gắn với chế biến thì chuyển sang làm dịch vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất cây giống, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Những đơn vị nhiều năm sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả, không có yêu cầu làm dịch vụ kỹ thuật, nông nghiệp thì giải thể hoặc chuyển đổi sang hình thức sở hữu khác.
Theo phương hướng trên dự kiến sắp xếp các lâm trường như sau: Bảng 9: Phương hướng sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh. Loại hình sắp xếp Của địa phương Của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Số lượng % Số lượng % Tổng số 368 100 368 100 Duy trì 283 76,9 113 30,7 Loại hình khác 0 0,0 18 4,9 Ban quản lý rừng 68 18,5 214 58,2 Sáp nhập 6 1,6 12 3,2 Giải thể 11 3,0 11 3,0
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Việc sắp xếp các Lâm trường quốc doanh sang các loại hình khác có sự khác nhau giữa các tỉnh và Trung ương (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) là do có hai quan điểm:36
Việc hạn chế về vốn để thực hiện chức năng công ích (bảo vệ rừng) dẫn tới việc lựa chọn phương án Lâm trường quốc doanh theo hướng kinh doanh, dẫn đến bao cấp chéo trong kinh doanh và trồng rừng. Trong khi đó ít tỉnh thấy được cần thiết phải tách biệt chức năng kinh doanh và công ích. Hơn nữa việc Nhà nước nhận thấy việc cần và áp dụng chỉ tiêu khai thác gỗ từ đó làm mất nguồn thu của nhiều Lâm trường quốc doanh (đóng cửa rừng).
Trên tầm vĩ mô, Nhà nước nhận thức rằng chỉ những Lâm trường quốc doanh hoạt động hiệu quả mới đủ tiêu chuẩn chuyển thành Lâm trường quốc doanh kinh doanh và việc tách biệt chức năng công ích (Bảo vệ rừng) khỏi chức năng kinh doanh là cần thiết. Đồng thời, cấp ngân sách thích đáng