đến 2010” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của

Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới Lâm trường quốc doanhtrong nền kinh tế nhiều thành phần.

Chương 2: Thực trạng các Lâm trường quốc doanh trong thời gian qua.Chương 3:Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách

đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010.

Mục đích nghiên cứu luận văn: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đổimới Lâm trường quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần, nêu rõ vị trí,vai trò tầm quan trọng của Lâm trường quốc doanh trong hệ thống lâmnghiệp; Nêu rõ thực trạng của Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đầuthực hiện đổi mới từ đó thấy được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới và đềxuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với cáclâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010.

Trong thời gian qua, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức củamình để đi sâu nghiên cứu vào việc hoàn thiện về cơ chế chính sách đối vớicác Lâm trường quốc doanh Vì thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo cóhạn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong đượcsự thông cảm và chỉ bảo tận tình các thầy, cô và các cán bộ trong Vụ Kinh tếNông nghiệp để em có thể khắc phục những thiếu sót của mình.

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy- TS NguyễnThanh Hà và chuyên viên Đinh Ngọc Minh- người đã hướng dẫn em trongquá trình thực tập cùng các cán bộ trong Vụ Kinh tế Nông nghiệp thuộc BộKế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này Em rất

Trang 3

mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để bài viết đượchoàn thiện hơn.

CHUƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚILÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH

TRONG NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN.

1.1 Khái niệm và vai trò của nền Kinh tế nhiều thành phần.

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều đặc điểm, nhưng đặcđiểm nổi bật là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Theo quan điểm chính trịhọc, thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sởchế độ sở hữu về tư liệu sản xuất 1.

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tồn tại không phải do ý muốn chủquan của Nhà nước, nó xuất hiện, tồn tại và phát triển phụ thuộc vào nhữngtiền đề kinh tế và chính trị khách quan của nền kinh tế Trong cơ cấu này, mỗithành phần kinh tế luôn có vai trò, vị trí và vận động, phát triển theo một xuhướng nhất định Xuất phát từ tính quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường,có thể thấy, các thành phần kinh tế đều vận động hướng đến mục tiêu lợi ích.Sự vận động này cũng có thể khác hướng, thậm chí ngược chiều nhau tuỳtheo mục tiêu ấy là gì, ai là chủ thể của những lợi ích được tạo ra, việc phânchia và sử dụng lợi ích đó như thế nào.

Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là do cónhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Đại hội Đảng IX(2001),đã khẳng định từ các hình thức sở hữu cơ bản như: sở hữu toàn dân, sở hữutập thể, sở hữu tư nhân đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với các hìnhthức tổ chức kinh doanh đa dạng đan xen, hỗn hợp; đó là: Kinh tế Nhà nước,

1Trần Bình Trọng, Kinh tế chính trị tập 2, NXB Thống kê, 2000

Trang 4

Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tưbản Nhà nước, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2.

Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trườngở nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi thựctrạng thấp kém đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển kể cả trong điều kiện ngânsách Nhà nước hạn hẹp.

Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng phong phútrong việc đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việcquản lý thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó việc “phát triểnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường quản lý Nhànước về kinh tế- xã hội”3 Để hạn chế và khắc phục những hậu quả do nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường mang lại,giữ cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và phát huy bản chất tốt đẹp củachủ nghĩa xã hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế- xã hộibằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, thông tin, tuyên truyền, giáo dục và cáccông cụ khác.

Trong suốt những năm qua, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI (12-1986) đến nay, trên cơ sở tư duy ngày càng rõ hơn về thực tiễn củađất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã không ngừng đổimới quan điểm, tư duy về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế Trên cơ sở đó,Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần, các thành phần kinh tế đều kinh doanh theo pháp luật, đều là bộ phậnquan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng pháttriển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó Kinh tế Nhà nước giữvai trò chủ đạo, Kinh tế Nhà nước cùng với Kinh tế tập thể ngày càng trởthành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Trang 5

Những đổi mới quan trọng trong đường lối của Đảng mang tính đột phávề chế độ sở hữu và thành phần kinh tế có đặc điểm như 4:

 Thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần cóvị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế; mỗi doanh nghiệp cũng đan xennhiều hình thức sở hữu; thực hiện bình đẳng và cạnh tranh để phát triển.

 Sở hữu nhà nước có thể tồn tại ở nhiều hình thức tổ chức kinh tế,kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vì chiếm lĩnh một sốngành và một số lĩnh vực cơ bản.

 Hợp tác là tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao độngtự nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, với mọi qui mô và mức độtập thể hoá tư liệu sản xuất khác nhau; phát huy vai trò tự chủ của xã hội viên.Hợp tác xã chủ yếu là dịch vụ, hỗ trợ và hướng dẫn, giúp đỡ xã viên; đồngthời phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác đa dạng.

 Kinh tế cá thể có vai trò quan trọng; có thể tham gia nhiều hình thứcliên kết, hợp tác khác nhau để có thể tiếp tục phát triển lớn hơn.

 Kinh tế tư bản tư nhân là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tếcủa nền kinh tế quốc dân, có khả năng góp phần xây dựng đất nước, đượcphát triển không hạn chế trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật khôngcấm, được khuyến khích như mọi thành phần kinh tế khác.

 Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả laođộng và hiệu quả kinh tế, phân phối dựa trên mức độ đóng góp của các nguồnlực vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiệnnay không phải là bằng bất cứ cách nào, mà Đảng ta chủ trương phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần phải dựa theo định hướng xã hội chủ nghĩa “Nền

kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế

4 Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, Ngô Quang Minh, NXB chính trị quốc

gia,1998

Trang 6

vận động theo hướng Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo và cùngvới Kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng”5.

Nền kinh tế nhiều thành phần được hình thành ở nước ta là nền kinh tếdựa trên nhiều hình thức sở hữu Yêu cầu khách quan của nền kinh tế nhiềuthành phần đặt ra cho tất cả các hình thức sở hữu là phải xác định và xác nhậnrõ quyền sở hữu đối với tài sản, tiền vốn, chất xám; làm rõ quyền sở hữuthuộc về ai và xác định ai đó có bao nhiêu quyền sở hữu dưới dạng tiền tệnhằm mục đích định lượng hoá quyền sở hữu của từng người Không có sởhữu chung chung, vô chủ và cũng không có quyền sở hữu như nhau cho tất cảmọi người.

Nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta vừa chịu sự điều tiết theo cơchế thị trường vừa chịu sự điều tiết của Nhà nước Thị trường và Nhà nướcđều đóng vai trò là người phân bổ nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế.Đề cao quá mức vai trò của thị trường và coi nhẹ hay phủ nhận vai trò củaNhà nước hoặc ngược lại đều không thể đạt được sự tăng trưởng và phát triểncủa nền kinh tế.

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mộtchủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta Từ khi được khẳng định, chủtrương này đã đi vào cuộc sống, góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo ra sựchuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế nước ta, khắc phục căn bản khủnghoảng kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh, cải thiệnđời sống nhân dân Tuy nhiên bên cạnh mặt được, tích cực, trong sự vậnđộng, phát triển các thành phần kinh tế đã bộc lộ hạn chế Kinh tế Nhà nướcchưa phát huy hết vai trò chủ đạo của mình, vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệpcòn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai Kinh tế hợp tác chậm đổi mớivà phát triển, Kinh tế tư nhân, cá thể, liên doanh chưa được quản lý chặt chẽ.

Trang 7

Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ vai trò vị trí, thực trạng và xu thế vận độngcủa mỗi thành phần kinh tế Trên cơ sở đó lựa chọn những hình thức kinh tếthích hợp, những giải pháp thoả đáng thúc đẩy các thành phần kinh tế tiếp tụcphát triển

1.1.1 Khái niệm và vai trò của Kinh tế Nhà nước, Doanhnghiệp Nhà nước.

1.1.1.1 Khái niệm Kinh tế Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước

Kinh tế Nhà nước là khu vực kinh tế do nhà nước nắm giữ, dựa trên cơsở quan trọng là sở hữu Nhà nước Hay nói cách khác Kinh tế Nhà nước làtoàn bộ hoạt động kinh tế thuộc sở hữu của Nhà nước, trên cơ sở đó Nhànước có quyền quản lý, sử dụng hiệu quả kinh tế do lực lượng kinh tế của

Nhà nước mang lại Kinh tế Nhà nước phải là và bao gồm những hoạt động

kinh tế mà Nhà nước là chủ thể, có quyền tổ chức, chi phối hoạt động theo

hướng đã định.

Kinh tế Nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức hoạt động khácnhau với các hình thức tổ chức tương ứng, như hoạt động trong các lĩnh vựcsản xuất, dịch vụ, các hoạt động đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội màở đó Nhà nước biểu hiện như một chủ sở hữu, chủ thể kinh doanh, ngườitham gia Nghĩa là kinh tế Nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộphận hợp thành kinh tế Nhà nước có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Nếu xét theo lĩnh vực hoạt động, thì khu vực kinh tế Nhà nước bao gồm

các hoạt động kinh tế của Nhà nước trong:

- Hoạt động trực tiếp sản xuất- kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

- Hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội.

Về hình thức tổ chức, khu vực kinh tế Nhà nước bao gồm nhiều bộ

phận hoạt động trong các lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế quốcdân Cụ thể:

Trang 8

- Ngân sách Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước.- Kho bạc Nhà nước - Các quỹ dự trữ quốc gia - Các tổ chức sự nghiệp có thu.- Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước

Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995, thì “Doanh nghiệp Nhà

nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quảnlý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinhtế- xã hội do Nhà nước giao Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân,có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động,kinh doanh trong phạm vi do doanh nghiệp quản lý” 6

Tuy nhiên, theo cách hiểu hiện nay của Luật Doanh nghiệp Nhà nướcđược Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họpthứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, và có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 7 năm 2004; thì “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà

nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổchức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn” 7 Doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận chính yếu của khu vực kinhtế Nhà nước- một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện cácmục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà nước.

Một doanh nghiệp được coi là Doanh nghiệp Nhà nước khi có đủ 3điều kiện:

 Nhà nước là cổ đông chính.

 Doanh nghiệp có nhiệm sản xuất ra hàng hoá dịch vụ để bán.

Trang 9

 Nhóm các doanh nghiệp Nhà nước bán công ích- sản xuất kinh doanhhàng hoá công ích.

 Nhóm các doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý kinh tế

1.1.1.2 Vai trò của Kinh tế Nhà nước, Doanh nghiệp Nhà nước

Kinh tế Nhà nước là bộ phận quan trọng, có tác động thiết thực trongcơ cấu kinh tế của mỗi nước Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn chủtrương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủnghĩa và thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân tức là nó phải có khả năng chi phối xu thế phát triển kinh tế- xã hộicủa đất nước Vai trò đó được thể hiện trên các mặt:9

 Kinh tế Nhà nước trở thành lực lượng vật chất và công cụ sắc bén đểNhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nềnkinh tế.

 Hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước là nhằm mở đường, hướngdẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.

 Kinh tế Nhà nước là lực lượng xung kích chủ yếu thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

8 Luật Doanh nghiệp Nhà nước, 2004, chương I, điều 3, Khoản 12.

9 Ngô Quang Minh, Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, NXB chính trị quốc

gia,1998

Trang 10

 Kinh tế Nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế nhằmđảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâudài, bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế.

 Kinh tế Nhà nước trực tiếp tham gia khắc phục mặt trái của cơ chế thịtrường và điều chỉnh nó.

 Kinh tế Nhà nước phải là hình mẫu về ứng dụng tiến bộ khoa công nghệ, về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội và chấp hànhpháp luật.

học- Thực hiện dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho nềnkinh tế.

 Giải quyết các vấn đề xã hội.

 Kinh tế nhà nước là nền tảng cho chế độ xã hội mới.

Vai trò của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với việc tham giavào hoạt động kinh tế của Nhà nước Các doanh nghiệp Nhà nước vừa là chủthể kinh doanh, vừa là lực lượng trực tiếp tạo cơ sở vật chất cho xã hội, vừa làlực lượng nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh

tế khác cùng phát triển Vai trò này được thể hiện trên 3 khía cạnh: kinh tế,chính trị, xã hội Cụ thể là10:

 Là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để Nhà nước giữ vữngsự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

 Mở đường dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sựtăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.

10Ngô Quang Minh, Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, NXB chính trị quốc

gia,1998.

Trang 11

 Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự pháttriển kinh tế- xã hội: cung ứng các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (giao thông,thuỷ lợi, điện, nước…, an ninh quốc phòng, xã hội (giáo dục, y tế,…)

 Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thịtrường.

 Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩynhanh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ nhằm thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.

 Là lực lượng đối trọng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoàinước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế.

 Thực hiện một số chính sách xã hội. Là lực lượng tạo nền tảng cho xã hội mới.

Tóm lại, khu vực kinh tế Nhà nước và hệ thống doanh nghiệp Nhànước là những phạm trù kinh tế có cùng bản chất tuy khác nhau về cấp độ.Vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước rộng hơn và bao hàm cả vai trò quantrọng cả hệ thống doanh nghiệp Nhà nước Nói đến vai trò chủ đạo là nói đếnvai trò của cả hệ thống kinh tế Nhà nước trong đó các doanh nghiệp Nhà nướclà bộ phận chính yếu, là phương tiện, công cụ, lực lượng đi đầu mở đườngcho sự phát triển kinh tế.

1.1.2 Sự cần thiết phải đổi mới các Doanh nghiệp Nhà nước

Trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, doanh nghiệp Nhà nước(trước đây là xí nghiệp quốc doanh) chiếm vị trí độc tôn trong nền kinh tế Đólà những doanh nghiệp hạch toán kinh tế theo nguyên tắc thu đủ chi đủ đượcbao cấp Về mặt sở hữu, đó là những doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn100% và trực tiếp quản lý.

Trang 12

Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việcđổi mới cơ chế quản lý luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm.Việc đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước là sự vận dụng của Đảng và Nhànước Việt Nam, là quy luật tất yếu và cũng xuất phát từ thực trạng hoạt độngkhông hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế thịtrường, được nuôi dưỡng bằng chế độ bao cấp nên nhiều xí nghiệp quốcdoanh rơi vào tình trạng trì trệ, lãng phí nguồn tài lực xã hội, làm ăn thua lỗkéo dài, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, chậm trễ trong các khoản nộpngân sách Nhà nước,… đã làm cho khu vực kinh tế này kém hiệu quả trởthành gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng Kinh tếNhà nước hoạt động chưa hiệu quả là do chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơchế, chính sách để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhànước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân

Từ thực tế đó, mà Nhà nước ta đã tiến hành cải cách các doanh nghiệpNhà nước, chuyển đổi sở hữu nhằm khắc phục từng bước tình trạng yếu kém.Vấn đề quan trọng để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển và đổi mới là ngườilao động phải được đảm bảo lợi ích, khắc phục tình trạng doanh nghiệp Nhànước, tài sản Nhà nước không có người làm chủ cụ thể, làm chủ trực tiếp, làmchủ một cách có trách nhiệm Các giải pháp chung nhất là chuyển đổi sở hữulàm tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp như cổ phần hoá, bán, khoán,cho thuê doanh nghiệp Nhà nước, giảm sự can thiệp của Nhà nước, cải cáchcơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, hình thành các tổng công ty, … Muốn vậy,Nhà nước phải kiên quyết sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, xử lý đúngđắn những xí nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, xây dựng một số mô hình doanhnghiệp Nhà nước mới năng động và có hiệu quả

Trang 13

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của các Lâm trường quốcdoanh.

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Lâm trường quốc doanh.

1.2.1.1 Khái niệm Lâm trường quốc doanh

Thuật ngữ “Lâm trường quốc doanh” xuất hiện ở nước ta vào nhữngnăm cuối cùng của thập kỷ 50 của thế kỷ XX, cùng với quá trình chuyển đổicác Trạm trồng rừng Nam Quảng Bình và các Chi nhánh Quốc doanh Lâmkhẩn thành các đơn vị kinh tế, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập,được giao làm nhiệm vụ trồng rừng hoặc khai thác gỗ Trước đây, do xác địnhkhái niệm và nhiệm vụ của lâm trường không rõ nên đã từng tồn tại thời kỳmà ngành lâm nghiệp xác định nhiệm vụ chủ yếu nhất của Lâm trường quốcdoanh là khai thác gỗ hoặc trồng rừng theo nhu cầu vốn đầu tư của Nhà nước.Do đó rừng còn gỗ thì còn Lâm trường quốc doanh, rừng hết gỗ khai thác thìgiải tán Lâm trường quốc doanh Trên phạm vi hoạt động của Lâm trườngquốc doanh nếu còn đất trống và Nhà nước cấp vốn xây dựng cơ bản thì Lâmtrường quốc doanh còn trồng rừng Nếu không còn đất trống hoặc Nhà nướckhông cấp vốn nữa thì giải tán Lâm trường quốc doanh.

Theo tinh thần đổi mới, Nghị Quyết số 28 của Bộ Chính trị về tiếp tụcsắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh ngày 16 tháng 6năm 2003, Lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu làkhai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuấtlâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấtnông, lâm nghiệp; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nôngthôn mới; kết hợp phát triển với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùngxung yếu, khó khăn.11

11 Ban Chấp hành Trung uơng, Nghị quyết số 28 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh.

Trang 14

Như vậy, tổ chức quá trình sản xuất hợp lý trong lâm trường là kết hợpchặt chẽ cả quá trình từ tạo rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản.Có như vậy lâm trường mới thực sự là doanh nghiệp, thực hiện hạch toánkinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm lỗ, lãi.

Hiện nay, Lâm trường quốc doanh được hiểu là một tổ chức kinh tế do

Nhà nước thành lập, là một loại hình doanh nghiệp Nhà nước, được thựchiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, là nơi có một tập thể công nhân viênchức được Nhà nước giao vốn, được sử dụng một diện tích rừng và đất lâmnghiệp thuộc sở hữu Nhà nước theo qui hoạch được cấp có thẩm quyền phêduyệt để thực hiện các kế hoạch nuôi trồng rừng, khai thác lâm sản, chế biếnlâm sản và các kế hoạch kinh doanh sản xuất khác do Nhà nước giao12 Lâm

trường quốc doanh được Nhà nước đầu tư vốn ban đầu, là đơn vị cơ sở củangành lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý và sử dụng một bộ phận quantrọng là tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; được đầu tư tập trung về nhân lực,vốn, kỹ thuật, là lực lượng chủ yếu thực hiện các kế hoạch của Nhà nướctrong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội an ninhquốc phòng ở vùng miền núi, dân tộc 13.

Nhiệm vụ cơ bản của Lâm trường quốc doanh thường được xác địnhlà:

- Nâng cao diện tích rừng và trữ lượng gỗ và lâm sản.- Nâng cao chất lượng rừng.

- Bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng.

- Tích cực mở rộng kinh doanh, đa dạng hoá các ngành nghề và sảnphẩm.

- Nâng cao các hiệu ích của rừng.

12 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Đề tài: Tổ chức và chính sách đối với Lâm trường quốc doanh: Thực trạng và giải pháp , 2001.

Trang 15

- Tăng cường khả năng tự tích luỹ, tự phát triển bằng nội lực của mình Từ nhiệm vụ cơ bản đó, các nhiệm vụ chủ yếu của Lâm trường quốcdoanh được xác định như sau:

- Dựa theo pháp luật để bảo vệ, kinh doanh, khai thác, sử dụng tàinguyên rừng trên khu vực mình được giao.

- Theo sự hướng dẫn và tổ chức của cơ quan quản lý Nhà nước về lâmnghiệp để triển khai việc kiểm kê rừng, lập phương án kinh doanh rừng làmcơ sở cho việc kinh doanh rừng, xây dựng rừng có căn cứ khoa học.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm trên cơ sở phương án quy hoạch rừngđã được phê chuẩn và nhu cầu thị trường Hoàn thành các nhiệm vụ có tínhchất pháp lệnh được Nhà nước giao như: Ươm cây con, trồng rừng, chăm sócrừng, cải tạo rừng…

- Khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả sản lượng gỗ được phép khaithác, tích cực mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác, tổ chức hợp lý cáchoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ lâm sản.

- Trên cơ sở phục vụ các yêu cầu của sản xuất để mở rộng các hoạtđộng thực nghiệm khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đểphát huy vai trò gương mẫu của Lâm trường quốc doanh đối với các thànhphần kinh tế khác.

1.2.1.2 Đặc điểm Lâm trường quốc doanh

Quá trình kinh doanh rừng và sản xuất lâm nghiệp do Lâm trường quốcdoanh đảm nhiệm có những đặc điểm chính sau đây:

* Quá trình sản xuất rất dài: Kinh doanh rừng là một quá trình dài, hàngchục năm mới có sản phẩm có giá trị hoặc giá trị sử dụng phù hợp với yêu cầucủa thị trường và xã hội Do vậy, xác định chiến lược kinh doanh của Lâmtrường quốc doanh phải có một tầm nhìn dài hạn, phải quan tâm đến lợi ích

Trang 16

lâu dài, phải xem xét đến các lợi ích dài hạn để đạt tới mục đích tổng thể cuốicùng Hơn nữa, chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài hơn nhiều so với sản xuấtcông nghiệp nên độ rủi ro cao Vì vậy, những chính sách của Nhà nước cầntạo điều kiện để Lâm trường quốc doanh hoạt động có hiệu quả hơn.

* Quá trình tự nhiên và quá trình kinh tế xen kẽ nhau: Khác hẳn với quátrình sản xuất công nghiệp, quá trình kinh doanh rừng có quá trình kinh tế vàquá trình tự nhiên Quá trình kinh tế là thời kỳ có đầu tư lao động, tiền vốn;còn quá trình tự nhiên là thời kỳ sản xuất ra sản phẩm với sự tác động của cácyếu tố tự nhiên.

* Địa bàn sản xuất của các Lâm trường quốc doanh thường rất rộng vàrất phân tán Trước đây, lúc mới thành lập, phạm vi hoạt động của một Lâmtrường quốc doanh thường là một huyện miền núi, hoặc cả một vùng miền núicủa một tỉnh (vào khoảng 100.000 ha trở lên) Đến nay, qua nhiều lần quyhoạch lại, giao đất, giao rừng, giảm bớt qui mô rừng tự nhiên, thưa dân thìdiện tích thường vào khoảng 20.000 ha đến 30.000 ha, ở vùng đất trống, đồitrọc cũng trên 5.000 ha Việc Lâm trường quốc doanh phải quản lý một diệntích đất rất lớn có dân cư sống xen kẽ nên gặp nhiều rất nhiều khó khăn trongviệc quản lý, bảo vệ rừng.

* Tính chất khu vực của kinh doanh rừng rất rõ ràng: Thể hiện ởphương hướng kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh ở các vùng sinhthái, vùng chuyên canh khác nhau, mà ngay ở trong một lâm trường cũngkhác nhau do điạ bàn sản xuất của lâm trường.

* Tính chất thời vụ trong kinh doanh rừng rất rõ ràng: Tính chất nàyđòi hỏi phải gắn liền với qui luật sinh trưởng của cây rừng và rừng, với hoạtđộng kinh doanh rừng.

* Đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuấtLâm nghiệp: Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được.

Trang 17

rừng, của rừng và kết quả kinh doanh của Lâm trường quốc doanh, nên trongquản lý kinh doanh của Lâm trường quốc doanh vừa phải bồi dưỡng đất đaivừa phải sử dụng hợp lý đất đai.

* Rừng tự nhiên được giao cho Lâm trường quốc doanh quản lý kinhdoanh vừa là tài sản quốc gia, vừa là tư liệu sản xuất của Lâm trường quốcdoanh Tuy nhiên những nơi đó lại có cộng đồng dân cư sống lâu đời tại khuvực có rừng tự nhiên của lâm trường nên những vướng mắc về sử dụng tàinguyên rừng lâm trường và người dân địa phương là không tránh khỏi Đây làđặc điểm quan trọng, chi phối nhiều cơ chế quản lý của Lâm trường quốcdoanh Lâm trường quốc doanh nhận một phần rừng tự nhiên, là một bộ phậntài nguyên thiên nhiên “là một loại vốn có tính chất đặc biệt”, có lợi ích và cótác dụng nhiều mặt đối với xã hội Riêng đối với hoạt động công ích của lâmtrường, không lấy lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu mà lấy lợi ích về môi trường,bảo tồn đa dạng sinh học rừng làm mục tiêu chủ yếu và được Nhà nước cấpkinh phí để thực hiện các hoạt động đó Điều đó có nghĩa là: Trong một Lâmtrường quốc doanh đồng thời vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa thực hiệnchức năng công ích (chức năng xã hội).

Do vậy, vấn đề xác định rõ diện tích, trữ lượng gỗ và lâm sản, giá trịbằng tiền, qui định rõ rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợiích của Lâm trường quốc doanh khi tiếp nhận, quản lý, kinh doanh rừng tựnhiên được Nhà nước giao đã trở thành một vấn đề hết sức cần thiết và rấtquan trọng trong cơ chế quản lý của Lâm trường quốc doanh.

1.2.2 Vai trò của Lâm trường quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân14.1.2.2.1 Đối với ngành Lâm nghiệp.

Quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp có hai nội dung lớn đó là: quản lýNhà nước về rừng và quản lý Nhà nước về các hoạt động sản xuất, kinh

1414 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Đề tài: Tổ chức và chính sách đối với Lâm trường quốc doanh: Thực trạng và giải pháp, 2001.

Trang 18

doanh lâm nghiệp Trước hết, về mặt quản lý rừng, Lâm trường quốc doanh làmột loại hình chủ rừng Nhà nước, có vị trí pháp nhân là người được giaoquyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Từ năm 1990đến nay, với việc đẩy mạnh chính sách giao đất giao rừng, phát triển nền lâmnghiệp nhiều thành phần, nên không phải nhà nước chỉ giao rừng cho cácLâm trường quốc doanh mà còn giao cho nhiều chủ rừng Nhà nước khác nữanhư: Ban quản lý rừng, các đơn vị lực lượng vũ trang… và các chủ rừngthuộc các thành phần kinh tế khác Vì vậy, cần nhận thức đúng vị trí pháp lýcó tính chất bình đẳng của Lâm trường quốc doanh trong hệ thống quản lýrừng Nhà nước và phải khắc phục, loại bỏ những nhận thức sai lầm về vị trícó tính chất “ độc quyền, duy nhất” của Lâm trường quốc doanh trong hệthống quản lý rừng Nhà nước về rừng Thời kỳ đó, gần như Lâm trường quốcdoanh được xem là, hoặc tự nhận là người chủ sở hữu rừng Nhà nước duynhất, được độc quyền khai thác rừng thuộc sở hữu Nhà nước Chính nhậnthức sai lầm và không rõ ràng về vị trí của Lâm trường quốc doanh trong hệthống quản lý rừng Nhà nước dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý rừng Nhànước về rừng, để Lâm trường quốc doanh tự ý sử dụng bừa bãi diện tích rừngnằm trong quy hoạch của Lâm trường quốc doanh, thậm chí cả diện tích rừngngoài phạm vi qui hoạch của các Lâm trường quốc doanh Tuy vậy, cần nhấnmạnh “vị trí có tính chất chủ lực, chủ đạo” của Lâm trường quốc doanh tronghệ thống quản lý Nhà nước vì:

- Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế của Nhà nước, nên Lâmtrường quốc doanh không thể chạy theo mục đích kinh doanh, mục đích tìmkiếm lợi nhuận đơn thuần mà còn phải tiếp nhận và thực hiện các nhiệm cótính chất phi lợi nhuận do Nhà nước giao.

- Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế của Nhà nước giao quản lýnhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp nhất, có ảnh hưởng chủ yếu nhất đếntình trạng tài nguyên rừng của đất nước Lâm trường quốc doanh có đội ngũ

Trang 19

cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp có trình độ quản lý rừng cao nhất, có nhiều điềukiện để sử dụng kỹ thuật lâm sinh tiên tiến để làm giàu rừng.

Trong điều kiện bao cấp, Lâm trường quốc doanh có vị trí chủ đạo,nhiều khi là “duy nhất hoặc độc quyền” trong việc thực hiện nhiệm vụ sảnxuất và cung ứng gỗ cho nền kinh tế quốc dân

Chuyển qua cơ chế thị trường, có nhiều thành phần nhưng vị trí củaLâm trường quốc doanh đối với nhiệm vụ này cũng rất quan trọng vì hầu hếtcác Lâm trường quốc doanh đều đang quản lý các khu rừng còn nhiều tàinguyên nhất.

1.2.2.2 Đối với nền kinh tế và xã hội.

Vai trò của hệ thống Lâm trường quốc doanh trong nền kinh tế và trongđời sống cũng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ phát triển của đất nước Vàđược thể hiện ở các mặt:

- Các Lâm trường quốc doanh là những cơ sở có nhiệm vụ tạo lậpnhững cơ sở nguyên liệu tập trung cho yêu cầu công nghiệp hoá đất nước.

- Các Lâm trường quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc quản lýnhững khu rừng có tác dụng bảo đảm an ninh môi trường, sinh thái, bảo vệ đadạng sinh học cho đất nước Lâm trường quốc doanh có nhiệm vụ sử dụng cóhiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn rừng do Nhà nước giao, sử dụng có hiệuquả tài nguyên rừng, đất đai và các nguồn lực khác vào mục tiêu kinh doanhvà những nhiệm do Nhà nước giao.

- Các Lâm trường quốc doanh có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế, xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu,vùng xa.

- Các Lâm trường quốc doanh có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụbảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường quốc phòng ở vùng biên giới, hảiđảo.

Trang 20

Ngoài ra các Lâm trường quốc doanh còn có vai trò quan trọng trongviệc tạo việc làm cho người lao động, cơ giới hoá sản xuất trong lâmnghiệp,

1.2.3 Sự cần thiết phải đổi mới Lâm trường quốc doanh.

Các Lâm trường quốc doanh có vị trí quan trọng trong quá trình pháttriển lâm nghiệp và giống như tất cả các doanh nghiệp nhà nước khác, Lâmtrường quốc doanh cũng chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới kinh tế theohướng nền kinh tế thị trường Lâm trường quốc doanh không nên ở ngoài tiếntrình đổi mới của đất nước nhằm khai thác bền vững tài nguyên của đất nướctạo ra thế và lực mới cho Lâm trường quốc doanh Do đó, các cơ chế và chínhsách nhằm đổi mới doanh nghiệp Nhà nước như nâng cao quyền tự chủ, tựhạch toán,… đều tác động đến Lâm trường quốc doanh theo hướng sản xuấtkinh doanh ngày càng hoạt động hiệu quả hơn Lâm trường quốc doanh phảiđược đổi mới về tổ chức hoạt động và cả đổi mới về cơ chế chính sách.

Hiện nay ngành lâm nghiệp đang đứng trước một thử thách lớn là quảnlý và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng rất lớn (gần 11 triệu ha rừng và 7,8triệu ha đất lâm nghiệp chưa có rừng), có khoảng 9 triệu lao động trong nôngthôn không có việc làm (hàng năm được bổ sung thêm 1 triệu lao động đếntuổi lao động) nhưng tạo ra giá trị sản xuất chỉ chiếm gần 1% cho GDP.Trong khi đó hàng năm nhà nước phải đầu tư khoảng gần 1000 tỷ đồng chophát triển lâm nghiệp và đất nước lại phải nhập một khối lượng gỗ lớn (5,6triệu m3/năm).15

Lâm trường quốc doanh chính là loại hình tổ chức kinh tế cơ sở có vịtrí quan trọng nhất trong hệ thống tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp,được giao quản lý và sử dụng đại bộ phận tài nguyên rừng tự nhiên hiện còncủa đất nước và giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nướcvề lâm nghiệp Hiện Lâm trường quốc doanh đang quản lý diện tích đất và

Trang 21

rừng rất lớn (4,9 triệu ha), chủ yếu là rừng sản xuất (lấy gỗ và lâm sản) vớimột lực lượng lao động lớn (hơn 25.000 người) nhưng hoạt động kinh doanhlại kém hiệu quả (có 2% có lãi), thu nhập của công nhân thấp, nộp ngân sáchít, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất Do vậy, cải cách Lâm trườngquốc doanh là vấn đề đặt ra cấp thiết kể cả trong thực tiễn sản xuất và trongchỉ đạo của Chính phủ (Vì Bộ Chính trị đã có Nghị Quyết 28/NQ ngày16/6/2003 và Chính phủ có quyết định 179/2003/ QĐ-TTg về việc tiếp tục sắpxếp và đổi mới Nông, Lâm trường quốc doanh) Nhiều cơ quan Chính phủđang thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nghiên cứu để đổi mới cơ chế chínhsách của Lâm trường quốc doanh nhằm tìm ra một hướng đi phù hợp với điềukiện hoàn cảnh của nước ta hiện nay.

Việc đổi mới Lâm trường quốc doanh của nước ta nhằm phát huy đượcnăng lực sẵn có của lâm trường hiện nay (kinh nghiệm, kỹ thuật, cơ sở vậtchất, con người sẵn có,…) cho phát triển sản xuất, thực hiện một số vấn đềkinh tế xã hội khi chưa có các thành phần kinh tế khác thực hiện Hơn nữa,giải quyết phần nào tình trạng nông dân không có đất để ổn định cuộc sống,khi giải quyết được tình trạng trên thì sẽ hình thành tài sản của chính mìnhthông qua nghề rừng và có chủ động trong sản xuất kinh doanh hơn

Xuất phát từ vai trò và vị trí của Lâm trường quốc doanh trong nềnkinh tế quốc dân, từ đó trong quá trình chuyển đổi ta luôn phải xác định 16:

 Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần sẽ có nhiều hình thức sởhữu khác nhau Nhưng trong các hình thức sở hữu đó, từ mô hình chỉ có mộtchủ sở hữu rừng Nhà nước chuyển sang mô hình nhiều hình thức sở hữu rừng(Nhà nước, tập thể, cá nhân, cộng đồng,…) đang thực hiện giao đất lâmnghiệp Trong quá trình đó, cần xác định và thực hiện nhất quán định hướngbố trí quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng cho từng thành phần kinh tế để phùhợp với giai đoạn hiện nay.

16 Bộ Kế hoạch và đầu tư, Đề tài: Tổ chức và chính sách đối với Lâm trường quốc doanh: Thực trạng và giải pháp, 2001.

Trang 22

 Quản lý rừng, kinh doanh rừng là công việc lâu dài, tốn kém Vì vậy,sự can thiệp của Nhà nước, sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước để quảnlý, bảo vệ rừng là rất cần thiết Không nên xem đó là biện pháp bao cấp, làlàm mất quyền tự chủ kinh doanh của các rừng Vấn đề là, cần xác định rõphạm vi và nội dung can thiệp của Nhà nước, xác định các hạng mục cần hỗtrợ từ ngân sách Nhà nước.

 Việc cải tiến tổ chức và đổi mới quản lý Lâm trường quốc doanh hiệncó ở nước ta là rất cần thiết Nhưng phải đặt vấn đề này trong tổng thể chiếnlược phát triển lâm nghiệp, cải cách tổ chức quản lý lâm nghiệp, cải cáchquản lý doanh nghiệp Nhà nước, cải cách hành chính nói chung và chiến lượcxây dựng và tổ chức, quản lý rừng Nhà nước nói riêng để lựa chọn loại hìnhtổ chức quản lý kinh doanh rừng Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trườngở nước ta một cách hợp lý và hiệu quả hơn Trong hệ thống Lâm trường quốcdoanh hiện có, phải tuỳ điều kiện ở từng địa phương để lựa chọn mô hình tổchức kinh doanh có hiệu quả Có nơi có thể lấy Lâm trường quốc doanh hiệncó làm đơn vị cơ sở, nhưng có nơi có thể tổ chức thành tổng công ty Có Lâmtrường quốc doanh có thể áp dụng ngay mô hình tổ chức và hạch toán đầy đủ,tách rời quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh ngay, nhưng có Lâm trườngquốc doanh phải tạm thời áp dụng mô hình tổ chức hạch toán theo kiểu đơn vịsự nghiệp có thu, chưa tách rời ngay chức năng quản lý Nhà nước và quản lýkinh doanh.

 Phải nghiên cứu và thể chế hoá những cơ chế quản lý có tính chất đặcthù của Lâm trường quốc doanh, trước hết là cơ chế giao rừng tự nhiên chocác Lâm trường quốc doanh quản lý để sản xuất lâm sản có đánh giá giá trịcủa rừng và có thu hồi lại giá trị rừng đã sử dụng.

 Phải đánh giá đúng thực trạng của các Lâm trường quốc doanh, phảicó những tiêu chí cụ thể để phân loại các Lâm trường quốc doanh hiện có, xácđịnh định hướng chuyển đổi chính xác cho từng Lâm trường quốc doanh Tuỳ

Trang 23

theo mục đích kinh doanh và giai đoạn phát triển rừng của từng loại Lâmtrường quốc doanh để xây dựng các cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chínhcho từng loại Lâm trường quốc doanh một cách hợp lý Chuyển các Lâmtrường quốc doanh sang thực hiện cơ chế kinh doanh không có nghĩa là nhấtloạt cắt bỏ những trợ giúp của Nhà nước.

Tuy vậy, việc đổi mới các Lâm trường quốc doanh vẫn còn có rất nhiềuquan điểm Một loại ý kiến đánh giá cho rằng Lâm trường quốc doanh thiênvề mặt tiêu cực là Lâm trường quốc doanh đã hình thành và xây dựng từnhiều năm nay, tốn nhiều tiền của, công sức nhưng kết quả đạt được khôngtương xứng với việc đầu tư, không ít lâm trường hoạt động sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả thấp, thua lỗ, tiêu cực cả về tiền vốn, vật tư, thiết bị, đấtđai,…Vì vậy, không nên duy trì mô hình Lâm trường quốc doanh mà cần phảigiải thể, chuyển thể Nhiều loại ý kiến khác lại thiên về mặt thành tích và đềcao cho rằng mô hình Lâm trường quốc doanh là hiện hữu của chủ nghĩa xãhội do vậy cần tồn tại Nhiều ý kiến cũng cho rằng Lâm trường quốc doanh làdoanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp ở nông thôn, nó có những ưu điểmvà mặt mạnh riêng mà kinh tế hộ hoặc các thành phần kinh tế khác không có.Nhất là trong giai đoạn hiện nay lâm trường vẫn có vai trò đối với sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, không ít nơi lâmtrường còn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, an ninh vàquốc phòng Vì vậy, cần tiếp tục duy trì và đổi mới Lâm trường quốc doanh;nhưng cũng có ý kiến cho rằng kinh tế hộ và các thành phần kinh tế khác đềulàm được những công việc sản xuất, kinh doanh của lâm trường, thậm chí cònlàm tốt hơn, do đó không nhất thiết phải có sự tồn tại của lâm trường

Tựu chung lại là chúng ta nên rà soát, xem xét từng Lâm trường quốcdoanh để có quyết định có cần thiết duy trì, xác định quy mô và nội dung sảnxuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu cụ thể của lâm trường trên địa bàn đểnhằm mục đích phát huy tối đa các nguồn lực (đất đai, lao động, vốn nhàn

Trang 24

rỗi, ); phát huy cơ sở vật chất, con người sẵn có của lâm trường trong nhữngnăm qua; tạo mọi điều kiện để nông dân chủ động sản xuất kinh doanh, giảiphóng các nguồn lực (đất đai, lao động), lâu nay bị bó buộc người lao độngkhông được quyền quyết định việc sử dụng đất đai, lao động của mình, trongđó lâm trường có quyền quyết định việc sử dụng nhưng không hiệu quả dẫnđến tranh chấp đất đai, tài nguyên Việc đổi mới lần này, cũng phải coi rừngtrồng và vườn cây phải là một tài sản gắn liền với nông dân, lâm trường để cóthể dễ dàng giao dịch trên thị trường vốn, có thể thế chấp tài sản này để vayvốn phát triển sản xuất kinh doanh Cuối cùng, là việc trồng rừng cần phảitính đến cả hai lợi ích, đó là lợi ích kinh tế như: cung cấp gỗ, củi, lâm sản, lợi ích này ai thu thì phải đầu tư, Nhà nước không đầu tư cho lợi ích này; hailà lợi ích về môi trường- xã hội, khi một cá nhân trồng rừng thì xã hội đượchưởng không một lợi ích là rừng điều hoà khí hậu, sinh thủy, hạn chế lũ lụt,hạn hán,… Do vậy Nhà nước cần hỗ trợ một phần cho dân trồng rừng do lợiích này mang lại.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANHTRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Thực trạng Lâm trường quốc doanh trước thời kỳ đổi mới.

Lâm trường quốc doanh được thành lập đầu tiên ở miền Bắc vào năm1958 với nhiệm vụ trồng rừng chống cát bay ở Nam Quảng Bình Vào đầuthập kỷ 60, đã phát triển thêm nhiều Lâm trường quốc doanh trồng rừng ởnhững vùng đồi trọc thuộc nhiều tỉnh khác ở miền Bắc nhất là ở Thái Nguyên,Yên Bái, Nghệ An, Quảng Ninh.

Trang 25

Vào thời kỳ khôi phục kinh tế, Lâm trường quốc doanh là loại hình sảnxuất có số lượng đơn vị nhiều nhất, được bố trí ở nhiều vùng rừng có điềukiện khó khăn, được giao quản lý gần như hầu hết diện tích rừng của đất nướcvà thực hiện nhiều nhiệm vụ cơ bản nhất của ngành Lâm nghiệp Trong suốtgiai đoạn 1960- 1975, các Lâm trường quốc doanh ở ngành Lâm nghiệp đãđược thành lập và phát triển liên tục.

Đến năm 1975, trên miền Bắc đã có gần 200 Lâm trường quốc doanhvà đến đầu năm 1978, ở các tỉnh miền Nam đã thành lập được 60 Lâm trườngquốc doanh Hệ thống Lâm trường quốc doanh xây dựng thời kỳ này có đặcđiểm chính như sau 17:

 Phần lớn các Lâm trường quốc doanh đều thành lập ở những vùngnhiều rừng hoặc nhiều đất trống đồi trọc.

 Tổ chức và xây dựng theo mô hình quản lý Lâm trường quốc doanhđã tồn tại trong thời kỳ trước năm 1975.

 Phát triển từ những công trình khai thác gỗ do cán bộ nhân viên Nhànước quản lý và sử dụng lực lượng thiết bị và công nhân tư nhân, sau đótuyển dụng công nhân cố định, ăn lương Nhà nước, hoạt động theo kế hoạchNhà nước giao và hạch toán kinh tế theo chế độ quản lý xí nghiệp công ty vậttư lâm sản của Nhà nước theo kế hoạch giao nộp sản phẩm.

 Phần lớn cán bộ kỹ thuật và cán bộ chủ chốt của các Lâm trườngquốc doanh ở miền Nam đều được bổ sung từ các Lâm trường quốc doanh ởmiền Bắc.

 Phân cấp cho Uỷ Ban Nhân Dân các huyện trực tiếp quản lý phần lớncác Lâm trường quốc doanh.

Cũng trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách kinh tếvĩ mô có tác động đến việc xây dựng và quản lý Lâm trường quốc doanh như:

17 Nguyễn Văn Đẳng, Lâm nghiệp Việt Nam 1945-2000, NXB Nông nghiệp, 2001.

Trang 26

Chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, xây dựngvùng kinh tế mới, thực hiện định canh, định cư (Quyết định số 272 CP ngày3/10/1977), Nghị quyết số 52 CP về cải tiến quản lý Lâm trường quốc doanh,các chính sách về cải tiến quản lý Hợp tác xã như khoán sản phẩm đến nhómngười lao động, đẩy mạnh giao đất giao rừng cho Hợp tác xã,….Tất cả hệthống chính sách đó đã tác động lớn đến quá trình quản lý và hoạt động củacác hệ thống cơ sở quốc doanh, nhất là các Lâm trường quốc doanh.

Trong khi đó, điều kiện và thủ tục để thành lập Lâm trường quốc doanhchưa được quy định rõ ràng, nên gần như địa phương nào có rừng, có nhu cầulâm sản hoặc có kế hoạch trồng rừng đều tổ chức Lâm trường quốc doanh đểsản xuất lâm sản và trồng rừng Đồng thời, ngành Lâm nghiệp cũng đã thànhlập nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh để hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp như: xínghiệp xây dựng cầu đường, công ty vận chuyển lâm sản, xưởng cơ khí,…Dovậy mà tổ chức lâm nghiệp đã có nhiều biến đổi phát triển rất nhanh, cả về lựclượng sản xuất và cơ cấu tổ chức sản xuất.

Đến đầu năm 1989, hệ thống Lâm trường quốc doanh ở nước ta đã có413 đơn vị thuộc các cấp quản lý như sau:

- Trung ương quản lý: 76 lâm trường- Cấp tỉnh quản lý: 199 lâm trường- Cấp huyện quản lý: 138 lâm trường.

2.1.1 Một số kết quả đạt được.18

 Lâm trường quốc doanh giữ vai trò chủ lực trong các khâu sản xuất:khai thác gỗ, lâm sản, trồng rừng tập trung (50 % tổng diện tích rừng trồng) .Thể hiện ở mức tăng trưởng sản xuất lâm nghiệp khá nhanh:

- Đã hoàn thành điều tra quy hoạch rừng, phân định các khu rừng cấmvà các khu kinh tế lâm nghiệp cần mở mang, nhất là các tỉnh Tây Nguyên.

Trang 27

- Thời kỳ 1961-1965, sản lượng khai thác gỗ tăng liên tục, đến năm1964 đã đạt sản lượng cao nhất là 1.107.474 m3, tăng gần 1,53% so với năm1960 Trong các thời kỳ 1965-1975 và thời kỳ 1976-1980 đã khai thác hơn8,1 triệu m3 gỗ trong từng thời kỳ để cung cấp cho các ngành kinh tế đặc biệtlà giao thông vận tải và quốc phòng Đến thời kỳ 1981-1985 đã khai thácđược gần 7 triệu m3 gỗ tròn, bình quân mỗi năm khoảng 1,3 đến 1,4 triệu m3gỗ; 3,5 triệu m3 gỗ củi, 48 triệu cây tre luồng và 96 triệu cây tre nứa, hơn nửatriệu tấn giấy và cũng đạt sản lượng gỗ xẻ đạt được khá cao, đã sản xuất hơn2.011.053 m3.

- Thời kỳ 1976- 1980 trồng được 528.151 ha rừng tập trung, đưa mứctrồng rừng hàng năm đạt trên 137.000 ha (năm 1978) Đến thời kỳ 1981-1985đã trồng được trên 492.000 ha, trong đó các đơn vị trung ương đạt được trên55.000 ha, các địa phương đạt trên 436.000 Tốc độ trồng rừng tăng dần từgần 53.000 (1981) đến năm cao nhất đạt hơn 152.000 ha Trong thời kỳ này,điển hình là các tỉnh ở miền Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, HàTuyên, Vĩnh Phúc, Hoàng Liên Sơn, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh là những tỉnh đạtdiện tích trồng rừng cao và hình thành 3 vùng trồng rừng tập trung có quy môlớn, đó là: Vùng nguyên liệu giấy sợi ở các tỉnh Trung tâm Bắc Bộ, vùng gỗtrụ mỏ ở các tỉnh Đông Bắc, vùng rừng thông tập trung ở các tỉnh Khu IV cũ,….

 Là lực lượng tiên phong mở mang nhiều vùng kinh tế lâm nghiệp,góp phần tích cực xây dựng kinh tế xã hội miền núi, thực hiện định canh địnhcư và an ninh quốc phòng thu hút đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm nghềrừng Thực hiện Nghị quyết số 38 CP ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chínhphủ về công tác định canh định cư nhằm ổn định và cải thiện đời sống củađồng bào các dân tộc hiện còn du canh du cư, rất nhiều biện pháp đã được đềra như: phương hướng sản xuất, xây dựng ruộng đất canh tác ổn định, xâydựng các công trình thuỷ lợi, hướng dẫn nhân dân bảo vệ rừng, xây dựng đời

Trang 28

sống mới ở các bản làng, tạo ra một số điển hình về định canh, định cư vềphấn đấu tự túc giải quyết lương thực, đẩy mạnh trồng rừng nhất là các loạicây đặc sản (như Quế, Hồi) để tăng nguồn thu nhập như ở vùng đồng bào dântộc Dao xã Viễn Sơn (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), xã Tủa Phình (huyệnTủa Chùa, tỉnh Lai Châu), xã Noong Lai (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La),… Phát huy vai trò của Lâm trường quốc doanh trong cuộc vận động địnhcanh định cư được thể hiện rõ nhất ở Lâm trường Púng Luông ở huyện MùCăng Chải, tỉnh Yên Bái.

 Lâm trường quốc doanh là nòng cốt trong quản lý và bảo vệ rừng,dịch vụ lâm nghiệp cho hợp tác xã và hộ gia đình Nhất là từ những năm 1981trở đi, các tổ chức lâm nghiệp, đặc biệt là các Lâm trường quốc doanh phảixác định rõ vốn rừng được giao quản lý, phải xem nhiệm vụ xây dựng vốnrừng là nhiệm vụ cơ bản nhất của mình để bố trí kế hoạch và tổ chức thựchiện nhiệm vụ được giao trong thời kỳ 1981-1985 và những thời kỳ tiếp theo.

2.1.2 Mặt tồn tại, yếu kém19.

Tuy các Lâm trường quốc doanh đã có những đóng góp đáng kể vàonền kinh tế quốc dân về các mặt như: nâng cao sản lượng lâm sản, nâng caodiện tích trồng rừng, chăm sóc rừng, mở mang các vùng kinh tế lâm nghiệpmới, làm nòng cốt trong việc phát triển kinh tế xã hội miền núi Nhưng Lâmtrường quốc doanh vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm như: bao chiếmmột diện tích rừng quá lớn, tài nguyên rừng ở các lâm trường vẫn giảm sút,đời sống công nhân viên chức vẫn có nhiều khó khăn, trong khi đó chưa thuhút nhân dân địa phương vào kinh doanh nghề rừng

Tổ chức quản lý Lâm trường quốc doanh chính là đơn vị kinh tế cơ sởđảm nhiệm khâu xây dựng rừng và tổ chức các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ vàlâm sản Tuy là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm lâm nghiệpnhưng lại yếu kém, chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa xây dựng rừng và chế

Trang 29

biến lâm sản Cơ chế quản lý và phân công sản xuất giữa các loại hình xínghiệp chưa rõ ràng; trong quá trình xây dựng và tổ chức lâm nghiệp, cácLâm trường quốc doanh chưa được kiện toàn để thực hiện các nhiệm vụ cơbản đó Chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng các hình thức tổ chứcthu hút lao động xã hội kinh doanh lâm nghiệp một cách có hiệu quả Nhữngyếu kém chủ yếu là:

 Phần lớn các Lâm trường quốc doanh chưa được giao đất lâm nghiệpcụ thể, không làm chủ được vốn rừng, diện tích rừng và tài nguyên rừng đãsuy giảm nghiêm trọng Nguy cơ mất rừng còn tồn tại ở nhiều nơi và đang cóxu hướng tăng thêm.

Theo số liệu điều tra của Dự án 5 triệu ha rừng thì diện tích rừng qua

các lần kiểm kê càng ngày càng giảm, do đó độ che phủ của rừng giảm từ43% năm 1943 và xuống còn 28,2% năm 1995; diện tích đất trống, đồi núitrọc của cả nước vào năm 1993 là 11.420.391 ha bằng 34,5% so với diện tíchtự nhiên của cả nước là 32.894.398 ha) Xem số liệu bảng 1

Bảng 1 : Biến đổi về diện tích rừng qua các lần kiểm kê

Trang 30

Nguồn: Dự án 5 triệu ha rừng, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư còn nghèo nàn, số lượng và chấtlượng nguồn nhân lực thấp, điều kiện sản xuất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn Hiệu qủa sản xuất kinh doanh thấp, hiện tượng “lãi giả, lỗ thực” làphổ biến Để tồn tại rất nhiều lâm trường đã có những bản báo cáo tài chínhvà kết quả kinh doanh không rõ ràng Hơn nữa, chu kỳ kinh doanh của câyrừng là dài, đầu tư một lượng vốn nhưng phải hàng chục năm mới thu hồiđược sản phẩm, nếu lâm trường nào không có kế hoạch “lấy ngắn, nuôi dài”thì khó có thể tồn tại nếu không có sự cấp vốn của ngân sách Nhà nước.

 Chậm đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được thể hiện ở:

- Việc trồng rừng, bảo vệ rừng vẫn hoàn toàn thủ công, máy móc đượcđưa vào rất ít.

- Việc khai thác gỗ chỉ hầu hết là cắt gỗ, chưa đưa thiết bị mới vào khaithác.

- Các lâm trường là đơn vị nòng cốt trong việc chế biến gỗ, cung cấpdịch vụ đầu vào cho sản xuất nhưng hiện nay việc chế biến cũng rất thụ động,một số lâm trường chỉ có xưởng cưa xẻ đơn thuần.

 Đời sống của người lao động nghề rừng thấp kém.

Vào năm 1990, thu nhập của người lao động đạt vào khoảng 230.000đ/người, tài sản để lại không có gì ngoài thu nhập trên, mâu thuẫn trong quátrình sản xuất ngày càng cao.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến những tồn tại và yếu kémtrên, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

 Nhận thức về rừng của các ngành và người dân chưa đúng; coi rừnglà của tự nhiên, vô chủ, nặng về khai thác, coi nhẹ bảo vệ rừng và trồng mới.

Trang 31

Nhà nước chưa có quy hoạch đất nông, lâm ổn định Lâm trường quốc doanhđược giao quản lý một diện tích đất quá lớn, chưa làm chủ được được rừng vàđất rừng.

 Sản xuất độc canh, chỉ coi trọng khai thác gỗ, chưa thực hiện đượcnông lâm kết hợp, ít chú trọng xây dựng vốn rừng, chưa có phương án kinhdoanh cụ thể và dài hạn.

 Trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, thực hiện chế độ giaokhoán sản phẩm chưa toàn diện

 Phân cấp Lâm trường quốc doanh cho cấp huyện không hiệu quả,phần lớn rừng bị mất, lâm trường yếu kém.

 Tình trạng lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh lâmnghiệp đã tồn tại từ lâu Hầu hết các Lâm trường quốc doanh chưa nhận thứcrõ và đúng nội dung quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở cấp mình, công tácquản lý Nhà nước về lâm nghiệp gặp nhiều lúng túng và buông lỏng.

Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiềuthành phần định hướng xã hội chủ nghĩa thì các Lâm trường quốc doanh cầnđược đổi mới để thích ứng với nền kinh tế, để khắc phục và xoá bỏ những yếukém do cơ chế kế hoạch hoá tập trung để lại Như vậy đổi mới các Lâmtrường quốc doanh cũng như đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước là một côngviệc cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay Việc đổi mới các Lâm trườngquốc doanh cần hướng tới mục tiêu là20:

 Nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyênrừng, vườn cây lâu năm và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; hình thành cácvùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh quy môlớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả sản xuất và sức

20 Ban chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xép, đổi mới và pháttriển các Nông, Lâm trường quốc doanh, ngày 16/6/2003.

Trang 32

cạnh tranh; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môitrường sinh thái và góp phần xoá đói, giảm nghèo.

 Thiết lập cơ chế quản lý mới và hình thức tổ chức phù hợp theohướng phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích đểthúc đẩy và ứng dụng nhanh, có hiệu quả các tiến bộ khoa học, công nghệ vàosản xuất nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phănbổ lại lao động và dân cư, làm điểm tựa cho phát triển kinh tế- văn hoá- xãhội, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới hảiđảo, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số.

2.2 Thực trạng đổi mới Lâm trường quốc doanh

2.2.1 Biến động về số lượng lâm trường

Việc đổi mới các Lâm trường quốc doanh bắt đầu từ đầu những năm90, đại đa số Lâm trường quốc doanh chuyển từ doanh nghiệp do trung ươngquản lý sang cho doanh nghiệp do địa phương quản lý Tuy nhiên, các cấpchính quyền tỉnh cũng không đủ sức hỗ trợ cho các Lâm trường quốc doanhlàm ăn không hiệu quả và trong hoàn cảnh thiếu bảo hiểm xã hội, các Lâmtrường quốc doanh phải thực hiện các hoạt động để tồn tại với chí phí tốithiểu21 như chi trả cho việc nghỉ mất sức, …Các nỗ lực nhằm chuyển Lâmtrường quốc doanh thành các doanh nghiệp công ích cho đến hiện tại vẫnchưa thành công, theo Nghị định về Lâm trường quốc doanh, các Lâm trườngquốc doanh tuyệt đối không được chuyển thành “các doanh nghiệp Nhà nướclàm dịch vụ công ích” 22.

Sau khi đăng ký lại doanh nghiệp theo Nghị định số 388/HĐBT (1991),cả nước có 412 lâm trường Trong đó có 69 lâm trường (16,7%) do trungương quản lý và 343 lâm trường (83,3%) do địa phương quản lý Đến năm

21 Vào những năm 90 chi trả cho việc nghỉ chế độ (mất sức) theo quy định là 1 tháng lương cho 1 năm côngtác.

Theo Nghị định 56/ CP – 1996, về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp công ích không bao gồm các

Trang 33

2002, cả nước còn 368 lâm trường so với sau khi đăng ký lại doanh nghiệp đãgiảm 10,7% Trong số 368 lâm trường, các tổng công ty (trung ương) quản lý40 lâm trường chiếm 10,9% (riêng Tổng công ty Lâm nghiệp quản lý 19 lâmtrường), các địa phương quản lý 328 lâm trường chiếm 81,9 % tổng số lâmtrường Các lâm trường phân bố 7 vùng tự nhiên của đất nước, nhiều nhất ởcác vùng Tây Nguyên là 108 lâm trường (chiếm 29,34%), Miền núi phía Bắc105 lâm trường (chiếm 28,5%), Bắc Trung Bộ 70 lâm trường (chiếm 19%),Đông Nam Bộ 35 lâm trường, Duyên Hải Nam Trung Bộ 30 lâm trường,Đồng bằng sông Cửu Long 16 lâm trường , ít nhất là Đồng bằng sông Hồng là4 lâm trường

Bảng 2: Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh

giai đoạn 1991-2001.

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chênhlệch sốlượng

Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hiện nay các lâm trường được tổ chức theo 4 loại hình sau:

 Một số Lâm trường quốc doanh chỉ làm nhiệm vụ chủ dự án 327,được giao vốn ngân sách để bảo vệ và phát triển rừng, tuy vẫn giữ tên là Lâmtrường quốc doanh nhưng chỉ làm vai trò chủ dự án 327 và hoạt động nhưmột đơn vị sự nghiệp kinh tế.

 Một số Lâm trường quốc doanh có rừng trồng đã đến thời kỳ khaithác, hoặc được khai thác rừng tự nhiên thì tổ chức sản xuất kinh tổng hợp,vừa trồng rừng vừa kinh doanh các ngành nghề khác Một số đã chuyển thànhtổng công ty.

Trang 34

 Một số Lâm trường quốc doanh được giao quản lý bảo vệ rừng tựnhiên, nhưng không được khai thác, chế biến gỗ, chỉ thực hiện công tác lâmsinh, điều tra, thiết kế rừng và bán cây đứng cho đơn vị khai thác khác Tiềnthu nộp cho ngân sách Nhà nước (như hầu hết các Lâm trường Tây Nguyên),lâm trường hoạt động như một đơn vị sự nghiệp kinh tế.

 Một số được chuyển thành Ban quản lý rừng hoạt động theo cơ chếđơn vị sự nghiệp để giữ rừng, chuyển thành lâm trường công ích.

Thực hiện Quyết định số 187/TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướngChính phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý Lâm trường quốc doanh, cáctỉnh đã nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của việc phân định rõ chức năng kinhdoanh và chức năng dịch vụ công ích, rằng sự chồng chéo lẫn lộn hai chứcnăng này của Lâm trường quốc doanh sẽ bất lợi cho cả hai công việc kinhdoanh và dịch vụ công ích Do đó việc sửa đổi Quyết định 187 và Nghị định10 (và các thông tư liên quan) để loại bỏ khả năng để các Lâm trường quốcdoanh tồn tại “ở giữa” hai lĩnh vực kinh doanh và công ích, đặc biệt là cácđiều khoản liên quan đến những diện tích rải rác đan xen giữa rừng phòng hộvà rừng sản xuất là phù hợp với xu thế phát triển của các nước trong khu vựcnhư : Trung Quốc, Nhật Bản,…Tuy vậy, hệ thống tiêu chí phân loại rừngquốc doanh phải được xem xét lại, ngoài diện tích rừng sản xuất và rừngphòng hộ, những tiêu chí xác định năng lực kinh tế và khả năng sinh lời củacác Lâm trường quốc doanh cần được bổ sung thêm.23

Theo tinh thần Nghị Quyết số 28- NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tụcsắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh và Quyết địnhsố 179/2003/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình, kế hoạchcủa Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính phủ- Ban Chấp hànhTrung uơng Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông,

Trang 35

lâm quốc doanh thì việc đổi mới Lâm trường quốc doanh được tiến hành có 4hình thức24:

 Các Lâm trường quốc doanh được duy trì, củng cố để hoạt động theocơ chế kinh doanh.

 Các Lâm trường quốc doanh được chuyển thành Ban quản lý rừngphòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng.

 Các Lâm trường quốc doanh chuyển đổi sang các hình thức kinhdoanh khác.

 Các Lâm trường quốc doanh phải giải thể nếu làm ăn thua lỗ.

2.2.2 Tình hình quản lý đất đai của lâm trường.

Thực hiện Nghị định số 12/CP của Chính phủ, các lâm trường đã tiếnhành rà soát, giảm bớt diện tích đất quản lý giao cho các địa phương và cáchộ gia đình quản lý để sử dụng có hiệu quả hơn Từ bảng 3 ta thấy, tính tớinăm 2001, các lâm trường chỉ còn quản lý 5.000.794 ha giảm 19,85% tươngđương với giảm 1.238.423 ha so với năm 1991 Năm 1991, bình quân mộtlâm trường được giao quản lý khoảng 15.143 ha (riêng đất lâm nghiệp là14.067 ha), đến năm 2001 diện tích bình quân một lâm trường quản lý giảmxuống chỉ còn 13.589 ha, riêng đất lâm nghiệp là 12.092 ha Diện tích đất lâmnghiệp chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên (42%), vùng Bắc Trung Bộ(22,6%), miền núi Trung du Bắc Bộ (11,5%),…

Diện tích đất Lâm trường quốc doanh giảm đi chủ yếu là do chủ trươngrà soát, sắp xếp lại Lâm trường quốc doanh giao lại cho địa phương là chính:232 lâm trường trả lại cho 47 tỉnh, thành phố 1.262.732 ha, trong đó đất chưa

24 Chính phủ, Quyết định số 179/2003/QĐ-TTg về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh, ngày 3/9/2003.

Trang 36

sử dụng chiếm 43,63% và đất lâm nghiệp có rừng chiếm 43,0% Cụ thể,nguyên nhân quỹ đất lâm trường giảm là do 25:

- Chính quyền địa phương đã điều chỉnh đất đai của lâm trường đểthành lập các khu định cư mới cho các hộ gia đình đi xây dựng vùng kinh tếmới, các dự án phát triển kinh tế, đất làm nhà ở hoặc cho các nhu cầu kháccủa người dân sở tại; chuyển giao đất lâm nghiệp cho các đơn vị khác kinhdoanh như: quân đội, các doanh nghiệp nông nghiệp,

Tỷlệ (%).

Diệntích (ha)

Tỷlệ (%).

Tình hình quản lý của các lâmtrường

Diện tích bình quân một lâm

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Dân di cư tự do vào địa bàn lâm trường, chính quyền địa phươngkhông thể kiểm soát hết, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Do khả năng vốn của Lâm trường quốc doanh có hạn, chưa có vốn đểtrồng rừng nên diện tích đất bị bỏ hoang hoá khá lớn Vì vậy để tăng hiệu quảsử dụng đất phải chuyển một phần đất của lâm trường cho địa phương quản lýđể giao cho dân.

- Diện tích đất quy hoạch giao cho các lâm trường khi thành lập baogồm cả diện tích dân đang sản xuất xen kẽ.

Trang 37

- Một số diện tích bị xâm canh, do dân địa phương và dân di cư tự dolấn chiếm; nếu lâm trường thu hồi thì sẽ xảy ra tranh chấp, gây phức tạp hơnmối quan hệ giữa đồng bào và lâm trường, do đó các đơn vị đã làm thủ tụcgiao trả cho địa phương như ở Gia Lai.

 Về việc lâm trường giao trả đất cho các địa phương, cụ thể giai đoạntừ 1991-2001 đã có 232 lâm trường của 47 tỉnh, thành phố trả lại 1.262.732ha đất cho địa phương Diện tích đất và rừng các lâm trường giao trả đã tháogỡ được một phần khó khăn, làm giảm bớt tình hình căng thẳng về đất đai ởcác địa phương; một số hộ gia đình nông dân đã có thêm đất để sản xuất, cóviệc làm và thu nhập; một số tổ chức khác đã được giao đất thêm để kinhdoanh mang lại thu nhập cho nền kinh tế.

 Về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho

các lâm trường Đến năm 2001 có 28/47 tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho các lâm trường với diện tích là 1.250.369 ha (chiếm 25% diệntích đất lâm trường quản lý).

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường chậmđã ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất kinh doanh và việc giải quyết tình trạngtranh chấp, lấn chiếm đất đai trong lâm trường.

 Về lấn chiếm đất đai: Có 39/53 tỉnh, thành phố có tình trạng các lâmtrường bị lấn chiếm đất đai với tổng diện tích đất bị lấn chiếm là 264.369,2 ha(5,3%)

 Về tranh chấp đất đai: Có 22/47 tỉnh, thành phố có tình trạng tranhchấp đất đai trong lâm trường Tổng diện tích đất đang có tranh chấp là58.799,6 ha, chiếm tỷ lệ 1,18% diện tích đất các lâm trường đang quản lý.

Loại đất đang có tranh chấp và bị lấn chiếm chủ yếu là đất trống, đồitrọc và đất chưa sử dụng.

Trang 38

Đối tượng tranh chấp, lấn chiếm đất đai chủ yếu là nhân dân địaphương; là cán bộ, công nhân viên của lâm trường đang cư trú và sinh sốngtrên đất của lâm trường; dân di cư tự do đến ở và sản xuất trên đất của lâmtrường.

Nguyên nhân của các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất 26:

- Khi thành lập các lâm trường không tiến hành đo đạc, cắm mốc phânđịnh rõ ranh giới, giao chồng lên đất của dân hoặc đất của đơn vị khác.

- Các Lâm trường quốc doanh quản lý diện tích đất rừng và đất chưa córừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa đan xen với diện tích rừng và đất chưa córừng của địa phương.

- Vị trí khu vực đất bị lấn chiếm thường là đất đã có rừng hoặc đất đaimàu mỡ, nguồn nước, điều kiện khí hậu phù hợp với trồng cây nông nghiệp,cây công nghiệp.

- Diện tích rừng và đất chưa có rừng bị giao khoán trồng chéo.

- Do đất của lâm trường không đưa vào sử dụng, bỏ hoang hoá nhiềuhoặc do quản lý lỏng lẻo, trong khi nhu cầu sử dụng đất trong dân ngày càngtăng và đất đai ngày càng có giá hơn nên người dân lợi dụng cơ hội lấn chiếmđất của lâm trường hoặc do các lâm trường còn đất trống núi trọc hoặc đất córừng đã khai thác, nhưng chưa có vốn để tái tạo rừng.

- Người đồng bào dân tộc tại chỗ lấn chiếm xâm canh.

- Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm trong lâm trường kéo dài nhiều năm,chậm giải quyết hoặc không giải quyết dứt điểm, gây ra các vụ tranh chấpcăng thẳng, gây khó khăn trong sản xuất của lâm trường.

- Do sự phát triển kinh tế, đất đai ngày càng có giá trị sinh lời hoặc donhu cầu sử dụng đất của dân trên địa bàn để tiện canh, tiện cư.

Trang 39

- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao và cấp giấy chứng nhậnquyền sử đất cho các hộ dân trên địa bàn trên những diện tích nhân dân đã sửdụng từ khi lâm trường thành lập cho đến nay nhưng không làm thủ tục thuhồi để giảm diện tích đất của lâm trường Các lâm trường không có đầy đủthẩm quyền trong việc quản lý rừng và đất rừng như: chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất.

Do những cố gắng lớn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôncùng với các tỉnh đã sắp xếp lại các Lâm trường quốc doanh, bước đầu rà soátlại quỹ đất tự nhiên giao cho các lâm trường, thực hiện các chính sách giaođất, giao rừng,…Cụ thể đã đạt được những thành tựu trong quản lý đất như:

Nhiều lâm trường khi tiến hành quy hoạch diện tích đất được giao đãcó sự thống nhất với các cấp chính quyền địa phương, xác định rõ ranh giớidiện tích đất được giao trên bản đồ và trên thực địa; diện tích đất lâm nghiệpđã được phân chia theo mục đích sử dụng thành 3 loại rừng, theo các đơn vịđiều chế rừng (tiểu khu), theo tình trạng rừng, làm cơ sở cho việc tổ chứcquản lý, sử dụng đất và rừng.

Một số lâm trường đã xây dựng được phương án điều chế rừng, từngbước thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững, vốn rừng được bảotoàn và phát triển.

Thực tiễn đang xuất hiện nhiều loại hình khoán áp dụng đối với từngloại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trong đó hình thức liên kết quản lýrừng giữa Lâm trường quốc doanh và các thành phần kinh tế khác đang đượcáp dụng rộng rãi; ở nhiều địa phương, đất đai của lâm trường đã có chủ quảnlý cụ thể Ta sẽ xem xét cụ thể ở phần sau.

2.2.3 Tình hình sử dụng đất của lâm trường.2.2.3.1 Các hình thức sử dụng đất.

Trang 40

Thực hiện Nghị định số 163/1999/NĐ- CP ngày 16 tháng 9 năm1999của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đìnhvà cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp các lâm trườngđã cố gắng đưa diện tích đất được giao vào sử dụng: Từ bảng 3 ta thấy năm1991 diện tích đất đã được sử dụng chiếm 65,4% diện tích đất các lâm trườngquản lý đến năm 2001 tỷ lệ này là 88,5% Nhưng diện tích đất chưa sử dụngtrong các lâm trường vẫn còn nhiều, năm 1991 đất chưa sử dụng trong cáclâm trường chiếm 34,6%, đến năm 2001 vẫn còn 11,5%.

Từ năm 1991- 2001, điểm nổi bật về những thay đổi trong tổ chức quảnlý, sử dụng đất ở các Lâm trường quốc doanh là việc áp dụng các hình thứcgiao khoán rừng và đất lâm nghiệp, với các loại hình tổ chức sử dụng như:lâm trường tự tổ chức các đơn vị trực thuộc để sản xuất; khoán; liên doanh;cho thuê; cho mượn.

Bảng 4: Cơ cấu hình thức quản lý, sử dụng đất

của các lâm trường năm 2001.

Chia raTự tổ

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tính đến năm 2001, trong tổng diện tích đất của các lâm trường đưavào sử dụng là 4.425.792 ha thì diện tích đất các lâm trường tự tổ chức sảnxuất chiếm tỷ lệ lớn nhất là 83,04%; sau đó là diện tích khoán 16,36%; liêndoanh chiếm 0,53%; còn lại là các hình thức khác 0,07% Ta hãy xem xéttừng hình thức sử dụng đất của lâm trường:

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biến đổi về diện tích rừng qua các lần kiểm kê - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
Bảng 1 Biến đổi về diện tích rừng qua các lần kiểm kê (Trang 30)
Bảng 2: Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh giai đoạn 1991-2001. - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
Bảng 2 Biến động số lượng các Lâm trường quốc doanh giai đoạn 1991-2001 (Trang 33)
Bảng 3: Tình hình quản lý và sử dụng đất trong các lâm trường quốc doanh thời kỳ 1991-2001. - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
Bảng 3 Tình hình quản lý và sử dụng đất trong các lâm trường quốc doanh thời kỳ 1991-2001 (Trang 36)
Thực tiễn đang xuất hiện nhiều loại hình khoán áp dụng đối với từng loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trong đó hình thức liên kết quản lý  rừng giữa Lâm trường quốc doanh và các thành phần kinh tế khác đang được  áp dụng rộng rãi; ở nhiều địa phương - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
h ực tiễn đang xuất hiện nhiều loại hình khoán áp dụng đối với từng loại rừng: đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trong đó hình thức liên kết quản lý rừng giữa Lâm trường quốc doanh và các thành phần kinh tế khác đang được áp dụng rộng rãi; ở nhiều địa phương (Trang 40)
2.2.3.2 Các hình thức khoán đất lâm nghiệp. - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
2.2.3.2 Các hình thức khoán đất lâm nghiệp (Trang 44)
Bảng 6: Các hình thức khoán đối với từng loại rừng. - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
Bảng 6 Các hình thức khoán đối với từng loại rừng (Trang 45)
Theo bảng 8 thì thu nhập của người lao động lâm trường đang ngày càng tăng lên thể hiện sự cố gắng trong việc từng bước chuyển đổi  hướng sản  xuất kinh doanh. - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
heo bảng 8 thì thu nhập của người lao động lâm trường đang ngày càng tăng lên thể hiện sự cố gắng trong việc từng bước chuyển đổi hướng sản xuất kinh doanh (Trang 53)
Bảng 8: Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001 - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
Bảng 8 Tổng hợp tình hình đất đai, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh năm 2001 (Trang 57)
Loại hình khác 00,0 18 4,9 - Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010
o ại hình khác 00,0 18 4,9 (Trang 73)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w