Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dự thảo Nghị định của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh, 2004.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 70 - 72)

- Lâm trường quốc doanh phải có được cơ chế quản lý mới và hình thức tổ chức phù hợp để thúc đẩy ứng dụng nhanh và có hiệu quả các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lực lượng lao động và dân cư; góp phần phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đổi mới Lâm trường quốc doanh phải gắn với đổi mới về cơ chế quản lý theo hướng phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích.

3.1.2 Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới Lâm trường quốc doanh.

Việc sắp xếp lại các Lâm trường quốc doanh hiện có phải gắn với việc rà soát lại diện tích đất và các loại rừng lâm trường đang quản lý, sử dụng; phân biệt rõ nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ công ích; Kết hợp lợi ích của người dân- lâm trường- xã hội, xã hội hoá việc trồng rừng, giao đất cho dân.34

- Tiếp tục duy trì, củng cố và phát triển các Lâm trường quốc doanh ở những vùng đất quy hoạch trồng rừng nguyên liệu tập trung quy mô lớn hoặc gắn với các cơ sở chế biến, có tác dụng là hạt nhân phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn.

- Xoá bỏ bao cấp trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của lâm trường, bảo đảm cho lâm trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật.

Giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người lao động với Nhà nước và lâm trường, giữa lâm trường với địa phương.

34Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dự thảo Nghị định của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh, 2004. phát triển Lâm trường quốc doanh, 2004.

- Những lâm trường quốc doanh quản lý chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng, đất trồng quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu (Ban quản lý rừng).

- Những lâm trường sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài, quản lý yếu kém, không có khả năng đổi mới; những lâm trường không có nhu cầu giữ lại thì kiên quyết chuyển đổi sang các loại hình sở hữu khác hoặc giải thể theo quy định chung của Nhà nước.

- Chỉ thành lập mới lâm trường quốc doanh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo để làm nhiệm vụ bức thiết về phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, nơi đó các thành phần khác khó có khả năng thực hiện và cần được Nhà nước quản lý đầu tư.

3.1.3 Phương hướng sắp xếp và đổi mới Lâm trường quốc doanh

Căn cứ vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh; mục đích sử dụng của từng loại rừng, vai trò của Lâm trường quốc doanh trên điạ bàn để sắp xếp, phát triển theo hướng35:

- Những đơn vị đang quản lý chủ yếu là rừng trồng và đất trồng rừng kinh tế, gắn với chế biến gỗ và lâm sản; sản xuất, kinh doanh có lãi được duy trì, củng cố và phát triển để hoạt động theo cơ chế kinh doanh.

- Những đơn vị đang quản lý chủ yếu là đất rừng tự nhiên và đất trống quy hoạch trồng rừng phòng hộ sẽ chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu.

- Những đơn vị quản lý diện tích đất lâm nghiệp ít, phân bố xen kẽ với đất nông nghiệp và gần khu dân cư, đang gặp khó khăn trong sản xuất, không

Một phần của tài liệu Thực trạng và những Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các Lâm trường quốc doanh trong giai đoạn đến 2010 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w