Tình hình sử dụng đất của lâm trường 1 Các hình thức sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 40 - 44)

25 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các Nông, Lâm trường quốc doanh, 2003.

2.2.3 Tình hình sử dụng đất của lâm trường 1 Các hình thức sử dụng đất.

2.2.3.1 Các hình thức sử dụng đất.

Thực hiện Nghị định số 163/1999/NĐ- CP ngày 16 tháng 9 năm1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp các lâm trường đã cố gắng đưa diện tích đất được giao vào sử dụng: Từ bảng 3 ta thấy năm 1991 diện tích đất đã được sử dụng chiếm 65,4% diện tích đất các lâm trường quản lý đến năm 2001 tỷ lệ này là 88,5%. Nhưng diện tích đất chưa sử dụng trong các lâm trường vẫn còn nhiều, năm 1991 đất chưa sử dụng trong các lâm trường chiếm 34,6%, đến năm 2001 vẫn còn 11,5%.

Từ năm 1991- 2001, điểm nổi bật về những thay đổi trong tổ chức quản lý, sử dụng đất ở các Lâm trường quốc doanh là việc áp dụng các hình thức giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, với các loại hình tổ chức sử dụng như: lâm trường tự tổ chức các đơn vị trực thuộc để sản xuất; khoán; liên doanh; cho thuê; cho mượn.

Bảng 4: Cơ cấu hình thức quản lý, sử dụng đất của các lâm trường năm 2001.

Loại đất Tổng cộng Chia ra Tự tổ chức Khoán Liên doanh Cho thuê Cho mượn Tổng cộng(ha) 4.425.792 3.675.322 724.044 23.304 576 2.546 Tỉ lệ% 100,00 83,04 16,36 0,53 0,01 0,06 Đất lâm nghiệp 4.202.279 3.478.204 699.983 21.718 2.374 Tỉ lệ % 100,00 82,76 16,66 0,52 0,06 Đất Nông nghiệp 223.513 197.118 24.061 1.586 576 172

Tỉ lệ 100,00 88,19 10,76 0,71 0,26 0,08

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tính đến năm 2001, trong tổng diện tích đất của các lâm trường đưa vào sử dụng là 4.425.792 ha thì diện tích đất các lâm trường tự tổ chức sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất là 83,04%; sau đó là diện tích khoán 16,36%; liên doanh chiếm 0,53%; còn lại là các hình thức khác 0,07%. Ta hãy xem xét từng hình thức sử dụng đất của lâm trường:

 Diện tích đất do lâm trường tự tổ chức quản lý và sản xuất: Theo bảng 4 thì diện tích đất lâm trường tự tổ chức sản xuất là 3.675.322 ha, chiếm tỷ 83,04%; diện tích đất nông nghiệp do các lâm trường tự tổ chức quản lý là 197.118 ha, chiếm 88,2% diện tích đất nông nghiệp do các lâm trường quản lý và tự quản lý 3.478.204 ha đất lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ 82,8% diện tích đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý.

Ưu điểm của hình thức lâm trường tự tổ chức quản lý rừng: Diện tích rừng liền vùng dễ quản lý; hạn chế tối thiểu sự xâm hại lấn chiếm đất, chặn được tình trạng tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tổ chức sản xuất tập trung, tạo được khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn một cách chủ động; quản lý được quy trình kỹ thuật, nhất là đối với cây trồng có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật.

Tuy nhiên, hình thức quản lý này còn mang tính bao cấp, chưa huy động được nguồn lực sẵn có trong nhân dân, chưa sử dụng hết đất được giao nhất là đất chưa có rừng.

 Về liên doanh, liên kết, cho thuê, cho mượn.

Trước hết đối với hình thức liên doanh, liên kết thì hầu hết các lâm trường chưa thực hiện hình thức liên doanh trong kinh doanh rừng. Hiện nay, chỉ có rất ít lâm trường thực hiện liên doanh với các hộ dân, hộ cán bộ, công nhân, viên chức dưới hình thức góp vốn với tổng diện tích 23.304 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 21.781 ha, đất nông nghiệp là 1.586 ha. Tuy nhiên, hình

thức này đang bộc lộ nhược điểm là các hộ gia đình tham gia liên doanh thường lén lút thu hoạch trước những sản phẩm tốt bán thu tiền riêng, còn lại sản phẩm kém thì đưa vào tiêu thụ để chia lợi nhuận, trong khi lâm trường buông lỏng quản lý theo dõi, nên ảnh hưởng đến thu hồi vốn đầu tư của lâm trường.

Thứ hai là đối với hình thức cho mượn thì chỉ có một vài lâm trường đã tiến hành cho mượn đất với tổng diện tích là 2.546 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 2.374 ha, chiếm tỉ lệ là 93,2% và đất nông nghiệp là 172 ha, chiếm tỉ lệ 6,8% diện tích đất cho mượn của tất cả các lâm trường. Đất lâm trường cho mượn hầu hết là diện tích đất trống, đồi núi trọc. Đối tượng mượn đất chủ yếu là các hộ dân trong vùng. Diện tích đất cho mượn phần lớn sử dụng đúng cho mục đích, người mượn đất phải đóng thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định.

Thứ ba là đối với hình thức cho thuê thì có ít đất lâm trường cho thuê, loại đất các lâm trường cho thuê không có đất lâm nghiệp, mà chỉ cho thuê đất nông nghiệp với tổng diện tích là 576 ha, chiếm tỷ lệ 0,2% diện tích sản xuất nông nghiệp của tất cả các lâm trường.

Mặc dù lâm trường đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đất đai từ chỗ lãng phí, hiệu quả thấp thì nay đã được đưa vào sử dụng tốt hơn bằng việc áp dụng các mô hình lâm- nông hoặc nông- lâm kết hợp, thử nghiệm và đưa vào sản xuất các loại cây mọc nhanh; còn là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ rừng và tổ chức trồng rừng mới. Nhìn chung diện tích rừng tự nhiên ở các Lâm trường quốc doanh giảm ít hơn, độ che phủ rừng tăng, nhiều khu rừng được khoanh nuôi phục hồi có hiệu quả, trạng thái rừng có sự chuyển biến tốt. Đặc biệt trong những năm gần đây, thực hiện các Chương trình 327, Chương trình 661,… độ che phủ của rừng tăng và đang dần được phục hồi. Thể hiện chủ yếu là:

Trong quá trình đổi mới, một số lâm trường đã xoá bỏ được thế độc canh cây lâm nghiệp chuyển sang áp dụng mô hình lâm- nông kết hợp, nông- lâm kết hợp; cải thiện cấu trúc và tổ thành rừng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, như: Mô hình trồng rừng hỗn gia; mô hình trồng xen cây ăn quả với cây lâm nghiệp; mô hình chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng tại các lâm trường Hà Trung, lâm trường Thạch Thành (Thanh Hoá); trồng Thông xen Keo ở những nơi đất xấu; mô hình trồng Luồng, tra dặm cây Quế vào diện tích đất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của cây rừng,….

Một số lâm trường đã đầu tư thâm canh, nâng cao mức đầu tư tạo rừng nguyên liệu từ 7 triệu đồng/ ha lên 10 triệu đồng/ha, cải thiện giống cây trồng, thực hiện phương châm “đất nào cây nấy”, trồng rừng bằng mô hom thay thế trồng rừng bằng hạt nên đã nâng cao năng suất rừng trồng từ 70 m3 lên trên 100 m3 (chu kỳ kinh doanh từ 7- 8 năm) như các Lâm trường thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Thái Nguyên, Hoà Bình, Lạng Sơn, Gia Lai, Quảng Ngãi),…Một số lâm trường đã thí điểm nâng mức đầu tư tạo rừng tới 15 triệu đồng/ha (bạch đàn, keo lai) nên rừng có lượng tăng trưởng trên 25 m3/ha/năm (tương đương 170 m3/ ha/ chu kỳ kinh doanh).

Một số lâm trường đang quản lý rừng tự nhiên nhưng đã chú trọng xúc tiến khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng, đó như là một giải pháp tạo rừng với chi phí ít nhất và nhanh nhất. Hiện nay có hàng nghìn ha rừng tự nhiên được khôi phục trong các lâm trường thông qua hình thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, hình thành những khu rừng tự nhiên lớn có chức năng phòng hộ và sản xuất, như một số lâm trường thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Một số lâm trường đã hình thành cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ để tận dụng nguồn nguyên liệu của lâm trường và vùng phụ cận, mở rộng dịch vụ cho cư dân trên địa bàn (Sản xuất giống cây trồng, chuyển giao kỹ thuật,…) đã nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng, góp phần nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh của lâm trường như: các lâm trường thuộc Tổng công ty Lâm

nghiệp Việt Nam, các lâm trường vùng nguyên liệu giấy, công ty lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn (Hà Tĩnh),…

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w