Chính sách lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 92 - 93)

39 Luật doanh nghiệp Nhà nước, Chương 1, điều 3, Khoản 12, 2004.

3.2.2.3Chính sách lao động.

Chính sách lao động của Nhà nước cần tập trung vào giải quyết các vấn đề như: Đào tạo nguồn nhân lực; Giải quyết đất ở, đất làm kế toán gia đình cho hộ cán bộ, công nhân viên lâm trường; Chế độ bảo hộ lao dộng và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, giải quyết lao động dôi dư.

a/ Đào tạo nguồn nhân lực.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, Lâm trường quốc doanh cần có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ thuật nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động được hạch toán vào chi phí hoạt động của lâm trường.

Nhà nước cũng cần có chính sách đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật của Lâm trường quốc doanh nhằm nâng cao trình độ, năng lực điều hành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; có chính sách hỗ trợ lâm trường đào tạo lao động, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ thành lâm trường viên để giúp đồng bào ổn định cuộc sống, gắn bó với lâm trường.

b/ Giải quyết đất ở, đất làm kinh tế cho hộ cán bộ, công nhân viên lâm trường.

Về đất ở: Hộ gia đình cán bộ, công nhân viên lâm trường( bao gồm cả những người đang làm việc, người nghỉ mất sức, người nghỉ hưu và những người xin thôi việc) nếu cư trú hợp pháp trên địa bàn, chưa được cấp đất ở thì chính quyền địa phương có trách nhiệm giao đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ.

Về đất làm kinh tế: Hộ gia đình, cán bộ, công nhân lâm trường được chính quyền địa phương giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

mức giao đất tuỳ thuộc từng địa phương và phần diện tích vượt hạn mức thì chuyển sang thuê đất.

c/ Bảo hộ lao động và đóng góp BHXH cho người lao động.

Cán bộ, công nhân viên lâm trường trong danh sách, đang làm việc, nhưng không hưởng lương do lâm trường trả nhưng có thu nhập từ kết quả sản xuất do nhận khoán đất, nhận khoán rừng của lâm trường có nghĩa vụ đóng bảo hiêm xã hội và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Hiện nay, các cơ quan bảo hiểm đang áp dụng nộp bảo hiểm từng tháng một nếu nộp chậm sẽ phải chịu lãi suất mà vốn lưu động để sản xuất kinh doanh của các Lâm trường quốc doanh không nhiều nên Nhà nước cho các lâm trường nộp bảo hiểm 2-4 lần/ 1năm và không phải chịu lãi suất trả chậm.

Lâm trường căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh.

d/ Giải quyết lao động dôi dư.

Trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, những cán bộ, công nhân viên trong lâm trường không được bố trí làm việc đều được giải quyết chính sách theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ- CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước như giải thể, chuyển hình thức mới,… Nơi nào có điều kiện cần được tổ chức tạo nghề mới, cho vay vốn, giải quyết đất đai để họ sản xuất- kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 92 - 93)